Thứ Ba, 10 tháng 5, 2022

Cách ngôn thần học tu đức

 

 Lm. Benedict Liang, csjb.

(梁德勝 神父 編輯)

 

 

 

 

 

CÁCH NGÔN

THẦN HỌC TU ĐỨC

(MỖI NGÀY MỘT CÂU DANH NGÔN CỦA CÁC THÁNH)

(Tập II)

 

 

 

 

 

Người dịch

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

﹝阮仁才 神父 翻譯﹞

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lời ngỏ

 

Tập sách “Cách ngôn Thần học tu đức” là một tổng hợp các câu “danh ngôn” của các thánh nam nữ, các giáo phụ, các vị hiền triết, các nhà thần học, tu đức.v.v...nổi tiếng trong Giáo Hội, do linh mục Benedict Lương Đức Thắng (Liáng Dé-shèng), csjb. sưu tầm, ngài hiện là bề trên tổng quyền của Hội Dòng Tiểu Đệ Thánh Gioan Tẩy Giả.

Quyển sách này rất được các thầy đại chủng sinh của Đại chủng viện Đài Loan và các tu sĩ nam nữ yêu thích và làm sách gối đầu giường, dùng để suy tư và tra cứu, làm hứng khởi việc Sống Lời Chúa và giảng dạy sau này khi họ trở thành linh mục.

 

Ưu điểm của quyển sách này là được chia ra từng chủ đề như: đức tin, đức cậy, đức ái, Mẹ Maria, vâng lời, khiết tịnh.v.v... rất dễ dàng cho việc tìm kiếm để suy tư, tham khảo.

Đã được đăng trên mạng lưới điện toán Công Giáo Vietcatholic.net với tựa đề “Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh”.

Từ nguyên bản tiếng Hoa, xin dịch ra tiếng Việt để mọi người đọc và suy tư, tham khảo...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 12:

 

 

 

 

 

 

 

THÁNH THỂ

 

“Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.” (Ga 6, 58)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNH THỂ (1)

 

1.      Lợi ích của một lần rước Thánh Thể thì vượt qua cả một tuần ăn chay. (Thánh Vincent)

2.      Thánh Thể là mầu nhiệm đức tin. (Thánh Thomas Aquinas)

3.      Thánh Thể là tình yêu trong tình yêu. (Thánh Bernard)

4.      Dù cho Đức Chúa Giê-su chỉ vì yêu chúng ta mà đem mình trao cho chúng ta, như vậy khi rước lễ, thì cũng phải vì yêu mà rước lễ. (Thánh Francis de Sales)

5.      Thánh Thể giống như ngọn lửa bừng cháy, khiến tôi khi rời khỏi bàn thờ vẫn phát ra lửa yêu rất mạnh, làm cho ma quỷ kinh khiếp. (Thánh John Chrysostom)

 

6.      Rước Thánh Thể có thể nhắc nhở chúng ta phát xuất hành động yêu thương, yêu thương này có thể tiêu diệt tội lỗi của chúng ta. (Thánh Thomas Aquinas)

7.      Có hai hạng người cần phải luôn rước lễ: một là người hoàn mỹ, Thánh Thể có thể gìn giữ lòng nhiệt tâm của họ; hai là người không hoàn mỹ, Thánh Thể có thể làm cho họ đạt tới từng bước hoàn mỹ. (Thánh Francis de Sales)

8.      Hết lòng rước lễ một lần thì có thể làm cho con người ta sửa đổi thành đức hạnh vẹn toàn, đạt tới mức độ thánh đức. (Thánh Maria Magdalena de Pazzi)

9.      Mục đích duy nhất cuộc sống của tôi ở trần gian này chính là để sửa soạn rước Thánh Thể. (Thánh John Vianney)

10.  Ngày xưa Thiên Chúa cùng người tội lỗi dùng cơm với nhau đã bị người ta trách cứ, ngày hôm nay không những ăn cơm với người tội lỗi, mà còn trở thành lương thực cho người tội lỗi, đi vào trong tâm hồn tội lỗi của chúng ta. (Thánh Jerome)

 

11.  Bí tích Thánh Thể là kỷ niệm của khổ nạn và sự chết của Đức Chúa Giê-su. (Thánh Thomas Aquinas)

12.  Máu của con chiên trong thời cựu ước cứu dân Israel khỏi bị sát hại, mà máu con chiên là hình bóng Mình Máu Thánh Đưc Chúa Giê-su của đạo mới. Hình bóng còn có thể hiệu nghiệm, huống hồ là Mình và Máu thật của Đức Chúa Giê-su ? (Thánh John Chrysostom)

13.  Người say rượu cùng với khi chưa say thì có hai dáng. Mình Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su của chúng ta cũng có thể làm cho người ta say, chính là biến đổi tâm hồn của con người, khiến cho người ta chán ghét sự giàu sang của thế tục, chỉ yêu mến một mình Thiên Chúa trên hết mọi sự mà thôi. (Thánh Cyprian)

14.  Hiệu nghiệm căn bản của bí tích Thánh Thể là làm cho con người hóa thành thần thánh, khiến họ giống như Thiên Chúa. (Thánh Thomas Aquinas)

15.  Nếu con muốn rước Thánh Thể thì nên sống đời sống thánh thiện, và nó sẽ khiến con đáng được lãnh nhận ân sủng hằng ngày của Thánh Thể cách tốt đẹp. (Thánh Augustine)

 

16.  Người không biết mỗi ngày chuẩn bị để rước Thánh Thể, dù cho mỗi năm rước lễ một lần, thì họ cũng sẽ không biết chuẩn bị. (Thánh Ambrosius)

17.  Ma quỷ thường nghĩ đến phương pháp cám dỗ này: dạy con người không dám rước lễ, bởi vì chúng nó biết, một tâm hồn vắng bóng Đức Chúa Giê-su thì rất dễ bị chiếm đoạt. (Thánh Teresa of Lisieux)

18.  Cầu nguyện trước Thánh Thể, thì Đức Chúa Giê-su càng dễ dàng đáp trả chúng ta. (Chân phước Assunta Pallotta, fmm)

19.  Trên thế gian không có một tặng vật nào giống như Thánh Thể, làm cho tâm hồn người ta cháy lên lửa yêu mến Thiên Chúa. (Thánh nữ Olympias)

20.  Bạn phải dùng lương thực thiên thần như mưa tưới gội bạn, đền bù đủ những gì bạn còn thiếu sót. (Thánh Teresa of Lisieux)

 

21.  Thánh đường dễ thương nhất là thánh đường có Đức Chúa Giê-su Thánh Thể. (Chân phước Alvarez of Cordova)

22.  Diều hâu biết nơi nào có xác chết thì bay đến nơi đó, Thánh Thể là lương thực hằng sống của chúng ta, chúng ta không nên đi lãnh nhận sao ? (Thánh Jerome)

23.  Đức Chúa Giê-su mỗi ngày từ trên thiên đàng xuống, không phải ở trong nhà tạm làm bằng vàng, nhưng là để tìm một thiên đàng khác. Thiên đàng mà Ngài thích cư ngụ nhất đó chính là linh hồn của chúng ta. (Thánh Teresa of Lisieux)

24.  Đức Chúa Giê-su không những có tình yêu, mà chính là tình yêu; Thánh Thể không những là bí tích tình yêu, mà chính là tình yêu. (Thánh Bernard)

25.  Trong bí tích Thánh Thể thần ân được ban rất nhiều, linh hồn mất sức mạnh có thể bù đắp. Nhưng khi phạm tội thì mất tất cả vẻ đẹp có thể hồi phục. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

26.  Thật khiêm tốn không phải là bắt con không được rước lễ, mà là bắt con phải hết sức chuẩn bị, cũng không cần hỏi sự chuẩn bị này có bao nhiêu giá trị. (Thánh nữ Jutta of Huy, Bd)

27.  Bởi vì chúng ta thường phạm tội, nên linh hồn của chúng ta cần phải luôn uống thuốc luôn. (Thánh Ambrosius)

28.  Thánh Thể có thể giúp chúng ta chế ngự khắc phục sự phẫn nộ và tình cảm lệch lạc không thanh khiết. (Thánh Bernard)

29.  Đức Chúa Giê-su đích thân ngự trong tâm hồn của chúng ta là hoàn toàn vì ân tứ rộng lớn của Ngài, chứ không phải vì chúng ta có công để thù lao, có đức để báo đáp. (Thánh nữ Jutta of Huy, Bd)

30.  Người luôn để cho linh hồn không lãnh nhận Thánh Thể, thì là tận lực với sứ vụ của ma quỷ. (Chân phước Alvarez of Cordova)

 

31.  Thánh Thể có thể chế ngự được quỷ kế của ma quỷ. (Thánh Thomas Aquinas)

32.  Thời gian tạ ơn sau khi rước lễ, là thời gian được thánh sủng quý báu. (Chân phước Alvarez of Cordova)

33.  Thời gian tạ ơn sau khi rước lễ là thích hợp nhất, khiến cho chúng ta bừng cháy lên lửa yêu mến. (Thánh nữ Maria Magdalena de Pazzi)

34.  Bí tích Thánh Thể bao hàm các loại mùi vị của đức hạnh, làm cho con người ái mộ tu đức, cam tâm chịu khổ. (Thánh Bernard)

35.  Có rất nhiều người đi tham dự bàn tiệc thiên thần mà không được ích gì, bởi vì trước khi rước lễ họ không có chuẩn bị tâm hồn của mình. (Thánh Bonaventure)

 

36.  Ma quỷ nhìn thấy người đi rước lễ thì thất vọng giận dữ phẫn nộ, như tức muốn chết vậy. (Thánh Bruno)

 

 

THÁNH THỂ (2)

“Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh và uống chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa.” (1 Cr 11, 27)

 

1.      Giáo hữu rước lễ xong giống như sư tử phun ra lửa, khiến cho ma quỷ sợ hãi bỏ chạy. (Thánh John Chrysostom)

2.      Rước lễ là đường tắt an toàn nhất để lên thiên đàng. (Thánh Pius X)

3.      Bạn có biết Đức Chúa Giê-su ở trong nhà tạm là vì bạn cách đặc biệt, chỉ vẻn vẹn vì bạn mà tồn tại không ? Ngài nồng nhiệt hoan hỉ ngự vào trong tâm hồn của bạn đấy. (Thánh Teresa of Lisieux)

4.      Thánh Thể là lương thực luôn giữ gìn sự sống của linh hồn. (Thánh Ambrosius)

5.      Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã khen ngợi đức khiêm tốn, Ngài ở trong Thánh Thể xác thực, tuyên dương sự vô song của đức khiêm tốn, đức khiêm tốn này không coi thường bất cứ người nào, nhưng bằng lòng giống như người khách ngự trong bất cứ linh hồn nào đầy ân tình, thậm chí là tâm hồn của người đã ô nhiễm tội lỗi. (Thánh Thomas Aquinas)

 

6.      Trước khi lãnh nhận Đức Chúa Giê-su Ki-tô, con phải dẹp bỏ tất cả những lưu luyến trong lòng khiến Ngài không vui thích. Người muốn lãnh nhận Thánh Thể thì phải loại bỏ tạp niệm của thế tục. (Thánh Augustine)

7.      Hành vi của một người có thể làm vui lòng Thiên Chúa nhất, chính là khi rước lễ mà trong linh hồn họ có ân sủng yêu thương. (Thánh Alphonsus Liguori)

8.      Khi khóc lóc trong đêm tối của thế tục, tôi chỉ muốn hưởng dùng man-na (Thánh Thể) ảo diệu này, mùi vị của lương thực này. (Thánh Cajetan)

9.      Nhờ bí tích Thánh Thể chúng ta trở thành máu thịt của Ngài, Ngài cũng trở thành máu thịt của chúng ta. (Thánh Leo I)

10.  Sau khi rước lễ, để chúng ta không mất đi cơ hội xin ơn tốt như thế, thì Thiên Chúa sẽ không bạc đãi những người đón tiếp Ngài. (Thánh Teresa of Avila)

 

11.  Lạy Chúa của chúng con, chúng con ăn Thịt của Chúa và uống Máu của Chúa thì sẽ không nuốt không (uổng công), nhưng nhờ Ngài mà chúng con được sự sống đời đời. (Thánh Ephraem)

12.  Lãnh nhận Đức Chúa Giê-su Thánh Thể thì con ở trong Ngài, nhờ Ngài, vì Ngài mà tin, yêu và hy vọng. (Thánh Francis de Sales)

13.  Khi rước lễ, Máu châu báu của Đức Chúa Giê-su Ki-tô thực sự chảy trong huyết mạch của chúng ta, thân xác thánh của Ngài và thân thể của chúng ta kết hợp với nhau. (Thánh John Vianney)

14.  Lương thực mà chúng ta ăn là để nuôi dưỡng thân thể chúng ta, bí tích Thánh Thể là để nuôi sống linh hồn chúng ta. Bởi vì giống như lương thực biến thành một phần thân thể của chúng ta, thì bí tích Thánh Thể đem chúng ta biến thành Đức Chúa Giê-su Ki-tô. (Thánh John of Toulouse)

15.  Bí tích Thánh Thể đem lại bình an cho nội tâm, chí hướng tu đức và quyết tâm thực hành chí hướng ấy. Rót vào linh hồn một số lượng rất lớn, khiến cho nó dễ dàng đi trên con đường thánh đức vẹn toàn. (Thánh Alphonsus Liguori)

 

16.  Hiệu quả kỳ diệu nhất của bí tích Thánh Thể chính là miễn cho linh hồn khỏi sa đọa, và giúp cho những người vì yếu đuối mà sa đọa đứng lên làm lại từ đầu. (Thánh Ignatius of Loyola)

17.  Rất lâu không rước lễ thì linh hồn sẽ biến thành yếu đuối, kết quả là con sẽ trở thành người khô khan đáng sợ. (Thánh John Bosco)

18.  Một người rước lễ mỗi ngày, thì ngay cả những tội nhẹ họ cũng nhất định thoát khỏi, và sẽ không có bất cứ liên hệ nào với chúng nó (tội nhẹ). (Thánh Pius X)

19.  Yêu mến rước lễ thì có thể cứu người từ trong tội, củng cố thiện chí của con người. (sách Gương Chúa Giê-su)

20.  Bí tích Thánh Thể làm cho linh hồn gìn giữ được ccoclinh hônLoyola)

ơn thánh, bởi vì linh hồn giống như thân thể nếu như không thường luôn bổ sung lương thực, thì sẽ dần dần suy yếu mỏi mệt. (Thánh John of Toulouse)

 

21.  Người siêng năng rước lễ là người thanh bạch vô tội, trong tình yêu của Chúa Thánh Thần họ có sự tiến triển rất lớn. (Thánh Alphonsus Liguori)

22.  Thánh Thể là lương thực chúng ta dùng hằng ngày, mỗi ngày lãnh nhận nó thì có thể làm cho con được lợi ích. Khi con còn sống ở thế gian này thì có thể được lãnh nhận mỗi ngày. (Thánh Augustine)

23.  Chúng ta nên đem thời gian ngồi trước bí tích Thánh Thể làm thời gian vui vẻ nhất trong cuộc sống. (Thánh John Vianney)

24.  Đối với bí tích Thánh Thể chúng ta nên đạt tới tình yêu và sự sùng bái cao nhất, đó là dùng sự cầu nguyện và suy tư để tôn sùng Thiên Chúa ngự trong Thánh Thể. (Thánh nữ Osburga)

25.  Rước lễ là phương pháp mạnh nhất và tốt nhất để khắc chế những tấn công của ma quỷ. (Thánh John Bosco)

 

26.  Do chúng ta không muốn dùng tâm hồn để thưởng thức phẩm vật ngọt ngào đã chuẩn bị, do đó mà cảm nhận được bụng đói cồn cào. (Thánh Gregory Pope)

27.  Ai không muốn lãnh nhận lương thực thần thiêng mà muốn lên thiên đàng ở với Thiên Chúa, như thế thì thật là nguy hiểm. (Thánh Jerome)

28.  Chúng ta nên tham dự thánh lễ hằng ngày, rước lấy bữa ăn tối (Thánh Thể) thần kỳ, như thế, thân thể của chúng ta sẽ dần dần biến thành thân thể của Đức Chúa Giê-su, thần mà hóa ra tôi. (Thánh Nilus the Eldes)

29.  Thánh Thể là thức ăn uống ngọt ngào của linh hồn. Người quen rước lễ sẽ trở thành đứa con nối dõi của thiên quốc, có chung phần hưởng phúc đời đời. (sách Gương Chúa Giê-su)

30.  Có thể thích nghi lãnh nhận Thiên Chúa của mình để linh hồn sung mãn niềm vui thần thánh thì thật có phúc. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

31.  Thánh Thể là nơi ẩn giấu các ân sủng kỳ diệu, duy chỉ có các tôi trung của Đức Chúa Giê-su mới có thể nhận ra được; những tôi tớ bất trung, những người thường phạm tội hoàn toàn không thể nghiệm được. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

Chương 13:

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNH SỦNG

 

“Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.” (Ga 1, 16)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Thánh sủng rất có sức mạnh so với tất cả các cám dỗ của ma quỷ; càng rõ ràng hơn so với hết thảy các loại minh triết. (sách Gương Chúa Giê-su).

2.      Ân sủng của Thiên Chúa không chỉ là khảng khái, nhưng bất cứ hành vi yêu mến nào, cũng đều có giá trị rất lớn trong mắt của Ngài, họ đem rất nhiều việc nhỏ dâng hiến cho Ngài, thì Ngài nhìn lớn như vũ trụ vậy. (Fr. Parde Pio of The five Wounds of Christ: Thánh Pi-ô Năm dấu thánh)

3.      Khi Thiên Chúa tuyển chọn một người làm một công việc gì đó, thì nhất định Ngài sẽ ban ân sủng cho họ trước, khiến họ có thể hoàn thành công việc ấy của mình. (Thánh Thomas Aquinas)

4.      Nguyện vọng thi ân của Thiên Chúa vượt qua kỳ vọng của người lãnh nhận ân. (Thánh Augustine)

5.      Giá trị thời gian trong chốc lát tựa hồ bằng giá trị của Thiên Chúa, bởi vì mỗi giờ mỗi khắc chúng ta có thể chiếm hữu Thiên Chúa và ân sủng của Ngài, và cũng có thể tăng gia số lượng ân sủng của Ngài. (Thánh Bernardino)

 

6.       Thánh sủng thì không khoe khoang, ngay cái bóng của sự ác cũng nhất định tránh né. (sách Gương Chúa Giê-su)

7.      Thánh sủng của Thiên Chúa khi chưa được mà cầu xin thì ắt được; mất đi, cầu xin thì được lại, được rồi thì luôn gìn giữ không để mất. (Thánh Bernard)

8.      Thánh sủng là từ trong tay của Thiên Chúa mà đến, nhưng qua tay Đức Mẹ Ma-ri-a để đến với chúng ta. (Thánh Bernard)

9.      Nếu các con muốn được ơn bền đỗ đến cùng, thì nhất định sẽ được. (Thánh Augustine)

10.  Như thân xác rởi khỏi linh hồn thì không thể cử động, chúng ta rời xa ân sủng của Thiên Chúa thì cũng không thể lập được công trạng gì. (Thánh Bernard)

 

11.  Không có ý chí thì ân sủng không thể sinh hiệu; không có ân sủng thì ý chí không làm gì được. (Thánh John Chrysostom)

12.  Ân sủng ngăn cản những người không muốn làm điều nghĩa, kêu gọi họ có thể thay đổi cuộc sống. Nó làm bạn với những người có quyết tâm thực hành điều thiện, để tránh cho họ uổng công vô ích. (Thánh Augustine)

13.  Nếu chúng ta được ân sủng của Thiên Chúa thì không ai có thể thắng được chúng ta, chúng ta sẽ can trường vượt qua tất cả và vượt qua những người đối kháng chúng ta. (Thánh John Chrysostom)

14.  Ân sủng ngăn cản người làm điều ác, khiến cho họ trở thành người công chính; nó đi theo người công chính, làm cho họ không đến nỗi trở thành người ác. (Thánh Faustinus with Simplicius)

15.  Đức Chúa Giê-su lấy ân sủng và đức hạnh châu báu để tô điểm linh hồn chúng ta, chúng ta thuộc về các thiên thần phụng thờ Ngài. (Thánh nữ Agnes)

 

16.  Đức Chúa Giê-su dùng ân sủng để khiến bạn trở nên bạn trăm năm “cùng ăn cùng ngủ với Ngài”..(Thánh Bernard)

17.  Các bạn hãy chú ý: ân sủng trên trời là ban cho những người đi trong hoang dã tìm kiếm Đức Chúa Giê-su Ki-tô. (Thánh Ambrosius)

18.  Không có ân sủng thì con người ta không thể lập công; mặc dù tư chất tốt cũng không đủ quý trọng. (sách Gương Chúa Giê-su)

19.  Thánh sủng có thể làm cho người có tinh thần nghèo khó được giàu có đức hạnh, lại có thể làm cho người giàu có đức hạnh được khiêm tốn trong lòng. (sách Gương Chúa Giê-su)

20.  Thánh sủng là ánh sáng thần linh của tính siêu nhiên, là đặc ân của Thiên Chúa, là thần ân của người được tuyển chọn, là nắm chắc hạnh phúc đời đời, có thể làm cho người ta thoát khỏi thế tục và yêu mến nhựng việc trên trời, có thể làm cho người xác thịt trở thành người thánh. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

21.  Thiên Chúa nói, chính là thực thi ân sủng. (Thánh Bernard)

22.  Thánh sủng là thầy của chân lý, là mô phạm của quy luật, là ánh sáng của lòng người, là an ủi của người đau khổ. (sách Gương Chúa Giê-su)

23.  Người không có ân sủng thì không thể hành thiện, giống như mắt không sáng thì không thể nhìn thấy. (Thánh Augustine)

24.  Nếu không có ân sủng của Thiên Chúa trợ giúp, thì ngay cả nói chuyện trên trời của các vị đại thánh, cũng không làm cảm động lòng người. (Thánh Teresa of Lisieux)

25.  Tình cảm con người nhìn bên ngoài, nhưng ân sủng của Thiên Chúa thì chú ý đến nội tâm. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

26.  Thánh sủng chỉ bảo đảm vĩnh viễn chứ không bảo đảm tạm thời. (sách Gương Chúa Giê-su)

27.  Ý chí không chiều theo bất cứ tội lỗi nào, thì chính chúng ta có chứng cớ dựa vào sự sủng ái của Thiên Chúa. (Thánh Vincentius de Paul)

28.  Nếu linh hồn tùy thuộc theo ân sủng thì lập tức tiến vào ranh giới của ánh sáng. (Thánh Teresa of Lisieux)

29.  Tình cảm con người thì nhìn bên ngoài nên thường bị sai lầm, duy chỉ có cậy vào ân sủng của Thiên Chúa thì vĩnh viễn không thể sai lầm. (sách Gương Chúa Giê-su)

30.  Thiên Chúa ban cho chúng ta ân điển là để chúng ta tự dùng, và cũng để chúng ta chia sẻ với tha nhân. (Thánh Teresa of Lisieux)

 

31.  Tư dục thích an ủi bên ngoài, cảm khoái ngũ quan; ân sủng thì chỉ có tìm an ủi trước tòa Thiên Chúa, chỉ vui vẻ nơi Thiên Chúa chí thiện mà thôi. (sách Gương Chúa Giê-su)

32.  Thường những khuyết điểm đều đến từ cá nhân, và những ưu điểm đều là Thiên Chúa ban cho chúng ta. (Thánh Thomas de Aquino)

33.  Linh hồn không có ân sủng của đức ái thì giống như than đá không đốt cháy, như trong đêm tối không thấy ánh sáng. (Thánh Bonaventura)

34.  Nếu không có thánh sủng thì chúng ta không có gì cả, mà những người chỉ muốn dựa vào sức lực của mình để cứu linh hồn mình nên thánh, thì sẽ muôn đời không đạt được ân sủng của Thiên Chúa. (Thánh Vincentius de Paul)

35.  Nếu con muốn cho người khác nước hằng sống, thì trước tiên con phải có đầy tràn nước hằng sống của Thiên Chúa, sau đó mới đem rót cho tha nhân. (Thánh Augustine)

 

-------------------------------------------

Chương 14:

 

 

 

 

 

 

 

 

SUY NIỆM

“Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc trong lòng. Anh em phải lập lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường…”

(Đnl 6, 6-7)

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Trầm tĩnh suy niệm một điều thiện thì giống như dòng nước ngọt chảy trong linh hồn, để nó sinh ra hoa quả của đức hạnh. (Thánh Guthlac)

2.      Con người ta nếu không suy niệm thì không biết cầu nguyện, bởi vì không suy niệm thì không biết linh hồn mình nghèo nàn, cũng không nhận ra linh hồn mình đang gặp tai họa. (Thánh Augustinus)

3.      Hành vi là hướng cuối cùng của suy niệm, suy tư về giới luật của Thiên Chúa thì nên theo giới luật của Thiên Chúa mà thực hiện, như thế việc làm của suy niệm mới là hoàn thành. (Thánh Ambrosius)

4.      Con muốn được tiến bộ về đường đạo đức thì chỉ cần suy niệm về cuộc khổ nạn của Đức Chúa Giê-su, thì con sẽ tiến nhanh trên đường tinh thần tu đức. (Thánh Maria Magdalena)

 

5.      Suy niệm là một sợi dây xích trói buộc linh hồn chúng ta với Thiên Chúa. (Thánh nữ Paula)

6.      Tôi muốn dùng thời gian suy ngắm ngắn nhưng lợi ích thì rất lớn, so với việc dùng thời gian dài nhiều năm để suy niệm mà không làm việc gì có giá trị gì đối với Thiên Chúa, thì càng tốt hơn. (Thánh Teresa of Avila)

7.      Phàm là người không suy niệm thì nhìn mà không thấy tật xấu của mình, cho nên họ không tự mình hối hận. (Thánh Bernard)

8.      Phàm là người đi trên đường suy niệm thì sẽ không dừng lại, mặc dù có lúc đến chậm chút xíu, nhưng cuối cùng cũng sẽ đạt tới điểm cuối cùng. (Thánh Teresa of Avila)

9.      Suy niệm có thể điểu khiển những cảm tình của linh hồn, làm cho hành động của chúng ta thẳng đến Thiên Chúa. (Thánh Bernard)

 

10.  Linh hồn nào không màng đến chuyện suy niệm thì không cần ma quỷ kéo họ xuống hỏa ngục, họ tự mình sẽ đi xuống (hỏa ngục). (Thánh Teresa of Avila)

11.  Phàm là người không thường luôn suy niệm, thì thiếu sợi dây liên hệ giữa linh hồn và Thiên Chúa. (Thánh nữ Paula)

12.  Nếu chúng ta không thường luôn suy niệm, thì không thể đạt tới hoàn mỹ của biên giới cao thượng. (Thánh Aloisius Gonzaga)

13.  Phàm là người hằng tâm suy niệm, bất luận ma quỷ cám dỗ họ tội gì, thì cuối cùng Thiên Chúa cũng sẽ hướng dẫn họ tới bến cứu độ. (Thánh Teresa of Avila)

14.  Nếu chúng ta muốn được tiến bộ trên đường thánh thiện, thì mỗi ngày phải suy niệm đến cuộc khổ nạn của Đức Chúa Giê-su Ki-tô. (Thánh Bonaventura)

 

15.  Suy niệm sẽ chi phối tinh thần và hành vi, sẽ làm cho người ta sửa đổi những sai lầm. (Thánh Bernard)

16.  Buổi sáng mà suy niệm sớm thì giống như tắm rửa buổi sáng, đó chính là thời gian “hít thở sâu” cho đời sống tu đức của chúng ta, phải để cho Thánh Thần hết sức thấm nhập vào tất cả các phương diện trong đời sống tinh thần của chúng ta. (Rev. Vincent Lebbe)[1]

17.  Suy niệm đến sự chết là phương pháp tốt nhất để tìm thấy ánh sáng trước mặt Thiên Chúa. (Thánh nữ Catherine of Siena)

18.  Người nhiệt tâm suy nghĩ đến cuộc khổ nạn của Đức Chúa Giê-su và việc làm của Ngài, thì có thể được các loại ân sủng thần thiêng. (Thánh Bonaventura)

19.  Linh hồn của chúng ta giống như một vườn hoa, các loại đức hạnh đều là những bông hoa đẹp đẽ trong vườn hoa này, sức mạnh của suy niệm chính là giếng nước tưới vườn hoa này, không ngừng dùng nước để tưới thì các loại đức hạnh mới có thể phát triển xum xuê, mới có thể nở ra đóa hoa khiêm tốn nhẫn nại, kết trái tươi là dẹp bỏ mình để vâng lời; nếu dứt suy niệm thì linh hồn giống như đất ruộng khô cằn, đức hạnh trước đây như trăm hoa đua nở rất đẹp, bây giờ phải tàn rụng là tất yếu. (Thánh Chrysogonus)

 

20.  Chúng ta phải không ngừng dùng suy niệm để thao luyện tâm trí của chúng ta, cùng suy nghĩ sâu sắc cái bất hạnh của chúng ta. (Thánh Augustinus)

21.  Con sợ hãi khi trực đêm và lao lực, nhưng nhìn thấy lửa đời đời trong khi suy niệm, thì trực đêm và lao lực vẫn còn là thoải mái hơn nhiều. (Thánh Bernard)

22.  Suy niệm đến sự khổ nạn của Đức Chúa Giê-su, thì giống như học ở một trường học cao cấp vậy, ở đó hoàn toàn đón nhận sự dạy bảo của Ngài. (Thánh Alphonsus Liguori)

23.  Mặc dù chúng ta nhìn bản thân mình không có một thiếu sót gì cả, nhưng một lúc nào đó trong lúc suy niệm, Thiên Chúa sẽ mở con mắt thiêng liêng của chúng ta, thì chúng ta sẽ thấy chúng ta tội lỗi đầy mình. (Thánh nữ Teresa of Avila)

24.  Người không suy niệm thì không bực dọc chính mình, bởi vì họ không có cảm giác là mình không tốt, đó chính là không nhận ra được chính mình. (Thánh Bernard)

 

25.  Thời gian suy niệm như là tấm gương (kính) của linh hồn, có nó thì dễ dàng nhận ra được tật xấu của chính mình để sửa chữa con đường tu đức của mình; và các loại tình trạng trong linh hồn đều được chiếu ra để chúng ta thấy nó như thế nào. (Thánh Bonaventura)

26.  Lợi ích lớn nhất trong việc suy niệm chính là xin ơn thánh sủng của Thiên Chúa. (Thánh Alphonsus Liguori)

27.  Ma quỷ tận lực ngăn cản người ta suy niệm, bởi vì nó biết người bền chí suy niệm thì sẽ thoát khỏi tay độc dữ của nó. (Thánh nữ Teresa of Avila)

28.  Trên thế giới, để an ủi và dập tắt tâm ý của chúng ta, thì ngoài việc thường xuyên suy niệm đến Chúa Cứu Thế từ khi sinh ra cho đến khi chết, và tất cả những đau khổ của Ngài, thì không có phương pháp nào tốt hơn. (Thánh Francis de Sales)

29.  Suy niệm có rất nhiều cái lợi: trong khi suy niệm có thể nghĩ đến việc lành, có thể xuất phát tình yêu, có thể dấy lên khát vọng trong tâm hồn, có thể được nghị lực để toàn tâm phụng sự Chúa, có thể vì Thiên Chúa mà hy sinh những khoái lạc giả dối của thế tục và những đam mê không phù hợp. (Thánh Alphonsus Liguori)

 

30.  Người không thực hành suy niệm thì không thể hoàn thành đức hạnh của họ. (Thánh Aloisius Gonzaga)

31.  Người không suy niệm mà muốn hoàn thành tu đức của mình thì là mơ mộng hão huyền. (Thánh Alphonsus Liguori)

32.  Suy niệm là con đường lớn đi lên thiên đàng. (Thánh Teresa of Avila)

33.  Suy niệm là con đường lên thiên đàng thẳng nhất và ngắn nhất. (Thánh Alphonsus Liguori)

34.  Một người thường suy niệm thì tốt đẹp hoàn thiện biết bao, một người rời bỏ suy niệm thì tai họa biết chừng nào. (Thánh Teresa of Avila)

 

35.  Khi suy niệm phải nảy sinh rất nhiều tình yêu và thống hối, hai tình cảm lương thiện này giống như sợi xích vàng, có thể đem con người liên kết với Thiên Chúa. (Thánh Alphonsus Liguori)

36.  Phàm người cố ý phân tâm khi suy niệm thì không những phạm tội, mà còn cản trở rất nhiều thánh sủng từ trong suy niệm mà có được. (Thánh Thomas Aquinas)

37.  Trong suy niệm dấy lên tạp niệm, nhược bằng linh hồn chuyên tâm khắc phục nó thì công lao của nó rất lớn. E rằng loại ích lợi thần thiêng này so với khi suy niệm mà không có tạp niệm, thì ích lợi rất là lớn. (Thánh Franics de Sales)

38.  Khi linh hồn suy niệm thì dùng tâm đẩy lui tạp niệm, chỉ suy xét đến chân lý, phát động tình yêu thánh thiện, công phu suy niệm này mới có thể nói thực hành quá tốt đẹp. (Thánh Alphonsus Liguori)

39.  Khi suy niệm thì tất cả các loại tạp niệm không cố ý, đều không cản trở những ích lợi thần thiêng mà linh hồn nhận được khi suy niệm. (Thánh Thomas Aquinas)

 

40.  Khi suy niệm mà tạp niệm đến thì phải thật bình an, đem tâm hồn của mình đặt trước tòa Thiên Chúa. (Thánh Teresa of Avila)

 

-------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 15

 

 

 

 

 

 

 

 

CẦU NGUYỆN

“Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ.” (Lc 22, 40)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CẦU NGUYỆN (1)

“Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22, 40)

 

1.      Cầu nguyện là sức mạnh mà chúng ta phải dựa vào. (Thánh John Bosco)

2.      Thiên Chúa muốn chúng ta cầu cứu Ngài, gò ép Ngài, và muốn chúng ta chiến thắng vì lời cầu nguyện. (Thánh Gregory)

3.      Cầu nguyện là cái neo sắt an toàn của người tròng trành trên biển lớn, là sự giàu có vô hạn của người nghèo, là thuốc đặc hiệu của người bệnh, là bảo vệ cách thiết thực của người khỏe mạnh. (Thánh John Chrysostom)

4.      Cầu nguyện so với tất cả sức mạnh của ma quỷ thì mạnh hơn rất nhiều. (Thánh Bernard)

5.      Do cầu nguyện, chúng ta giống như xây cho mình một lô cốt chắc chắn. (Thánh Lawrence of Bindisi)

 

6.      Nếu một người cầu nguyện thì giống như gieo hai hạt lúa mì sẽ thu hoạch bốn bông lúa; nếu không cầu nguyện thì dù cho gieo bốn hạt lúa mì, thì cũng chỉ có thể thu hoạch hai bông lúa mà thôi. (Thánh John Bosco)

7.      Nhờ cầu nguyện chúng ta có thể được tất cả mọi điều tốt lành, tránh được mọi điều xấu. (Thánh Bonaventura)

8.      Lao động và cầu nguyện không thể thiên lệch. (Thánh Benedict)

9.      Giờ cầu nguyện giống như tấm gương có thể soi thấy cái tốt đẹp của đức hạnh và sự xấu xa của tội lỗi. (Thánh Nilus of Rossano)

10.  Người không cầu nguyện thì giống như người lính mất đi vũ khí vậy, không thể ra trận; người không cầu nguyện thì cũng khó mà chống trả được với ba thù. (Thánh Tomas Aquinas)

 

11.  Cầu nguyện là chìa khóa mở cửa thiên đàng, mà thiên đàng là kho chứa dựng ân sủng, dùng chìa khóa cầu nguyện mới có thể mở được cửa. (Thánh Augustine)

12.  Cầu nguyện có thể làm thanh sạch linh hồn của con người, kiên vững đức tin, chiếu soi sự hiểu biết, thích thú với đức ái, thanh tâm quả dục, đuổi trừ lo buồn, tinh thần ngời sáng, thắng được cám dỗ, nhiệt tâm gấp bội, mở cửa Nước Trời. (Thánh Peter Armengol)

13.  Cầu nguyện là con đường tắt đẹp nhất đạt tới sự toàn đức, tất cả tiến bộ của con người đều ở nơi sự cầu nguyện, cũng có nghĩa là tiến bộ trên đường tu đức. (Thánh Ignatius of Loyola)

14.  Thiên Chúa là căn nguyên của đồng tâm hiệp ý, dạy chúng ta cầu nguyện cho mọi người là muốn người đời có một tâm hồn nhân đức, không phân biệt anh và tôi, giống như Thiên Chúa chăm sóc tất cả mọi người đều như nhau vậy. (Thánh Cyprian)

15.  Khi một vị hoàng hậu đi vào trong một thành phố, thì phải có rất nhiều phụ nữ quý tộc tháp tùng; cũng vậy, khi cầu nguyện tiến vào trong tâm hồn của con người, thì tất cả các đức hạnh cũng đều đến trong tâm hồn của con người, bởi vì đức hạnh và cầu nguyện thì không thể lìa nhau. (Thánh Gioan Kim Khẩu)

 

16.  Cầu nguyện là để được ân điển như làm việc để lập công lao. (Thánh Thomas Aquinas)

17.  Một tu sĩ không cầu nguyện là một cái thây chết. (Thánh Livinus)

18.  Một tu sĩ không cầu nguyện là một tu sĩ điên cuồng. (Thánh Philip Neri)

19.  Người không cầu nguyện thì giống như cá không ở trong nước, như lính không có binh khí, như chim không có cánh, như thuyền không có mái chèo, tất cả đều hoàn toàn giống nhau. (Thánh Christina)

20.  Để thực hành tốt việc cầu nguyện thì không cần nói nhiều lời, chúng ta biết Thiên Chúa ở đâu -Thánh Thể trong nhà tạm- chỉ cần mở rộng con tim thì hưởng được tình thân của Ngài, đó chính là cầu nguyện tốt nhất. (Thánh John Vianney)

 

21.  Để đạt tới thành công thì chúng ta cần phải cầu nguyện, bởi vì nhờ cầu nguyện mà chúng ta có thể đạt được những thứ mà chúng ta còn thiếu sót. (Thánh Bernard)

22.  Cầu nguyện là một loại vũ khí rất mạnh, là phòng ngự, là nơi ẩn núp, là kho tàng. (Thánh Augustine)

23.  Thân xác không có linh hồn thì không thể sống, linh hồn không cầu nguyện thì nhất định sẽ chết và sẽ sình lên hôi thối. (Thánh Gioan Kim Khẩu)

24.  Lời cầu nguyện của chúng ta càng kiên trì và không chán nản, thì Thiên Chúa càng vui thích tiếp nhận và nghe lời chúng ta. (Thánh Jerome)

25.  Nếu con hy vọng muốn được Chúa ban cho hạnh phúc đời đời, thì con phải cầu nguyện luôn. (Thánh Augustine)

 

26.  Liên quan đến việc cầu nguyện thì không thể vịn cớ ủy thác, bởi vì người không cầu nguyện thì bày tỏ cho thấy họ không muốn khắc chế để chiến thắng kẻ thù của họ. (Thánh Gioan Kim Khẩu)

27.  Cầu nguyện là khiên thuẫn chống lại sự đau khổ công đánh, là nguồn gốc của đức hạnh, là máng của ân sủng. (Thánh John Climacus)

28.  Mặc dù chiến tranh không chấm dứt, nhưng chúng ta cũng không nên ngừng nghỉ cầu cứu lòng nhân từ của Thiên Chúa. (Thánh Bonaventura)

29.  Cầu nguyện là linh hồn của linh hồn. (Thánh Vincent)

30.  Không cầu nguyện thì không thể được cứu, càng không thể đạt tới mức độ đầy đủ của thánh đức. (Thánh Alphonsus Liguori)

 

31.  Thiên Chúa muốn người thế gian phải cùng nhau cầu nguyện để chuyển thông ân điển từ trời cao. (Thánh Teresa of Lisieux)

32.  Chúng ta luôn cầu nguyện thì có thể được tất cả điều thiện và tránh mọi điều ác. (Thánh Bonaventura)

33.  Cầu nguyện là lương thực hằng ngày của chúng ta, là man-na mà chúng ta thu góp mỗi ngày. (Thánh John Vianney)

34.  Có tinh thần cầu nguyện hoạt bát, đó là người cầu nguyện. (Rev. Vincent Lebbe)

35.  Nếu chúng ta có phản đối sự cám dỗ của người khác, thậm chí giận dữ nổi khùng, thì phương pháp hay nhất để hồi phục lại sự bình an, chính là cầu nguyện cho người ấy. (Thánh Teresa of Lisieux)

 

36.  Trong ba loại: giảng dạy, chúc tụng và cầu nguyện, thì việc cầu nguyện là cao siêu nhất. (Thánh Bernard)

37.  Người quen cầu nguyện thì cuộc sống tốt, người sống tốt thì cầu nguyện tốt. (Thánh Augustine)

38.  Cầu nguyện ngắn gọn mà sâu sắc, so với người lãnh đạm biếng nhác cầu nguyện lâu giờ, thì hiệu quả càng lớn hơn. (Thánh nữ Gertrude of Helfta)

39.  Cầu nguyện chính là chuyện trò thân mật với Thiên Chúa như người bạn tâm giao. (Thánh Nicetas of Constantinople)

 

 

-------------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CẦU NGUYỆN (2)

 

1.      Cầu nguyện là cửa để các ân sủng tiến vào linh hồn của con người. (Thánh Teresa of Lisieux)

2.      Cầu nguyện vốn là không coi trọng lời lẽ hùng biện, nhưng coi trọng sự rên xiết than thở trong tâm hồn của con người. (Thánh Augustinus)

3.      Thừa nhận Thiên Chúa là toàn năng còn mình thì bất toàn, đó là trạng thái cầu nguyện tốt nhất của tâm hồn. (Thánh Alphonsus Liguori)

4.      Lời cầu nguyện nơi miệng của người tội lỗi dù là không hoàn mỹ, bởi vì không có sự nổi bật của thánh đức, nhưng vì để từ bỏ tội lỗi thì cũng có hiệu lực. (Thánh Bernard)

5.      Lời cầu nguyện của người tội lỗi dù không có công lao, nhưng có thể được thánh sủng miễn giảm tội lỗi. (Thánh Thomas Aquinas)

 

6.      Chúng ta nhận đau khổ như thế nào, thì cũng phải cầu nguyện như thế. (Thánh Augustinus)

7.      Lời cầu nguyện của linh mục như nước của cá, như không khí với chim, như nguồn nước của hươu. (Thánh John Bosco)

8.      Cầu nguyện chính là cung kính với Thiên Chúa. (Thánh John Climacus)

9.      Giả như Thiên Chúa không cố ý nghe lời chúng ta cầu nguyện, thì sẽ không khuyên chúng ta cầu nguyện với Ngài. (Thánh Augustinus)

10.   

11.  Trong sách, chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa; trong cầu nguyện, chúng ta tìm được Thiên Chúa. (Thánh Pi-ô Năm Dấu. [Fr. Padre Pio of the five Wounds of Christ])

 

12.  Cầu nguyện cách thiết tha là gò ép Thiên Chúa. (Thánh John Climacus)

13.  Cầu cứu các thánh thì có ích, bởi vì có lúc lời cầu nguyện của một người không đạt được, nhưng nhờ lời cầu nguyện của nhiều người thì có thể đạt được. (Thánh Thomas Aquinas)

14.  Cầu nguyện và giữ gìn hy vọng nhé! Bởi vì Thiên Chúa là Đấng nhân từ. (Thánh Pi-ô Năm Dấu)

15.  Vua chúa trần gian thì người thường không thể tùy tiện nói chuyện với họ được, nhưng Thiên Chúa vinh quang thì bất kỳ lúc nào giờ nào, chúng ta cũng đều có thể nói chuyện với Ngài được. (Thánh Teresa of Lisieux)

16.  Nếu con không khiếm khuyết sự cầu nguyện, thì sẽ không khiếm khuyết lòng nhân từ của Thiên Chúa. (Thánh Augustinus)

 

17.  Vì để lên thiên đàng thì con người cần phải cầu nguyện không ngừng. (Thánh Thomas Aquinas)

18.  Thiên Chúa chỉ ban ơn cho những người cầu nguyện với Ngài, nếu không cầu nguyện thì Ngài sẽ không ban cho. (Thánh Augustinus)

19.  Thiên Chúa muốn chúng ta thôi thúc Ngài, gò ép Ngài. (Thánh Gregory)

20.  Ta có thể đạt tới ân điển để bền chí suốt đời, đó chính là nhờ năng lực của cầu nguyện. (Thánh Augustinus)

21.  Tất cả mọi thánh nhân đều là nhờ cầu nguyện mà thành công. (Thánh Alphonsus Liguori)

 

22.  Ai bỏ suy tư cầu nguyện thì cũng sẽ bị Thiên Chúa từ bỏ. (Thánh Vincent de Paul)

23.  Chỉ có trong suy tư cầu nguyện thì mới có thể tìm được Thiên Chúa mà thôi. (Thánh Angela of Foligno)

24.  Tất cả các nhân đức của thánh nhân đều là do suy tư cầu nguyện mà tu luyện thành công. (Thánh Alphonsus Liguori)

25.  Tội ác và suy tư cầu nguyện không thể song song tồn tại. (Thánh Maglorius)

26.  Chúng ta phải cần suy gẫm cầu nguyện để bồi dưỡng linh hồn, bởi vì suy gẫm cầu nguyện là lương thực của linh hồn. (Thánh Jerome)

 

27.  Cầu nguyện là con đường tắt toàn vẹn. (Thánh Ignatius of Loyola)

28.  Cầu nguyện như một mặt kính sáng, làm cho chúng ta thấy được những thứ nhơ bẩn trong linh hồn. (Thánh Bonaventura)

29.  Ai không coi trọng việc cầu nguyện thì đã buông lỏng, không thể bền chí trên con đường tu đức. (Thánh John Berchmans)

30.  Suy gẫm cầu nguyện là một quyển sách vĩ đại của người giảng đạo. (Thánh Vincent)

31.  Cầu nguyện là việc khiến cho ma quỷ ghét nhất, nó quyết tâm tận lực ngăn cản người cầu nguyện. (Thánh John Berchmans)

 

32.  Nguyên nhân đầu tiên từ bỏ ơn thiên triệu chính là bỏ giờ cầu nguyện suy gẫm. (Thánh John Berchmans)

33.  Con người cần phải đứng trước mặt Thiên Chúa, không những phải nghe Ngài, mà còn phải nói chuyện với Ngài. (Thánh Francis de Sales)

34.  Lời cầu nguyện của người công chính là chìa khóa mở cửa thiên đàng, khi lời cầu nguyện lên cao thì ân sủng của Thiên Chúa cũng được giáng xuống. (Thánh Augustinus)

35.  Cầu nguyện là con đường dẫn dắt của thánh đức, là con sông của thánh sủng, là kho tàng của thần ân. (Thánh nữ Teresa of Avila)

36.  Cầu nguyện là bảo chứng của ơn thiên triệu. (Thánh John Berchmans)

 

37.  Sự tiến triển của thánh đức là hoàn toàn do sự cầu nguyện. (Thánh Augustinus)

38.  Con người ta nếu cầu nguyện cách tốt lành thì không trễ nãi làm việc thiện. Trái lại, nếu không cầu nguyện tốt, thì bất cứ việc thiện nào cũng làm không được. (Thánh Francis of Assisi)

39.  Cầu nguyện là quyền năng, bởi vì cầu nguyện là thông công với Thiên Chúa, dùng quyền năng của Thiên Chúa làm quyền năng của mình. (Thánh Christina)

40.  Nếu ai không cầu nguyện thì không thể đạt tới mức độ cao quý của tu đức. (Thánh Aloysius Gonzaga)

41.  Dù cho tinh thần khô cạn kéo dài đến chết thì linh hồn cũng không được bỏ cầu nguyện, sẽ có một ngày Thiên Chúa sẽ khảng khái ban cho giá trị rất phong phú. (Thánh nữ Terese of Avila)

 

42.  Không có sự giúp đỡ của việc cầu nguyện thì con người dứt khoát không thể sống đời lương thiện. (Thánh Gioan Kim Khẩu)

43.  Cầu nguyện là rượu ngon khiến cho tâm hồn con người được sảng khoái. (Thánh Francis de Sales)

44.  Chuyên cần cầu nguyện là thực hành Phúc Âm. (Thánh Aloysius Gonzaga)

45.  Sự vui vẻ của linh hồn là đến từ một tâm hồn thuần khiết và không ngừng cầu nguyện. (Thánh Francis of Assisi)

46.  Lời cầu nguyện phải gọn gàng, ngoại trừ nó được cảm hóa và sự kêu mời của thánh sủng thì mới kéo dài. (Thánh Benedict)

 

47.  Khi tôi cầu nguyện, thì tiếng nói trong lòng phải vang động hơn lời nói nơi môi miệng. (Thánh Bonaventura)

 

---------------------------

 

 

CẦU NGUYỆN (3)

1.          Một người lơ đãng, trong đầu óc đầy những ảo tưởng vô ích thì không thể cầu nguyện. (Thánh Francis Xavier)

2.          Ai vì người khác mà cầu nguyện, thì trong khi cầu nguyện có thể đạt được rất nhiều lợi ích. (Thánh Gregory Pope)

3.        Người không bỏ việc cầu nguyện thì sẽ không thường đắc tội với Thiên Chúa. Nếu họ không bỏ cầu nguyện thì sẽ dừng việc phạm tội. (Thánh Alphonsus Liguori)

4.          Cầu nguyện là nước thánh tưới cây làm việc thiện của chúng ta, khiến cho nó lớn lên tươi tốt xum xuê xanh thẫm. (Thánh Francis of Sales)

5.        Người cầu nguyện nhiều thì thu hoạch càng nhiều hơn. (Thánh Alphonsus Liguori)

 

6.      Khi cầu nguyện mà cố ý nghĩ bậy bạ lung tung thì có tội, và phá hoại công hiệu của việc cầu nguyện. (Thánh Thomas Aquinas)

7.      Cầu nguyện là hấp thụ lương thực làm việc thiện của chúng ta, đem nó phân phát đến tất cả các phần của linh hồn. (Thánh Barnard)

8.      Cầu nguyện có thể gìn giữ và tiết chế đức hạnh, áp chế giận dữ, ngăn chận kiêu ngạo ghét ghen, và đem Chúa Thánh Linh vào trong linh hồn, đưa con người lên tới thiên đàng. (Thánh Ephraem)

9.      Nhờ lời cầu nguyện khiêm tốn và kiên trì lâu dài, thì linh hồn có thể hưởng được các loại đức hạnh. (Thánh nữ Catherine of Siena)

10.  Cầu nguyện nhờ ân sủng mà hoàn thành, không nên dùng lời nói phỉnh phờ mà cầu nguyện. (Thánh John Sanctos)

11.  Khi ngôn ngữ của cầu nguyện liên tục phát ra thì tội ác bị che phủ. (Thánh Ambrose)

12.  Lời cầu nguyện lên cao thì ân sủng giáng xuống, trời dù cao đất dù thấp, thì Thiên Chúa vẫn nghe được tiếng của loài người. (Thánh Augustinus)

13.  Cầu nguyện là một kho tàng quý giá. (Thánh Alphonsus Liguori)

14.  Đức hạnh có được là do cầu nguyện mà có. (Thánh Ephraem)

15.  Cầu nguyện làm cho linh hồn biết sự hư không của danh lợi và hoan lạc của thế gian. (Thánh nữ Rosa)

 

17.   Con người tặng cho Thiên Chúa vinh quang lớn nhất, đó chính là cầu nguyện. (Thánh Julian Maunoir)

18.   Cầu nguyện là tiếng nói bốc lên từ trái tim, cảm kích và yêu thương. (Thánh Teresa of Lisieux)

19.   Cầu nguyện đối với linh hồn như mưa rào đối với đất khô, trong đất dù cho có nhiều phân bón, nhưng nếu không có mưa thì nó vẫn là đồng khô cỏ cháy. (Thánh John Vianney)

20.   Chỉ có những người không ngừng khẩn cầu, tìm kiếm và gõ cửa thì mới có thể được, mới có thể đi vào bên trong. (Thánh Louis Grignion of Montfort)

21.   Chúng ta càng cầu nguyện thì càng muốn cầu nguyện thêm nữa. (Thánh John Vianne)

 

22.   Chúng ta nên tin tưởng những điều mà chúng ta cầu xin không được, thì Thiên Chúa sẽ lấy ân sủng để bù lại. (Thánh Augustinus)

23.   Thiên Chúa dựng nên vạn vật vũ trụ đầy lòng nhân ái và thương xót, cho nên bất luận là chúng ta cầu xin ân sủng nào thì nhứt định có thể được. (Thánh Bernard)

24.   Có những lúc con cầu xin mà không được là bởi vì con cầu xin cái không đúng, hoặc lập chí bất định, hoặc qúa sơ sài, hoặc bởi vì cầu xin cái không ích lợi, hoặc là vì con ngưng việc cầu nguyện. (Thánh Basil tiến sĩ)

25.   Khả năng tìm được Thiên Chúa và làm cảm động Thánh Tâm của Ngài không phải lời cầu nguyện thật dài, nhưng là cầu nguyện với lòng nhiệt tâm yêu mến. (Thánh Louis Grignion of Montfort)

26.   Cầu nguyện là vượt qua chiếc cầu cám dỗ, là bố trí vũ khí chống lại buồn phiền trong sự chết, là dấu hiệu quang vinh của tương lai. (Thánh John Climacus)

 

27.   Vì người phạm tội trọng mà cầu nguyện thì được lòng thương xót cao nhất. Vì yêu mến Thiên Chúa, nên khi con cầu nguyện thì luôn nhớ đến những linh hồn này. (Thánh nữ Terese of Avila)

28.   Nếu Chúa không muốn ban phát, thì chẳng lẽ Chúa thúc giục chúng ta cầu xin sao? (Thánh Augustinus)

29.   Kẻ thù luôn chuẩn bị lừa dối những người không bao giờ dùng sự cầu nguyện để tự vệ. (Thánh Gioan Kim Khẩu)

30.   Luôn thực hành việc cầu nguyện, thì trong khi cầu nguyện con sẽ được giúp đỡ để hoàn thành bổn phận mà con nhu cầu. (Thánh Marcellinus)

31.   Cầu nguyện là lấy tâm tình khiêm tốn và đức mến nhiệt thành mà hướng lòng lên cùng Chúa. (Thánh Augustinus)

 

32.   Người cầu nguyện không nên dùng những lời đường mật phỉnh phờ với Thiên Chúa, vì như thế không có ích lợi gì cả. (Thánh Cyprian)

33.   Người cầu nguyện là người thành khẩn hướng lên Thiên Chúa mà kêu cầu ân sủng. (Thánh Basil tiến sĩ)

34.   Sức mạnh của cầu nguyện không hệ tại lời nói, nhưng hệ tại sự thành khẩn của tâm hồn, suốt đời tránh ác hành thiện. (Thánh Basil tiến sĩ)

35.   Nếu ai yêu mến việc cầu nguyện thì không bao giờ lười biếng, không lúc nào ngơi nghỉ, nhất tâm hướng đến Thánh Ngôn, thì sẽ an nhàn tự tại như đi vào cửa nhà đẹp đẽ, ngửi được mùi thơm thần tính của Thánh Ngôn. (Thánh Ambrosius)

36.   Cầu nguyện trong nước mắt, đúng là công việc tốt để rữa sạch linh hồn của con người; nhưng cầu nguyện xong thì cần phải nhớ tất cả nguyên nhân của việc rơi nước mắt. (Thánh Nilus the Elder)

 

37.   Con người ta do việc cầu nguyện mà được lương tâm vô tội; cầu nguyện là nguyên nhân của lương tâm vô tội và không đượm tì vết, cả hai cùng phối hợp bổ sung cho nhau. (Thánh Marco ẩn sĩ)

38.   Khi cầu nguyện thì con người được đức tin thường tồn. (Thánh Leo I Pope)

39.   Cầu nguyện là dẹp đi chướng ngại của linh hồn, khiến cho tâm hồn cảm nhận được sự thỏa chí toại lòng khi đối diện với Thiên Chúa. (Thánh Isaac (or Sahak)

40.   Nếu con muốn được khi cầu xin, xin mời con khiêm cung lĩnh giáo, học tập cầu nguyện, bởi vì ân sủng từ trời cao sẽ không ở cùng người biếng nhác. (Thánh Ambrosius)

41.   Lúc nào chúng ta hướng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, thì tâm của chúng ta biến thành bàn thờ tế lễ của Ngài. (Thánh Augustinus)

 

42.   Cầu nguyện chính là hướng tâm hồn nhiệt thành quy về Thiên Chúa. (Thánh Augustinus)

43.   Cầu nguyện là tâm hồn con người ta bay đến trước tòa Thiên Chúa. (Thánh John Damascene)

 

---------------------------

 

 

 

 

 

Chương 16:

 

 

 

 

 

 

 

 

TU ĐỨC

“Vì vậy, Anh em hãy giũ sạch mọi điều ô uế và mọi sự độc ác còn lan tràn, hãy khiêm tốn đón nhận lời đã được gieo vào long an hem, lời ấy có sức cứu độ linh hồn an hem.” (Gc 1, 21)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Con phải biết nguyên nhân cao quý của đạo đức chính là tu đức, không thể vì cao quý của đạo đức, nó chỉ là ơn khen ngợi mà thôi. (Thánh Bernard)

2.      Thánh đức không coi trọng việc dạy người, nhưng coi trọng việc mà Thiên Chúa yêu thích. (Thánh nữ Teresa of Lisieux)

3.      Đối với bất kỳ ý nguyện tốt đẹp nào, Thiên Chúa cũng nhất định báo đáp. (Thánh nữ Teresa of Avila)

4.      Trình độ tiến lên của một cá nhân trên con đường tu đức

5.      Lúc nào con nói đủ rồi thì lúc đó con sẽ bị thương vong. (Thánh Augustine)

 

6.      Khi người ta ngợi khen con thì con không phải do đó mà càng có thánh đức; khi người ta coi thường con, thì con cũng sẽ không vì đó mà xấu xa. (sách Gương Chúa Giê-su)

7.      Trước mặt Thiên Chúa tôi như thế nào, thì tôi là như thế. (Thánh Phan-xi-cô Năm Dấu)

8.      Biết nói những lời cao siêu hùng biện thì không thể làm cho con người ta được nên thánh, nhưng chỉ có tu đức lập công thì mới có thể làm cho người ta được Thiên Chúa sủng ái. (sách Gương Chúa Giê-su)

9.      Phàm là có nơi để tu dưỡng và yên lặng thì sẽ không có nỗi lo, và cũng sẽ không có tạp niệm. (Thánh Phan-xi-cô Năm Dấu)

10.  Nên thường luôn nhớ đến khuyết điểm của mình, và nên tha thứ nhiều lần những lỗi phạm của người khác. (Thánh Dirar)

 

11.  Người có tu đức giống như thuyền đi ngược giòng, nếu họ không ra sức chống chèo, thì sẽ bị đi xuống. (Thánh Bernard)

12.  Đối với một đức tính, bất luận bên ngoài biểu hiện như thế nào, nếu không chịu đựng được thử thách của mặt trái, thì như thế bạn đừng hòng được nó thật. (Thánh Teresa of Lisieux)

13.  Vàng thật thì không sợ lửa, càng luyện càng tinh, vàng giả thì không chịu được lửa. (Thánh Gregory)

14.  Con người ta bình thường đều có những tật xấu, nếu không muốn sửa đổi thì không cảm thấy tật xấu ấy ghê gớm, giống như con chim ở trong lồng, nếu không muốn bay ra thì cũng không cảm thấy cái lồng nhỏ hẹp. (Thánh John Climacus)

15.  Tự mình không cố gắng thì công lao của Chúa Giê-su Ki-tô đối với tôi thì không có ích gì cả. (Thánh John Berchmans)

 

16.  Người trên núi cao, càng leo lên cao càng nhìn được xa, tu đức của con người thì giống như leo núi cao, càng đi phía trước càng nhìn được cao xa, và càng nhận biết Thiên Chúa. (Thánh Bonaventura)

17.  Công việc nơi bản thân người khác khiến bạn không vui vẻ, bản thân bạn suốt đời không nên làm, nhưng khi bạn làm thì phải khiến cho mọi người vui thích. (Thánh John Berchmans)

18.  Bước đầu của thánh đức là: luôn nghĩ mình là một người cuối hết nên ở dưới mọi người. (Thánh Teresa of Avila)

19.  Người có đức hạnh thì dễ dàng khiêm tốn, biết cẩn thận khích lệ và biết trông cậy vào Thiên Chúa. Nhưng người thiếu đức hạnh thì dễ dàng kiêu ngạo, uể oải, dễ dàng trông cậy vào sức mình. (Thánh Bonavetura)

20.  Từ bỏ phán đoán của mình, chính là khắc chế những phán đoán không phù hợp với Thiên Chúa và người khôn ngoan. (Thánh John Berchmans)

 

21.  Tu đức nếu chúng ta không nghĩ đến phương pháp tiến tới để gia tăng trưởng thành đức hạnh, thì phải thụt lùi phía sau và gia tăng tội ác. (Thánh Bernard)

22.  Phải coi trọng tính siêu việt và đức hạnh trên tất cả học vấn của thế gian và bản tính trưởng thành ưu việt. (Thánh John Berchmans)

23.  Nghĩa đức với bình an là tương quan với nhau, nếu muốn bình an thì trước hết phải thực hành nghĩa đức. (Thánh Augustinus)

24.  Nếu trên tất cả sự vật mà tâm ý anh không đạt tới, thì dù trên một vài việc đều vui vẻ đi làm như: khảng khái, rộng lượng, tuân theo thánh ý Thiên Chúa.v.v… thì anh cũng không nên nói là mình đã tu đến thánh đức, và anh đã tu hành đến bước thuần túy rồi. (Thánh Francis de Sales)

25.  Chúng ta nên dùng lòng thành thật để khích lệ đời sống tu đức, bằng không thì chúng ta quá bé nhỏ hư không. (Thánh Teresa of Avila)

 

26.  Trong khi chúng ta trò chuyện thì thường muốn đề cập đến một vài tư tưởng có tính siêu việt; điều đó như một hạt giống tốt, tự nó sẽ sinh ra nhiều hoa trái. (Thánh Don Bosco)

27.  Lạy Chúa, kính mong Ngài đến là để khuyến khích gia công khích lệ con. (Thánh nữ Gertrude of Helfta)

28.  Thiên Chúa không thích người thờ ơ lãnh đạm. (Thánh Augustinus)

29.  Phàm người coi thường việc nhỏ, thì không lâu sẽ bị trượt chân. (Thánh Teresa of Avila)

30.  Con người ta nếu không chuyên việc tu sửa nội tâm, tạ tuyệt vạn vật, kết hợp thâm sâu với Thiên Chúa, thì học vấn và tất cả công việc của họ hoàn toàn không có gì gọi là chuyện to lớn. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

31.  Con người ta nếu nhìn thấu triệt sự việc, phán đoán hợp lý, dù cho có gặp nghịch cảnh thì không những không nên thất vọng ưu sầu, mà phản ứng cách vui vẻ cảm tạ. (sách Gương Chúa Giê-su)

32.  Ngoài việc nguyện xin Chúa ban cho tôi được biết mình, còn những việc khác thì không cần biết đến. (Thánh Bernard)

33.  Không muốn tiến lên phía trước, tất phải thụt lùi. (Thánh Bernard)

34.  Con đường của thần thánh không thể cho rằng đó là con đường khó đi. (Thánh Francis de Sales)

35.  Lòng nhiệt tâm chân chính không hệ tại cảm thấy niềm vui thần thánh. (Thánh John Berchmans)

 

36.  Sống tốt mỗi một ngày, mỗi một giờ, không vì ngày mai mà ưu sầu. (Thánh John Berchmans)

37.  Nhiệt tâm chân chính là ở nơi việc phụng sự Thiên Chúa, ý nguyện luôn luôn năng nỗ dũng cảm. (Thánh Thomas Aquinas)

38.  Con người một khi đã lãnh đạm thì một chút khổ họ cũng sợ hãi, nhưng an ủi từ bên ngoài đến thì họ nhất định cam tâm tiếp nhận. (sách Gương Chúa Giê-su)

39.  Ba chữ của bí quyết tinh thần tu đức: “Toàn, Thật, Luôn”, chính là: Toàn hy sinh, Thật yêu người, Luôn vui vẻ. (Cha Vincent Lebbe)

40.  “Thật yêu người” là trung tâm của tinh thần tu đức. “Toàn hy sinh” là điều kiện. “Luôn vui vẻ” là hiệu quả. (Cha Vincent Lebbe)

 

41.  Không nên cố đòi hỏi người làm khác cho mình nhiều hơn so với việc mình chuẩn bị dâng hiến cho Thiên Chúa. (Thánh Francis Assisi)

42.  Người không thu giữ là người không thành tâm cầu nguyện, nên càng không thể nên thánh. (Thánh Richardius)

43.  Trong tất cả sự việc nếu không tương phản với chân lý, thì nếu có người nói xằng bậy với tôi, tôi cũng không để ý đến, nhưng cầu xin cho lương tâm không hổ thẹn. (Thánh Therare)

44.  Tinh thần khô khan nhạt nhẽo, là do lòng khiếm khuyết lửa yêu mến và trung thành. (Thánh Terese of Lisieux)

45.  Xét cho cùng thì con người có bao nhiêu đức hạnh, duy chỉ có trong hoàn cảnh nghịch mới nghiệm được mà có. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

46.  Người tìm kiếm tinh thần tự do thì không muốn tâm tình suy sụp, cái gì gọi là khô cạn nhạt nhẽo, tinh thần không muốn, và hiện tượng phân tán tư tưởng, thì đều không nên để cho mình buồn bực. (Thánh Terese of Avila)

47.  Ghi nhớ cám tạ hồng ân cũ, thì chính là được hồng ân mới. (Thánh Gregory)

48.  Trong từ bỏ, chúng ta có thu thập; khi chúng ta khoan thứ cho người khác, thì chúng ta cũng được khoan thứ; khi mạng sống mất đi, thì chúng ta sẽ được sống lại và được sự sống vĩnh viễn. (Thánh Francis of Assisi)

49.  Toàn Hy Sinh là đánh ngã tôi, đó là cách giải thích tuyệt vời nhất, là đánh con người sa đọa của tôi… (Cha Vincent Lebbe)

50.  Toàn Hy Sinh là để bồi dưỡng nhân cách cao thượng của tôi, để thánh sủng đề bạt tôi, để tôi hợp với giáo huấn của Phúc Âm, đó chính là đời sống tu đức. (Cha Vincent Lebbe)

 

51.  Làm việc đền tội nặng nề với nhân đức khiêm tốn cùng với đức ái thánh thiện, tâm thành và vui vẻ, thì đủ để làm cho linh hồn người ta trở thành thánh thiện và có hạnh phúc. (Thánh Francis of Assisi)

52.  Ý hướng có thể gọi là linh hồn của hành vi: ý hướng tốt thì hành vì tốt, ý hướng xấu thì hành vi xấu. (Thánh Augustinus)

53.  Bí quyết cao nhất của đời sống tu đức của tôi là chuyên làm việc để tôi hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. (Thánh Terese of Lisieux)

54.  Cùng sống với Chúa Giê-su của chúng ta, là có ích lợi đối với tinh thần tu đức của mỗi người. (Thánh Terese of Lisieux)

55.  Anh hãy hết sức tán tụng ca ngợi Thiên Chúa đi, Ngài siêu việt vượt qua tất cả những lời tán tụng của con người. (Thánh Thomas Aquinas)

 

56.  Chúng ta cảm tạ ân điển được cứu chuộc vượt qua ân điển được tạo dựng. (Thánh Ambrosius)

57.  Lúc này có thể làm được thì không nên kéo dài qua giờ khác. (Thánh John Berchmans)

58.  Cuộc sống như thế nào thì chân lý như thế. (Thánh John Chrysostom. (Gioan Kim Khẩu)

59.  Chỉ có Thiên Chúa mới thánh hóa con người, giống như chỉ có lửa mới có thể làm nóng chảy các đồ vật vậy. (Thánh Thomas Aquinas)

60.  Anh nên trở thành tiểu thương hà tiện tu sửa nội tâm trên các công việc. (Thánh John Berchmans)

 

61.  Vì Thiên Chúa mà tốn nhiều thời gian thì tương lai sẽ không mất đi, Thiên Chúa sẽ hoàn trả cho anh. (Thánh John Berchmans)

62.  Thiên Chúa đem giới răn thứ nhất cao diệu nhất đứng đầu mười giới răn, làm phương hướng chung cuộc của người thế chúng ta, chỉ là muốn chúng ta nâng cao tâm hồn, ngẩng cao mắt để nhìn xem hướng chung cuộc của chúng ta cao xa như thế nào, bèn nghĩ đến đức hạnh của mình không thể yếu kém, ngõ hầu cố gắng tiến lên phía trước, không thể an lòng nơi những thành công nhỏ nhặt. (Thánh Augustine)

63.  Thánh đức không để ý đến tư tưởng có kỳ diệu, nói lời kỳ diệu, hoặc là tâm tình có phát ra cảm giác kỳ diệu. (Thánh Terese of Lisieux)

64.  Nơi để tán tụng vật không có linh hồn là ở bên ngoài; nơi có thể khen ngợi người có linh hồn, không ở bên ngoài, mà là ở nội tâm. (Thánh Ambrosius)

65.  Trên thế gian nếu cam tâm thực hành những việc đền tội nho nhỏ, so với sau khi chết bị miễn cưỡng thực hành đền tội lớn lao, thì cần phải xem là quan trọng hơn. (Thánh nữ Perpetua)

 

66.  Lạy Chúa, hôm nay con thừa nhận và suốt đời thừa nhận thượng trí an bài của Ngài, bất kỳ mạnh khỏe, bệnh hoạn, vui vẻ, buồn phiền, đối với hình dáng tinh thần của chúng con đều có chỗ diệu dụng. (Thánh nữ Justa)

67.  Chúng ta vì Thiên Chúa mà có thể làm mọi chuyện, nhược bằng so đo với máu Chúa đã chảy ra thì đều là không đủ đạo lý. (Thánh Terese of Avila)

68.  Chúng ta vì thương mến sự khổ nạn của quân vương mà chảy một giọt nước mắt, thì giá trị của nó vượt qua một tuần ăn chay. (Thánh Augustine)

69.  Nhiệt tâm là yêu mến nhanh, chóng sảng khoái làm những việc phụng thờ Thiên Chúa. (Thánh Thomas Aquinas)

70.  Ưu điểm và khuyết điểm của mình thì không nói ra, hồ nghi người khác càng không nên bàn luận. (Thánh Silas)

 

71.  Nếu con không chuyên tâm quy hướng về Thiên Chúa, thì bất kỳ con ở đâu, bấy kỳ con đi chỗ nào, thì con vẫn là người đáng thương hại. (sách Gương Chúa Giê-su)

72.  Ai có ý nghĩ của Đức Chúa Giê-su, hành vi và sự sống của Đức Chúa Giê-su, thì mới xứng đáng mang danh Ki-tô hữu. (Thánh Sibyllina)

73.  Con người ta càng chuyên việc tu đức thì càng cảm thấy sự khổ cực ở đời này, và càng hiểu sự yếu mềm của bản tính. (sách Gương Chúa Giê-su)

74.  Giá trị một lời tán tụng Thiên Chúa trong nghịch cảnh, vượt qua giá trị của ngàn câu cám tạ Thiên Chúa trong hoàn cảnh thuận lợi. (Thánh John Vianney)

75.  Tu đức tiến tới bao nhiêu, thì nhìn toàn bộ chí hướng của chúng ta như thế nào; ai muốn tiến bộ lâu dài thì phải nỗ lực phấn chấn. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

76.  Không nên vì sơ suất của mình mà khiến cho Thiên Chúa triệt hồi sự mịn màng bóng láng tâm hồn của con, mà con thì tha hồ thô lỗ bất trí. (Thánh John Berchmans)

77.  Nếu chúng ta mỗi giờ mỗi khắc nhớ đến Thiên Chúa, thì ở trên thế gian này đã hưởng được phúc thiên đàng, bởi vì phúc thiên đàng là luôn luôn nhìn thấy Thiên Chúa. (Thánh Bonaventura)

78.  Chỉ có người nhận rõ chân lý và sống đời thánh thiện, thì mới có thể tìm được bình an chân chính trong tâm hồn. (Thánh Augustine)

79.  Làm việc bên ngoài quá độ có thể làm xơ cứng con người. (Thánh Bernard)

80.  Không những trong việc ăn, uống, mặc, mà ngay cả trong tất cả công việc, thì cũng nên thích những chuyện bình thường. (Thánh John Berchmans)

 

81.  Nếu bạn trung tín trong việc nhỏ và hết lòng vui vẻ trung thành với Thiên Chúa, thì trong việc lớn Thiên Chúa nhất định sẽ giúp đỡ bạn. (Thánh Teresa of Lisieux)

82.  Nếu tâm của người tu sĩ không thu góp là họ tự phạt mình, là thánh giá của bề trên, là gương xấu của các tu sĩ trong cộng đoàn. (Thánh Silas linh mục)

83.  Nếu chúng ta đem ý chí của mình dâng hiến cho Thiên Chúa, thì có thể khơi dậy sự kết hợp giữa Ngài với chúng ta là kẻ thấp hèn. (Thánh Terese of Avila)

84.  Chiến thắng chính mình, từ bỏ ý chí của nó, thì đó là ân sủng lớn nhất mà con người đạt được từ nơi Thiên Chúa. (Thánh Francis of Assisi)

85.  Nếu ý chí của các con chưa đặt trên tất cả mọi sự, thậm chí rất khiến cho người ta ghét bỏ mọi sự để vui vẻ thuộc về Thiên Chúa, thì tuyệt đối không nên tin tưởng các con đã đạt tới hay chưa đạt tới biên giới thuần khiết. (Thánh Francis de Sales)

 

86.  Lạy Chúa, ngài tạo dựng nên chúng con là vì Ngài, tâm hồn chúng con nếu không được Ngài, thì cuối cùng cũng không đạt được bình an. (Thánh Augustin)

87.  Không có Đức Chúa Giê-su thì đều là âu sầu hỏa ngục; có Đức Chúa Giê-su thì đều là thiên đàng ngọt ngào. (sách Gương Chúa Giê-su)

88.  Phàm là người không có Thiên Chúa thì không có gì cả; phàm là người có Thiên Chúa thì cái gì cũng có. Phàm là người có Thiên Chúa mà đem ý chí kết hợp với Ngài, thì tìm được tất cả mọi điều thiện hảo nơi Ngài. (Thánh Augustin)

89.  Ngoài mặt đoan chính thì có thể làm thay đổi lòng người khác, bảo tồn đức hạnh bên trong, giống như mũ và áo giáp bảo vệ than thể vậy. (Thánh Bonaventura)

90.  Bạn không thể chỉ nghĩ rằng việc gì là quang vinh, nhưng cần phải suy nghĩ rằng, việc gì mình có thể làm được. (Thánh Ambrosius)

 

91.  Nếu tâm hồn của chúng ta kết hợp chặt chẻ với Thiên Chúa, cảm giác ngọt ngào, ngay cả cái chết cũng không sợ, mà lại mong muốn được chết sớm, để được diện kiến Thiên Chúa. (Thánh Gregory)

92.  Tất cả mọi việc đều do Đức Chúa Giê-su làm chủ, cho nên trong tất cả mọi việc, chỉ nên nhìn thấy một mình Ngài mà thôi. (Thánh Teresa of Lisieux)

93.  Vì Thiên Chúa là nguyên nhân, nên để cho tâm hồn bạn lắng xuống để được đẹp lòng Thiên Chúa. (Thánh Vincentius)

94.  Công việc của Thiên Chúa thì tựa hồ như từng điểm từng giọt hoàn thành trong vô tình. Tinh thần làm việc của Thiên Chúa thì không mạnh mẽ, cũng không khinh suất. Thiên Chúa chúc phúc cho người mới bắt đầu công việc cách ảm đạm, so với người giàu có đàng hoàng bắt đầu công việc thì nhiều hơn. (Thánh Vincentius)

95.  Nếu con muốn cho Thiên Chúa thỏa mãn, thì Thiên Chúa cũng sẽ làm cho con thỏa mãn. (Thánh Cyprianus)

 

96.  Con người so với thiên thần thì Thiên Chúa thích hơn, bởi vì đối với Thiên Chúa thì thiên thần giống như thức ăn thức uống trong gia đình, mà con người thì như mùi vị dã thú săn bắt được, thật giống như người chăn dê rất vui mừng vì tìm lại được con dê đã mất vượt qua chín mươi chín con dê không đi lạc. (Thánh Cyprianus)

97.  Kích thích lương tâm của con người, thì có thể được bình an trong nội tâm của mình. (Thánh Francis of Assisi)

98.  Ở đâu có sự kính sợ Thiên Chúa, thì ở đó có sự thuần khiết thống trị. (Thánh Basilius Magnus)

99.  Con người ta vì thánh danh Thiên Chúa mà khẳng định đi con đường hẹp, từ bỏ suy nghĩ của thế tục, thì linh hồn của họ tất được sự tự do rất lớn. (sách Gương Chúa Giê-su)

100.  Thiên Chúa không hề giữ lại gì cả, đem chính mình giao cho chúng ta. (Thánh Gioan Kim Khẩu)

 

101.  Nếu nghĩ rằng Thiên Chúa sẽ tiếp nhận một người bạn thích sự thảnh thơi, thì đó là một sai lầm lớn. (Thánh Terese of Avila)

102.  Tay của Giáo Hội thì ngọt như kẹo mạch nha, dù cho nhìn lúc nghiêm khắc. (Thánh Pi-ô Năm Dấu)

103.  Vì để khiến cho bất cứ việc gì cũng thành công, thì chỉ cần đem việc làm của bạn coi là việc mà Thiên Chúa cần, thì bạn đều tận lực làm mà không cần biết kết quả như thế nào ? Thành công thì cũng tốt, thất bại cũng tốt, như thế thì bạn thường yên trí, bình tĩnh tự nhiên. (Thánh Vincentius)

104.  Trong cộng đoàn, cái quan trọng nhất là đoàn kết nhất trí và bình an, phải nhận biết nhau, thân ái, đó là nguồn gốc của hòa bình, là liên hệ của toàn đức hạnh, là liên hợp tâm hồn của mọi người. (Thánh Vincentius)

105.  Anh lúc nào cũng muốn làm giảm bớt mối tranh chấp của người khác, muốn thuyết phục người khác, đó là việc vừa lương thiện vừa tốt; nhưng nhẫn nại, khiêm tốn so với nghiêm khắc tranh chấp phần thắng, thì càng có thể thắng người hơn. Ai cũng biết dùng chút mật ngọt thì có thể bắt được ruồi so với dùng một thùng giấm thì bắt được nhiều ruồi hơn. (Thánh Francis de Sales)

 

106.  Con phải chú ý bản thân mình trước, rồi sau đó có thể đi giúp người khác. (sách Gương Chúa Giê-su)

107.  Con người ta nhìn hành động bên ngoài, Thiên Chúa nhìn ý hướng của nội tâm bên trong. (sách Gương Chúa Giê-su)

108.  Đức hạnh con to lớn như thế nào thì trước mặt Thiên Chúa cũng lớn như thế, chứ không phải trước mặt người ta. (Thánh John Berchmans)

109.  Người nghèo nhìn thấy người giàu bèn nhìn thấu được mình nghèo khó, chúng ta nhìn thấy thánh nhân thì cũng nhìn thấy tu đức của mình nghèo kém. (Thánh Augustinus)

110.  Sỉ nhục đối với người vô cớ mà bị sỉ nhục thì không nghĩa lý gì cả, nhưng đối với người sỉ nhục người khác thì phải thanh toán rõ rang. (Thánh Phan-xi-cô Năm Dấu)

 

111.  Con người ta nếu khi hết sức làm bổn phận của một Ki-tô hữu mà bị lao khổ nguy hiểm, nhọc nhằn liên miên, thì người ấy cũng nằm trong số người được lựa chọn. (Thánh Louis Gonzaga)

112.  Học vấn vĩ đại nhất của một người giáo hữu vẫn là nhận ra sự hư vô của mình. (Thánh Augustinus)

113.  Thánh hóa bản thân con thì con có thể thánh hóa xã hội. (Thánh Phan-xi-cô Năm Dấu)

114.  Dũng cảm nắm bắt mỗi loại phương pháp tu đức, và phải kiên trì đến cùng. (Thánh nữ Angela Merici)

115.  Ai thực hành hoàn thiện một loại đức hạnh, thì tất nhiên cũng có thể có các đức hạnh khác. (Thánh nữ Birgitta)

 

116.  Nếu như một người có thể nhìn thấy sự thưởng công của đức hạnh ngày sau, thì họ chỉ có toàn tâm toàn ý hành thiện, bất chấp nguy hiểm hoặc lao công khổ nhọc. (Thánh nữ Catharina)

117.  Nếu anh muốn đi con đường của phái cực đoan, thì nên cực đoan về phương diện ôn hòa, nhẫn nại, khiêm tốn và đức ái nhé. (Thánh Philip Neri)

118.  Khuyên người khác về tu đức, nói năng lương thiện thì đi vòng vèo, nhưng bày tỏ sự lương thiện thì mới là đường tắt. (Thánh Senica)

119.  Vui vẻ trong mọi công việc, lúc nào cũng vì anh chị em mà hy sinh bản thân mình. (Thánh nữ Francis of Rome)

120.  Trong việc nhỏ nếu không xuất chúng hơn người, thì trong việc lớn cũng sẽ không xuất chúng hơn người. (Thánh Salvius)

 

121.  Khi vui vẻ thì con người thường cám ơn Thiên Chúa, nhưng khi gặp đau khổ thì chỉ có người công chính mới biết cảm tạ. Khi đau khổ mà tự trong lòng nói một câu cảm tạ Thiên Chúa, thì càng làm cho Thiên Chúa ưa thích, hơn là nói cả vạn câu cám ơn khi vui vẻ. (Thánh John Vianney)

122.  Bề trên trừng phạt thuộc hạ thì nên bắt chước bác sĩ khi cho con mình uống thuốc vậy, nên có tấm lòng yêu thương, trị khuyết điểm của họ, đừng làm tổn thương tâm hồn họ. (Thánh Augustinus)

123.  Tuân giữ mười điều răn Thiên Chúa thì có thể được Thiên Chúa ban cho sự bình an. (Thánh Francis of Assisi)

124.  Ngoại trừ con nổ lực tìm kiếm các loại đức hạnh và thường luôn thực hành nó, bằng không thì mức độ tu đức cao của con sẽ thấp đi một phần. (Thánh nữ Terese of Avila)

125.  Chúa chúng ta không cần chúng ta làm những việc lớn, hay có những lời bàn rộng lớn hoặc bày tỏ tài năng khôn ngoan, điều mà Ngài vui thich nơi chúng ta chính là sự đơn thuần. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

 

126.  Nghe lấy lời của Chúa Thánh Thần: “Gần người khôn ngoan thì khôn ngoan, gần người ngu thì ngu.” (Thánh Don Bosco)

127.  Hết lòng kết hợp với Thiên Chúa, thì thường nghĩ mình đang ở trước mặt Thiên Chúa. (Thánh nữ Matrorello)

128.  Nếu con người không biết làm việc cách thứ tự, thì loại không biết này có thể quấy nhiễu đến thành tích của công đức. (Thánh Ambrosius)

129.  Tôi càng hiểu sự cao quý của tôi và cho đến nay cuộc sống của tôi nó không giống như sự cao quý ấy, nó càng làm cho tôi cảm thấy kinh hoàng và hổ nhục. (Thánh Bernardus)

130.  Địa vị rất cao mà tâm chí thì hèn hạ, ăn ở cao sang mà cuộc sống ti tiện, miệng nói lời hay mà không muốn làm, nói lời rỗng tuếch quá nhiều mà không thực hành, mặt mày uy trọng mà hành vi cợt nhã, quyền thế hiển hách mà trong lòng hay thay đổi, những việc đó chính là bẩn xấu xa thỉu. (Thánh Bernardus)

 

131.  Nên học tập khôn ngoan ở trên mặt đất, để nó có thể cùng tồn tại với anh ở trên trời. (Thánh Hieronymus)

132.  Con tuy đã thuộc về thượng giới thì phải trăn trở khi thấy mình sống trong dơ bẩn để mà cảm thấy nhục nhã. (Thánh Bernardus)

133.  Xin cho mọi người am hiểu được hàm ý của câu nói “cửa đã đóng rồi” thật là đau khổ; xin cho mọi người lãnh hội được câu nói “nhìn kìa, tân lang đến rồi” thật rất mĩ miều; xin cho mọi người thấu hiểu được câu nói “người đã chuẩn bị tốt thì cùng vào dự tiệc với Ngài” thật là ngọt ngào. (Thánh Gregorius Magnus)

134.  Vong ân phụ nghĩa thì như gió nóng đem nguồn suối nhân ái thiện lương mưa rào tử ái và giòng sông ân sủng thổi khô cạn. (Thánh Bernardus)

135.  Mất đi sự bền chí thì không thể nào đạt được ân sủng, có anh dũng cũng không giành được sự tán thưởng. (Thánh Bernardus)

 

136.  Lời tán tụng của chúng ta nên ở nơi Thiên Chúa chứ không ở nơi mình chúng ta. (Thánh Clement)

137.  Ân thưởng của vương miện thắng lợi thì không nhìn nơi chốn và hoàn cảnh, nhưng nhìn ở hành vi nhân ái mà thôi. (Thánh Athanasius)

138.  Đừng bao giờ nói chúng ta thực hành tu đức quá lâu rồi, nhưng phải nghĩ hôm nay chúng ta mới bắt đầu. (Thánh Antonius)

139.  Một khi cởi đi cái áo cũ của linh hồn rồi lại mặc lên, thì đó là một chuyện không may. (Thánh Cyrillus)

140.  Nếu chúng ta theo đuổi tất cả đức hạnh tốt đẹp, thì chúng ta sẽ ở trong đất của những người lương thiện đó là trên thiên đàng, tìm được nơi ở của chúng ta. (Thánh Antonius)

 

141.  Mục đích duy nhất của đời sống tu đức là để cứu linh hồn mình; phàm tất cả những việc có giúp cứu linh hồn thì đều nên cẩn thận, giống như giới lệnh của Thiên Chúa, nhất nhất phải tuân giữ. (Thánh Basilius Magnus)

142.  Thánh đức của nội tâm không hoàn toàn cần thiết phải thực hành những việc khổ công bên ngoài để bày ra đức hạnh đến từ mặt nội tâm. (Thánh Christina)

143.  Chúng ta sống ở đời này là tìm kiếm ngôi báu trên trời; bản tính của chúng ta thì không thể đạt được ngôi báu ấy, nhưng có thể dùng thánh đức để chiếm hữu nó. (Thánh Hieronymus)

144.  Thiên Chúa muốn bạn giống như Ngài, nhưng bạn có ý định muốn Ngài giống như bạn, như thế bạn không thích những việc mà Thiên Chúa thích. (Thánh Augustinus)

145.  Trên đường đi con chỉ nên chú ý phía trước không cần phía sau, cũng không nên bỏ dở nửa chừng, càng không nên thay đổi mục tiêu, chuyển hướng sai lầm. (Thánh Augustinus)

 

146.  Nếu ai muốn tắm rửa thì trước tiên phải cỡi áo quần, không mảnh vải che thân; cũng vậy, ai muốn đi vào cuộc sống tu đức, thì trước tiên cũng phải từ bỏ bụi trần, không một hạt bụi; sau đó thiết lập cuộc sống mới trong Thiên Chúa. (Thánh Nilus the Elder)

147.  Nếu lương tâm con thanh khiết thì khuôn mặt cũng sẽ đoan trang; nếu con lấy ách Chúa Ki-tô trang điểm mà không cảm thấy nhục, thì khi vác lấy ách của Chúa Ki-tô, con sẽ cảm thấy nhẹ nhàng ngọt ngào. (Thánh Cyprian)

148.  Con người ta càng nhìn thấy khuyết điểm của mình, thì tâm hồn và thân xác của họ -trong sự yếu đuối của mình- càng tiến bộ, càng hoàn hảo, cuối cùng sẽ lên đỉnh cao của đức khiêm tốn, và đạt tới biên giới hoàn toàn của đức hạnh. (Thánh Gregory giáo hoàng)

149.  Con người ta khi đã lo cho thân xác và tâm hồn mình thanh tịnh tiết dục, chuyên việc tu đức, thì nên kiêm việc thiện thiên hạ, lấy lời hay việc tốt của mình để huấn dạy linh hồn người khác. (Thánh Gregory giáo hoàng)

150.  Thiên Chúa đã thấu suốt việc nhỏ bé trong nơi ẩn giấu, không có gì giấu được Ngài, con nên chú ý tư tưởng của con, không nên suy nghĩ lung tung. (Thánh Marco ẩn sĩ)

 

--------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 17

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÁN ĐOÁN

“Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán” (Mt 7, 1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Đoán xét người khác cách lung tung (ẩu tả), là do tự ác tâm của mình mà ra, tâm đại mình không tốt thì cho rằng người khác đều như mình. (Thánh Thomas de Aquino)

2.      Không chứng minh đầy đủ, thì không thể luận đoán hoặc hoài nghi hành vi xấu của người khác. (Thánh Alfonsus Maria de Liguori)

3.      Nên phán đoán xét mình, không nên đoán xét người khác; đoán xét người khác thì hoài công nhọc nhằn, thường thường sai lầm và không tránh khỏi phạm tội, đoán xét mình thì được nhiều lợi ích vô cùng. (sách Gương Chúa Giê-su)

4.      Nhiếu lúc Thiên Chúa hình như tỏ cho chúng ta thấy sai sót của người khác, thì không nên quá tự tin vào phán đoán của mình, có thể đó là giả đấy. (Thánh nữ Catharina)

5.      Không thể kết tội người khác, thậm chí cũng không được dùng mắt để kết tội, bởi vì chúng nó thường bị che khuất. (Thánh Clemens I)

 

------------------------

Chương 18

 

 

 

 

 

 

 

 

HOÀN THIỆN

 

“Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5, 48)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Thường cố gắng tu sửa để nên hoàn thiện, thì là người hoàn thiện. (Thánh Bernardus)

2.      Chấp nhận người khác sửa chữa và phê bình là chứng cứ vui vẻ sửa chữa chính diện của đức hạnh, đó cũng là chứng minh sự tiến lên của đức hoàn thiện. (Thánh Francois de Sales)

3.      Lạy Chúa, “Chúa muốn con làm gì ?” Hãy xem, đó mới là dấu hiệu của đức hoàn thiện. (Thánh Bernardus)

4.      Coi nhẹ mình là đường tắt để tu sửa đức hoàn thiện, là căn nguyên và lý do bình an của nội tâm. (Thánh John Berchmens)

5.      Con đường nên thánh là ở tại việc thực hiện thiết thực bổn phận hằng ngày. (Thánh Josepha Rossello)

 

6.      Bất luận tình trạng cuộc sống như thế nào, bất luận công việc của cuộc sống là gì, chúng ta đều có thể tu sửa để trở thành người Ki-tô hữu đức hạnh và thánh thiện, (Thánh Francois de Sales)

7.      Con cần phải làm một người thánh thiện, như Thiên Chúa muốn con thánh thiện. (Thánh Bonavita)

8.      Người gò mình sống khắc khổ chân chính, nhất định nên thánh. (Thánh Publia)

9.      Thiên Chúa không muốn chúng ta hoàn thiện vào ngày mai hoặc tương lai, nhưng muốn chúng ta hoàn thiện ngay từ bây giờ. (Thánh Speratus)

10.  Thánh đức của người Ki-tô hữu, chính là vì yêu mến Chúa Giê-su mà chịu đau khổ. (Thánh Philip Neri)

 

11.  Nếu tôi không nên thánh thì tôi không làm được gì cả. (Thánh Dominic Savio)

12.  Hãy nên luôn nói với mình: “Nếu tôi muốn nên thánh thì phải chịu đau khổ.” (Thánh Alphonsus Liguori)

13.  Đức Chúa Giê-su là bậc thầy của thánh đức. Tôi học tập với Ngài và hy vọng Ngài dạy tôi làm thế nào để nên thánh. (Thánh Francis de Sales)

14.  Quyết chí thì làm cho mình nên thánh. (Thánh nữ Marcellina)

15.  Không thể nên thánh một nửa. Nếu bạn không hoàn toàn nên thánh thì căn bản không phải là thánh nhân (Thánh nữ Teresa of Lisieux)

 

16.  Làm gì có loại thánh không trải qua chiến đấu mà được triều thiên chiến thắng. (Thánh Jerome)

17.  Nếu anh thực sự khát vọng mình nên thánh, thì anh phải cùng với Abraham rời bỏ quê hương của mình, rời bỏ những người thân thiết của anh, để đi nên nơi mà anh không quen biết. (Thánh Jerome)

18.  Các thánh, trước tòa Thiên Chúa càng tiến lên đường tu đức, thì càng phát giác mình hèn mọn quá đi. (Thánh Gregory)

19.  Không ngại sự vất vả thì dễ, không ngại sự oán trách thì khó. “Không ngại sự oán trách” chính là công phu căn bản để nên thánh. (Linh mục Vincent Lebbe)

20.  Thiên Chúa yêu thương người nổ lực hoàn thiện tu đức hơn ngàn vạn người khác có thánh sủng, mà linh hồn lãnh đạm không muốn nên thánh. (Thánh nữ Terese of Avila)

 

21.  Cái gì là thánh nhân, một khối tinh thần ? Đúng vậy, linh hồn dâng hiến Thiên Chúa thì thường biểu hiện ra ở thái độ hoạt bát sinh động. (Linh mục Vincent Lebbe)

22.  Không nên làm một vị thánh hèn kém. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

23.      Chỉ có xuất chúng hơn người mới có thể đạt đến hoàn thiện. (Thánh Bernardus)

24.  Nếu anh tham lam mọi sự, bất luận lớn hay nhỏ, nặng hay nhẹ, thì chúng cũng đều có thể ngăn cản việc tu đức nên thánh của anh. Giống như người ta buộc con chim bằng sợi giây lớn hay nhỏ, thì nó cũng không thể bay được. (Thánh John of Cross)

25.  Bây giờ tôi còn trẻ mà không nên thánh, sau này mãi mãi sẽ không nên thánh (Thánh John Berchmans)

 

26.  Tu sĩ mà mất đi chí hướng hoàn thiện đức hạnh, thì giống như đã ra khỏi dòng rồi vậy. (Thánh Jerome)

27.  Bất cứ việc gì đều có chỗ cực kỳ của nó, thiện thì có chỗ cực kỳ của thiện, ác thì có cái cực kỳ của ác, con người ta không thể đột nhiên mà đạt tới chỗ cực kỳ. (Thánh Bernardus)

28.  Nếu chị muốn trở thành thánh nữ thì không khó đâu, chỉ cần có Đức Chúa Giê-su ở trong ý hướng của chị là đủ rồi. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

29.  Thánh nhân chính là vừa nhìn thấy mình có chỗ yếu kém, vừa nghĩ đến chỗ hay của người khác. (Thánh Augustinus)

30.  Nếu chúng ta phạm tội thì đừng nói là do tính xấu, nhưng nên nghĩ đó là do chúng ta chưa hoàn thiện mà phạm tội. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

 

31.  Sửa chữa để hoàn thiện thì thật dễ, chỉ cần làm cảm động trái tim của Đức Chúa Giê-su là đủ rồi. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

32.  Nếu con muốn đạt thật nhanh đến đỉnh cao của hoàn thiện, thì con sẽ đặc biệt thích người khác gia tăng phỉ báng, nhục mạ và khinh mạn con. (Thánh Ignatius)

33.  Vì để đạt được phương pháp tu sửa hoàn thiện, thì phương pháp tóm tắt nhất, dễ dàng nhất, đó là luôn nghĩ đến sự giáng lâm của Thiên Chúa. (Thánh Basilius Magnus)

--------------------------

 

Chương 19:

 

 

 

 

 

 

KIÊU NGẠO

“Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.” (Gc 4, 6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.        Kiêu ngạo là vua của các thứ tội, kiêu ngạo vừa đến thì muôn vàn tội ác cũng đến theo, các đức hạnh đều bỏ đi. (Thánh Gregory)

2.        Người kiêu ngạo đi lên địa vị cao thì giống như thuyền ngược giòng nước từ từ đi lên; sau đó khi bị hạ xuống thì không phải từ từ mà xuống, nhưng như sấm đột nhiên từ trời giáng xuống. (Thánh Bernardus)

3.        Khi các con làm việc thiện thì nên cảnh giác tình cảm kiêu ngạo, kiêu ngạo giống như tên trộm cướp, kẻ cướp gian ác không hại người trên thân không có gì, không cướp thuyền không có hàng hóa, nhưng chỉ mưu hại những khách có tiền của. (Thánh Basilius Magnus)

4.        Con người ta dù có rất nhiều sự thiện, nhưng khi kiêu ngạo chen vào thì tất cả những điều thiện đều mất. (Thánh Augustinus)

5.        Người kiêu ngạo thì bị nhục nhã rất lớn, người bủn xỉn thì nhận sự nghèo khó cũng rất lớn. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

6.        Khi con người ta giàu có và khỏe mạnh thì tin tưởng mình như Thiên Chúa, mặc dù không có kiểu Thiên Chúa loại cao siêu như thế, nhưng khi họ bất lực thì vẫn họ còn nhớ đến một vị chúa tể chí tôn cao siêu. (Thánh Pi-ô Năm Dấu linh mục )

7.        Người kiêu ngạongười bủn xỉn thì tâm hồn thường nhiễu loạn; người nghèo khó tâm hồn thường bình an. (sách Gương Chúa Giê-su)

8.        Không muốn đứng trên đầu bất cứ người nào, nhưng chỉ muốn vinh dự vác thập giá đi theo Chúa Cứu Thế. (Thánh Francis of Assisi)

9.        Vinh quang của kiêu ngạo không hợp lý với sự tham lam của mình. (Thánh Thomas Aquinas)

10.    Ma quỷ sở dĩ là ma quỷ là vì kiêu ngạo ghen ghét. Con người ta nếu có lòng kiêu ngạo và ghét ghen thì cũng giống như ma quỷ vậy. (Thánh Augustinus)

 

11.    Người kiêu ngạo và người điên cuồng thì tính nết giống nhau, người điên cuồng thích nói lời ngông cuồng, người kiêu ngạo thì cũng như thế. (Thánh Chrysogonus)

12.    Khi ma quỷ không thể dùng khinh mạn làm nhục để cám dỗ chúng ta cụt hứng thất vọng, thì nó sẽ dùng sự tôn vinh để cám dỗ chúng ta thành kẻ kiêu ngạo. (Thánh Ambrosius)

13.    Người kiêu ngạo khiến cho Thiên Chúa không hài lòng, lại làm cho người ta căm giận. (Thánh Chrysogonus)

14.    Kiêu ngạo là thần bị mù mắt, càng không cảm thấy mình kiêu ngạo thì kiêu ngạo càng lớn. (Thánh Bonaventura)

15.    Kiêu ngạo thật là hung ác, có thể khiến cho thiên thần đẹp tuyệt vời trở thành ma quỷ xấu xí. Khiêm tốn thật là dễ thương, có thể làm cho người ti tiện biến thành thiên thần đẹp tuyệt vời. (Thánh Augustinus)

 

16.    Ma quỷ khi hại linh hồn của con người, thì thường lấy đức hạnh và việc thiện tu đức của con người bày ra trước mắt, để dẫn con người đi đến kiêu ngạo. (Thánh John Climacus)

17.    Nếu con người ta chỉ muốn sở trường của mình mà quên đi sở đoản của mình, thì khó mà tránh khỏi kiêu ngạo. (Thánh Bernard)

18.    Con người ta được thánh sủng của Thiên Chúa thì nếu không giấu đi ắt có nguy hiểm mất đi thánh sủng, bởi vì nếu lộ diện ra ngoài thì sẽ được mọi người tôn kính, thì sự kiêu ngạo hợm mình sẽ dễ dàng lợi dụng sơ hở nhập vào. (Thánh Gregory)

19.    Người kiêu ngạo thích được người khác ca ngợi, giống như em bé chụp bắt con bướm, đối với em bé đó là việc lớn, nhưng trong con mắt của người lớn đó chỉ là vui đùa mà thôi. (Vô danh)

20.    Ngạo mạn là vượt qua yêu chính mình; lười biếng là khinh mạn Thiên Chúa. (Thánh Augustinus)

 

21.    Ban đầu chỉ có một thiên thần kiêu ngạo mà dẫn đến rất nhiều thiên thần mất phúc thiên đàng, thì Thiên Chúa làm sao lại cho phép người kiêu ngạo vào cửa thiên đàng chứ ? (Thánh Bernard)

22.    Người kiêu ngạo vô đức nhưng thấy mình có đức; người kiêu ngạo làm việc ác lớn, nhưng thấy mình không ác. (Thánh Basil)

23.    Thiên Chúa tạo dựng rất nhiều vi trùng hại người là để khuất phục tính kiêu ngạo của con người, người kiêu ngạo ngược lại tự cho mình trên người khác thì thật là đáng hổ thẹn. (Thánh Augustinus)

24.    Thân thể to lớn, diện mạo anh tuấn đẹp đẽ thì không thể vì đó mà kiêu ngạo, bởi vì chỉ một cơn bệnh nặng thì có thể làm cho anh gầy ốm nhu nhược không tả được. (sách Gương Chúa Giê-su)

25.    Thiên Chúa thường giúp đỡ người khiêm tốn, ức chế người kiêu ngạo. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

26.    Các vật trong trời đất bất luận lớn nhỏ đều có ấu trùng gốc: hạt lúa miến có trùng lúa miến, hạt đậu có trùng hạt đậu, cây ăn quả có trùng của cây ăn quả; tiền bạc cũng có ấu trùng gốc đó là kiêu ngạo. (Thánh Augustinus)

27.    Tất cả những cái tốt mà con có là bởi Thiên Chúa ban cho, tại sao con lấy cái tôn quý của Thiên Chúa ban cho để khinh dễ người khác. Con nên biết, con được ân điển càng nhiều thì trách nhiệm càng nặng, ngày phán xét càng nghiêm khắc. Nếu con tự mình khoe khoang khinh mạn người khác thì giống như là khoe trách nhiệm nặng nề của con, nên bị phán xét nghiêm nhặt; khinh mạn trách nhiệm của người khác ít thì bị phán xét cũng nhẹ như vậy. (Thánh Bernard)

28.    Người kiêu ngạo và người tội lỗi tranh giành cao thấp, Chúa chúng ta và các thánh thì tranh sự khiêm nhường. (Thánh Jerome)

29.    Nếu không phải A-dong khởi xướng kiêu ngạo trước, tất không đến ni bị ma quỷ lừa gạt phỉnh phờ. (Thánh Augustine)

30.    Con không thể so sánh với sự thánh thiện của vua Đa-vít, con không thể so sánh với sự dũng cảm của Sam-son, con không thể so sánh với sự khôn ngoan của Sa-lô-mon, vậy mà họ vẫn còn trượt chân sa ngã, còn con có gì để cậy dựa chứ ? (Thánh Jerome)

 

31.    Phàm là người có cảm giác “tự cao tự đại”, nếu không chịu khắc chế thì không thể sửa đổi thành đức hạnh thật. (Thánh nữ Terese of Avila)

32.    Chỉ có khống chế tự cao tự đại mới có thể làm cho chúng ta không lìa xa Thiên Chúa. (Thánh Alphonsus Liguori)

33.    Không khăng khăng tự cao tự đại, thì sẽ không xuống hỏa ngục. (Thánh Bernard)

34.    Kiêu ngạo là ảo giác, là bịa đặt và trộm cắp. (Thánh John Eudes)

35.    Khi cầu xin Thiên Chúa ban cho con sức mạnh để chống trả với tội kiêu ngạo, nó là kẻ địch lớn nhất của con, là tất cả căn nguyên của mọi thứ tội, và là nguyên nhân thất bại của tất cả mọi điều thiện mỹ. (Thánh Vincent de Paul)

 

36.    Nếu không ức chế kiêu ngạo, thì khắc khổ thân xác nào có tác dụng gì ? (Thánh Jerome)

37.    Chúng ta càng không tự cao tự đại, thì càng dồi dào đức ái. (Thánh Augustine)

38.    Tôi rất đau lòng khi thấy một vài người nào đó, sau khi từ chối hư vinh của thế tục mà gia nhập vào trường học nhân đức khiêm tốn, học tập với vị thầy hiền lành khiêm tốn trong lòng, mà ngược lại biến thành kiêu ngạo hơn, so với khi họ còn ở ngoài đời thì càng tự cao tự đại hơn, càng thiếu thốn nhẫn nại hơn. Đặc biệt là có nhiều người mặc dù bị khinh thường ngay tại trong gia đình của mình, nhưng trong nhà của Thiên Chúa thì lại không chấp nhận sự khinh thường của người khác. (Thánh Bernard)

39.    Đức hạnh đẹp của chúng ta thì ở tại lương tâm chân chính, chứ không phải ở tại nói những lời đường mật, tự cao tự đại. (Thánh Cyprian)

40.    Người kiêu ngạo mang trong mình vạn điều ác độc và ghét ghen của ma quỷ, làm cho con người ta thấy mình là trội nhất, mà tự tách rời khỏi con đường cứu viện. (Thánh Augustinus)

 

41.    Ngăn cản chân lý chính là sự ngạo mạn của tâm hồn; tâm hồn ngạo mạn thì nhìn mọi việc đều không rõ ràng. (Thánh Gregory)

 

--------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 20

 

 

 

 

 

 

 

KHIÊM TỐN

“Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” (Lc 14, 11)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Việc thiện là chung điểm, nên dung sự khiêm tốn để chon giấu và bảo tồn sự thiện, bằng không thì kiêu ngạo sẽ sống và sự thiện sẽ bị diệt, là mệt nhọc mà không công đức gì cả. (Thánh Augustine)

2.      Khói lửa dù nóng, nếu không bỏ vào trong than thì không lâu sau sẽ bị giập tắt; ánh sáng của đức hạnh dù lớn, nếu không dùng khiêm tốn để chôn giấu bảo vệ, thì không lâu sau cũng sẽ bị giập tắt. (Thánh Gregory)

3.      Khiêm tốn dù sâu thẳm cũng không sợ quá độ, kiêu ngạo dù nhỏ nhưng thật là đáng sợ; nếu cửa hẹp phải cúi đầu khom lưng mà vào thì không sợ bị thương tích; nhưng nếu vươn người ngẩng đầu mà vào, thì tất nhiên không tránh khỏi bị thương tích. (Thánh Bernard)

4.      Con người không thể nhất thời không khiêm tốn, con người phải hành thiện, nên lấy khiêm tốn mở đường. Khi hành thiện thì nên để khiêm tốn đi theo nâng đỡ. (Thánh Augustine)

5.      Bình an là ở trong tay người lương thiện khiêm tốn. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

6.      Có đức mà không khiêm tốn thì không thành. (Thánh Gregory)

7.      Người khiêm tốn cầu Chúa không dựa vào công đức của mình, nhưng chỉ dựa vào lòng nhân từ của Thiên Chúa, cho nên Thiên Chúa chuẩn y mọi điều họ cầu cứu. (Thánh Augustine)

8.      Các nhân đức đều là cái thang lên trời, chỉ có khiêm tốn là cấp thứ nhất, bước lên cấp này trước mới đi lên được, như tòa nhà cao tầng cần có nền móng kiên cố thì mới có thể đứng vững được. (Thánh Augustine)

9.      Người khiêm tốn thường hưởng bình an, trong lòng người kiêu ngạo thường có tình cảm oán hận ghen ghét. (sách Gương Chúa Giê-su)

10.  Thích được nhục mạ là biểu lộ sự khiêm tốn và đạo đức. (Thánh Francis de Sales)

 

11.  Lấy khiêm tốn giả để làm cho người khác vui thích, thì giống như lấy hành động xấu xa để làm cho cái tên đẹp vậy. (Thánh Bernard)

12.  Dung mạo bên ngoài nhiều khiêm tốn, mà tâm bên trong khiêm tốn ít, thì nên biết khiêm tốn là thật tâm bên trong tỏ lộ ra nơi dung mạo bên ngoài, nên coi họ nhẫn nại như thế nào thì có thể nhẫn nại người khác khi họ nhục mạ khinh thị, mới thật là khiêm tốn. (Thánh Jerome)

13.  Khinh thường bản thân mình là bí quyết của khiêm tốn. (Thánh Bernard)

14.  Khi Chúa Giê-su còn ở thế gian, thì suốt đời thực hành sự thật, để lại cho người thế một gương tốt, nhưng Ngài càng muốn người thế lưu tâm bắt chước Ngài, điều thứ nhất là học sự khiêm tốn của Ngài. (Thánh Augustine)

15.  Muốn sửa đức hạnh mà không lấy khiêm tốn làm căn cơ, thì giống như gió thổi cát, cát theo gió bay khắp nơi, chỉ có phí công mà không có ích lợi gì. (Thánh Gregory)

 

16.  Con người ta nếu ham thích người khác khen ngợi, vì sợ người ta khinh mạn, thì dù cho tu sửa đức hạnh nào thì sửa cũng không thành, bởi vì đức hạnh của họ giống như nhà lầu không có nền móng, sông không có nguồn nước; sông không có nguồn nước thì lâu ngày sẽ khô cạn, nhà lầu không có nền móng thì lâu ngày sẽ sập đổ, có đức hạnh mà thiếu khiêm tốn thì đều như thế cả. (Thánh Thomas Aquinas).

17.  Bất luận làm việc thiện gì thì cũng phải lấy khiêm tốn làm căn cơ, vừa có khiêm tốn để tiếp tục làm, lại vừa có khiêm tốn làm đến chung kết, thì việc thiện mới gọi là hoàn thành. (Thánh Augustine)

18.  Nếu con có trưởng thành thì người khác sẽ biết ngay, nếu con không bày ra sự trưởng thành của con thì người ta sẽ càng kính trọng con, một là kính trọng sự trưởng thành của con, hai là kính trọng sự khiêm tốn của con. (Thánh Bonaventura)

19.  Khiêm tốn tức là chân lý. (Thánh Terese of Lisieux)

20.  Khiêm tốn cách chân thành tức là không tự khoe là thông minh, và cũng không giả bộ hồ đồ. (Thánh Francis de Sales)

 

21.  Không có gì cao thượng so với con đường Đức Ái, nhưng ngoại trừ người khiêm tốn ra, thì cũng không có ai đi trên con đường Đức Ái. (Thánh Augustine)

22.  Một chút cần thiết cũng không nên ảnh hưởng đến sự hoàn mỹ của bản thân chúng ta, nhưng nên đem tất cả những thứ ấy quy về Thiên Chúa. (Thánh Thánh Francis de Sales)

23.  Con phải tự khiêm tự hạ hơn nữa, và mong muốn người khác cũng khinh thường con; nếu người ta khinh khi con thì con phải vui vẻ, nếu người ta không khinh thường con, thì con phải ưu sầu. (Thánh John Berchmans)

24.  Thiên Chúa không thưởng cho chúng ta đôi cánh thì chúng ta đừng vọng tưởng bay cao, chỉ nên đi chậm chậm dưới đất. (Chân phúc Avitus)

25.  Chú ý đến khuyết điểm của mình, không nên chú ý đến khuyết điểm của người khác, luôn nghĩ mình thấp kém hơn tất cả mọi người. (Thánh John Berchmans)

 

26.  Các vị thánh lớn đều dùng những công nghiệp rầm rộ để quang vinh Thiên Chúa, nhưng sự cố gắng của một linh hồn dù cho nhỏ bé, cũng làm cho Thiên Chúa vui thích. (Thánh Terese of Lisieux)

27.  Người khiêm tốn thì không sợ gì cả, người lương thiện thì sẽ biết chịu đựng. (Thánh John Berchmans)

28.  Nhìn thấy chỗ kém của mình nên không vui thích thì đúng, nhưng tình cảm không thích này phải là tình cảm khiêm tốn, tình cảm ôn hòa, tình cảm an tịnh, không nóng vội, không giận dữ, bằng không thì sẽ tổn hại chứ không có ích lợi gì. (Thánh Francis de Sales)

29.  Ở thế gian càng tự khiêm tự hạ, thì ở trên trời càng vinh quang. (Thánh John Berchmans)

30.  Khiêm tốn có thể chinh phục được tất cả. (Thánh John Berchmans)

 

31.  Nếu chúng ta bằng lòng để Chúa Giê-su ở trong tâm hồn chúng ta, thì chúng ta sẽ tự khiêm tự hạ. (Thánh Terese of Lisieux)

32.  Khiêm tốn là nắm chặt chìa khóa thiên quốc. (Thánh John Berchmans)

33.  Một người biết mình quá tội nghiệp thì không cậy vào mình, mà ngưỡng vọng vào Thiên Chúa là Đấng mà họ yêu mến nhất. (Thánh Terese of Lisieux)

34.  Khiêm tốn là do bởi linh hồn biết mình mà sinh ra khuynh hướng tự khinh khi mình; có khiêm tốn thì con người mới bằng lòng phục tùng Thiên Chúa, và vì Thiên Chúa mà phục vụ người khác. (Thánh John Berchmans)

35.  Tôi mong muốn trở thành một thánh nữ, nhưng không dựa vào công lao của mình, bởi vì tôi không có công lao gì. (Thánh Terese of Lisieux)

 

36.  Không vì đức hạnh của mình mà khoe khoang. (Thánh Francis of Assisi)

37.  Tôi tìm “cái thang” phù hợp trong kinh thánh và cuối cùng cũng tìm được, vì chính Thiên Chúa đã nói: “Ai trở nên trẻ nhỏ thì có thể đến cùng Ta.” (Thánh Terese of Lisieux)

38.  Một người khiêm tốn thật thì cam tâm nhận sự sai khiến của mọi người. (Thánh Terese of Lisieux)

39.  Con tránh không nhận ra mình thì tự nhiên có khiêm tốn. (Thánh Augustine)

40.  Đức khiêm tốn là luôn nhận ra sự hư vô của mình, và thường vui vẻ đón nhận sự khinh mạn. (Thánh nữ Magdalen Panattieri)

 

41.  Trở nên bé nhỏ chính là nhận ra sự hư vô của mình, và cũng không vì lỗi phạm của mình mà buồn sầu thối chí. (Thánh Terese of Lisieux)

42.  Vì chúng ta giương cao cái tôi của mình chứ không hạ xuống, phải đem cái tôi của mình hạ xuống chứ không giương cao. (Thánh Benedict)

43.  Đức khiêm tốn là nhận ra địa vị vốn có của mình, là nhìn nhận mình rất đáng khinh dễ. (Thánh Laurence)

44.  Để trở thành người của Đức Chúa Giê-su thì cần phải trở nên bé nhỏ, vả lại nhỏ như hạt sương móc vậy. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

45.  Chỉ khi chúng ta bày tỏ đức hạnh và khiêm nhường cách tuyệt vời, thì trong mắt Thiên Chúa chúng ta mới được coi trọng. (Thánh Benedict)

 

46.  Sự tiến bộ của linh hồn là ở trong sự tiến bộ của đức khiêm nhường. (Thánh Benedict)

47.  Chỉ cần một linh hồn cam tâm chịu nhẫn nhục sự nghèo hèn của mình, thì Thiên Chúa sẽ làm cho họ nên thánh, và so với việc sáng tạo muôn vàn thế giới thì Ngài càng vui vẻ hơn. (Thánh Terese of Lisieux)

48.  Người khiêm tốn sẽ không hung dữ, bởi vì khiêm tốn dựa vào đức ái để cùng nhau vươn lên. (Thánh Francis de Sales)

49.  Không làm chủ nhân đứng nhìn bất cứ việc gì của mình, vì ngay cả thân thể và ý chí cũng không phải của mình. (Thánh Benedict)

50.  Khiêm tốn là dấu hiệu rõ ràng của người được chọn, mà kiêu ngạo là dấu hiệu rõ ràng của người bị loại bỏ. (Thánh Crispin)

 

51.  Khiêm tốn là bắt chước Đức Chúa Giê-su Ki-tô; huênh hoang bừa bãi không biết nhục là bắt chước ma quỷ. (Thánh Benedict)

52.  Nếu chúng ta muốn lên đỉnh cao của đức khiêm tốn và mau chóng đạt tới nó, thì chỉ có nhờ sự khiêm tốn ở đời này mới có thể đạt tới vị trí cao ở thiên đàng. (Thánh Benedict)

53.  Khi người ta nhận được sự tán thưởng mà không sinh ra kiêu ngạo thì lập tức đạt tới sự yêu mến Thiên Chúa hết tâm hồn, mức độ hoàn mỹ không hề sợ hãi. (Thánh Benedict)

54.  Vì chúng ta phạm tội nên làm tổn hại đến bản tính, và cái khó sửa chữa nhất chính là sự khiêm tốn. (Thánh Gregory)

55.  Bị sỉ nhục là đi trên con đường khiêm tốn, nếu con không cam chịu sự sỉ nhục thì con không thể đạt được đức khiêm tốn. (Thánh Bernard)

 

56.  Mỗi ngày nên tìm cách thực hành một hành vi khiêm tốn, nếu không thì ngày ấy con không phải là một tu sĩ, tức là qua một ngày trống rỗng. (Thánh John Climacus)

57.  Nếu con tập trung tư tưởng nghĩ đến lai lịch của con thì thấy thực là đáng hổ thẹn, nghĩ đến chuyện con đang làm hôm nay thì thật đáng khóc, nghĩ đến chuyện sau khi con chết thì lại thật đáng sợ hãi. (Thánh Bernard)

58.  Ai nghĩ mình là người rốt hết hèn hạ, thì họ mới xứng đáng lãnh nhận ân sủng càng cao. (sách Gương Chúa Giê-su)

59.  Phàm là người khiêm tốn khi người khác khuyến cáo chỉ trích họ, thì họ cảm thấy đau khổ bởi vì họ phạm khuyết điểm; người kiêu ngạo khi có người chỉ trích họ, thì họ cũng cảm thấy đau khổ, nguyên nhân họ đau khổ là vì người khác phát hiện khuyết điểm của họ. (Thánh John Christostom)

60.  Thấy rõ mình, khinh miệt mình là kiến thức trác tuyệt nhất, là có lợi cho học vấn nhất. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

61.  Con người ta tự mình khiêm tốn thừa hành ý Chúa, thì trong mọi việc càng rõ rang và càng hưởng bình an. (sách Gương Chúa Giê-su)

62.  Một người đi trên con đường tu đức, cái mà họ nên ham muốn chính là cái mà tất cả mọi người cho là hèn hạ và giận ghét hoặc người khác coi trọng nó. (Thánh nữ Madagla Basil)

63.  Ai muốn đến trước tòa Thiên Chúa thì phải khiêm tốn tự nhận mình là vô dụng, so với các bác học thì con đường của họ càng vững vàng chắc chắn hơn. (sách Gương Chúa Giê-su)

64.  Đi vào sự kỳ diệu của thượng trí, mầu nhiệm siêu tính thì đức khiêm tốn là cửa, có khiêm tốn thì cửa tự nhiên mở, nhưng có kiêu ngạo thì cửa đóng lại. (Thánh Gregory)

65.  Con người ta muốn đánh bại xác thịt, muốn làm cho khí huyết phải khuất phục, thì trước tiên phải thật lòng học biết khinh mạn bản thân mình. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

66.  Khiêm tốn chính là thành thực. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

67.  Con người ta nếu không nghĩ mình ở dưới mọi người, thì đừng hòng tiến bộ trên đàng nhân đức. (sách Gương Chúa Giê-su)

68.  Ai muốn hiểu biết mình tiến bộ thế nào trên đàng nhân đức, thì họ sẽ có thể nhìn thấy trong ngoài đức khiêm tốn của bản thân mình mỗi ngày tiến bộ như thế nào. (Thánh Agathangelo of Vendome)

69.  Mỗi người nên kiểm thảo bản mình đối với đức khiêm tốn như thế nào, thì có thể biết được mình có tiến bộ hay không. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

70.  Biết được mình, so với việc thông đạt thiên văn địa lý và tất cả kiến thức nghiên cứu các vật để hiểu rõ lý lẻ, thì càng cao siêu và càng có ích hơn, bởi vì các kiến thức khác thì làm cho con người kiêu ngạo, duy chỉ có kiến thức biết được mình này, mới có thể làm cho con người ta khiêm tốn, cho nên rất là có ích. (Thánh Augustine)

 

71.  Đối với người khiêm tốn thì không có chuyện khó làm, bởi vì người khiêm tốn thì trông cậy vào Chúa, đều là lượng cả hồng ân lớn lao, có thể kỳ vọng, bất luận khó khăn gì cũng không thể làm khiếp sợ đảm khí của họ. (Thánh Leo Magnus)

72.  Khi bị khinh mạn sỉ nhục mà không kiêu ngạo, đó không phải là chuyện khó, bởi vì khinh mạn sỉ nhục chính là áp chế kiêu ngạo, giúp người ta tu sửa kiêu ngạo. (Thánh Bernard)

73.  Khiêm tốn và kiêu ngạo là hai thái cực tương phản, Con Thiên Chúa khiêm tốn giáng sinh làm người, cứu chuộc nhân loại; sa tan kiêu ngạo từ thiên đàng sa xuống hỏa ngục. Người trộm lành khiêm tốn được lên thiên đàng; A Dong kiêu ngạo mất phúc thiên đàng. (Thánh Augustine)

74.  Nếu có hai việc tương đồng: một là ánh sáng nhiều màu sắc, một là hèn hạ thấp hèn, thì chúng ta noi gương Chúa Giê-su chọn việc hèn hạ thấp hèn mới phải. (Thánh Ignatius)

75.   Khi con người ta mò mẫm tiến bước trong vũng bùn lầy nhỏ bé thấp hèn, thì có thể nhận rất rõ ràng bản thân mình và tội lỗi của mình, và cũng có thể tìm được báu vật khiêm tốn. (Thánh Alphonsus de Liguori)

 

76.  Thiên Chúa thấy người khiêm tốn nhận mình bất toàn thì gia ơn giúp đỡ họ cách đặc biệt, làm cho thần lực họ thêm kiên cường mạnh mẽ, không việc thiện nào mà không làm được. (Thánh Augustine)

77.  Ân điển thánh sủng của Thiên Chúa giống như ở trong kho báu, khi cửa kho báu khóa kín, nếu không có chìa khóa của đức khiêm tốn thì không thể mở để lấy kho báu ra. (Thánh Augustine)

78.  Tất cả những thấu thị và mặc khải hoặc bất cứ đặc ân nào khác ở trên trời, đều không bằng một hành vi tự mình khiêm tốn mà giá trị to lớn. (Thánh Gioan Thánh Giá)

79.  Người khiêm tốn bị nhục mạ thì trong lòng vẫn bình an, bởi vì họ không trông cậy người thế gian, nhưng chỉ trông cậy ở Thiên Chúa. (sách Gương Chúa Giê-su)

80.  Chúng ta đều là những người yếu đuối, nhưng bạn nên nghĩ rằng không có ai yếu đuối hơn bạn. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

81.  Các thánh đem đức khiêm tốn để bảo vệ và làm nền tảng của tất cả các đức hạnh. (Thánh Alphongsus de Liguori)

82.  Đức Chúa Giê-su Ki-tô là mẫu gương của khiêm tốn, Ngài chỉ hiện rõ chân lý của Ngài với người khiêm tốn, và né tránh người kiêu ngạo. (Thánh Ferreolus)

83.  Trong khiêm tốn có một vài điều kỳ diệu có thể thăng hoa lòng người. (Thánh Augustine)

84.  Cuộc đời của Chúa Giê-su Ki-tô không phải là một sự ô nhục lâu dài sao ? (Thánh Vincent de Paul)

85.  Khiêm tốn là nền tảng của các nhân đức. (Thánh Cyprian)

 

86.  Thật vậy, nhận thức tốt nhất của con người chính là nhìn thấu cái hư không của bản thân họ. (Thánh Angelina of Marsciano)

87.  Nếu như kiêu ngạo làm cho thiên thần biến thành ma quỷ, thì chắc chắn khiêm tốn cũng có thể khiến cho ma quỷ biến thành thiên thần. (Thánh Clement)

88.  Không nên lừa dối mình, nếu chúng ta không khiêm tốn thì cái gì cũng không có. (Thánh Vincent de Paul)

89.  Đến gần Chúa chúng ta, thừa nhận mình đê tiện thấp hèn, thì con có thể vì lòng nhân từ và thương xót của Ngài mà kỳ vọng tất cả. (Thánh nữ Euphrasia Pelletier)

90.  Thiên Chúa đem sự trong sáng và ân sủng viên mãn nhất để ban cho người khiêm tốn. (Thánh Vincent de Paul)

 

91.  Sở dĩ Con Một duy nhất của Thiên Chúa mặc lấy xác phàm yếu đuối như chúng ta. Ngài vô hình không thể thấy, nhưng Ngài không chỉ trở thành người hữu hình mà còn trở thành người bé nhỏ, cho nên chịu khinh mạn và hổ thẹn, đón nhận đau khổ và cực hình, chính là vì Ngài dùng sự khiêm tốn để dạy chúng ta làm thế nào để không coi trời bằng vung. (Thánh Gregory)

92.  Người khiêm tốn thường bằng lòng khi bị người ta cho là đê tiện, nhưng không muốn được người khác gọi mình là người khiêm tốn. (Thánh Bernard)

93.  Chúa Giê-su của chúng ta do khiêm tốn mà chiều theo con người, làm tất cả những gì mà chúng ta cầu cứu đến Ngài. (Thánh nữ Terese of Avila)

94.  Người khiêm tốn trong lòng thì bên ngoài không cao ngạo, hoàn toàn bắt chước Chúa Cứu Thế khiêm tốn của chúng ta, và họ sẽ được triều thiên đẹp đẽ. (Thánh nữ Bernadette)

95.  Con người ta cần phải khiêm tốn mới có thể nhận biết Thiên Chúa. Muốn thăng lên cao thì cần phải hạ mình xuống. (Chân phước Giles Mary)

 

96.  Đối với việc nhận biết một việc nhỏ khiêm tốn và một việc làm khiêm tốn, thì có giá trí rất nhiều so với toàn bộ tri thức của thế gian. (Thánh nữ Terese of Avila)

97.  Sự phối hợp giữa đức khiêm tốn và đồng trinh thật là tuyệt luân, linh hồn đều có cả hai, trong đó mức độ vui lòng Thiên Chúa vang lên tuyệt vời phi phàm. Bởi vì đức khiêm tốn làm cho sự đồng trinh thêm rực rỡ, và trinh khiết thì làm cho đức khiêm tốn đẹp đẽ gấp bội. (Thánh Bernard)

98.  Thiên Chúa chí cao vô thượng, nhưng Ngài cúi xuống với những tâm hồn khiêm tốn. (Thánh Augustine)

 

----------------------

 

 

Chương 21

 

 

 

 

 

 

 

KIÊN NHẪN

“Cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân.”

(Rm 12, 12)

 

 

 

 

 

 

 

1.      Trong sự bình an của chúng ta có sự kiên nhẫn lớn nhất. (Thánh John Berchmans)

2.      Phàm nơi nào có kiên nhẫn và khiêm tốn, thì ở đó không có buồn rầu, cũng không có đau khổ. (Thánh Phan-xi-cô Năm Dấu)

3.      Kiên nhẫn bảo vệ chúng ta khỏi phạm tội và không sa hỏa ngục. (Thánh Cyprian)

4.      Kiên nhẫn là đức hạnh cam tâm chịu đựng tất cả đau khổ ở thế gian này. (Thánh John Berchmans)

5.      Người không có đức kiên nhẫn mà hành thiện thì giống như người lính nơi chiến trường không có vũ khí, tất phải bị thương. (Thánh Gregory)

 

6.      Nhẫn nại là triều thiên của các nhân đức. (Thánh John Berchmans)

7.      Con người ta nếu biết trong khi bệnh có ẩn tàng châu báu, thì tất nhiên vui vẻ, coi bệnh là một ân huệ, nên không đem sự nhẫn nại đau khổ của bệnh biến thành đau khổ. (Thánh Vincent de Paul)

8.      Khi con người ta chịu đau khổ mà tự trách mình và oán người, thì khó tu chỉnh được đức kiên nhẫn, và cũng khó giữ được tâm hồn và thân xác bình an. (Thánh nữ Dorothy)

9.      Để chúng ta được tất cả từ trong tay Thiên Chúa, thì Ngài tất sẽ chú ý đến sự kiên nhẫn của chúng ta. (Thánh Gioan Bosco)

10.  Đối với việc phản đối của người khác và sự vất vả nhọc nhằn thì không nên suy nghĩ quá nhiều, chỉ nên hiểu là nó đến từ Thiên Chúa thì nên và vui vẻ chịu đựng chúng nó. (Thánh Francis de Sales)

 

11.  Người nghịch cảnh đến vẫn chấp nhận mà không đổ cho người khác, có thể nói là nhẫn nại; người không chấp nhận nhịch cảnh đến mà còn gán qua cho người khác, đó là không nhẫn nại. (Thánh Augustine)

12.  Một người mà lòng được như ý toại nguyện mới nhẫn nại, hoặc vui vẻ nhẫn nại chuyện này mà không nhẫn nại chuyện kia, thì đó không phải là nhẫn nại thật. (sách Gương Chúa Giê-su)

13.  Vì thế giới này mà gia tăng công đức, vì tương lai của thế giới này mà gia tăng thánh sủng, thì không có phương pháp nào tốt hơn bằng sự kiên nhẫn và đau khổ. (Thánh Cyprianus)

14.  Không có kiên nhẫn thì các việc lành của chúng ta không thể là việc lớn được. (sách Gương Chúa Giê-su)

15.  Khuyết điểm của người khác con nên nhẫn nại, bởi vì con cũng có rất nhiều khuyết điểm khiến người khác nhẫn nại. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

16.  Từ sự chịu đựng sỉ nhục so với tự mình chịu khắc khổ bên ngoài, thì được tất cả những ân sủng lớn lao của Chúa. (Thánh Francis of Assisi)

17.  Con người ta càng cam tâm nhẫn nại, thì hành sự càng có đức khôn ngoan, càng có công đức. (sách Gương Chúa Giê-su)

18.  Đức nhẫn nại là làintưiêth là câu nhà nghê, câucăn bản vững mạnh của đức tin chúng ta, là cái nôi sinh trưởng đức cậy của chúng ta. (Thánh Cyprianus)

19.  Người biết nhẫn nại, chiến thắng mình, chiến thắng thế tục thì trở thành bạn thiết của Đức Chúa Giê-su, trở thành con cái của thiên quốc. (sách Gương Chúa Giê-su)

20.  Chỉ có nhẫn nại mới có thể thử thách đức ái của con người, có nhẫn nại lớn thì nhất định sẽ có đức ái lớn. Không có nhẫn nại tất không có đức ái. (Thánh Augustine)

 

21.  Nên cẩn thận, không nên vì người khác không đúng mà mất đi sự nhẫn nại của mình, vì như thế thì giống như nhìn thấy người khác ngã trong hố rồi mình cũng nhảy xuống khe núi, phải nói là quá hồ đồ. (Thánh Bonaventura)

22.  Nếu con cảm thấy khó nhẫn nại với khuyết điểm của người khác, khi trong lòng ưu phiền thì con hãy nhớ rằng nhẫn nại chẳng qua là ở đời này, sau khi chết mà muốn nhẫn nại thì cũng không được, huống hồ thế gian ngắn ngủi qua mau, bây giờ nhẫn nại lập công đức thì sau khi chết được thưởng công bội hậu. (Thánh Augustine)

23.  Nên biết đức kiên nhẫn thì khiến cho chúng ta đạt tới sự bảo đảm hoàn mỹ nhất. (Thánh Francis de Sales)

24.  Thế gian là luyện ngục tốt nhất để người kiên nhẫn có thể đền những tội lỗi của mình. (sách Gương Chúa Giê-su)

25.  Nhẫn nại là một đức tính có thể làm cho chúng ta nên hoàn mỹ. (Thánh Francis de Sales)

 

26.  Đức tính nhẫn nại là ân tứ rất lớn của Thiên Chúa, vì vậy, Thiên Chúa đem nó ban cho chúng ta sự nhẫn nại, chúng ta đều phải ca ngợi Ngài. (Thánh Augustine)

27.  Nhẫn nại là hiến tế hoàn thiện chúng ta có thể dâng tặng Thiên Chúa, bởi vì khi gặp hoàn cảnh gian khó, thì chẳng qua là từ trong tay Ngài tiếp nhận thánh giá mà Ngài ban cho chúng ta. (Thánh Alphonsus de Liguori)

28.  Nhẫn nại là căn nguyên và canh giữ của tất cả các đức hạnh. (Thánh Gregory)

29.  Nhẫn nại có thể giành được tất cả. (Thánh nữ Terese of Avila)

30.  Chịu nhẫn nhục nghịch cảnh thì nghịch cảnh sẽ không vùi dập con, trái lại còn đưa con lên cao hơn. (Thánh Isidorly)

 

31.  Lấy khăn tay che mặt, mặt áo quần thô thiển, cúi mặt mà đi thì không phải là chuyện khó, nhưng chứng cứ thật của đức khiêm tốn là sự nhẫn nại. (Thánh Bernard)

32.  Tất cả các tội đều do sự không nhẫn nại mà ra. (Hiền sĩ Targore)

33.  Đức nhẫn nại lãnh đạo chúng ta, bảo vệ chúng ta ở với Thiên Chúa. (Thánh Cyprianus)

34.  Đức nhẫn nại khiến cho người ta trong hoàn cảnh thuận lợi biết tự mình khiêm tốn, trong nghịch cảnh thì biết điềm tĩnh. (Thánh Cyprianus)

35.  Bệnh hoạn đau khổ làm cho tôi cảm thấy vui sướng; tôi vui sướng không phải vì đau khổ, nhưng vì đau khổ mà tôi được sự nhẫn nại để làm gương cho người khác về sự nhẫn nại. (Thánh Basil)

 

36.  Đức kiên nhẫn khiến cho con người ta tuân giữ kỷ luật, áp chế tình cảm dục vọng, trấn áp bạo động phá rối, dập tắt nóng giận của kẻ thù. (Thánh Cyprianus)

37.  Nhẫn nại làm cho người giàu có bị đè nén, nhưng lại khiến người nghèo được khôn ngoan. (Thánh Cyprianus)

38.  Đức nhẫn nại giáo huấn người tội lỗi, và khiến họ sớm hối cải để được tha tội. (Thánh Cyprianus)

39.  Lề luật của Đức Chúa Giê-su chính là lệnh cho chúng ta chịu đựng lẫn nhau, nếu chúng ta yêu mến Chúa thì chúng ta rất dễ dàng nhẫn nại trước những nhược điểm của người khác và yêu mến tha nhân. (Thánh Augustine)

 

------------------------------------

 

Chương 22 :

 

 

 

 

 

 

HIỀN LÀNH

“Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.” (Mt 5, 4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Người hiền lành đều vì lợi ích của mình và của người khác. (Thánh Gioan Kim Khẩu)

2.      Lạnh lùng đến tàn nhẫn và nghiêm khắc sẽ làm cho con người ta sinh ra ra giả tạo, giả bộ hiền lành là xa rời. Nhưng hiền lành thật thì sẽ khiến cho người ta thống hối. (Thánh Francis de Sales)

3.      Đặt một ngọn đèn nhỏ trước mặt bạn, thì tốt hơn là đặt một ngọn đèn lớn phía sau lưng bạn. (Thánh Leo giáo hoàng)

4.      Hiền lành thường tốt hơn là nghiêm khắc, bởi vì nghiêm khắc làm cho người ta lạc mất và sinh ra cám dỗ, hiền lành thì không như thế, nó làm cho con người ta dịu dàng lắng xuống. (Thánh Tillo)

5.      Trong tất cả mọi việc, các anh em cần phải hiền lành, vui vẻ, bởi vì người ta đang nhìn anh em biểu hiện sự hiền lành. (Thánh Francis de Sales)

 

6.      Những người hiền lành đều biết Thiên Chúa gia tăng ân sủng cho mỗi người đều phù hợp với vinh quang của Thiên Chúa, đều phù hợp với linh hồn của người ấy, cũng là có ích cho người khác. Nếu không muốn đón nhận sự an bài của Thiên Chúa, thì đó chính là sự ngu xuẩn của chúng ta vậy. (Thánh nữ Terese of Avila)

7.      Tâm địa hiền lành so với trinh khiết thì đáng quý hơn, bởi vì nó là mục đích của trinh khiết. (Thánh Francis de Sales)

8.      Sửa chữa nhân đức hiền lành mà sửa chữa đến bước hoàn thành, thì không những phải nhẫn nhục mà còn phải nhân hậu nữa. (Thánh Bernard)

9.      Bản sắc của hiền lành là luôn luôn nghĩ đến việc trên trời. (sách Gương Chúa Giê-su)

10.  Nơi quán trọ thế gian này, khó mà nói là không làm hại nhau, do đó việc phải làm gấp là làm tốt nền tảng của hiền lành để dự phòng sự đột kích của phẫn nộ, và để gìn giữ sự bình an trong tâm hồn. (Thánh Francis de Sales)

 

11.  Vinh quang của người hiền lành không ở nơi sự khen ngợi của người khác, nhưng ở tại lương tâm vô tội. ((sách Gương Chúa Giê-su)

12.  Nếu bề trên muốn người dưới nghe lời mình, phương pháp hay nhất là hiền lành khi ra mệnh lệnh. (Thánh Vincent de Paul)

13.  Khi dầu (lửa) hòa lẫn với các dung dịch khác thì thường nằm ở trên mặt, cũng vậy trên tất cả mọi hành động của chúng ta thì cũng phải thêm sự hiền lành trên mặt, giống như dầu nằm ở mặt trên khi hỗn hợp với các dung dịch khác vậy. (Thánh Francis de Sales)

14.  Các bạn nên tìm kiếm điều thiện trong tất cả mọi việc, sự thiện duy nhất chính là Thiên Chúa. (Thánh Augustine)

15.  Hiền lành, từ ái, khiêm tốn có năng lực kỳ lạ chiếm lĩnh tâm hồn con người, có thể làm cho họ tiếp nhận cái đáng ghét nhất của tính con người. (Thánh Francis de Sales)

 

16.  Con người ta nếu tự nguyện sống hiền lành thì tiến bước trên đường tu đức, khi nhìn thấy mình hiện diện trên thế giới, thì cảm thấy giống như mình sung quân đi trên đường xa vậy. (sách Gương Chúa Giê-su)

17.  Nói tóm lại, muốn biết một linh hồn có nhân đức thật hay không, phương pháp thực nghiệm đáng tin cậy nhất là: trong nghịch cảnh có hay không có nhân đức hiền lành đẹp đẽ này. (Thánh John Chrysostom)

18.  Hành vi thánh thiện là cách có thể làm cho tâm hồn bình an, lương tâm khiết tịnh là cách có thể làm cho tâm hồn cậy trông vào Thiên Chúa. ((sách Gương Chúa Giê-su)

19.  Hành vi thánh thiện mới có thể kêu gọi con người ta trở thành người suy nghĩ thấu đáo trước mặt Thiên Chúa. (sách Gương Chúa Giê-su)

20.  Người góa phụ nghèo được coi là dâng cúng nhiều hơn tất cả mọi người, bởi vì khi bà ta bỏ vào hòm cúng hai đồng xu, thì mang tấm lòng thanh khiết thiện tâm yêu mến Thiên Chúa. (Thánh Bruno)

 

21.  Người muốn nổi giận khi vừa nhìn thấy một con chiên hiền lành thì lập tức hết giận, bởi vì hiền lành thì sinh ra sám hối. (Thánh Francis de Sales)

22.  Chúng ta chỉ nên giữ lại khuôn mặt hiền lành của người khác. (Thánh John)

23.  Tất cả sự lương thiện tốt đẹp của chúng ta, không phải là chính Thiên Chúa, mà là đến từ Thiên Chúa. (Thánh Augustine)

24.  Ôn hòa lương thiện là tình cảnh của tâm hồn kiên định; nó đối với bất cứ tình cảnh nào, không phân biệt giàu nghèo thì cũng đều lấy lòng dạ hiền hòa chấp nhận, không chút khó chịu. (Thánh John Climacus)

25.  Ôn hòa lương thiện là đá tảng của nhẫn nại, là cánh cửa yêu mến, cũng là mẹ của đức ái xúc tiến các nhân đức đẹp đẽ của khôn ngoan. (Thánh John Climacus)

 

-------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 23:

 

 

 

 

 

 

 

VIỆC THIỆN

“Chính anh hãy làm gương về mặt đức hạnh.”

(Ti-tô 2, 7)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Việc thiện là bằng chứng của ái tình. (Thánh Gregory)

2.      Một người làm việc thiện, coi thường bản thân mình, đó là bằng chứng lòng khiêm tốn của linh hồn họ. ((sách Gương Chúa Giê-su)

3.      Đức hạnh của việc thiện vốn là báu vật vô giá có thể mua được hạnh phúc thật thiên đàng. Nếu dùng nó để mua danh dự hư không giả trá, thì nếu không phải người ngu thì cũng là người điên. (Thánh Gregory)

4.      Nếu làm việc thiện để mong người khác tán thưởng, lấy danh tiếng để làm phương hướng cuối cùng của mình, thì không những không có công đức, lao nhọc vô ích, mà lại còn đem việc thiện của bạn biến thành tội lỗi; không những không tăng thêm vinh quang của thiên đàng, mà còn tăng thêm hình phạt của địa ngục. (Thánh Basil)

5.      Con người ta nếu đem việc thiện quy về cho bản thân mình, thì nhất định cản trở ân sủng của Thiên Chúa đổ xuống. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

6.      Con người ta hồi tưởng về những việc thiện của mình đã làm, thì đức hạnh của họ nhất định không tiến triển được. (Thánh Bernard)

7.      Người khác làm việc thiện nếu trong lòng tôi vui vẻ, thì có thể có một phần của tôi. (Thánh Augustine)

8.      Con người ta nếu tu thân làm việc lành phúc đức mà pha trộn mấy phần tình cảm riêng tư yêu mến bản thân, thì giá trị rất nhỏ trong cái nhìn thánh của Thiên Chúa. (Thánh Christina)

9.      Nhìn tất cả những việc phải làm, như là việc làm sau cùng của đời người. (Thánh John Berchmans)

10.  Khi con làm việc thiện thì không được kiêu ngạo, bởi vì sự phán đoán của Thiên Chúa thì không giống sự phán đoán của con người, rất nhiều lần con người thích thú thì Thiên Chúa lại chán ghét. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

11.  Chúng ta nên đem tất cả sức lực dâng hiến cho Thiên Chúa, và không tính toán dâng hiến bao nhiêu, như thế chúng ta dùng việc thiện để chứng minh tình yêu của chúng ta. (Thánh Terese of Lisieux)

12.  Nếu con không làm việc thiện thì không thể hoan lạc. (sách Gương Chúa Giê-su)

13.  Giả sử khi em có dũng khí mới chiến đấu, thì em có công lao gì chứ ? (Thánh Terese of Lisieux)

14.  Vì yêu Chúa Giê-su là duyên cớ mà thương yêu người nghèo khổ, thì lớn hơn tự mình xót thương Chúa Giê-su. (Thánh nhân)

15.  Mỗi lần cần cho tha nhân thì mỗi lần tay họ đầy tràn. (Thánh Terese of Lisieux)

 

16.  Bố thí tiền bạc là tài sản và ân thưởng mà người nghèo nên được, cũng là tiền mà Đức Chúa Giê-su Ki-tô trưng thâu của chúng ta. (Thánh Francis of Assisi)

17.  Phương châm của Thiên Chúa vẫn là lấy nhiều báo ít, Thiên Chúa của chúng ta tuyệt đối không so đo chúng ta dâng cho Ngài bao nhiêu, mà chỉ nhìn tâm hồn của chúng ta có khảng khái hay không, vì nguyên nhân ấy mà Ngài đem cái rất ít làm cho rất nhiều. (Thánh John Chrysostom)

18.  Thiên Chúa không cần của cải vật chất của bạn, nhưng người nghèo cần. Bạn đem nó bố thí cho người nghèo thì Thiên Chúa sẽ nhận được. (Thánh Augustine)

19.  Đưa tay ra ăn mày xin giúp đỡ là những người nghèo, nhưng nhận được bố thí là chính Thiên Chúa. (Thánh Peter Chrysostom)

20.  Chúng ta nên cứu tế người nghèo. Việc từ thiện sẽ cảm hóa lòng người, khiến người ta sửa đổi nết đức. (Thánh nữ Agnes)

 

21.  Người mà con phải cứu tế chính là người nghèo, nhưng người làm cho con vui vẻ hồi phục tình giao hảo chính là Thiên Chúa. (Thánh Christina)

22.  Con không nên làm tổn thương bất cứ người nào, nhưng nên hết sức có thể lấy việc thiện đối xử với người. (Thánh Peter Kerya)

23.  Cứu tế cho người nghèo là cách hay nhất có thể làm cho chúng ta thịnh vượng ở đời này. (Thánh Francis de Sales)

24.  Không nên vì nhân tình thế tục mà ngưng làm tất cả việc thiện. (Thánh Masaril)

25.  Cái mà con cho người ta là những thứ trên mặt đất, nhưng cái mà con nhận được là phúc lộc trên trời. (Thánh Christina)

 

26.  Làm việc thiện, nếu như không có đức ái thì không giúp gì cả, phút chốc qua đi. (Thánh Christina)

27.  Khi con bố thí cho người nghèo chính là bố thí cho Đức Chúa Giê-su Ki-tô. (Thánh Albert)

28.  Nơi người nghèo, con cho Đức Chúa Giê-su áo mặc; nơi người bệnh, con thăm hỏi Đức Chúa Giê-su; nơi người đói khổ, con phụng dưỡng Đức Chúa Giê-su; nơi người không có nhà cửa, con đón tiếp Ngài. (Thánh Jerome)

29.  Tất cả việc thiện mà chúng ta làm chỉ là khiến cho chúng ta thêm cẩn thận, tránh làm điều ác hoặc hạn chế những thói quen xấu. (Thánh Marco ẩn sĩ)

30.  Con người ta khi bố thí thì lý trí phải tỉnh táo, không để vật dục che lấp. (Thánh Leo I pope)

 

31.  Việc cứu tế cho người nghèo, nếu không làm vì Thiên Chúa thì không phải là dâng hiến. (Thánh Augustine)

 

---------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 24:

 

 

 

 

 

 

 

VUI VẺ

“Anh em hãy vui mừng trong Chúa.”

(Pl 3, 1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Niềm vui thiêng liêng thì ở trong tâm, là nhờ vào thánh sủng ở trong tâm hồn. (Thánh Bonaventura)

2.      Trong lòng vui vẻ thì việc thành công không khó, trong lòng buồn bực thì làm việc dễ thất bại. (Thánh Alexandre)

3.      Vui vẻ giống như nước trong xanh trong nguồn, là từ trong tâm hồn thanh khiết phun ra. Chỉ có phạm tội làm ác, yếu đuối biếng nhác, thì mới làm cho ánh sáng của tâm hồn tối đen lại, thậm chí giập tắt nó, trở thành một màn đen tối. (Thánh Francis of Assisi)

4.      Lương tâm thuần khiết thì thường vui vẻ, lương tâm có tội thường sợ hãi bất an. (sách Gương Chúa Giê-su)

5.      Những người thuộc về ác ma họ thường như ngao ngán, chúng ta nên ở trong Thiên Chúa để được vui vẻ. (Thánh Francis of Assisi)

 

6.      Vui vẻ của thế tục là để hại người, giống như mồi câu mê hoặc cá ăn, do đó mà mắc câu. (Thánh Augustine)

7.      Nước nhạt mà chảy ra biển thì biến thành nước mặn, cũng vậy, khoái lạc của thế tục kết cuộc vẫn chỉ là đau khổ. (Thánh Bonaventura)

8.      Niềm vui thiêng liêng so với lạc thú của thế tục thì cao thượng rất nhiều. (sách Gương Chúa Giê-su)

9.      Cái có thể ngăn chặn niềm vui thiêng liêng là tinh thần phân tán bên ngoài, và dựa vào bản thân mình. (sách Gương Chúa Giê-su)

10.  Tinh thần vui vẻ là tinh thần của con đường tu đức thiêng liêng, vui vẻ thì mở lòng ra, còn bi thương thì đóng nó lại; nên làm cho sự tu đức thiêng liêng càng có đủ lực hấp dẫn, không những nên giữ gìn mức độ tu đức thiêng liêng của con, làm cho nó luôn thông minh, thành thực, kiên cường, bất khuất, mà còn là sự vui vẻ của con đường tu đức thiêng liêng. (Thánh Francis de Sales)

 

11.  Thiên Chúa yêu thích nhất là người vui vẻ. (Thánh Philip Neri)

12.  Ma quỷ sợ hãi câu ca Alleluia trên tất cả. (Thánh John of Cross)

13.  Trong lòng chúng ta nếu không ôm một sự vui vẻ chân thật, thì không thể làm việc thiện. (Thánh Bernard)

14.  Nếu con thích sự vui vẻ thì vui vẻ chính là chủ nhân của con. (Thánh Thomas Aquinas)

15.  Vui vẻ có thể tăng cường dũng khí, khiến chúng ta kiên nhẫn sống qua cuộc sống tốt đẹp. (Thánh Philip Neri)

 

16.  Người vui vẻ hoan lạc so với người mặt mày ủ rủ thì dễ tu đức nên thánh. (Thánh Phiip Neri)

17.  Chúng ta phải kinh ngạc, mừng vui, nhiệt tâm tán tụng và thờ lạy, bởi vì Cứu Chúa của chúng ta đã dùng sự chết làm chúng ta đã chết được sống lại, khiến chúng ta từ bóng đêm đi trong ánh sáng, từ nơi sung quân trở về tổ quốc, từ mục nát đi vào bất diệt, từ bất hạnh đạt đến vinh quang, từ nơi khóc lóc được vời đến nơi vui vẻ. (Thánh Augustine)

18.  Chúng ta cần phải hưởng vui vẻ, nếu không đạt được sự hưởng thụ vui vẻ cao thượng thì chắc chắn phải đi tìm hưởng thụ sự vui vẻ đê tiện. (Thánh Bernard)

 

---------------------------

 

 

 

 

 

 

Chương 25:

 

 

 

 

 

 

 

 

THẬP GIÁ

“Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.”

(Lc 9, 23)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Nếu con cam tâm vác thập giá thì thập giá có thể nâng đỡ con, khiến cho con hy vọng đi đến nơi miến đất phúc lành, ở đó sẽ không có đau khổ. (sách Gương Chúa Giê-su)

2.      Phàm là người thích đón nhận thập giá Thiên Chúa trao cho, thì họ sẽ không cảm thấy đau khổ. (Thánh nữ Terese of Avila)

3.      Đức Chúa Giê-su đã vì yêu thương chúng ta mà chịu chết, vậy tại sao chúng ta không muốn thập giá chịu nạn của Chúa và cùng chết với Ngài ? (Thánh Francis de Sales)

4.      Ngoại trừ trên thập giá thì bất cứ nơi nào cũng không thể cứu linh hồn, không thể có hy vọng lên thiên đàng. (sách Gương Chúa Giê-su)

5.      A, Thánh giá cứu chuộc chúng ta, và tất cả các vết thương thánh đều lớn tiếng bày tỏ Đức Chúa Giê-su yêu thương chúng ta. (Thánh Bernard)

 

6.      Khi một linh hồn kết hợp với Đức Chúa Giê-su trên thánh giá, thì việc làm cho họ vinh quang nhất là hy vọng mình có thể cùng bị đóng đinh vào thập giá cùng chết như Ngài vậy. (Thánh Ambrosius)

7.      Rất nhiều người trên thế gian muốn lên thiên đàng, nhưng rất ít người muốn vác Thánh Giá. (sách Gương Chúa Giê-su)

8.      Chúng ta cùng nhau đi lên núi Can-va-ri-ô, để Chúa Giê-su không mãi mãi cô đơn; chúng ta không chỉ đồng hành với Ngài nửa đường, nhưng hơn thế nữa, chúng ta cùng chịu đóng đinh vào thập giá với Ngài. (Thánh nữ Gemma Galgani)

9.      Thánh giá là cái thang của trời, tại sao không muốn vác nó. (sách Gương Chúa Giê-su)

10.  Thời giờ đến rồi, Chúa chúng ta sẽ để cho con cảm nhận sức nặng của Thánh Giá. Mặc dù tựa hồ như chịu không nổi, nhưng con vẫn cứ vác nó, bởi vì Chúa chúng ta sẽ nhờ tình yêu của Ngài mà ban cho con sức mạnh để vác. (Thánh linh mục Pi-ô Năm Dấu. “Fr. Parde Pio of The Five Wounds of Christ”)

 

11.  Người luôn cùng đi với xác thịt thì mãi mãi sẽ không hiểu được sự ngọt ngào của khổ giá. (Thánh nữ Gemma Galgani)

12.  Tất cả các loại ân đức đều ở trên Thánh Giá, và cũng hoàn toàn chết trên Thánh Giá. (sách Gương Chúa Giê-su)

13.  Thánh Giá là nguồn gốc của tất cả ân sủng thánh, là gộp lại tất cả căn nguyên thánh sủng. (Thánh Lê-o I giáo hoàng)

14.  Thánh Giá là hy vọng của người vâng theo lời dạy bảo, là sự phục sinh của kẻ chết, là cứu viện của người thất vọng, là sự an ủi của người ưu phiền. (Thánh Gioan Kim Khẩu)

15.  Thánh Giá có thể trói buộc người phú quý, khuất phục kẻ kiêu ngạo, hình phạt cho người ác, chiến thắng ma quỷ, đả phá địa ngục. (Thánh Gioan Kim Khẩu)

 

16.  Từ trên Thánh Giá có thể được ân điển cứu chuộc, có thể được sự sống siêu nhiên, có thể được hoàn toàn đức hạnh, thánh đức hoàn mỹ. (sách Gương Chúa Giê-su)

17.  Thánh Giá là niềm vui của linh mục, là nền móng của Giáo Hội, là đèn sáng soi thế giới. (Thánh Gioan Kim Khẩu)

18.  Con người ta nhờ Thánh Giá mà trong yếu đuối được dũng mạnh, trong nhục nhã được quang vinh, trong sự chết được sự sống. (Thánh Lê-ô I giáo hoàng)

19.  Vác Thánh Giá lâu ngày so với việc dùng sự phấn đấu cực lớn để đánh kẻ thù, thì càng khó khăn và cũng càng có công đức. (Thánh Thomas Aquinas)

20.  Thánh Giá là đức hạnh và là sự báo đáp vì Thiên Chúa mà làm việc, là ân huệ lớn nhất trong các ân huệ, ân huệ này Thiên Chúa chỉ ban cho người mà Ngài yêu mến. (Thánh nữ Terese of Avila)

 

21.  Thánh Giá như một lá cờ lớn dẫn dắt các tông đồ truyền giáo và tuyên dương chân lý, dẫn đưa người thấy sự chết như quay về, hướng dẫn người tu luyện tinh thần bền chí gắng sức, dẫn dắt người đồng trinh giữ gìn trinh khiết. (Thánh Gioan Kim Khẩu)

22.  Nếu một ngày tôi không có thánh giá thì tôi e rằng Thiên Chúa bỏ tôi rồi. (Thánh Francis of Assisi)

23.  Thánh Giá là tòa giảng của Đức Chúa Giê-su (Thánh Augustine)

24.  Nếu yêu Đức Chúa Giê-su thì nên đồng hóa với Ngài trên Thánh Giá, và tôi cũng sẽ ở trên Thánh Giá. (Thánh Terese of Lisieux)

25.  Người tôi tớ trung thành của Thánh Giá thì nên học gương của Đức Chúa Giê-su trên Thánh Giá, và chỉ có thể có một nguyện vọng là đổ máu mình trên Thánh Giá làm hiến tế. (Thánh Terese of Lisieux)

 

26.  Mỗi giờ mỗi khắc công việc của tôi đều không rời khỏi Thánh Giá. (Thánh Terese of Lisieux)

27.  Thánh Giá là đường chính của tu đức, là cửa ải của hiền nhân, là khu vực của thánh nhân, bởi vì Chúa Giê-su vì yêu thương nhân loại mà hy sinh chính mình trên Thánh Giá, con người cũng nên hiến tế cùng một Thánh Giá, chấp nhận hy sinh, lấy yêu thương báo đáp yêu thương. (Thánh Francis de Sales)

28.  Đường lên Nước Trời thì hẹp, ai muốn đi trên đường khó khăn thì phải từ bỏ thế tục, dùng Thánh Giá làm gậy, quyết chí yêu mến Thiên Chúa, cam lòng đón nhận các nỗi đau khổ. (Thánh Gioan Thánh Giá)

29.  Mục đích tôi vào dòng là vì Thánh Giá cứu chuộc tất cả các linh hồn. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

30.  Thánh Giá là chìa khóa mở cửa thiên đàng, là chỉ nam hướng dẫn con người đi về nẻo chính, là khích lệ thành công tiến đức, là sự sống của linh hồn và thân xác, có thể loại bỏ các loại tai nạn hiểm nghèo, có thể dẫn đến các loại hạnh phúc. (Thánh John Damascene)

 

31.  Ai muốn đạt được mục đích thì phải dùng phương pháp tương xứng, đó chính là Thánh Giá mà Đức Chúa Giê-su đã chỉ rõ ràng cho chúng ta. (Thánh Terese of Lisieux)

32.  Muốn nắm thật chắc Thánh Giá như Đức Mẹ Ma-ri-a, con nhất định sẽ được an ủi. Đức Mẹ Ma-ri-a kiên vững đứng trước Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh mà không từ bỏ người thân, khi Mẹ muốn khóc mà không còn nước mắt thì tình yêu càng nhiều hơn. (Thánh Pi-ô Năm Dấu linh mục)

33.  Đức Chúa Giê-su vác cây Thánh Giá trước mặt con, lại vì con mà chết trên Thánh Giá là vì để con cũng vác Thánh Giá, và cũng mong con chết trên Thánh Giá. (sách Gương Chúa Giê-su)

34.  Không có gì có thể làm cho người ta phát sinh và bảo tồn tình yêu của Thiên Chúa cho bằng Thánh Giá. (Thánh Ignatius)

35.  Chỉ có người tôi tớ vác Thánh Giá mới có thể tìm được con đường ánh sáng thật và hạnh phúc thật. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

36.  Nếu con gặp đau khổ lớn là Thiên Chúa rất tín nhiệm con, là điềm báo trước muốn con nên thánh. Nếu con muốn nên thánh thì nên cầu xin Thiên Chúa ban cho con sự đau khổ, để có thể đốt lên lửa yêu mến và không hề bị giập tắt, ngoài Thánh Giá ra thì không có con đường nào khác. (Thánh Ignatius)

37.  Người có chí muốn toàn thiện các đức hạnh thì không thể nói: “Tôi không sai, nên tôi không thể nhận đau khổ”, nếu con không vác Thánh Giá, yêu cầu phù hợp với tình lý, thì đức hạnh của con mãi mãi sẽ không hoàn mỹ. (Thánh nữ Terese of Avila)

38.  Đức hạnh của một cá nhân càng cao, thì Thánh Giá của họ càng nặng thêm nhiều lần, bởi vì tâm tình yêu mến Thiên Chúa làm cho họ càng chịu nhẫn nhục và đau khổ của nhân thế này. (sách Gương Chúa Giê-su)

39.  Tự nguyện vác Thánh Giá thì hơn hẳn sự mong đợi hưởng phúc. (sách Gương Chúa Giê-su)

40.  Dưới ảnh hưởng của sự sợ hãi thì chúng ta nhẫn nại vác Thánh Giá của Đức Chúa Giê-su; trong ảnh hưởng của hy vọng lại càng có mảnh lực khuyến khích để chúng ta dùng tâm hồn kiên định và dũng cảm vác Thánh Giá; nhưng dưới sức mạnh của tình yêu, chúng ta nhiệt tình ôm lấy Thánh Giá. (Thánh Bernard)

 

41.  Đi theo Thánh Giá thì con phải hết lòng khinh chê chuyện thế tục để theo đuổi sự yên vui. (Thánh Gioan Maria Vianney)

42.  Thánh Giá của Thiên Chúa thì có rất nhiều loại để thánh hóa bạn hữu của Ngài. (Thánh Henry Suso)

43.  Thiên Chúa dùng Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại, Ngài cũng cần Thánh Giá để cho các linh hồn hướng thiện. (Thánh Speratus)

44.  Dựa vào cây Thánh Giá chứ không để Thánh Giá dựa vào mình. (Thánh Philiphê Neri)

45.  Vậy những người cự tuyệt không đón nhận Thánh Giá thì được lợi ích gì ? Sức nặng của Thánh Giá sẽ làm cho họ nặng hơn. (Thánh Alphonsus Liguori)

 

46.   Trên chặng đường cuộc sống của chúng ta đầy tràn những Thánh Giá, để cho chúng ta kết hợp với Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá. (Thánh John Eudes)

47.  Để tôi không những ngắm nhìn Thánh Giá, đeo Thánh Giá, mà còn đem nó ẩn tàng trong tâm hồn tôi. (Thánh nữ Bernadette)

48.  Không có sức sống của Thánh Giá, thì chỉ là một thập giá nặng nề nhất. (Thánh Pastor)

49.  Vui vẻ của chúng ta là do nơi Thánh Giá, Chúa của chúng ta cũng chỉ muốn nhờ con đường khổ nạn để tiến vào vinh quang. Ngài hướng dẫn đường con đi, cũng là đường đi của các thánh. (Thánh Vincent de Paul)

50.  Nếu bạn thường nghĩ đến câu nói dưới đây thì tự nhiên có thể yêu mến Thánh Giá: “Ngài yêu tôi và vì tôi mà quên bản thân mình”. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

51.  Con người ta nếu đón nhận Thánh Giá thì tiêu diệt được lòng tham, chấm dứt hành vi tội lỗi, tránh xa hư vinh và quét sạch sai lầm. (Thánh Leo I Giáo Hoàng)

 

------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 26:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐAU KHỔ

“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28)

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Thiên Chúa ban ơn cho những người chấp nhận đau khổ vượt qua ơn họ làm cho người chết sống lại. (Thánh John Chrysostom)

2.      Vì Thiên Chúa mà chịu đau khổ là bằng chứng rõ ràng Thiên Chúa yêu thích họ. (Thánh nữ Terese of Avila)

3.      Bất luận chúng ta đón nhận đau khổ gì, thì cũng không bằng một phần ngàn vạn mà Đức Chúa Giê-su đã chịu đau khổ vì chúng ta. (Thánh Stanislaus)

4.      Khi một người quyết tâm chịu đau khổ, thì đau khổ lập tức biến mất. (Thánh nữ Terese of Avila)

5.      Khi tâm hồn con người nhẫn nhục chịu đau khổ thì vượt qua sự tìm kiếm an lạc. (sách Gương Chúa Giê-su)

6.      Nhìn sự đau khổ thật là đáng sợ, nhưng nhìn thánh ý của Thiên Chúa trên sự đau khổ thì thật là dễ thương, thật hoan lạc. (Thánh Francis de Sales)

7.      Không muốn chấp nhận đau khổ là không muốn đội mũ triều thiên. (sách Gương Chúa Giê-su)

8.      Sống trên đời này mà không muốn chấp nhận đau khổ, thì nên coi đó là một sự bất hạnh lớn nhất. (Thánh Vincent de Paul)

9.      Khi Thiên Chúa ban cho chúng ta một loại đau khổ, thì nhất định Ngài cũng ban cho chúng ta một loại đặc ân để làm tăng them giá trị của đau khổ. (Thánh nữ Terese of Avila)

10.  Tu đức lập công thì hoàn toàn không để ý có bao nhiêu sự an ủi của thần linh, nhưng chỉ để ý đến nhiều đau khổ. (sách Gương Chúa Giê-su)

11.  Nếu người ta nghĩ rằng giá trị của sự đau khổ chính là Thiên Chúa, thì người ta sẽ tranh nhau để nhận đau khổ. (Thánh nữ Angela Merici)

12.  Chấp nhận đau khổ là bạn có thể nên giống Đức Chúa Ki-tô, là noi gương các thánh nam nữ. (sách Gương Chúa Giê-su)

13.  Tội lỗi che mất con mắt thiêng liêng của con người, nhưng đau khổ hoạn nạn lại mở sáng mắt thiêng liêng của con người. (Thánh Gregory giáo hoàng)

14.  Thiên Chúa dùng những khó khăn đau khổ của thế gian để rửa sạch tội lỗi của chúng ta. (Thánh John Chrysostom)

15.  Đau khổ của thế gian bức bách chúng ta trở về với Thiên Chúa, kêu gọi chúng ta ngoài Thiên Chúa ra thì không thể tìm được một sự yêu mến nào khác. (ThánhGregory giáo hoàng)

16.  Trong lòng luôn luôn chuẩn bị đón nhận những đau khổ mà Thiên Chúa thử thách trên bản thân mình, càng bình thường càng hèn hạ thì sự đau khổ đó càng hiện thực. (Thánh Francis de Sales)

17.  Lấy đau khổ làm vui thì đau khổ cũng trở nên ngọt ngào. (Thánh John Berchmans)

18.  Mất đau khổ là mất đi sự đau khổ của Thiên Chúa, Thiên Chúa cao trọng như thế nào thì đau khổ mất đi cũng sẽ to lớn như thế. (Thánh Augustine)

19.  Thiên Chúa gia tăng thử thách cho con người là để trị liệu căn bệnh tâm hồn của con người. (Thánh Gregory)

20.  Càng ít chịu đau khổ thì không cảm nhận được đau khổ. (Thánh John Berchmans)

21.  Các thánh nam nữ đều giống như Đức Chúa Giê-su, mặc dù bị rất nhiều đau khổ, nhưng linh hồn của các ngài luôn kết hợp với Thiên Chúa, không ngừng hưởng kiến phúc lành của Thiên Chúa. (Thánh nữ Catharina)

22.  Trong tất cả các ly cốc thì nên pha chút mật đắng, đau khổ cũng có thể giúp chúng ta xa cách vật chất của thế gian, hướng lòng lên với Chúa. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

23.  Không chịu đau khổ thì làm sao có thể nên thánh. (Thánh Tirannio)

24.  Chúng ta chịu khổ vốn dĩ không phải là việc Thiên Chúa vui thích, nhưng rất cần thiết cho chúng ta. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

25.  Cuộc sống tại thế của con người cần phải gặp rất nhiều đau khổ. (Thánh Gioan Thánh Giá)

 

26.  Ách của Chúa thật là vừa nhẹ lại vừa êm ái ngon ngọt. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

27.  Chúng ta cần phải chịu nhẫn nhục bất cứ đau khổ nào, bởi vì Thiên Chúa đã vì chúng ta mà chịu đau khổ trước. (Thánh Hilarius)

28.  Tất cả những cảnh ngộ đau khổ của chúng ta đều là do Chúa an bài, có lúc Ngài tặng cho chúng ta một chén đắng, đem vui vẻ biến thành đau khổ, thậm chí ngay cả hít thở chúng ta cũng không có thời gian, là vì để tâm hồn chúng ta quy hướng về Ngài. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

29.  Cố tránh ở nhưng không, thì đắng sẽ biến thành ngọt. (Thánh John Berchmans)

30.  Nếu ai muốn giấu đau khổ của mình không muốn để cho người khác biết, thì trên con đường thiêng liêng một ngày đi vạn dặm là tất nhiên, và lại được thần lực rất lớn. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

 

31.  Nếu giành được thiên đàng, thì tất cả các đau khổ đều không thấm vào đâu. (Thánh Joseph Calasanctius)

32.  Nơi nào ngập đầy bóng tối, thì tôi phải gieo xuống hạt ánh sáng. (Thánh Francis of Assisi)

33.  Con Thiên Chúa đã dùng sự khổ nạn để hoàn thành công việc cứu chuộc, dạy người ta cứu linh hồn để làm vinh danh Thiên Chúa, cứu người đẹp nhất chính là chịu đau khổ, đó đúng là vì yêu Chúa mà chúng ta chịu đau khổ, trở thành con đường chân thực và thiết yếu không chút hoài nghi. (Thánh nữ Terese of Avila)

34.  Người không chấp nhận mình có hoạn nạn đau khổ thì thật khốn nạn; người yêu mạng sống bất hạnh và mục nát này thì càng khốn nạn hơn. (sách Gương Chúa Giê-su)

35.   Nếu chúng ta hiểu được rõ ràng trong bệnh tật có cả một kho tàng quý báu thì nhất định vui vẻ đón nhận nó, giống như tiếp nhận ân sủng lớn nhất vậy. (Thánh Vincent de Paul)

 

36.  Khi bệnh cũng nên giống như lúc mạnh khỏe đều phải tỏ ra sự khiêm tốn và nhẫn nại của mình, để làm gương tốt cho người khác. (Thánh Ignatius)

37.  Người bệnh nằm trên giường bệnh so với các binh lính trên chiến trường thì càng phải bày tỏ dũng cảm hơn, nhưng dũng cảm của binh lính là coi trọng đao thương, còn dũng cảm của người bệnh thì chú ý đến sự nhẫn nại. (Thánh Segniga)

38.  Chúng ta ở trên trần gian thì giống như các chiến sĩ trên chiến trường vậy, không những người lành nên chuẩn bị đánh một trận tốt, mà người bệnh cũng nên chuẩn bị đánh trận tốt, bởi vì khi bị bệnh thì thân thể đau khổ cũng đánh ma quỷ, cho nên khi bị bệnh thì càng phải tỏ ra dũng cảm. (Thánh Christina)

39.  Những người muốn yêu mến Thiên Chúa, nếu không luôn luôn nhiệt tâm vì Ngài mà chịu đau khổ, thì không yêu Ngài cách chân chính. (Thánh Louis Gonzaga)

40.  Chấp nhận đau khổ và đem những tổn thương nhỏ và những âu sầu nhỏ trong ngày dâng lên Thiên Chúa. (Thánh Francis de Sales)

 

41.  Để chúng ta hiểu rõ Thiên Chúa chính là bác sĩ thì đau khổ là phương thuốc tốt để được cứu rỗi, chứ không phải là trời phạt. (Thánh Augustine)

42.  Thiên Chúa có thể ban cho chúng ta cái đẹp nhất chính là đau khổ. Thiên Chúa chỉ đem nó tặng cho người bạn tốt nhất của Ngài. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

43.  Trong đau khổ hoạn nạn, hoặc là chúng ta rửa sạch tội lỗi, hoặc là không phạm vài tội nào, thì cũng có thể làm cho chúng ta được triều thiên sáng chói. (Thánh Gioan Kim Khẩu)

44.  Chúng ta cần phải chịu đau khổ thì mới có thể đến cùng Thiên Chúa, bởi vì có rất nhiều lúc chúng ta quên mất chân lý ấy. (Thánh nữ Sophia)

45.  Người không trải qua nhiều cám dỗ và rèn luyện đau khổ, thì không thể đem mình làm người tôi tớ chân chính của Thiên Chúa. (Thánh Francis of Assisi)

 

46.  Người yêu nhiều, thì Thiên Chúa gởi đau khổ cho họ cũng nhiều hơn; người yêu ít, thì Thiên Chúa ban cho họ đau khổ cũng ít hơn. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

47.  Đối với tình yêu của Thiên Chúa thì chúng ta phải lấy sự cam tâm chịu đau khổ để đo lường. (Thánh Philip Neri)

48.  Giả như Thiên Chúa muốn con chịu mọi sự đau khổ, thì đó chính là Ngài bày tỏ kỳ vọng rất muốn con nên thánh. (Thánh Ignatius)

49.  Muốn được trường sinh không phải là nên chịu các loại đau khổ sao ? (sách Gương Chúa Giê-su)

50.  Khi Thiên Chúa tôi luyện con thì con nên cám tạ Ngài; bởi vì sự tôi luyện của Ngài đã chứng minh là Ngài yêu con, và nhận con làm con cái Ngài. (Thánh Alphonsus Liguori)

 

51.  Đức Chúa Giê-su giáo huấn các con, và sự an ủi của Ngài con có thể chia sẻ bao nhiêu là do con theo đuổi gương sáng của Ngài, vì yêu Ngài mà vui lòng chịu sỉ nhục đau khổ. (Thánh Ignatius)

52.  Các quân vương thường luôn dùng các phương thế nghiêm khắc để huấn luyện các tôi tớ, để họ có thể coi nhẹ tất cả những loại khó khăn gian khổ. (Thánh Ignatius)

53.  Đối với một người Ki-tô hữu, quang vinh không phải là vì Chúa Giê-su mà chịu đau khổ sao ? (Thánh Philip Neri)

54.  Chính khổ đau đã làm cho chúng ta và Ngài nên giống nhau. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

55.  Toàn bộ cuộc sống của con đều trông cậy vào sự khổ nạn và sự chết Đức Chúa Giê-su để thoát khỏi sự trừng phạt đời đời. Dù khi con có tất cả để dâng cho Ngài, thì chẳng qua cũng như một ngôi sao nhỏ bé trước mặt trời, như một giọt nước trong biển, như một hạt cát của hòn núi lớn mà thôi. (Thánh Bernard)

 

56.  Trong đau khổ chúng ta đi vào cuộc sống, trong lao lực sống qua cuộc sống này, và rời khỏi cuộc sống này trong sợ hãi. (Thánh Augustinus)

57.  Nếu nhiều lần con muốn nghĩ đến khóc than và đau khổ, thì giường êm nệm ấm hay chiếu cói thì chẳng khác gì nhau. (Thánh Bernard)

58.  Người minh triết không vì đau khổ của xác thịt mà buồn sầu rồi đau đầu hại khí mà không phấn chấn, nhưng trái lại sắc mặt họ vẫn vui tươi không chút sợ hãi. (Thánh Ambrosius)

59.  Nếu không đón nhận những đau khổ nào thì con đừng nên nói con đã được đức hạnh nào, bởi vì bình an vô sự, an nhàn tự tại, thì không chứng thực được điều gì cả. (Thánh Marcô ẩn sĩ)

 

--------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 27

 

 

 

 

 

 

KHẮC KHỔ

HÃM MÌNH

“Ann em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của an hem, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé”. (1Pr 5, 8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Người khắc khổ vì Thiên Chúa mà cắt đứt tình cảm lệch lạc. (Thánh Bernard)

2.      Khắc khổ xác thịt có thể sửa đổi các loại khuyết điểm, có thể sửa đổi các loại đức hạnh, có thể từng bước đạt tới sự hoàn thiện cách thỏa đáng. (Hiền sĩ Casien)

3.      Khắc khổ hãm mình có công đức như tử đạo, người tử đạo vì Thiên Chúa mà hy sinh. (Thánh Bernard)

4.      Ma quỷ sợ nhất là những người khổ công thực hành “gác đêm (tỉnh thức), cầu nguyện, giữ chay, sống nghèo”. (Thánh Antôn)

5.      Con người sống tại thế nên nếm đủ hoạn nạn khốn khổ, chấp nhận lao khổ, sau đó mới hưởng an lạc. Bởi vì lao khổ và hoạn nạn khiến cho người ta nên giống Đức Chúa Giê-su của chúng ta, và được Chúa ưu tiên tuyển chọn trước. (Thánh Francis de Sales)

 

6.      Đôi chân hoàn toàn tiến vào con đường đức hạnh chính là khắc khổ và tình yêu, một giống như chân phải và một giống như chân trái. (Thánh Francis of Assisi)

7.      Nếu yêu mến Thiên Chúa mà không chấp nhận đau khổ, thì phải biết rằng đó là xa lánh Thiên Chúa. (Thánh Vincent de Paul)

8.      Học vấn của thánh nhân chỉ cần hai việc: một là công việc hai là chịu đau khổ, càng làm càng tốt hai việc này thì thánh đức càng lớn. (Thánh Francis de Sales)

9.      Có người yêu mến sự khắc khổ, lúc nào cũng tìm cơ hội để khắc khổ, đây là thói quen rất tốt, rất là có ích. (Thánh Alphonsus Liguori)

10.  Một người bên ngoài mặt không khắc khổ mà nói trong lòng mình khắc khổ, thì rõ ràng là trong lòng và bên ngoài của họ đều không khắc khổ. (Thánh Vincent de Paul)

 

11.  Chúng ta không nên hiểu lầm, không nên dối mình: mình không thể khắc khổ trong việc nhỏ, thì trong việc lớn cũng sẽ không thể khắc khổ mình được. (Thánh Francis Xavier)

12.  Khắc chế miệng và bụng là công phu bước đầu tiên của tinh thần tu đức, không thể khắc chế lòng tham của miệng và bụng, thì rất khó mà khắc chế những tật xấu khác. (Thánh Vincent de Paul)

13.  Lòng thành và khắc khổ ở bên ngoài lệ thuộc sự khắc khổ bên trong, có khắc khổ nội tâm thì sự khắc khổ ở bên ngoài càng hoàn thiện thêm, càng có ý nghĩa, càng thuận tiện hơn. (Thánh nữ Terese of Avila)

14.  Có thể xác tín là khi gặp đau khổ, hoặc là do lòng nhân từ của Chúa, hoặc là do tự con người mà chịu nhẫn nhục một ngày thì có thể so với mười năm tự làm công việc khổ nhọc, công lao càng nhiều thì càng được Chúa yêu mến. (Thánh Francis de Sales)

15.  Khắc khổ của tôi là ở nơi sự từ bỏ ý riêng của mình, không nói lời biện hộ cho mình, và khi giúp đỡ người khác trong các việc nho nhỏ mà không nói những lời khoe khoang mình. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

 

16.  Hôm nay lao khổ có thể được ích lợi, hôm nay khóc lóc có thể được báo thưởng, hôm nay than thở thì Thiên Chúa nghe lời con, hôm nay đau khổ thì có thể đền bù tội lỗi rửa sạch linh hồn. (sách Gương Chúa Giê-su)

17.  Một người không thực hành khắc khổ bản thân mình, thì không thể có nhân đức khắc khổ trong lòng. (Thánh Vincent de Paul)

18.  Phàm việc gì đến từ Thiên Chúa, hoặc những thống khổ mà Thiên Chúa cho phép đến từ con người, nếu chúng ta chấp nhận chúng nó, thì tất cả giá trị công đức đều vượt qua tất cả những chọn lựa từ sự quyết chí của bản thân chúng ta. (Thánh Francis de Sales)

19.  Đức Chúa Giê-su Ki-tô là đầu của tất cả chúng ta, chúng ta là chi thể của Ngài, đầu đội triều thiên mão gai, chi thể lại có thể ham muốn sự thảnh thơi chăng ? Cần phải tu thân khắc chế mình thì mới có thể kết hợp để xứng đáng với đầu. (Thánh Bernard)

20.  Ma quỷ tránh né những người sống khắc khổ với mình, không dám cám dỗ họ, nó chỉ dám cám dỗ những người nuông chiều thân xác mình. (Thánh Francis Assisi)

 

21.  Giữ chay và khắc chế mình là binh khí để hộ thân, có thể chận đứng những tấn công của ma quỷ. (Thánh Ambrosius)

22.  Muốn biết tinh thần tu đức có tiến bộ nhiều hay ít, thì nên lấy sự khắc khổ để đo lường. (Thánh Hieronimo)

23.  Con người nếu chỉ muốn lao khổ vì vinh quang của Thiên Chúa, thì Thiên Chúa đã hài lòng rồi. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

24.  Người học tập khắc khổ đặc sắc nhất thật là ít ỏi, cho nên người được ân sủng đặc sắc nhất cũng rất ít. (Thánh nữ Phan-xi-ca Chantal)

25.  Nếu có người nói khắc chế mình không quan trọng, thì dù anh ta có làm phép lạ để chứng minh đức hạnh, thì cũng không thể tin tưởng được. (Thánh Gioan Thánh Giá)

 

26.  Con khắc chế mình bao nhiêu thì thánh đức của con tiến bộ bấy nhiêu. (Thánh John Berchmans)

27.  Thánh đức và sự kết hợp với Thiên Chúa thì không coi trọng sức mạnh kỳ diệu và các loại thần ân, nhưng coi trọng sự khắc khổ bản thân trong ngoài, từ bỏ mình, vì Đức Chúa Giê-su Ki-tô mà chịu đau khổ. (Thánh John of the Cross)

28.  Một người càng khắc chế mình thì càng có thể đón nhận sự cảm hóa và kêu gọi của Thiên Chúa, con đường thánh đức của họ cũng càng tiến bộ hơn nhiều. (Thánh Francis de Sales)

29.  Con người ta nên đấu tranh với chính mình nhiều hơn, lâu ngày mới có thể hoàn toàn chiến thắng chính mình. (sách Gương Chúa Giê-su)

30.  Sự tiến bộ chân chính của con người chính là khắc chế mình, người khắc chế mình thì có thể thoát khỏi sự mệt mỏi, hưởng được bình an. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

31.  Anh em nên coi việc giữ chay là tình trạng khỏe mạnh, tiết chế ăn uống để thuần phục xác thịt của anh em. (Thánh Augustinus)

32.  Khắc chế mình là thước đo sự tiến bộ. (Thánh Ignatius)

33.  Luôn cầu nguyện khiến chúng ta chiến thắng chính mình. (Thánh Ignatius)

34.  Phàm là người kiên trì muốn chiến thắng thì hình như họ đã chiến thắng rồi. (Thánh Laurence)

35.  Nếu muốn cùng với mọi người hòa mục bình an, thì trong mọi việc phải học tập khắc chế bản thân mình. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

36.  Một lần khắc chế bản than mình thì vượt qua giá trị và hiệu lực của ba mươi ngày tu đức nghiêm nhặt giữ chay. (Thánh John Vianney)

37.  Phàm là những người không đền tội mà chết thì thật là đại họa, bởi vì họ sẽ trở thành con cái của ma quỷ, nhất định phải bị trừng phạt đời đời trong hỏa ngục. (Thánh Francis of Assisi)

38.  Cuộc sống của người Ki-tô hữu là một loại khắc chế ngắt quãng đối với cái tôi của mình, và lấy cái giá của sự đau khổ buồn phiền biến thành đẹp đẽ. (Fr. Parde Pio of the five Wounds of Christ, cha thánh Pi-ô Năm Dấu)

39.  Nếu con không học tập khắc chế mình, thì con không thể tiến bộ trên phương diện tu đức được. (Thánh John of Cross)

40.  Con thực hành bao nhiêu khắc khổ thì càng có bấy nhiêu tiến bộ. (Thánh Jerome)

 

41.  Nếu có một ngày con không vì yêu mến Thiên Chúa mà làm một vài việc hãm mình, thì nên thở dài não ruột vì mình đã lãng phí một ngày. (Thánh Magdalen Panattieri)

42.  Bất luận là ai nếu muốn tiến tới trên đường nhân đức, thì cần phải khắc chế mình, sửa chữa khuynh hướng không lương thiện của mình. (Thánh Augustinus)

----------------------

 

Chương 28 :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÀNH THỰC

“Bởi thế, một khi đã cởi bỏ sự gian dối, mỗi người trong an hem hãy nói sự thật với người than cận, vì chúng ta là phần thân thể của nhau”. (Ep 4, 25)

 

 

 

 

 

 

 

1.      Thành thực vốn là một hành vi đơn giản của tình yêu, nhưng có một mục đích đó là làm cho Thiên Chúa yêu thích, nếu trên mọi việc mà chúng ta làm chỉ đơn thuần là tìm sự yêu mến của Thiên Chúa, thì linh hồn của chúng ta là một linh hồn thành thực. (Thánh Francis de Sales)

2.      Bản sắc của thành thực là chú ý dạy chúng ta hướng về Thiên Chúa, không gò ép quấy rầy sĩ diện của tình người và tư lợi cá nhân, rất rõ ràng là: có thì nói có, không thì nói không, tâm khẩu hợp nhất, ngôn hành nhất trí, không làm bộ lương thiện, luôn luôn gìn giữ sự trong sáng rõ ràng. (Thánh Vincent de Paul)

3.      Có thể dùng các tiếng nói tôi đã nghĩ tới, có thể dùng các hình thức để đối xử với mọi người mà tôi đã thử qua, nhưng phương thức tốt nhất là vừa thành thực vừa khiêm tốn, là tự mình có thể nhẫn nại để cho người khác được vui vẻ. (Thánh Silas)

4.      Phàm người luôn gìn giữ hành vi chân chính, thì có thể được bình an với mọi người. (Thánh Francis Assisi)

5.      Người thông minh và có kinh nghiệm thì bao giờ cũng trò chuyện làm quen để lôi kéo người khác hướng về Thiên Chúa, tốt nhất là lấy thái độ rõ ràng lại thành thực, đó chính là tinh thần của Đức Chúa Giê-su, Chúa chúng ta, và chúng ta cũng nên có tinh thần của Ngài. (Thánh Vincent de Paul)

------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 29 :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THẬN TRỌNG

LỜI NÓI

“Ai cho mình đạo đức mà không kiềm chế miệng lưỡi, là tự dối long mình, vì đó chỉ là thứ đạo đức hão” (Gc 1, 26)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Người không hết lòng gìn giữ miệng lưỡi, thì rất dễ dàng rơi vào sự cám dỗ của ma quỷ. (Thánh Albert the Great)

2.      Thinh lặng bên ngoài là bằng chứng bên trong tâm hồn kính sợ Thiên Chúa. (Thánh Bernard)

3.      Phàm là trước mặt không dám nói thì bên sau cũng không nên nói, bởi vì trước mặt thừa nhận nhưng sau lưng phỉ báng thì thật đáng hổ thẹn. (Thánh Vincent de Paul)

4.      Khi nói mà cười lớn, pha trò dung tục, là hành vi của phường hát trò, rất không phù hợp với thân phận của người chuyên lo việc tu đức. (Thánh Basil)

5.      Lời tục tĩu nơi miệng người thế tục bất quá chỉ là lời đùa cợt, nhưng ở nơi miệng chúng ta thì là lời nhục mạ Thiên Chúa (Thánh Bernard)

 

6.      Người có chí tu đức thì không thể như trẻ em thích nói lời đùa cợt, nếu trở thành thói quen thì có hại rất lớn, nó khiến cho người nhiệt tâm biến thành lãnh đạm, người cẩn thận cũng thành bừa bãi. (Thánh Basil)

7.      Muốn lấy lòng tin của người khác thì không cần phô trương bằng lời nói, nhưng nói lời thật thà chắc chắn đúng đắn thì tự nhiên mọi người tin phục, nếu quá phô trương chuyện nhỏ nói lớn, ít nói nhiều, thì khó mà để người khác tin phục được. (Thánh Vincent de Paul)

8.      Im lặng có thể làm cho chúng ta hạnh phúc và bình an lớn nhất. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

9.      Nếu chúng ta chỉ có thinh lặng bên ngoài mà lại thiếu thinh lặng trong tâm hồn, thì có ích chi ? (Thánh Gregory)

10.  Thinh lặng khiến cho người ta yêu quý sự khiêm tốn, và cũng đề cao sự khiêm tốn. (Thánh Benedict)

 

11.  Để tránh khỏi trượt chân té ngã, thì trước hết nên để tâm mình yên tĩnh. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

12.  Ngoài việc vì vinh quang của Thiên Chúa, vì lợi ích của mọi người và vì có liên quan đến bản thân mình, thì tôi sẽ không nói chuyện. (Thánh Hilarius)

13.  Không nói chuyện tào lao thì có thể làm cho cho lương tâm bị tổn thương của chúng ta trở về với sự thinh lặng. (sách Gương Chúa Giê-su)

14.  Người tự nguyện thinh lặng thì mới có thể nói lời thỏa đáng. (sách Gương Chúa Giê-su)

15.  Người không nhiều chuyện thì trong lòng tự nhiên trầm mặc, tự nhiên dễ dàng có ý niệm tốt lành. (Thánh ẩn sĩ vô danh)

 

16.  Trong gian khổ có thể im lặng không nói, nội tâm hướng thượng, không để ý lời người khác phê bình, đó chính là minh triết. (sách Gương Chúa Giê-su)

17.  Bình an của con không thể theo miệng lưỡi người khác mà thay đổi, bất luận người ta nói con tốt hay xấu, thì con cũng không nên vì đó mà thay đổi. (sách Gương Chúa Giê-su)

18.  Tĩnh tâm là phương pháp tốt nhất để tâm hồn thuần khiết, và cũng chỉ có nó là phương pháp duy nhất mà thôi. (Thánh Vincent de Paul)

19.  Khi phán xét đã ập đến trên đầu thì dứt khoác phải thanh toán những chuyện tào lao của con người. Đối với những lời nói dối, chứng dối, ghen ghét, nhơ bẩn, kiêu ngạo, nịnh hót, nói lời sỉ nhục người khác, thì bị phán xét càng trầm trọng hơn. (Thánh Bernard)

20.  Tĩnh tâm là hạnh phúc duy nhất. (Thánh Augustinus)

 

21.  Một câu nói có thể làm cho người ta nộ khí xung thiên, một câu nói có thể làm tổn thương thấu tim của người hảo tâm và tăng thêm sự phiền phức cho mọi người. (Thánh Vincent de Paul)

22.  Trong thanh tịnh thì linh hồn nhiệt thành mới được tiến bộ, mới có thể thấu triệt mầu nhiệm của Thánh Kinh. (sách Gương Chúa Giê-su)

23.  Người không biết nói những lời gì khác, mà chỉ biết nói việc của Thiên Chúa thì thật có phúc. (Thánh Hieronimus)

24.  Nếu như chúng ta không cẩn thận nói lời xúc phạm đến người khác, dù chỉ nửa câu nói thôi, thì trong lòng cũng phải biết xấu hổ. (Thánh Ignatius)

25.  Không nên coi thường sự khẳng định hoặc phủ định, nhưng lời ăn tiếng nói của con nên là mộc mạc giản dị. (Thánh John Berchmans)

 

26.  Con nên nhớ, ngay cả một câu tào lao cũng đều bị phán xét, thì nhất định con sẽ không lấy làm đau khổ khi tĩnh lặng. (Thánh Bernard)

27.  Thiếu nữ nên nói ít mà cẩn thận, cử chỉ ăn nói thanh cao không hệ tại tranh cải, mà là ở nơi sự đoan trang. (Thánh Hieronimo)

28.  Nếu nói vớ vẫn thì người nói không cần phải nói, vì người nghe cũng không được ích lợi gì cả. (Thánh Gregory)

 

-----------------------

 

 

 

Chương 30:

 

 

 

 

 

 

 

HƯ VINH

“Chúng ta đừng có tìm hư danh, đừng khiêu khích nhau, đừng ganh tỵ nhau”. (G 5, 26)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Hư vinh hại người thì giống như mũi tên vậy, mũi tên vừa nhỏ vừa nhẹ, bắn ra thì phiêu phiêu lướt nhẹ, nhìn thì rất mềm mại, nhưng không biết rằng nó có thể đâm thâu qua xương cốt, trong chớp mắt, con người liền tuyệt mạng. (Thánh Bernard)

2.      Hư vinh là kẻ thù của linh hồn, là ẩn giấu độc dược, là ôn dịch vô hình, là tên nộ lệ tráo trở, là bà mẹ giả lương thiện, là nương tử (người vợ) ghen ghét, là giòng suối của thói xấu, là thức ăn có độc, là đức hạnh bị bại hoại, là hôn mê của hiểu biết, đem thuốc tốt biến thành độc dược, các loại độc hại, khó mà đếm cho hết. (Thánh Bernard)

3.      Người ca ngợi nhân đức thì nhiều, người trực ngôn thì ít, Thiên Chúa rất không thích những người giả bộ ca ngợi nhân đức. (Thánh Augustine)

4.      Người khiến người khác thất đức, thì chẳng qua cũng là vì những lới nói a dua. (Thánh Senica)

5.      Người gặp hoạn nan mà có thể giữ gìn đức hạnh thì nhiều, người được tiếng tốt mà không mất đức hạnh thì rất ít. (Thánh Gregory)

6.      Người khác tán dương tôi khắp nơi, các anh thì phỉ báng tôi khắp nơi; người khác nói tôi thông minh khôn ngoan, các anh thì nói tôi là người ngu đần; người khác nói tôi là người có tài năng, các anh thì nói tôi là người ngốc nghếch. (Thánh Francois de Assisi)

7.      Phàm người muốn được vinh quang mãi mãi thì nhất định phải coi thường vinh quang tạm bợ. (sách Gương Chúa Giê-su)

8.      Vinh quang giả dối thì giống như ôn dịch, là huyền hoặc trong hư không, làm cho con người lìa xa vinh quang thật mà mất đi thánh sủng bởi trời. (sách Gương Chúa Giê-su)

9.      Vinh quang của thế gian là danh dự tạm thời, sự cao quý của thế gian nếu nói giống như vinh quang vĩnh viễn, thì đúng là hồ đồ giả dối. (sách Gương Chúa Giê-su)

10.  Nếu chỉ ham người khác ca ngợi, lấy tiếng tốt để làm hướng đi cho cuộc sống, thì hạng người này không những không thể lập công tu đức, chấp nhận đau khổ cách vô ích, lại còn có thể biến thiện thành ác, biến công lao thành tội. (Thánh Basil)

11.  Gặp cơ hội khắc chế hư vinh thì con nên hết lòng chấp nhận. (Thánh John Berchmans)

12.  Cuộc sống của con người như cỏ dại, tất cả vinh quang của họ trong cuộc sống thì như hoa dại, trong nháy mắt liền rơi rụng. (sách Gương Chúa Giê-su)

13.  Nếu chúng ta vì để làm vui lòng người khác, thì không phải là tôi tớ trung thành của Đức Chúa Giê-su. (Thánh John Berchmans)

14.  Người ta chú ý đến bản tính ưu điểm trên con người và sự vật, giống như nơi Thánh Thể người ta chỉ chú ý đến bánh miến bề ngoài, thì giống như muốn múc nước nơi giếng khô cạn, nghiên cứu linh hồn nơi xác chết, tìm ánh sáng trong bóng tối vậy. (Thánh Francois de Sales)

15.  Người lấy cớ là vì tự do nên ở đâu cũng làm ra vẻ ta đây, thì không thể không gặp sự khiển trách. (Thánh Bernard)

16.  Con người ta nếu sửa chữa được bước thứ nhất không tham vinh quang của thế gian, thì mới có thể hoàn toàn nếm được sự vui vẻ thần thiêng của Thiên Chúa, sau đó thì có thể sao cũng được. (sách Gương Chúa Giê-su)

17.  Hết sức có thể, các con nên tránh xa hư vinh, cũng vẫn cứ không nên khoe khoang bản thân mình. (Thánh Vincent de Paul)

 

--------------------

 

 

 

 

Chương 31:

 

 

 

 

 

 

 

 

XÉT MÌNH

“Vì thế, cả tôi nữa, tôi cố gắng để trước mặt Thiên Chúa và người ta, lương tâm tôi không có gì đáng chế trách”. (Cv 24, 16)

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Chúng ta nên nghiêm khắc xét mình về lời nói và hành vi của mình, giống như gia chủ xét hỏi đầy tớ số tiền đã giao cho nó vậy. (Thánh John Chrysostom- Gioan Kim Khẩu)

2.      Không muốn xem xét lời nói và hành vi của mình, thì giống như người nhắm mắt khi đi ngoài đường, nhất định là phải đi lạc hướng mà tự mình cũng không biết. (Thánh Gregory)

3.      Lấy việc xét mình cầu nguyện để tu sửa hoàn toàn các đức hạnh, giữ gìn sự thanh sạch của lương tâm là phương pháp hữu hiệu nhất. (Thánh Dorothy)

4.      Mỗi buổi tối, tất cả mọi việc thuộc về bản thân đã kết thúc, trước khi đi ngủ, thì nên xét mình kỷ lưỡng về ngôn hành của mình trong ngày. (Thánh Basil)

5.      Người lo công việc tu đức thì nên bắt chước người buôn bán, mỗi buổi tối tính sổ sách, coi ngày hôm nay linh hồn làm ăn lời hay lỗ. (Thánh Ephraem)

6.      Thiên Chúa rất kỳ vọng chúng ta trở thành người hoàn hảo giống như Ngài vậy, chúng ta cần phải mau mau xét mình, coi mình còn thiếu những gì chưa giống với Thiên Chúa. (Thánh Terese of Avila)

7.      Ai có thể trung thực kiểm thảo bản thân mình, thì đối với những trách cứ của người khác lại càng rất dễ im hơi lặng tiếng. (sách Gương Chúa Giê-su)

8.      Đối với cuộc sống của con có hoàn chỉnh hay không, nếu đầy đủ tốt lành thì nên gia tăng xét mình cách chi tiết, coi thử mình cuối cùng đã có tiến bộ hay thụt lùi, giống Thiên Chúa hay không giống Thiên Chúa, khoảng cách gần Thiên Chúa hay xa Thiên Chúa. (Thánh Bernad)

9.      Con phải nhớ đến những tội con đã phạm để nhân cơ hội đó mà làm việc đền tội. (Thánh Kessog)

10.  Con phải lấy tinh thần để kiểm thảo mình, có nghĩa là: con nên chú ý đến tinh thần, không phải việc của con, cũng không phải hoàn cảnh chung quanh con, nhưng là trong tâm hồn cô quạnh của con. (Thánh Basil)

11.  Chỉ có nhớ đến tội lỗi thì mới có thể làm cho con người thêm khiêm tốn, và từ khiêm tốn mới có thể được phục hồi sự giao hảo với Thiên Chúa nhân từ, trở thành người công chính. (Thánh Kessog)

12.  Khi con dụng tâm để xét mình thì gọi là lương tâm trong sạch nhưng con vẫn còn phải đối chiếu với sức lực của chính mình để thật lòng thống hối, cần phải nói thật lòng để gạt bỏ những độc hại trong lương tâm của con. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

---------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 32:

 

 

 

 

 

 

 

 

THỐNG HỐI

“Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn”.

(Lc 5, 32)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Con người ta nếu khi phạm tội mà trong lòng buồn bực thống hối, khiêm tốn nhẫn nhục chịu đựng, thì Thiên Chúa lập tức trở lại với họ. (Thánh Terese of Lisieux)

2.      Khi con người ta quay đầu trở lại khóc lóc sám hối tội của mình thì cảm thấy có sự an ủi rất lớn. (Thánh Augustine)

3.      Giáo dân nguội lạnh trở lại thì dễ, nhưng người tu sĩ nguội lạnh trở lại thì rất khó. (Thánh Ambrose)

4.      Hướng dẫn người tội lỗi thì nên giống như hướng dẫn người mù, con người ta khi nhìn thấy người mù đi lạc đường vào nơi nguy hiểm, thì không những không bực mình buồn phiền họ, trái lại còn tội nghiệp cho họ mà đến dẫn dắt họ đi ra khỏi nơi nguy hiểm, tiến bước trên đường chính. (Thánh Didacus of Seville)

5.      Mình tôi không những không khó chịu khi kêu danh Chúa Giê-su Ki-tô, mà còn phải hướng dẫn tội nhân quay đầu trở lại, để lau sạch nước mắt của Chúa Giê-su đã đổ ra vì tội lỗi của con người. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

6.      Thiên Chúa yêu cầu chúng ta, tức là mời gọi chúng ta cải quá tự tân, chứ không phải là sự hy sinh vô nghĩa. (Thánh Francis of Assisi)

7.      Chảy một giọt nước mắt trước Chúa Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh trên thập giá, thì có giá trị hơn một năm ăn chay. (Thánh Augustine)

8.      Sự khiêm nhường thống hối của người tội lỗi là lễ phẩm mà Thiên Chúa vui thích, hương thơm của nó so với nhang thơm thì càng thơm ngát ngào ngạt hơn. (sách Gương Chúa Giê-su)

9.      Sám hối trong lòng thì ích lợi rất lớn, nếu con bừa bãi thì ích lợi sẽ mất đi. (sách Gương Chúa Giê-su)

10.  Lúc nào chúng ta hồi tâm hướng lên cùng Chúa thì sẽ thấy Ngài yêu thương chúng ta, so với trước khi chúng ta phạm tội thì càng nhiều hơn. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

11.  Ai không chịu đau khổ và thống hối tội mình đã phạm, thì họ không đáng để được Chúa an ủi. (sách Gương Chúa Giê-su)

12.  Con người ta đều có tội, nhưng người cố tình không tĩnhtỉnh ngộ thì là ma quỷ. (Thánh nữ Catha rineCatharine)

13.  Thống hối tội lỗi là làm lại bí tích Rửa Tội, là cùng với Thiên Chúa lập giao ước lần thứ hai. (Clement)

14.  Dù lương tâm tôi có thể gánh vác tất cả những tội nó có thể phạm, thì tôi vẫn cứ phải thống hối, tìm đến nép vào lòng Chúa chúng ta, tôi biết Ngài nhân từ biết bao đối với tất cả những lãng tử quay đầu trở về. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

15.  Trong tất cả những việc thiêng liêng, tốt nhất là hợp tác với Thiên Chúa, để cho tội nhân hoán cải trở về. (Thánh Daniel)

16.  Không thống hối chuộc tội, thì Thiên Chúa không thể tha thứ tội. (Thánh Jerome)

17.  Con hy vọng không bị Thiên Chúa trừng phạt ? Vậy thì con tự phạt mình đi. (Thánh Augustine)

18.  Từ chối làm việc chuộc tội so với bản thân khi phạm tội thì nhục mạ Thiên Chúa hơn. Thánh Gioan Kim Khẩu)

19.  Hoặc là bây giờ hối cải chuộc tội, hoặc là chịu hình khổ đời đời. (Thánh Augustine)

20.  Bất cứ người Ki-tô hữu nào, dù tự cảm thấy lương tâm vô tội, thì cũng không thể làm việc nguy hiểm bất chấp đến sự mất linh hồn của mình. (Thánh Augustine)

21.  Nếu chúng ta không thay đổi cuộc sống, thì làm việc đền tội nào có ích gì chứ ?” (Thánh Augustine)

22.  Mặc dù tôi chỉ phạm một tội nhỏ, nhưng là lý do lớn để tôi vì nó mà thống hối suốt đời. (Thánh Francis of Assisi)

23.  Thời gian Thiên Chúa đợi con người ta hối cải càng nhiều, mà khi họ không muốn hối cải thì sự trừng phạt của Thiên Chúa càng nghiêm trọng. (Thánh Gregory)

24.  Tội là sự ác nghiêm trọng, nhưng không phải không có chữa trị; tội là sự ác nghiêm trọng vì người cố chấp không hoán cải, nhưng người ăn năn hối cải thì dễ dàng chữa trị. (Thánh Cyrillus)

25.  Con phải nhớ các tội của con phạm, vì nhờ nói mà con có cơ hội làm việc đền tội mình. (Thánh John Chrysostom)

26.  Nếu con biết hối cải, cải quá tự tân, thì Thiên Chúa cũng sẽ chuyển tâm hồi ý tha thứ tội và thi ân cho con. (Ambrosius)

27.  Nếu tội nhân mà không biết hối cải, thì sẽ khiến cho quan án nổi lên cơn thịnh nộ. (Thánh Hieronimus)

28.  Nước mắt khiêm tốn thú nhận tội của tội nhân là nguồn nước cứu họ. (Thánh Augustine)

29.  Chúng ta quyết tâm hối cải, khi tử bỏ những thói quen xấu thì những thói quen xấu ấy sẽ giúp cho chúng ta tu đức nên thánh. (Thánh Gregory)

30.  Nếu con người tận tâm với mình, thành thực thống hối, bất luận là lúc nào, hoặc là được tha tội, hoặc là cầu ơn, đều có thể đến trước tòa Thiên Chúa. (sách Gương Chúa Giê-su)

 

---------------------------

 

 

 

Chương 33:

 

 

 

 

 

 

 

 

THA THỨ

“Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu an hem không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em”. (Mt 6, 14-15)

 

 

 

 

 

 

 

1.      Ở đâu có đau khổ hận thù, con sẽ gieo vào hạt giống thứ tha. (Thánh Francis of Assisi)

2.      Các bạn không phải cầu sự khoan thứ nơi tôi, nhưng các bạn phải cầu xin sự tha thứ nơi Thiên Chúa. (Thánh Catharina)

3.      Năm dấu đinh của Chúa Giê-su giống như năm lời biện hộ luôn luôn ở trước tòa Chúa Cha, thay cho nhân loại cầu ân. Thiên Chúa Cha vừa nhìn thấy năm vết đinh của Chúa Giê-su thì không thể không tha thứ cho tội nhân. (Thánh Ambrosius)

4.      Sự trả thù của người giáo hữu chính là tha thứ. (Thánh John Bosco)

5.      Con hy vọng được tha tội nhưng vẫn không giống như Thiên Chúa, bởi vì Ngài càng hy vọng cấp bách tha tội cho con. (Thánh John Chrysostom)

6.      Con muốn người khác tha thứ cho con, thì con cũng phải tha thứ cho người khác. (sách Gương Chúa Giê-su)

7.      Chị em có sai lầm, nếu để họ miễn cưỡng nhận tội là phương pháp không hay, bởi vì chúng ta không có bổn phận trông coi họ, chúng ta là thiên thần hòa bình, chứ không phải là pháp quan hạch tội. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

8.      Tôi không cầu xin để được người khác tha thứ, nhưng chỉ cầu xin cho tôi biết tha thứ cho người khác. (Thánh Francis of Assisi)

9.      Tiên vàn không nên đem lòng khoan nhân biến thành quá yêu chiều chuộng. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

10.  Khoan dung là một phần quan trọng của đức ái, không có lòng khoan dung thì giữa con người với nhau khó mà qua lại với nhau. Vả lại, khoan dung là gắn bó các tình bạn hữu nghị lại với nhau, nó làm cho con người ta điều hợp những ý kiến tâm niệm và hành động, hơn nữa làm cho họ liên lạc với Thiên Chúa, do đó mà đạt được sự bình an chân chính. (Thánh Vincent de Paul)

11.  Thánh nhân càng im lặng thì chúng ta càng gia tăng lòng nhẫn nại, quyết không thể nản lòng nhụt chí. (Thánh Gregogy)

12.  Thiên Chúa nhẫn nại với mỗi người có thời gian dự định, khi thời gian đến cực điểm thì người ấy không thể nhận được sự khoan thứ nữa. (Thánh Augustino)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 34:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỘI LỖI

“Lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta là cái chết”. (Rm 6, 23)

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Người phạm tội thì trong lòng không có Thiên Chúa, cái họ yêu chính là những tội lỗi lại trở thành Thiên Chúa của họ. (Thánh Hieronimo)

2.      Người phạm tội thì đắc tội với Thiên Chúa, có thể nói là hung ác vô cùng, bởi vì như thế là nhục mạ Thiên Chúa vô hạn. (Thánh Thomas Aquinas)

3.      Tôi thà nhảy vào trong hầm lửa chứ không muốn phạm một tội nhỏ. (Thánh Nicola)

4.      Một con kiến thấp hèn dám nhục mạ ông chủ uy nghiêm vô hạn, thì nó là kẻ hung ác đến mức nào. (Thánh Bernard)

5.      Linnh hồn của con người tựa như một mặt kính, khi linh hồn không phạm tội trọng, thì mặt kính này trong sáng và nhìn thấy rõ ràng, phản ảnh lại hình ảnh của Thiên Chúa; lúc nào phạm tội trọng thì mặt kính này bị lu mờ, không thể phản ảnh lại hình ảnh của Thiên Chúa. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

6.      Ngoài việc phạm tội ra, thì không có gì đáng hổ thẹn. (Thánh Francis de Sales)

7.      Ghê gớm nhất là tội trọng, mức độ hung ác của nó thật là vô hạn, dù cho đem tất cả các hy sinh của tất cả mọi người trên thế gian và của các thiên thận hợp lại, thì cũng không thể bù chuộc một tội trọng. (Thánh Augustinus)

8.      Tội nhẹ làm chậm lại sự tiến bộ của các nhân đức. (Thánh Vincent de Paul)

9.      Nếu linh hồn mang tội trọng, thì giống như cây khô chết, không thể khai hoa kết trái. (Thánh Francis de Sales)

10.  Tội nhẹ giống như mụn nhọt người ta không lưu ý đến, khi vết thương từ từ lở loét, cuối cùng thì dẫn đến cái chết. (Thánh John Chrysostom)

11.  Người quen phạm những tội nhẹ thì dần dần mất đi cảnh giác đề phòng phạm tội trọng. (Thánh Augustinus)

12.  Bất cứ tội ác nào trên thế giới này không có một tội nào mà tôi không phạm; nếu là tội mà tôi chưa phạm, thì hoàn toàn thuộc về sự nhân từ của Thiên Chúa. (Thánh Augustinus)

13.  Cha mẹ nhìn thấy con nhỏ tập đi mà bị té ngã thì không những không nổi giận, trái lại càng thêm vui vẻ, bởi vì họ hiểu rõ nếu con nhỏ không bị té ngã thì sẽ không biết đi. Từ đó mà nhìn ra, phương pháp tốt để công kích mình, chẳng qua chính là thừa nhận sự yếu đuối của mình. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

14.  Tâm hồn người công chính thường hướng lên cao; tâm hồn người tội lỗi thường sa xuống dưới. (Thánh Jerome)

15.  Con người ta nếu nhận thấu tội của mình nặng như thế nào, trong lòng buồn bực, thì bên ngoài dù khổ cực như thế nào cũng không cảm thấy là ghê gớm. (Thánh Jerome)

16.  Nguyên do có những thương tâm khổ não chính là tội lỗi của chúng ta và những thói xấu của chúng ta. (sách Gương Chúa Giê-su)

17.  Quân tử bị người khác nhục mạ thì không lấy đó làm nhục, chỉ vì tội lỗi mới nhục. (Thánh nữ Solangia)

18.  Người vong ân bội nghĩa ạ, khi Thiên Chúa ở với ngươi thì ngươi cảm thấy vui vẻ, vậy thì tại sao người vẫn nhẫn tâm đắc tội với Ngài ?” (Thánh nữ Terese of Lisieux)

19.  Tội là sự phản bội Thiên Chúa. (Thánh Thomas Aquinas)

20.  Tội lỗi là sự hung ác lớn nhất, giả như Thiên Chúa có thể chết, thì tội lỗi có thể khiến cho Ngài chết. (Thánh Bernard)

21.  Những người đi vào chốn vĩnh hẳng mà mang theo tội trọng thì có đại họa vậy. (Thánh John Chrysostom)

22.  Con không nên kiểm soát công việc của Thiên Chúa, mà chỉ nên cẩn thận trong những sai sót của con coi con có phạm bao nhiêu tội ác, chậm trễ làm việc thiện bao nhiêu lần.(sách Gương Chúa Giê-su)

23.  Nếu con nhìn thấy người khác phạm tội rõ ràng, thậm chí phạm tội trọng, thì con không nên nghĩ là mình tốt hơn họ, bởi vì con không biết linh hồn vô tội của con có thể bảo đảm đến lúc nào. (sách Gương Chúa Giê-su)

24.  Tôi tự nguyện chịu tan xương nát thịt, chứ không muốn phạm một tội nhẹ nào. (Thánh Augustine)

25.  Trốn tránh tội lỗi thì tốt hơn nhiều so với trốn tránh sự chết. (sách Gương Chúa Giê-su)

26.  Tôi cam lòng chịu khổ hình hỏa ngục chứ không dám phạm một tội nhẹ. (Thánh Richardius)

27.  Ai là người thuần khiết không tì vết, ngay cả thiếu sót cũng không có ? Mời con nghe và tin lời của cha: con chém nó thì nó vẫn nảy ra, con trốn tránh nó thì vẫn cứ gặp nó, con dập tắt nó thì nó vẫn nổi lên, tật xấu của con tạm thời ngủ yên, không lâu sau thì nó sẽ tỉnh dậy. (Thánh Bernard)

28.  Nếu linh hồn có thể chết, thì khi nhìn thấy một tội nhỏ thì nó nhất định phải chết khiếp. (Thánh nữ Catherine)

29.  Bác học hay thất học thì cũng không như người lương tâm vô tội khiến người ta vui thích; người giàu có nhất trần gian thì cũng không như người coi nhẹ tiền tài khiến người ta tôn trọng. (sách Gương Chúa Giê-su)

30.  Phải luôn luôn thừa nhận mình là người tội lỗi. (Thánh Benedict)

31.  Lửa trong hỏa ngục đốt cái gì, không phải đốt tội của con sao ? (sách Gương Chúa Giê-su)

32.  Thâm tín mình là người tội lỗi nhiều nhất. (Thánh Benedict)

33.  Một người sẽ không biết mình có vấp ngã hay không, bởi vì phàm là người không muốn bị đánh lừa thì không có người lừa dối họ. (Thánh nữ Terese of Avila)

34.  Một người lương tâm vô tội thì dễ dàng hài hòa, dễ dàng hòa bình. (sách Gương Chúa Giê-su)

35.  Gặp hoan nạn bất tất phải đau khổ, duy chỉ có phạm tội thì mới đau khổ. (Thánh John Chrysostom)

36.  Nguy hiểm gần kề thì không thể cứ mãi bình an vô sự. (Thánh Hieronimo)

37.  Con người ta vì để trị bệnh nơi thân xác mà cho dù phải dao cắt thuốc đắng thì cũng cam chịu, nhưng để trị bệnh linh hồn thì lại không muốn nhận hình phạt không đau không ngứa, thật là không thể tin được. (Thánh Augustine)

38.  Nếu con muốn nhìn thấy Thiên Chúa thì trước hết phải làm cho hồn con thanh sạch, phàm như những việc Thiên Chúa không thích, thì nên trừ khử nó đi. (Thánh Augustine)

39.  Nếu chúng ta có tội, thì những lời khen ngợi của người khác sẽ không thể tha tội và hình phạt cho chúng ta; nhưng nếu chúng ta làm việc thiện mà người khác coi thường, thì cũng không thể trừ khử công lao của chúng ta. (Thánh Augustine)

40.  Sự tàn nhẫn của con người thật là nông nỗi. Chúa Giê-su yêu con người rất thâm sâu, rất muốn được muốn ngự vào trong tâm hồn của con người, để ôm họ cứu họ, vậy mà con người vẫn cứ lấy oán trả ơn. (Thánh nữ Jutta)

41.  Thánh Gioan Tẩy Giả trở nên thánh ngay từ trong lòng mẹ, không có tội gì, vậy mà vẫn ăn chay hãm mình trong hoang địa. Tội nhân thấp hèn chẳng lẽ không làm việc đền tội hay sao ? (Thánh nữ Catherine)

42.  Thiên Chúa coi trọng những người công chính, vì một người công chính mà tha tội cho vô số người tội lỗi. (Thánh Hieronimus)

43.  Ý nghĩ tự mình phạm tội thì nguy hiểm hơn nhiều so với bất cứ kẻ thù bên ngoài nào. (Thánh Ambrosius)

44.  Con nên làm hết sức có thể để mình không phạm tội nhỏ, hơn nữa làm cho được tới mức độ hoàn thiện nhất. (Thánh nữ Terese of Avila)

45.  Người đi trên vách núi cheo leo dù không rơi xuống vực, thì thường thường run rẫy lo sợ mà rơi xuống vực thẳm. Cũng vậy, người không trốn tránh tội lỗi mà trái lại còn tiếp xúc với nó, thì lòng sợ hãi cả ngày, vả lại thường không tránh khỏi rơi vào sa đọa. (Thánh John Chrysostom)

46.  Trong khi phạm tội thì hy vọng có cơ hội được cứu, chẳng qua đó là hy vọng hảo huyền. (Thánh Augustine)

 

 

 

 

19.  Giả như con có gia tài phú quý vạn phần mà lấy đi giúp cho người nghèo khổ thì công đức rất lớn, nhưng cứu một linh hồn thì công đức càng lớn bội phần. (Thánh John Chrysostom)

20.  Cứu linh hồn người ta so với việc làm phép lạ thì công phúc càng to lớn hơn. (Thánh John Chrysostom)

21.  Yên vui của xác thịt, trước khi chưa đạt được thì ai cũng mong đợi, nhưng sau khi được rồi thì phiền não. Còn như cái phúc của linh hồn, con người ta khi chưa được thì cũng không biết quý trọng, sau khi được rồi thì biết quý trọng nó. (Thánh Gregory)

22.  Chúa Giê-su dũng cảm chịu khổ nạn như thế, nguyên nhân là vì muốn cứu linh hồn nhân loại. (Thánh Didacus)

23.  Chúng ta đừng có phí hoài thời gian, phải nổ lực cứu linh hồn người ta, vì có vô số linhh hồn sa xuống hỏa ngục như tuyết rơi xuống đất trong mùa đông. Vì thế mà Chúa Giê-su đau buồn rơi nước mắt, lẽ nào chúng ta chỉ biết lo cho mình mà không tìm cách an ủi Chúa Giê-su sao ? (Thánh nữ Terese of Lisieux)

24.  Tôi công đánh tình cảm lệch lạc không phải vì để được triều thiên vinh quang, không phải vì để lập công lao, cũng không phải để tu sửa đức hạnh, nhưng chỉ là vì cứu linh hồn người khác để Chúa Giê-su vui thích mà thôi. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

25.  Tôi lập công lao không vì cho mình, nhưng là vì linh hồn tha nhân và vì Giáo Hội, tức là hướng về tất cả mọi người, phân phát hoa hồng mà không phân biệt người tốt người xấu. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

26.  Con phải thành thật khi đối xử với các linh hồn mà con dẫn dắt, không chút giấu giếm điều gì. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

27.  Nếu ai muốn hướng dẫn linh hồn người khác, thì phải từ bỏ ý nghĩ riêng tư của mình và ý kiến cá nhân mình. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

28.  Khi dẫn dắt linh hồn người khác thì không nên vì sợ đánh mất sự bình an của tâm hồn mình, mà sơ suất bổn phận cứu người của mình. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

29.  Nếu linh hồn tôi giống như Phi-la-tô, cầu người thương xót, mất đi tình bạn của Chúa Giê-su, thì đối với tôi có lợi ích gì chứ ? (Thánh John Berchmans)

30.  Cầm thú vì để đuổi theo mục tiêu của chúng mà biết chú trọng đến sức lực của mình; linh hồn của anh và của tôi tại sao lại không biết thôi thúc chính mình chứ ? (Thánh John Berchmans)

31.  Thế gian là một loại bảo vật quý giá, nhưng không thể so với một linh hồn, linh hồn so với tất cả thế giới thì quý trọng vạn phần. (Thánh John Chrysostom)

32.  Chẳng thà thân xác bệnh, còn hơn là để cho linh hồn bệnh. (Thánh Jerome)

33.  Giê-su, thế tục, ma quỷ và xác thịt đều đi tìm tôi, nhưng nếu tôi không bằng lòng thì không ai có thể tim được tôi; nếu ma quỷ, thế tục và xác thịt tìm được tôi thì nuốt ngay tôi như lũ sư tử đói vậy; chỉ có Chúa Giê-su nếu tìm được tôi thì mới khiến cho tôi được no đủ và được cứu giúp. (Thánh John Berchmans)

34.  Lơ đãng trong việc được phúc trường sinh là một sai lầm cực lớn, bởi vì mất đi linh hồn thì là một sai lầm rất lớn không cách gì bù đắp được. (Thánh Francis of Assisi)

35.  Chúa Giê-su dung bửu huyết của Ngài để cứu chuộc chúng ta, Ngài giáo phó linh hồn của mình là vì để cứu linh hồn chúng ta, Ngài giao phó xác thân mình để cứu xác than của chúng ta. (Thánh Juliana)

36.  Sự cứu độ của con chính là Chúa Giê-su. (Thánh Jerome)

37.  Các con muốn cứu linh hồn mình thì phải cưỡng bức mình phải nổ lực. (Thánh Alphonsus de Liguori)

38.  Nhiệt tâm cứu linh hồn thì làm vui lòng Thiên Chúa hơn tất cả mọi hy sinh. (Thánh Gregory I)

39.  Chỉ cần có thể cứu một linh hồn, thì tôi có thể khẳng định là linh hồn mình nhất định sẽ được cứu. (Thánh Đa minh)

40.  Tất cả của tôi đều thuộc về Đấng sáng tạo tôi, lẽ nào càng không phải thuộc về Đấng cứu chuộc tôi sao ? Cứu chuộc so với sáng tạo thì càng khó hơn. Vì để sáng tạo tôi thì Ngài chỉ ra lệnh là thành; nhưng để cứu chuộc tôi thì Ngài không chỉ ra lệnh mà còn nói rất nhiều lời, giảng rất nhiều đạo lý, chịu rất nhiều đau khổ, làm rất nhiều dấu lạ, Ngài càng chịu nhiều sự thảm khốc ngược đãi mà không chỉ nói một lời là xong. (Thánh Bernad)

41.  Linh hồn ơi, mày nên nhớ: Đấng tạo dựng của ngươi, ngoài việc ban cho ngươi tồn tại ra, thì lại ban cho ngươi rất đẹp, muôn đời tồn tại, ban cho ngươi sự sống, trí giác và năng lực phân biệt phải trái. (Thánh Bernard)

42.  Mỗi ngày làm sạch sẽ tâm hồn mình để đón tiếp Thiên Chúa ngự vào trong linh hồn mình, thì thật là có phúc. (Thánh Bernard)

43.  Linh hồn của con người đúng là vì để yêu mến Thiên Chúa mà được tạo thành; nếu linh hồn có mong muốn sự vật gì khác ngoài Thiên Chúa thì những sự vật ấy đều không làm cho linh hồn đủ lớn; do đó phàm tất cả những gì không phải là Thiên Chúa thì không đủ làm thỏa mãn linh hồn. (Thánh Gregory)

44.  Linh hồn ơi, nếu ngươi có thể nhìn thấy các thiên thần rất vui mừng cùng cầu nguyện với chúng ta, vui vẻ biết bao ở bên chúng ta khi chúng ta suy niệm, rất thận trọng tìm cách giúp chúng ta kiên trì làm việc thiện, và hoàn toàn mong muốn chúng ta mãi mãi được cứu độ. (Thánh Bernard)

45.  Linh hồn ơi, ngươi nên dùng tình cảm và nguyện vọng, chứ không dùng đôi chân của thân xác để đi lên thiên đàng. Bởi vì không phải chỉ có thiên thần và các thánh đang đợi ngươi, mà còn ông chủ và soái phụ của các thiên thần và các thánh chuẫn bị tiếp đón ngươi. (Thánh Bernard)

46.  Linh hồn con người chỉ có Thiên Chúa, chiếm hữu Thiên Chúa, thì mới biết được hạnh phúc chân chính. (Thánh Augustinus)

 

--------------------

 

 

Chương 38:

 

 

 

 

 

 

 

SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI

“Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người”. (1 Cr 2, 9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Để được hạnh phúc đời đời thì không có một chuyện nào có thể nói là khó, không có một thời khắc nào có thể nói là dài. (Thánh Jerome)

2.      Hành trình cuộc sống của con người chính là hướng về cõi phúc. (Thánh Basil)

3.      Con người ta khi nghĩ đến ranh giới chưa đạt được thì tất không dám dừng lại trên đường, mà cần phải tiếp tục gắng sức tiến về phía trước. (Thánh Bernard)

4.      Ở trên thiên đàng càng có thể giúp đỡ linh hồn người ta hơn là ở trên thế gian (Thánh nữ Terese of Lisieux)

5.      Cùng kết hợp với Đức Chúa Giê-su thì đó chính là thiên đàng vậy. (Thánh Bernard)

6.      Đau khổ của đời này chỉ là ngắn tạm, nhưng hạnh phúc vui vẻ của thiên đàng thì vĩnh viễn. (Thánh Don Bosco)

7.      Muốn được sống đời đời mà không nghĩ đến làm việc thiện thì chỉ là hão huyền. (sách Gương Chúa Giê-su)

8.      Tôi muốn lên thiên đàng, hoàn toàn không vì mong hưởng phúc lạc và an nghỉ, mà là hy vọng thiết tha yêu mến Thiên Chúa, để có thể dẫn dắt vô số linh hồn mãi mãi yêu mến Thiên Chúa, ca ngợi Thiên Chúa. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

9.      Chỉ lo cho đời này, nhưng lại quên thân mình đời sau thì thật là hão huyền. (sách Gương Chúa Giê-su)

10.  Bất luận làm việc gì thì cũng phải suy nghĩ: việc này đối với sự sống đời đời của tôi thì có ích không. (Thánh nữ Mary Mazzarello)

11.  Không phân biết hạnh phúc đời đời, thì không đạt được thiên đàng mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho người mà Ngài yêu mến, tạo thành một loại khổ hình cực nặng. (Thánh John Chrysostom)

12.  Con đường chân chính dẫn con người đến sự sống, khi mới bắt đầu thì nhỏ hẹp, nhưng tiến hành theo thời gian thì sẽ vui tươi và ngọt ngào rộng mở, không miệng lưỡi nào có thể tả được. (Thánh Bernard)

13.  Linh hồn ơi, ngươi phải nhiệt tình yêu mến và thiết tha kỳ vọng cuộc sống hạnh phúc trên trời của các thánh, trong cuộc sống này có hoạt động mà không có lao nhọc, có nghỉ ngơi mà không có mệt nhọc, có sự sống mà không có sự chết, có các thiên thần không ngừng ca ngợi Thiên Chúa. (Thánh Augustine)

14.  Nhìn về tương lai của sự ban thưởng thì có thể làm yếu đi sức mạnh của cái đánh. (Thánh Gregory)

15.  Trên thiên đàng thường thường có hai loại đói khát và no đủ, nhưng điều kỳ diệu là thành phần đói khát ấy quyết không để cho người ta đau khổ, loại no đủ ấy cũng không là nhân tố làm cho người ta chán nản. (Thánh Gregory)

16.  Trên thiên đàng con yêu quý tất cả, không có thứ gì mà con không muốn. (Thánh Anselm)

17.  Linh hồn ơi, khi còn sống ở đời này ngươi phải nhiệt thành yêu mến và hy vọng ở thiên đàng, phải đau lòng khi chưa được hưởng thiên đàng, phải lo lắng khi ngươi có thể mất đi thiên đàng, phải khử trừ tất cả những gì làm ngươi không thể lên thiên đàng, đối với tất cả những sự vật khác thì ngươi không nên cảm thấy vui vẻ hứng thú. (Thánh Anselm)

18.  Xua đi sự yêu thích cuộc sống đời này để bồi dưỡng tình yêu ở đời sau, bởi vì đời sau không có ngịch cảnh quấy rầy con người, không có nhu cầu cấp thiết đe dọa, không có sự buồn khổ khiến cho con người bất an, mà chỉ có cảnh vui vẻ hân hoan bất tận. (Thánh Augustine)

19.  Trên thiên đàng lý trí không bị sai, ý chí không bi quan thống khổ, trí nhớ không có sợ hãi. Nhưng có sự quang đãng kỳ lạ, có sự viên mãn dịu dàng đẹp đẽ, có sự an toàn vĩnh viễn và mọi sự đều thiện hảo mà không có sự chán chường. (Thánh Bernard)

20.  Thiên đàng không phải được chuẩn bị cho người lười biếng. (Thánh Philip Neri)

21.  Thiên đàng mới là nhà của con, vật chất và những thứ của thế gian thì con nên coi nó là những thứ qua đường. (sách Gương Chúa Giê-su)

22.  Tôi sinh ra không phải vì thế gian này mà vì Thiên Chúa, tôi chỉ muốn chú ý thiên đàng chứ không coi trọng thế tục. (Thánh Stanislaus of Cracow)

23.  Ở thế gian này chúng ta chỉ chuyên tâm làm một việc, đó là sự sống đời đời. (Thánh Eucherius of Lions)

24.  Người thực sự chạy thì không chú ý đến những người đứng xem chung quanh, mà chỉ chú ý đến giải thưởng, dó đó mà anh ta không dừng lại, càng đến đích thì càng cố gắng chạy nhanh hơn. (Thánh John Chrysostom)

25.  Mọi thứ trên thiên đàng như thế nào thì như thế ấy, trên thiên đàng được bình an mãi mãi, được vui vẻ mãi mãi. (Thánh Francis of Assisi)

26.  Hoặc là đời này chịu khổ để được hạnh phúc vĩnh viễn; hoặc là đời này hạnh phúc để chịu đau khổ đời đời, tất cả là do sự lựa chọn của con. (Thánh nữ Terese of Avila)

27.  Vì để cho tên mình được ghi vào sổ hằng sống, vì để được nhìn thấy thánh nhan Đức Chúa Giê-su trong vinh quang, thì dù cho mỗi ngày bị chết vạn lần hoặc bị tất cả hình khổ của địa ngục, thì người ta vẫn cứ không chối từ. (Thánh John Chrysostom)

28.  Nếu con cảm thấy thực hành các nhân đức quá khó thì cha sẽ dạy con một phương pháp dễ dàng, đó là con hãy ngước mắt nhìn lên thiên đàng thì sẽ không còn cảm thấy khó nữa. (Thánh Augustine)

29.  Con bằng lòng sống vì thiên đàng để đem hạnh phúc cho trần gian. (Thánh Terese of Avila)

30.  Cuộc sống hôm nay, nếu con dùng nó cách tốt lành, thì có thể được sự sống đời đời. (sách Gương Chúa Giê-su)

31.  Phúc thì không thể song toàn, bởi vì không thể hưởng lạc ở thế gian này rồi lại cùng hưởng vinh quang với Đức Chúa Giê-su trên thiên đàng. (sách Gương Chúa Giê-su)

32.  Sống chính là cùng ở với Đức Chúa Giê-su, ở đâu có Ngài thì ở đó có cuộc sống, ở đó chính là thiên đàng. (Thánh Jerome)

33.  Một khi chúng ta tiến vào trong quang minh vô thượng của Cha trên trời, thì sẽ lý giải được tất cả những gì mà loài thọ tạo có thể có. (Thánh Augustine)

34.  Trên thiên đàng, vĩ đại mà không thể đánh giá, giàu có mà không có trắc lượng, vĩnh viễn mà không có chung kết. (Thánh Gregory)

35.  Cuộc sống là một cuộc thi đi bộ, nơi cuộc thi đi bộ này của chúng ta, mục đích là được mũ triều thiên ở đời sau. (Thánh Hieronymus)

 

-----------------------

 

 

Chương 39:

 

 

 

 

 

 

 

 

HÌNH PHẠT

HỎA NGỤC

“Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó sẽ phải khóc lọc nghiến răng”. (Mt 25, 30)

 

 

 

 

 

 

 

1.      Cùng một thứ lửa: lửa phạt người trong hỏa ngục, lửa thanh luyện người được chọn. (Thánh Augustine)

2.      Nếu con không thể chấp nhận những đau khổ lớn, thì đau khổ của luyện ngục con làm sao chấp nhận được chứ ? (sách Gương Chúa Giê-su)

3.      Cái đáng sợ nhất chính là mất đi ngọn lửa nội tại và sự thất vọng của linh hồn. (Thánh nữ Terese of Avila)

4.      Cừu ăn cỏ, cỏ không thể chết mà còn lớn mạnh; người ác đau khổ đến chết trong hỏa ngục, nhưng không thể chết, gốc rễ của sự sống vẫn tồn tại. (Thánh Bernard)

5.      Con nên từ bỏ mình và vác thánh giá đi theo Đức Chúa Giê-su. Lời này, có rất nhiều người nghe không lọt tai. Họ phải biết đến ngày phán xét còn có rất nhiều lời khó nghe, đó là lời mà Đức Chúa Giê-su nói với người dữ: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt ta mà vào lửa đời đời”. (sách Gương Chúa Giê-su)

6.      Các linh hồn trong địa ngục có thể nhìn thấy tất cả những việc làm cho họ khổ, nhưng họ không thể thấy bất cứ việc gì làm cho họ bớt khổ. (Thánh nữ Terese of Avila)

7.      Người sa xuống địa ngục, chết từng giây phút, nhưng không thể chết. (Thánh Gregory)

8.      Con người ta nếu thường xuyên nghĩ đến sự đau khổ trong hỏa ngục, thì khi chết không phải xuống địa ngục. (Thánh Bernad)

9.      Đau khổ của luyện ngục vượt qua tất cả những đau khổ ở đời này. (Thánh Thomas Aquinas)

10.  Được thị kiến kinh nghiệm của địa ngục khiến cho tôi khó chấp nhận được, bởi vì thấy rất nhiều linh hồn người ta bị rơi trong lửa đời đời. (Thánh nữ Terese of Avila)

11.  Lửa trong hỏa ngục đốt gì: không phải tội của con sao, con càng buông thả mình theo dục tình thì lửa trong hỏa ngục càng lớn, hình phạt càng nặng. (sách Gương Chúa Giê-su)

12.  Trên thế gian này nếu không có người tự do phóng túng, thì cũng không có người sa xuống địa ngục. (Thánh Bernad)

13.  Dù thế nào đi nữa thì địa ngục cũng không thể làm cho người ta hiểu được sự bất hạnh khi đánh mất thiên đàng. (Thánh John Chrysostom)

14.  Khi lâm chung, người hoàn toàn phó thác mình cho Thiên Chúa, thì tuyệt đối không thể mất linh hồn sa xuống hỏa ngục. (Thánh Philip Neri)

15.  Không có người nào không phải vì muốn xuống địa ngục mà xuống địa ngục; cũng không có ai không phải vì muốn bị lừa mà bị lừa. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

16.  Linh hồn ơi, mày không được quên các lời phán xét: người bị chúc dữ thì đi vào trong lửa chẳng hề tắt, người Cha Ta chúc phúc thì được vào nơi hằng sống. (Thánh Bonaventura)

 

------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 40:

 

 

 

 

 

CÁM DỖ

“Không một thử thách nào xảy ra cho an hem mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để an hem có sức chịu đựng. (1 Cr, 10, 13)

 

 

 

 

 

 

 

1.      Thiên Chúa dùng sự cám dỗ và cây thập giá để thử thách người mà Ngài yêu mến. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

2.      Lửa có thể luyện sắt thép, cám dỗ có thể luyện người lương thiện.(sách Gương Chúa Giê-su)

3.      Mỗi lần tôi chiến thắng cơn cám dỗ thì lại được một vòng triều thiên mới. (Thánh Bernad)

4.      Cám dỗ vừa mới đến thì chẳng qua chỉ là ý niệm, sau đó thì sinh ra tưởng tượng, bèn thích thú rồi động tình và đồng ý. (sách Gương Chúa Giê-su)

5.      Cám dỗ giống như lửa. Vàng được lửa thiêu thì sáng lấp lánh, cỏ rơm bị lửa đốt thì thành tro bụi; người công chính như vàng ròng, kẻ ác như cỏ rơm cùng bị cám dỗ, nhưng người công chính thì được lợi mà kẻ ác thì bị hại. (Thánh Augustine)

6.      Ma quỷ cám dỗ con người phạm tội giống nhau, nếu con người tận lực từ chối đến cùng, thì Thiên Chúa sẽ thưởng cho họ đức hạnh tương phản với tội ấy. (Thánh Bonaventura)

7.      Tu đức của con người tiến bộ như thế nào, thì trong gian nan của cám dỗ có thể thử nghiệm được.(sách Gương Chúa Giê-su)

8.      Nguyên nhân cám dỗ trỗi dậy chính là do không có ý chí vững bền, mà lại còn không trông cậy vào Thiên Chúa. (sách Gương Chúa Giê-su)

9.      Lúc nào ma quỷ cám dỗ con, muốn nói chuyện với con, thì con phải ngoảnh mặt đi mà nói chuyện với Thiên Chúa. (Chân phước Avira)

10.  Ma quỷ thích nhất tâm hồn con người buồn phiền, nhìn thấy tâm hồn buồn phiền thì nó cám dỗ họ buồn rầu thất vọng, để tham cái vui sướng của thế tục. (Thánh Francois de Assisi)

11.  Một người nếu không nhổ sạch tận gốc rễ những cám dỗ mà chỉ tránh né bên ngoài, thì khó mà thành công; bởi vì tất cả những cám dỗ mà họ tránh né đó sẽ nhanh chóng trở lại, so với lần trước thì càng nguy hiểm hơn nhiều. (sách Gương Chúa Giê-su)

12.  Nếu chúng ta kiên cường tháo chạy cám dỗ, thì cám dỗ sẽ trở thành đồ chơi của chúng ta, không cần phải sợ hãi. (Thánh Augustine)

13.  Đêm tối nếu có kẻ trộm đến nhà chỉ cần la lớn tiếng thì cướp kinh hoàng bỏ chạy, hàng xóm nghe tiếng kêu thì đến cứu, ma quỷ cám dỗ chúng ta phạm tội là cướp linh hồn của chúng ta. Trông cậy vào ân sủng của Thiên Chúa, chỉ cần chúng ta nhiệt tâm cầu nguyện, la lớn tiếng với Thiên Chúa thì ma quỷ cũng tất hoảng sợ mà chạy, và các thần thánh đều đến cứu giúp. (Thánh Proterius)

14.  Một chiếc thuyền không có bánh lái thì nhất định lênh đênh trên mặt nước không ổn định; con người làm biếng là bởi vì chí hướng không dứt khoác, nên bị từ cám dỗ này đến cám dỗ khác. (sách Gương Chúa Giê-su)

15.  Tất cả các thánh nhân, suốt đời bị rất nhiều cám dỗ, do đó mà được tiến vào nơi đất thánh. ((sách Gương Chúa Giê-su)

16.  Khi linh hồn an vui đó là khi có Thiên Chúa ở trong lòng chúng ta, hướng dẫn chúng ta hướng về sự thiện; khi bị cám dỗ là khi ma quỷ ở trong tâm hồn chúng ta, chỉ đạo chúng ta làm điều ác. (Thánh Ignatius)

17.  Những người không kiên quyết chống trả cơn cám dỗ thì hoàn toàn bỏ rơi Thiên Chúa, mất tiêu linh hồn. (sách Gương Chúa Giê-su)

18.  Khi chúng ta hiểu rõ sự cám dỗ của mình là chúng ta đã chiến thắng nó một nửa rồi. (Thánh Philip Neri)

19.  Người không tri qua cám dỗ hay thử thách, thì không xứng đáng được ân sủng cao nhất khi cầu nguyện. (sách Gương Chúa Giê-su)

20.  Khi chúng ta bị cám dỗ thì không được thất vọng, nhưng phải nhiệt tâm cầu xin Chúa giúp đỡ chúng ta biết khắc chế mình để thắng cám dỗ. (sách Gương Chúa Giê-su)

21.  Tai họa lớn nhất chính là không bị cám dỗ, bởi vì có thể ma quỷ đã đem chúng ta biến thành tài sản của chúng nó rồi. (Thánh John Vianney)

22.  Bất kể cám dỗ lớn nhỏ như thế nào, nếu chúng ta biết dùng vũ khí cầu nguyện thì cuối cùng tất phải chiến thắng, bởi vì cầu nguyện thì mạnh hơn tất cả mọi lực lượng của ma quỷ. (Thánh Bernard)

23.  Cám dỗ càng lớn thì càng phải kiên trì cầu nguyện. (Thánh nữ Angela)

24.  Tất cả những cám dỗ của ma quỷ là để tôi luyện và thử thách con, hơn nữa còn làm cho con biết nhận ra mình, có thể tìm ra mình là ai? (Thánh Augustine)

25.  Người gần gủi với Thiên Chúa, thì nhất định phải bị thử thách của cám dỗ. (Thánh Albert the Great)

26.  Không có thử thách của cám dỗ thì đức hạnh là cái gì chứ ? Bởi vì không có địch quân thì làm gì có chiến tranh, không có chiến tranh thì không có thắng lợi. (Thánh Lê-ô)

27.  Nếu từ trước đến nay con không bị cám dỗ, thì suốt đời con sẽ không đội được triều thiên chiến thắng. (Thánh Augustine)

28.  Bị cám dỗ là việc tất yếu, bởi vì chỉ có người biết phấn đấu cách chính đáng mới có thể đội vương miện, nếu như không có người tập kích họ, thì họ làm sao biết chiến đấu chứ ? (Thánh Bernard)

29.  Tên cám dỗ thường lợi dụng chỗ sơ hở chui vào, để triển khai chiến tranh kịch liệt với người rất cẩn thận trốn tránh tội lỗi. (Thánh Leo I giáo hoàng)

30.  Giống như người cầm bánh lái trong cơn giông tố, lực sĩ thi đấu trong thao trường, người lính trên sa trường và người anh dũng bị thử thách trong khó khăn, thì người Ki-tô hữu cũng phải tôi luyện mình trong cám dỗ như vậy. (Thánh Basil)

31.  Tất cả những ai được Chúa yêu thương thì không có ai mà không bị cám dỗ; tất cả những người được Chúa thương yêu  thì nhất định sẽ bị ma quỷ tấn công; phàm ai bị Chúa coi thường thì nhất định bị ma quỷ chiếm hữu làm của mình. (Thánh John Chrysostom)

32.  Ma quỷ không tấn công người dị giáo, bởi vì họ đã trở thành phụ thuộc và nô lệ cho chúng nó rồi; ma quỷ cũng không quấy rầy những giáo hữu xấu, bởi vì họ đã đầu hàng ma quỷ; ma quỷ thích tấn công những người khảng khái hoàn toàn thờ phượng Thiên Chúa. (Thánh Jerome)

33.  Linh hồn ơi, khi ngươi còn ở trong thân xác thì cũng giống như ở trong bụi gai vậy, không thể tránh khỏi sự vây hãm của cám dỗ và sự châm chích của gai nhọn. (Thánh Bernard)

34.  Nếu như không có các loại cám dỗ thì cũng không có chiến thắng của chiến đấu, nếu như không có thắng lợi thì cũng không có triều thiên của chiến thắng. Thánh Ciprianus)

35.  Ma quỷ sợ nhất là khi chúng ta chân thành kính mến đối với Đức Chúa Giê-su. (Thánh Antony)

36.  Chúng ta là những người lữ hành cư ngụ trên thế gian này thì không thể không bị thử thách, bởi vì năm tháng của chúng ta được đo lường trong thử thách, hơn nữa nếu không qua thử thách thì không ai có thể trổ hết tài năng và có thể đứng cao sừng sững. (Thánh Augustine)

37.  Con người ta nếu không tự mình lao vào cơn cám dỗ thì sẽ không bị đau khổ. (Thánh Nilus the Elder)

38.  Những cám dỗ đột nhiên mà tới thì dạy chúng ta nổ lực phấn đấu và bức bách chúng ta đền tội lập công. (Thánh Marco ẩn sĩ)

39.  Trong sách Phúc Âm Chúa Cứu Thế đã cảnh cáo người ta đừng quên gốc gác mình, nhưng phải thận trọng với những giảo hoạt quỷ kế của ma quỷ, tránh khỏi vực sâu đời đời. (Thánh Leo giáo hoàng)

40.  Vương miện của người Ki-tô hữu thì chỉ có giành được trong khó khăn và thử thách. (Thánh Cyprian)

 

--------------------------

 

 

 

Chương 41:

 

 

 

 

 

 

NƯƠNG CẬY

VÀO CHÚA

“Chúng tôi không tin tưởng vào chính mình, mà vào Thiên Chúa, Đấng làm cho kẻ chết chỗi dậy”.

(2 Cr 1, 9)

 

 

 

 

 

 

 

1.      Nếu không hoàn toàn nương tựa vào Chúa và nếu không đem tất cả phó thác cho Chúa, thì tất cả các cách làm của chúng ta đều rất ít công dụng. (Thánh nữ Terese of Avila)

2.      Con người ta nếu kiên tâm nương tựa vào Chúa, thì tự nhiên không đi tìm kiếm sự an ủi của thế tục. (sách Gương Chúa Giê-su)

3.      Tất cả những hồng ân mà tôi đón nhận, đều là do nương cậy vào lòng nhân từ vô hạn của Thiên Chúa mà có. (Thánh nữ Gertrude)

4.      Con người ta nếu hợm mình thì đã trở thành ma quỷ, mà không cần ma quỷ đến lừa dối cám dỗ họ nữa. (Thánh John Chrysostom)

5.      Không nên nương tựa vào cây sậy bị gió thổi ngã. (sách Gương Chúa Giê-su)

6.      Con người ta càng bạo dạn nương cậy vào Thiên Chúa thì càng được ân sủng lớn lao hơn. (Thánh Bernard)

7.      Đức ái có thể làm cho việc cầu nguyện có sức mạnh, nhưng nương cậy có thể làm cho việc cầu nguyện có hiệu lực. (Thánh Thomas Aquinas)

8.      Xin các bạn hãy đem bản thân mình phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa, không nên sợ hãi, Ngài đã ủng hộ bạn đi đánh trận thì nhất định không bỏ rơi bạn, không để bạn thất bại. (Thánh Augustine)

9.      Người mà lúc bình an quá ư hợm mình, khi tác chiến phần nhiều sợ hãi co rúm không dám tiến lên phía trước, thì rất dễ bị té nhào. (sách Gương Chúa Giê-su)

10.  Đắc tội với Đức Chúa Giê-su nhất, làm thương tổn thánh tâm Ngài nhất, chính là khi con người ta không nương cậy vào Ngài. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

11.  Chúng ta phải trông cậy vào Thiên Chúa, bởi vì chỉ có Thiên Chúa mới có thể chúc phúc cho những việc làm của chúng ta. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

12.  Thiên Chúa không mong muốn chúng ta nương tựa vào kẻ khác, mà chỉ nương tựa vào sự thánh thiện vô cùng của Ngài mà thôi. (Thánh Charles Borromeo)

13.  Người tin tưởng vào mình thì không được cứu độ, người tin vào Thiên Chúa thì không gì mà không thể làm được. (Thánh Alphonsus de Liguori)

14.  Không tin vào năng lực của mình, đó chính là căn bản thích hợp để tin vào Thiên Chúa. (Thánh Vincent de Paul)

15.  Không nên dựa vào sức mình nhưng phải nương dựa vào Thiên Chúa, bởi vì nếu con cậy vào mình thì linh hồn con sẽ buồn phiền bất an, bởi vì nó chưa tìm được lý do để giữ mình. (Thánh Augustine)

16.  Các con nên làm những gì mà Đức Chúa Giê-su đã làm vì chúng ta, trông cậy vào Đức Chúa Giê-su để đạt đến mức độ mà Ngài muốn chúng ta đạt tới. (Thánh Augustine)

 

-------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 42:

 

 

 

 

 

 

 

THỰC THI

THÁNH Ý CHÚA

“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa, lạy Chúa !” là được vào Nước Trời”cả đâu !Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời”. (Mt 7, 21)

 

 

 

 

 

 

1.          Sự khôn ngoan chân chính chính là từng bước từng bước đi tìm thánh ý của Thiên Chúa. (Thánh Vincent de Paul)

2.          Người làm theo ý muốn của Thiên Chúa chính là căn cứ vào tình yêu, việc càng khó thì tình yêu càng lớn. (Thánh Gregory)

3.          Nếu không có thánh ý của Thiên Chúa, thì trên trời dưới đất tìm không ra một việc gì đáng yêu; nhược bằng có thánh ý của Thiên Chúa thì giữa trời và đất, tuy là rất hèn mọn, rất khổ, thì cũng trở thành bảo vật vô giá. (Thánh nữ Terese of Avila)

4.          Nếu như có người nhờ tôi cầu nguyện với Chúa, thì trước hết nhất định tôi nhìn mắt của Ngài, coi tôi cầu xin có tương phản với thánh ý của Chúa hay không ? (Thánh nữ Terese of Lisieux)

5.          Tâm trí nên giữ gìn sự cảnh giác để phát hiện chỉ thị thánh ý của Thiên Chúa, ý chí nên chuẩn bị thực hiện chỉ thị của Thiên Chúa. (Thánh Vincent de Paul)

 

6.          Khi chúng ta thực thi thánh ý của Thiên Chúa, thì không cảm thấy chán chường. (Thánh nữ Jane de Chantal)

7.          Chỉ cần điều gì Thiên Chúa muốn thì tôi luôn bằng lòng, tôi muốn được ở trong tay của Ngài. (Thánh John Berchmans)

8.          Phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa chính là ôm nhau trong vòng tay yêu thương, kết hợp trong yêu thương chính là Thiên Chúa và con người hợp nhất với nhau. (Thánh Bernard)

9.          Nếu trái ngược với ước muốn của chúng ta mà chúng ta hoàn toàn chấp nhận thánh ý của Thiên Chúa, thì giá trị của nó nhất định cao gấp trăm, tùy theo lòng thành của chúng ta mà được thành công. (Thánh Vincent de Paul)

10.      Một linh hồn đạt tới mức độ từ bỏ ý chí của mình và tất cả các mưu đồ của mình, mà chỉ chú ý đến việc làm thế nào để thực hiện ý định của Thiên Chúa, thì đó mới gọi là đạt tới bước hoàn thành vậy. (Thánh Bernad)

 

11.      Chúng ta nên luôn luôn vâng phục thánh ý của Chúa trong hoàn cảnh mà Ngài ban cho chúng ta, ngoài việc hiểu biết Thiên Chúa muốn chúng ta thay đổi ra, thì không nên tự mình thay đổi. (Thánh Vincent de Paul)

12.      Một linh hồn chân chính hòa hợp với Thiên Chúa thì rất dễ dàng tiến bộ nhanh chóng trên đường thánh đức, giống như chiếc thuyền được thuận buồm xuôi gió vậy. (Thánh Francis de Sales)

13.      Nguyện xin thánh ý của Thiên Chúa thực hiên trên con người của chúng ta. (Thánh Don Bosco)

14.      Từ trong bàn tay Thiên Chúa, theo những việc sắp xếp của Ngài mà tiếp nhận nguyên trạng không thay đổi, thì đối với việc giữ gìn sự bình an lâu dài của chúng ta mà nói: đó là phương pháp vĩ đại nhất vậy. (Thánh Dorothy)

15.      Tôi tự nguyện trở thành một con vật ti tiện nhất để phục tùng thánh ý của Thiên Chúa, chứ không muốn làm một thiên thần sốt mến mà làm theo ý mình. (Chân phước Enrice Susung)

 

16.      Thiên Chúa ban cho chúng ta sự trợ giúp của Đức Chúa Thánh Thần là chiếu theo ý định của Ngài, chứ không theo nguyện vọng riêng của chúng ta. (Thánh Jublien)

17.      Lạy Chúa, mệnh lệnh của Ngài xin chỉ cho con, Ngài muốn gì thì xin ra lệnh cho con. (Thánh Don Bosco)

18.      Ai thi hành thánh ý của Thiên Chúa mà từ bỏ những ước muốn riêng tư của mình, thì mới là người bác học đa tài đa năng. (sách Gương Chúa Giê-su)

19.      Cách thức hay nhất để phục vụ công việc của Thiên Chúa, chính là làm theo thánh ý của Ngài để phục vụ công việc của Ngài. (Thánh Francis de Sales)

20.      Sinh mạng biến hóa vô thường như bệnh hoạn, tử vong.v.v…thì trong tâm phải luôn ghi nhớ nghe thánh ý của Thiên Chúa, và tin tưởng vào câu nói: “Thánh ý của Thiên Chúa đã như thế, thì chúng con đều chấp nhận không từ chối”. (Thánh Alphonsus Liguori)

 

21.      Ý nguyện của con nên đổi mới theo thánh ý của Thiên Chúa, không nên bắt thánh ý của Thiên Chúa làm theo ý nguyện riêng tư của con. (Thánh Augustine)

22.      Nếu ai không có ý nguyện của mình thì theo lòng mong muốn của mình mà làm việc, bởi vì họ không cố chấp ý nguyện của mình. (Thánh Dorotheus)

23.      Ai càng thực hành thánh ý Chúa thì càng thêm thánh đức. (Thánh Bruno of Querfurt)

24.      Nếu tôi muốn được Thiên Chúa vui lòng thì phải từ bỏ ý riêng của mình mà theo thánh ý của Ngài. (Thánh Alphonsus Liguori)

 

-------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 43:

 

 

 

 

 

 

 

 

THẾ TỤC

“Vậy ai muốn là bạn của thế gian thì tự coi mình là thù địch của Thiên Chúa””(Gc 4, 4)

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Bất kỳ những quyến luyến nào, thậm chí dù nhỏ cách mấy, đều đủ để cản trở chúng ta bay lên tới Thiên Chúa. (Thánh John of the Cross)

2.      Con người ta nếu muốn nghỉ ngơi ở trên trần thế, thì làm sao có thể nghỉ ngơi vĩnh viễn trên thiên đàng chứ ? (sách Gương Chúa Giê-su)

3.      Chúng ta càng yêu mến tạo vật thì yêu Thiên Chúa càng ít hơn. (Thánh Philip Neri)

4.      Bây giờ con tập coi nhẹ vật chất trần thế, thì một ngày kia có thể đứng trước tòa Đức Chúa Giê-su mà không có gì trở ngại. (sách Gương Chúa Giê-su)

5.      Hỡi những người yêu mến thế gian, những người ngu xuẩn bất hạnh ơi, các ngươi đi đâu để tìm kiếm sự thỏa mãn lòng dạ các ngươi ? Các ngươi hãy đi đến cùng Đức Chúa Giê-su, Ngài là Đấng duy nhất có thể làm thỏa lòng các ngươi. (Thánh Augustine)

6.      Đối với những vật gì sẽ cùng kết thúc với sự chết thì không nên coi trọng nó. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

7.      Phàm những người yêu mến thế gian mà không yêu mến Thiên Chúa là người ngu xuẩn. (Thánh Philip Neri)

8.      Người cam tâm từ khước khoái lạc vật chất của thế tục, khi lìa khỏi thế gian thì không cảm thấy đau khổ. (Thánh Bernard)

9.      Chỉ có coi thường vật chất thế tục và thận trọng bước trên đường về thiên đàng, đó mới là sự khôn ngoan lớn nhất. (sách Gương Chúa Giê-su)

10.  Phàm ai coi trọng tất cả những thứ đến từ thế gian thì thuộc về ma quỷ. (Thánh nữ Clare)

11.  Người tham lam thế gian thì giống như tên ăn mày luôn luôn cảm thấy đói, bởi vì họ không biết dùng tài sản mình có cách thỏa mãn. (Thánh Bernad)

12.  Chúng ta càng thiếu vật chất của thế gian, thì càng hưởng thụ rất nhiều những sự trên thiên đàng. (Thánh nữ Terese of Avila)

13.  Phàm là người tìm kiếm vật chất hư mất của thế gian, thì nhất định sẽ mất đi chính mình. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

14.  Con người ta muốn bay cao lên thiên đàng, xa tránh thế tục, thì phải có hai cánh: một là chính trực, hai là thuần khiết. (sách Gương Chúa Giê-su)

15.  Chúng ta đi đến trước phần mộ và suy nghĩ, trong đó ngoài nắm xương xấu xa hôi thối và dòi bọ ra, thì không còn gì nữa. (Thánh John Chrysostom)

16.  Trước hết hãy để lòng con rời xa loài thụ tạo, sau đó thì đi tìm kiếm Thiên Chúa, nhất định con sẽ gặp Ngài. (Thánh nữ Terese of Avila)

17.  Sống vĩnh viễn trên thế gian thì là vĩnh viễn đau khổ. (Thánh Augustine)

18.  Chúng ta càng gia tăng yêu mến mọi sự của thế gian, thì càng tước đoạt tình yêu của Thiên Chúa. (Thánh Philip Neri)

19.  Ngước mắt nhìn lên trời xanh thì cảm thấy trần gian ô nhiễm. (Thánh Ignatius)

20.  Nên coi thường thế tục và càng nên hy vọng thế tục coi thường chúng ta. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

21.  Tâm hồn chí thiện cách trọn vẹn thì hoàn toàn không phải là xây dựng nơi chỗ không thấy, mà chính là lòng không lưu luyến thế gian này. (Thánh Francis de Sales)

22.  Trên tất cả mọi sự con phải nên trái ngược với thế tục. (Thánh John Berchmans)

23.  Người phạm tội thì trong lòng không có Thiên Chúa, những việc họ yêu thích đều trở thành chúa của họ. (Thánh Jerome)

24.  Tôi quyết không lấy cái đầu lừa của tôi để mua vương miện thế gian. (Hiền sĩ Tertulliano)

25.  Phàm con người yêu vật chất trên cả Thiên Chúa, thì vật chất ấy giống như thiên chúa của họ vậy. (Thánh Cyprian)

26.  Thế gian như chim yến làm tổ mùa hè, chờ thu qua đông đến, thời tiết dần dần lạnh thì chim yến mới rời khỏi tổ cũ bay thật xa tìm nơi ấm áp hơn. (Thánh John Chrysostom)

27.  Thế gian mênh mông bát ngát như biển rộng, người trong thế gian như lữ khách bơi qua biển, nhưng người đạt tới bờ hằng sống thì rất ít, bởi vì phần đông họ buộc trên mình hành lý thế tục rất nặng nên không thể nổi trên nước, lại chìm dưới biển. (Thánh Francis Assisi)

28.  Có thể coi trọng, nhưng không phải coi trọng sự quý hiển của gia đình chúng ta, nhưng vẫn là Đức Chúa Giê-su cứu thế, Đấng cứu chuộc của chúng ta. (Thánh Stanislaus Kostka)

29.  Các tiểu huynh đệ không nên để hoàn cảnh chi phối mình, nhưng mình phải chi phối hoàn cảnh. (Linh mục Vincent Lebbe)

30.  Hoặc là con hoàn toàn thuộc về thế gian, hoặc là con hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. (Thánh John Vianney)

31.  Thế giới hiện tại và thế giới đời sau cùng nhau đối địch, cho nên chúng ta không thể đồng thời thân cận cả hai, mà phải quyết định chọn hay là bỏ, nên đi ngã nào. (Thánh Clement)

32.  Tiền tài phú quý của thế gian thì giống như cây sậy (Thánh Antoninus)

33.  Con không thể đồng thời vừa chọn thế gian vừa chọn Thiên Chúa, bởi vì cả hai trong tư tưởng, ý nguyện và hành động đều trái ngược nhau. (Thánh John Vianney)

34.  Ngoài thân xác ra, nếu linh hồn bị vật chất vây khốn thì thật đau khổ vô cùng. (Thánh Augustine)

35.  Thiên Chúa không thể khiến cho con người tự thỏa mãn mình, bởi vì không có điều gì có thể thỏa mãn họ được. (Thánh Alphonsus de Liguori)

36.  Say đắm trong an ủi của trần thế quá độ, thì không thể nhận được sự an ủi của Chúa Thánh Thần. (Thánh Bernard)

37.  Người nghe theo những quy tắc của thế tục thì chỉ có đau khổ, còn đối với hạnh phúc vĩnh hằng trong tương lai và sắp đến thì thật là hư vọng. (Thánh Augustine)

38.  Trước khi xác thịt con lìa bỏ thế gian, thì con nên đem tâm hồn con di chuyển ra khỏi vật chất của thế gian trước. (Thánh John Vianney)

39.  Người mà trong linh hồn có đủ phúc đức hoặc có của cải mà không mất linh hồn, thì họ sẽ giàu có về mặt tinh thần. Người mà trong linh hồn không có phúc đức hoặc có của cải mà không bảo đảm được linh hồn, thì họ sẽ nghèo nàn về mặt tinh thần. (Thánh Francis de Sales)

40.  Lòng yêu mến vật chất thế gian là một loại keo dính buộc, làm cho linh hồn không bay thẳng lên được với Thiên Chúa. (Thánh Augustine)

41.  Siêu thoát vật chất hữu hình chính là tiếng vọng đến ranh giới tinh thần. (Thánh John Climacus)

42.  Phàm người lưu luyến thế tục thì không thể kết hợp với Thiên Chúa, bởi vì lưu luyến cái gì thì biến thành cái đó. (Thánh John of the Cross)

43.  Chúng ta nên bắt chước Đức Chúa Giê-su trong máng cỏ coi nhẹ giá trị vật chất thế gian. (Thánh Francis de Sales)

44.  Người thích sự tinh xảo lạ lùng của một vật vô dụng, là bằng chứng linh hồn sẽ chết trong thánh sủng. (Thánh Francis of Assisi)

45.  Đối với việc sử dụng vật chất thì con người ta thường có khuynh hướng nhìn chính mình, chúng nó có thể giúp bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu, chúng nó có thể ngăn trở bao nhiêu thì bớt bỏ bấy nhiêu. (Thánh Ignatius)

46.  Quá lưu luyến loài thụ tạo thì giống như người khi leo núi, tự mình kéo lên núi chiếc xe vô dụng, vừa rất nặng, rất chậm lại rất mạo hiểm, cuối cùng ngay cả bản thân mình cũng không đạt tới mục đích. (Thánh John of the Cross)

47.  Tất cả mọi thứ trên thế gian này chỉ là vì con người mà được tạo dựng, vì để giúp cho con người nhờ nó mà đạt tới mục đích. (Thánh Ignatius)

48.  Người yêu mến vật chất thế gian thì không thể nên thánh. (Thánh Philip Neri)

49.  Yêu thì dễ dàng mất đi con người thế tục, dễ dàng mất đi chính mình. (Thánh nữ Terese of Avila)

50.  Không nên vì bất cứ sự vật nào có thêm trên bản thân mình mà mất đi sự ôn hòa trong lòng. (Thánh Francis de Sales)

51.  Thiên Chúa ban cho một chút giá trị của an ủi, thì vẫn cứ hơn tất cả những khoái lạc an ủi của thế tục ban cho. (Thánh nữ Terese of Avila)

52.  Càng thiếu sự giúp đỡ của con người thì Thiên Chúa càng biểu hiện thần lực của Ngài ra. (Thánh John Bosco)

53.  Rất nhiều lần con người ta không biết là trong tất cả mọi sự mà quên chính mình, thì có thể đạt tới lợi ích rất lớn. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

54.  Bí quyết bền lòng bền chí vẫn là siêu thoát thế tục. (Thánh Sebastiano)

55.  Hy sinh mà Thiên Chúa muốn chúng ta làm đó chính là từ bỏ chính mình. (Thánh Carolo)

56.  Tôi cứ không muốn sống bằng thuần bản tính; nhưng anh được phép chọn lựa, nếu anh là người được chọn. (Thánh Ignatius)

57.  Khi con đang sống thì hãy coi giống như chỉ có Thiên Chúa và linh hồn của con, như vậy thì linh hồn con mãi mãi sẽ không bị trói buộc vào bất cứ vật chất nào của thế gian. (Thánh John of the Cross)

58.  Thiên đàng so với thế gian càng lớn hơn, cáo quý hơn, không nên hy vọng hoặc tìm kiếm những gì thuộc về thế gian. (Thánh Cprian)

59.  Không nên vì bất cứ vật chất nào mà ưu phiền, không nên vì bất cứ vật chất nào mà kinh khiếp, mặc dù vạn vật không tránh khỏi vùi dập, nhưng Thiên Chúa trước sau vẫn như một. (Thánh Terese of Avila)

60.  Nếu con chỉ ham thích phúc lợi tạm thời, chỉ lưu luyến vết chân của nó, chỉ yêu thích tín hiệu của nó, mà không chú ý đến quang minh chí thánh, cũng là sự khôn ngoan của người tâm hồn yên tịnh được Thiên Chúa tỏ thị, thì con là người có tội ! Bởi vì sự kỳ diệu và tráng lệ của vạn vật chỉ là dấu tích và tín hiệu của Thiên Chúa mà thôi. (Thánh Augustine)

61.  Đức Chúa Giê-su coi nhẹ tất cả mọi sự của trần thế là để chúng ta biết cái gì là đáng khinh chê; Ngài thừa nhận tất cả thế gian đều là bất hạnh, để dạy dỗ chúng ta cái gì thì nên chịu nhẫn nhục, và để nói với chúng ta không được tìm kiếm hạnh phúc từ trong mọi sự của thế gian, cũng không cần sợ hãi đối với những bất hạnh của thế gian. (Thánh Augustine)

62.  Khoái cảm của thế tục có hại cho sự trinh khiết, tiền tài của nó có hại cho đức khiêm tốn, sự nghiệp của nó có hại cho sự nhiệt tâm, ăn nói lịch lãm của nó có hại cho sự chân thành, gian trá của nó có hại cho đức ái. (Thánh Bernard)

63.  Nên coi thường tất cả loài thụ tạo, chỉ dùng tâm hồn của con kỳ vọng vào sự hoan lạc của Thiên Chúa mà thôi. (Thánh Augustine)

64.  Đau khổ của thế gian là thật, dịu ngọt của nó là giả, âu sầu của nó là chuẩn xác, khoái lạc của nó thì không nhất định, bận bịu của nó là khó nhọc, nghỉ ngơi của nó là không an toàn, hạnh phúc của nó là nhiều bất hạnh, hy vọng của nó là hảo huyền. (Thánh Augustine)

65.  Cái đẹp bên đường khó mà chin muồi, cũng vậy, người sống trong thế gian khó mà duy trì nghĩa đức không có vết nhơ. (Thánh John Chrysostom)

66.  Phàm người lấy của cải và hạnh phúc của thế gian mà khoe khoang, thì không tránh khỏi cái chết trước mặt Thiên Chúa, cái mà khoe khoang chỉ nhất thời, mà cái chết thì vĩnh viễn. (Thánh Augustine)

67.  Người vui vẻ hoan lạc với thế tục thì thần trí tuyệt đối sẽ không mạnh khỏe, mà là người điên khùng bệnh hoạn. (Thánh Hieronimo)

68.  Vui vẻ của thế gian là một loại hoan tưởng; trước khi nó chưa đến thì làm cho người ta trông mong, sau khi nó đến thì lại khiến cho người ta không cách gì giữ được. (Thánh Augustine)

69.  An ủi của thế tục thì rất là hèn hạ và vô dụng, đặc biệt hơn chính là nó rất đáng sợ, bởi vì nó có thể ngăn cản người ta hưởng được sự an ủi chân thật của sự thánh thiện. (Thánh Bernard)

70.  Vì để cho Đấng tạo thành con trở thành niềm dịu ngọt duy nhất của linh hồn con, thì con phải từ bỏ tất cả mọi thứ của tạo vật. (Thánh Augustine)

71.  Anh cho rằng có thể đem sự dịu ngọt trên trời và bụi bặm của trần thế, đem hương thơm của Thiên Chúa và hạnh phúc có độc của trần thế, đem đặc ân của Đức Chúa Thánh Thần và sự hoan lạc của thế tục hỗn hợp với nhau, đó chính là một sự sai lầm rất to lớn. (Thánh Bernard)

72.  Nếu như có lúc con cảm thấy hưng phấn với hoan lạc của thế tục và vinh hoa giả dối của cuộc sống này, thậm chí với những quyền thế tạm thời và trống rỗng, thì con nên hướng tâm hồn lên, đem tất cả những gì của thế gian nhìn nó như phân bùn. (Thánh Jerome)

73.  Ngoài việc con người thoát ly thế tục và vui sống trong cảnh nghèo nàn, thì ai ai cũng có thể thân cận với Thiên Chúa. (Thánh Isaac of Cordova)

74.  Phàm là người cam tâm tự nguyện hy sinh hoan lạc hạnh phúc của cuộc sống hôm nay, thì nhất định ôm được hy vọng sự sống đời đời, tránh đi cùng đường của người tội lỗi, nhiệt tâm với sự chí thiện của Thiên Chúa. (Thánh John Climacus)

75.  Chúng ta nên dùng vật chất trần thế như ý Chúa muốn để đạt tới sự sống đời đời; sự sống đời đời là do Thiên Chúa ban cho; vật chất trần thế là do Thiên Chúa ban thêm, chỉ là để tô điểm cho đẹp mà thôi. (Thánh Gregory)

76.  Tâm hồn không tham lam quyến luyến bất cứ vật chất trần thế nào thì rất yên ổn, trái lại linh hồn nào tham lam lưu luyến vật chất trần thế, thì thường trầm luân với vật chất trần thế, tuyệt đối không yên ổn bình tĩnh. (Thánh Gregory)

77.  Phàm nhìn theo cách nhìn của thế tục thì thấy mình là người thông thái khôn ngoan, nhưng trong mắt của Thiên Chúa thì là người ngu ngốc ngông cuồng. (Thánh Isidore)

78.  Một linh hồn thanh khiết thì không nên ở ngoài Thiên Chúa và luôn coi trọng mọi sự; nhưng trong tư tưởng, lời nói và việc làm thì nên thoát khỏi tất cả mọi sự vật, chuyên tâm tìm kiếm mục tiêu lý tưởng cực đẹp chí thiện. (Thánh Nicetius of Besancon)

 

 

 

Chương 44:

 

 

 

 

HAM MUỐN

TÌNH CẢM CÁ NHÂN LỆCH LẠC

”Không theo những tình dục của con người, nhưng theo ý muốn của Thiên Chúa.”

(2 Pr 4, 2)

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Ham muốn tình cảm cá nhân càng ít thì đức ái càng gia tăng, một cái gốc ham muốn cá nhân cũng không nên giữ lại, thì mới có thể đạt tới bước cao nhất của các nhân đức. (Thánh Augustine)

2.      Khắc phục chiến thắng tình cảm cá nhân lệch lạc thì có thể làm vui lòng Thiên Chúa nhất. (Thánh Bonaventura)

3.      Con người ta một khi đã tìm tình ý riêng tư thì mất đi tình ái với Thiên Chúa. (sách Gương Chúa Giê-su)

4.      Tôi không muốn sớm lên thiên đàng theo tình ý riêng của tôi. Ở trên thế gian này, hạnh phúc duy nhất của chúng ta chính là chuyên lo việc mà Đức Chúa Giê-su đã an bài, và thường coi đó là sự tuyệt hảo đẹp nhất. (Thánh Terese of Lisieux)

5.      Vàng ròng càng nấu càng tinh thuần, đức ái chính là vàng ròng, dùng sự khắc khổ để tinh luyện dục tình sai lạc của mình, thì mới đạt tới mức độ thành toàn. (Thánh Augustine)

6.      Con người ta càng thuận theo tình cảm lệch lạc, thì ý nguyện khắc phục tình cảm lệch lạc càng ít. (Thánh Dorothy)

7.      Khi hướng dẫn tha nhân thì không nên theo ý riêng mình hoặc đường đi của mình, nhưng nên làm theo con đường mà Đức Chúa Giê-su đã chỉ cho chúng ta. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

8.      Khắc trị xác thịt chính là phương pháp chiến thắng ma quỷ. (Thánh Augustine)

9.      Sau ban ngày thì là đêm tối, sau giữa hè là giữa đông; sau hư vinh và hưởng lạc ở đời này đều là âu sầu và đau khổ. (Thánh nữ Maxima)

10.       Tâm thần hỗn loạn, nếu không đến từ tư dục thì đến từ đâu ? (Thánh Bernard)

11.       Khi tình dục của con phản loạn thì con nên phản kháng, khi chúng nó tiến quân thì con phải chiến đấu với chúng nó, khi chúng nó tập kích con thì con cũng nên phản kích, tiên vàn phải đề phòng cẩn thận không để cho chúng nó chiến thắng. (Thánh Augustine)

12.       Người có thể khống chế tình dục là chủ nhân của thế giới, nếu chúng ta không khống chế tình dục thì sẽ bị tình dục khống chế. Làm cái búa thì lúc nào cũng hơn làm cái đinh. (Thánh Dominicus)

13.       Chỉ cần một chút ham muốn vương vấn trong lòng chúng ta, thì cho dù các ước muốn khác đã bị khắc phục, thì linh hồn chúng ta vẫn cứ không được bằng an. (Thánh Joseph Calasanctius)

14.       Khắc phục tình cảm lệch lạc của mình, dù là nhỏ, cũng có thể giúp cho đời sống thiêng liêng của chúng ta rất nhiều hơn cả ăn chay.(Thánh Philip Neri)

15.       Người không khống chế dục vọng thì sẽ phát giác ra rằng tự mình bị dục vọng thôi thúc. (Thánh Ambrose)

16.       Tất cả tình cảm lệch lạc đều là cửa đi vào địa ngục. (Thánh Augustine)

17.       Bây giờ thân xác của con hưởng lạc ở phương diện nào, thì ngày sau linh hồn của con cũng sẽ vĩnh viễn đau khổ và than khóc về phương diện ấy. (Thánh Gregory)

18.       Càng kềm chế xác thịt thì linh hồn càng hy vọng và hân hoan về hạnh phúc thiên đàng. (Thánh Gregory)

19.       Con có hai loại sự sống: một loại là xác thịt thoáng cái đã mất; một loại là linh hồn sống mãi bất tử. Do đó, con phải chú ý đến mình, đề phòng cẩn thận, không nên lấy sự sống hay mất làm sự sống đời đời. (Thánh Basil)

20.       Khi con đang căm giận than trách thì con vẫn còn đang thuận theo dục tình, không khắc trị tình cảm lệch lạc và lòng đầy tư dục. (sách Gương Chúa Giê-su)

21.       Chúng ta giao chiến với tư dục tình cảm lệch lạc thì khó khăn hơn cả hai nước đang giao chiến, bởi vì hai nước giao chiến sẽ không lâu dài. Chỉ có giao chiến với tư dục tình cảm lệch lạc cho đến khi chết mới thôi. (Thánh Ephraem)

22.       Khi bạn vì Chúa mà từ bỏ ý riêng, tình nguyện suốt đời không hái trái. Chính là nói: suốt đời luôn chịu nhẫn nhục khổ đau, nhìn thấy tất cả ý nguyện và thiện chí của mình giống như hoa tươi chưa kết trái mà đã rơi rụng trên đất rồi. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

23.       Con người ta nếu không biết rằng làm nô lệ cho xác thịt là nhục nhã đến mức nào, thì thật là giống loài yêu quái, đánh mất sự thông minh sáng suốt của mình. (Thánh Augustine)

24.       Tất cả những chuyện tham dục thì không nên nhìn coi, sợ rằng khi vừa nhìn thì động lòng tham khiến con phải phạm tội. (Thánh Gregory)

25.       Thuận theo cám dỗ và dục tình của ma quỷ, chi bằng chịu đau khổ kết hợp với Đức Chúa Giê-su thì tốt hơn. (Thánh Francis of Assisi)

26.       Một người càng khắc chế tình cảm sai lệch của mình, thì càng có thể tiếp nhận sự cảm hóa và kêu gọi của Thiên Chúa, lại càng có thể tiến lên trên con đường thánh đức. (Thánh Francis de Sales)

27.       Quá chăm sóc cho vẻ bên ngoài của mình thì linh hồn trở thành hoang vắng bất trị. (Thánh Terese of Lisieux)

28.       Không nên yêu quý ý kiên riêng mình, nó sẽ làm cho con tê dại say nhào; uống rượu say và tồn đọng ý kiến riêng, cả hai đều sẽ dạy con mất đi lý trí. (Thánh Frnacis de Sales)

29.       Đất khô hạn thì lợn và chó không muốn đạp lên; tâm yên lặng khô khan dục tình thì ma quỷ không muốn ở. (Thánh John Climent)

30.       Nên khắc chế dục tình, và chán ghét những ham muốn tình cảm cá nhân lệch lạc. (Thánh Benedict)

31.       Vứt bỏ những ham muốn cá nhân là đẳng cấp cao nhất, và khi cố gắng thực hành ý muốn của người khác thì con sẽ không có phản ứng. (Thánh Francis de Sales)

32.       Dừng lại những ham muốn cá nhân của con thì sẽ không có địa ngục. (Thánh Bernad)

33.       Nếu Thiên Chúa vẫn chưa làm cho con thỏa lòng, thì lòng tham của con phải nói là quá lớn. (Thánh Augustine)

34.       Muốn biết nội tâm tu đức của con tiến bộ bao nhiêu, thì con phải dựa vào cá nhân con có từ bỏ tự ái, ích kỷ và tư lợi mà quyết định. (Thánh Ignatius)

35.       Tự nguyện chết đi cho cái tôi của mình, thì sẽ khiến cho Đấng khác sống trong tôi. (Thánh nữ Terese of Avila)

36.       Phàm cố giữ ý kiến riêng tư thì đó là bằng chứng cố chấp, kiêu ngạo. (sách Gương Chúa Giê-su)

37.        Nếu như chúng ta bằng lòng kết hợp với Thiên Chúa, thì chúng ta cần phải hết hợp hoàn toàn, kết hợp toàn bộ, tức là tình dục và lệch hướng của chúng ta phải chết đi. (Thánh John of Cross)

38.       Linh hồn con người không thoát khỏi tình ý riêng của mình, thì thánh đức của họ cũng không thể cho là vững chắc được. (Thánh nữ Terese of Avila)

39.       Nếu con muốn khống chế bản thân mình để hưởng thụ sự bình an trong lòng cách chân chính, thì con phải từ bỏ ý riêng và sự thiên kiến của con. (Thánh John Berchmans)

40.       Nếu phân chia ra của anh của tôi, thì đó là nguồn gốc của sự chia rẻ, không phân bên này bên kia thì mới có thể luôn hòa thuận, luôn bình an. (Thánh John Chrysostom)

41.       Nếu con muốn thăng tiến đến bước cao nhất thì con phải dũng cảm ra tay, kê cái rìu trên gốc tư dục, chặt triệt tình cảm yêu bản thân mình và yêu các vật thế gian. (sách Gương Chúa Giê-su)

42.       Tình cảm lệch lạc mềm mại như tơ lụa, nhưng đều có thể biến thành xiềng xích thép kéo con người ta xuống địa ngục. (Thánh Francis of Assia)

43.       Tư dục rất gian giảo, thường lấy mình làm hướng chung kết, khiến cho người ta sập vào lưới của nó. (sách Gương Chúa Giê-su)

44.       Ý riêng mình làm hại rất lớn, bởi vì nó khi ban đầu là việc có lợi cho chúng ta, sau sẽ biến thành có hại. (Thánh Bernard)

45.       Con người ta nếu càng thắng được mình, khắc chế tình riêng, thì họ càng tiến lên rất nhanh và càng được rất nhiều ân sủng. (sách Gương Chúa Giê-su)

46.       Trong lòng thật bình an thì không để lòng theo tư dục, mà khắc chế tư dục. (sách Gương Chúa Giê-su)

47.       “Cái tôi” và “con người cũ” là kẻ tử thù của đời sống tu đức, hơn nữa nó là tên nội thù rất giảo hoạt và khó khắc phục. (Cha Vincent Lebbe)

48.       Con người ta càng chết cho mình thì càng có thể bắt đầu cuộc sống với Thiên Chúa. (sách Gương Chúa Giê-su)

49.       Tất cả thú vui xác thịt đều là như thế này: khi đến thì dịu ngọt, xong việc thì sẽ khiến con đau thương. (sách Gương Chúa Giê-su)

50.       Giao tình tư dục là hạt giống của bất hòa, kéo theo cái tâm con người ghen ghét nghi ngờ. (Thánh Bernard)

 

------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 45:

 

 

THÁNH KINH

THÁNH THƯ

“Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, giáo dục để trở nên công chính.” (2 Tm 3, 16)

 

 

 

1.      Không biết Thánh Kinh là không biết Đức Chúa Giê-su Ki-tô. (Thánh Jerome)

2.      Thánh Kinh là tấm gương soi linh hồn, có thể chiếu soi linh hồn chúng ta thiếu đức hạnh gì. Vừa chiếu soi đức hạnh của các thánh, hướng dẫn chúng ta học tập các ngài, và những nhầm lẫn của các thánh khiến chúng ta sợ hãi. (Thánh Augustine)

3.      Trước đây tôi nhìn văn chương của thế tục, phục vụ thế tục như thế nào, thì cũng vậy, giờ đây tôi phải đọc các tác phẩm tôn giáo như thế và tìm cách phục vụ Thiên Chúa. (Thánh John Bosco)

4.      Đạo lý của Đức Chúa Giê-su vượt qua tất cả các đạo lý của thánh nhân, trong nó ẩn tàng “man-na”, duy nhất chỉ những người có tinh thần của Đức Chúa Giê-su mới có thể tìm được. (sách Gương Chúa Giê-su)

5.      Thánh thiện của tôi chính là sự khổ nạn của Đức Chúa Giê-su. (Thánh Francis de Assisi)

6.      Thiên Chúa mặc khải tất cả tinh thần Thánh Kinh cho các tác giả, chính là tinh thần mà người đọc Thánh Kinh đều có. (sách Gương Chúa Giê-su)

7.      Chúng ta đọc Kinh Thánh thì nên nhớ lấy những lời trong Kinh Thánh, mỗi câu đều có đủ Lời của Thiên Chúa. (Thánh Augustine)

8.      Đọc sách thiêng liêng không phải cầu cho được hiểu tất cả lý lẽ của nó, mà là ở chỗ có thể thay đổi tâm hồn của con người; nếu chỉ cầu tri thức thì đối với linh hồn không có ích gì cả. (Thánh Bernard)

9.      Trong Kinh Thánh điều nên cầu xin là chân lý, chứ không phải là từ ngữ văn vẻ. (sách Gương Chúa Giê-su)

10.  Thánh Kinh giống như gương soi, có thể soi thấy khuôn mặt linh hồn của chúng ta. (Thánh Gregory)

11.  Đọc sách thiêng liêng là điều cần thiết, bởi vì sách thiêng liêng chỉ cho chúng ta phải biết nên làm gì, nên tránh gì, nên đi về hướng nào. (Thánh Bernard)

12.  Đọc Kinh Thánh là vì để tìm chân lý; còn như sách do ai viết, văn học, tu dưỡng hoặc sâu hoặc nông của họ, thì con không nên để ý. Tóm lại, lời của ai nói, con không cần phải hỏi; nhưng ý nghĩa của lời nói thì con nên cẩn thận chú ý. (sách Gương Chúa Giê-su)

13.  Trong tay con nên cầm quyển sách Kinh Thánh, làm khiên thuẫn hộ thân, để ngăn cản những mũi tên độc hại bắn vào lòng con. (thánh Jerome)

 

------------------

 

 

THÁNH KINH VÀ SÁCH THIÊNG LIÊNG (2)

 

1.      Khi chúng ta cầu nguyện là nói chuyện với Thiên Chúa, còn khi đọc Kinh Thánh là nghe lời của Thiên Chúa. (Thánh Ambrosius)

2.      Nguồn mạch của đời sống tu đức chính là Kinh Thánh. (Linh mục Vincent Lebbe)

3.      Chỉ khi đọc Kinh Thánh thì mới thấy sự ô nhiễm của linh hồn của chúng ta, và sự tốt đẹp của các nhân đức mà chúng ta đi trên con đường nhân đức có tiến triển được bao nhiêu ? (Thánh Gregory)

4.      Lời của Thiên Chúa đã nhanh lại có sức mạnh. (Fr. Parde Pio of The Five Wounds of Christ: cha thánh Pi-ô Năm Dấu)

5.      Không nghi ngờ, nhờ đọc Kinh Thánh mà linh hồn con người ta bừng cháy lên trong Thiên Chúa, do đó mà được tinh luyên tội lỗi. (Thánh Jerome)

6.      Nên đem việc đọc Kinh Thánh làm sự sống của linh hồn. (Thánh Ambrose)

7.      Trong số những người mong muốn được tiến bộ, không ai là không hết sức đọc sách thiêng liêng. Ai không chú trọng đến việc đọc sách thiêng liêng, thì trong đời sống tu đức của họ sẽ nhanh chóng có vấn đề. (Thánh Antony)

8.      Dùng con mắt lãnh đạm để đọc Phúc Âm thì giống như ở nơi rất lạnh, nếu con tiếp xúc chín chắn thì sẽ biến thành nóng như lửa. (Thánh Jerome)

9.      Chúng ta cùng nhau đọc Kinh Thánh nhé, nhưng chúng ta phải giống như các thánh tiên tri đã chỉ thị là phải nắm vững tinh hoa để đọc ! Chúng ta quỳ xuống để đọc nhé, không nên mang sự phê bình trong lòng, không nên vì lòng hiếu kỳ, bởi vì nó sẽ dẫn chúng ta đến chỗ hư vô ! Chúng ta nên mang một tâm hồn ấm áp và tâm tình để đọc. Người ta nói với chúng ta ở đó có sự sống, có sự sáng, thế thì tại sao chúng ta không bỏ ra chút công sức để nếm mùi vị đó chứ ? (Thánh Paul of Claud)

10.  Khi tôi nghèo nàn thì sách Thánh Kinh và sách Gương Chúa Giê-su đã giúp tôi rất nhiều, trong hai quyển sách này tôi tìm được chất bổ và lương thực thuần khiết, đặc biệt sách Phúc Âm vượt qua tất cả những quyển sách khác, trả lời tất cả những gì nội tâm tôi cần thiết và kỳ vọng. Trong Phúc Âm tôi thường thường tìm được ánh sáng mới, ý nghĩa tiềm tàng thần bí. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

11.  Thánh Ngôn của Thiên Chúa mời gọi con sau khi nghe xong thì theo đó mà thực hành, chứ không phải kêu con đi giải thích những chỗ tối nghĩa. Mặc dù trong Thánh Kinh có những chỗ mà chúng ta không hiểu rõ ràng, nhưng cũng có những chỗ không rõ ràng đợi chúng ta đi thực hành. (Hiền sĩ Becky Hitchcock)

12.  Nhiệt tâm yêu mến Thánh Kinh thì chân lý vĩnh hằng sẽ nhiệt tâm yêu mến con; nhiệt tâm yêu mến Thánh Kinh thì nó sẽ vì con mà phục vụ. Tôn kính Thánh Kinh thì nó sẽ dang rộng hai tay ôm lấy con. (Thánh Jerome)

13.  Thánh Kinh đem việc của Thiên Chúa truyền đạt cho con người, nhưng dùng phương cách thông dụng của loài người để truyền đạt. (Thánh Thomas Aquinas)

14.  Khi đời sống của chúng ta ở trong sa mạc, thì Thánh Kinh sẽ dẫn dắt chúng ta đến nơi bóng mát ngơi nghỉ. (Thánh Augustine)

15.  Dù chúng ta hy vọng tất cả sẽ đổi mới trong Đức Chúa Giê-su, thì chỉ cần để con cái của chúng ta nuôi dưỡng thói quen đọc Phúc Âm nhiều lần hoặc mỗi ngày. Và từ trong Phúc Âm học tập nên làm thế nào để trong Đức Chúa Giê-su đổi mới tất cả. (Thánh giáo hoàng Pius XII)

16.  Đọc những loại sách không tốt sẽ khiến cho tâm trí của con đầy những sự xấu, loại độc hại này sẽ làm ô nhiễm tư tưởng của con, do đó dẫn đến hủy diệt và tử vong. (Thánh John Baptist de la Salle)

17.  Thánh ngôn của Thiên Chúa cần phải ngày đem không rời khỏi miệng con, con phải mọi nơi mọi lúc suy tư đến kinh thánh của Thiên Chúa. (Thánh Antony)

18.  Lời của Thiên Chúa đối với linh hồn giống như linh hồn đối với thân xác, cùng sinh cùng dưỡng, không thể phân rẽ. (Thánh Ambrosius)

19.  Bài giảng của linh mục phải lấy Thánh Kinh làm căn bản. (Thánh Jerome)

20.  Thánh Kinh mà chúng ta đọc, bên ngoài đã là huy hoàng lộng lẫy, nhưng xương cốt bên trong lại càng thơm ngọt không gì sánh bằng. (Thánh Jerome)

21.  Phàm là người đối địch với Thánh Kinh là vì họ không hiểu Thánh Kinh; trái lại chỉ có những bạn hữu của Thánh Kinh thì mới có thể hiểu Thánh Kinh. (Thánh Augustine)

22.  Thánh Kinh giống như tấm kính soi linh hồn, phản ảnh lại khuôn mặt thật của nội tâm là khiết tịnh hay là ô nhiễm. Chúng ta có thể nhìn rất rõ ràng. (Thánh Gregory pope)

23.  Thánh Kinh khiến cho người thường xuyên dùng nó không chán ngán, hơn nữa người càng suy tư rộng rãi về Thánh Kinh thì họ càng cảm thấy Thánh Kinh rất đáng yêu. (Thánh Gregory pope)

24.  Ai nghe Lời Chúa mà vẫn cứ tham lam luyến tiếc phú quý hoặc hư vinh của thế gian, thì giống như người ăn nhiều mà không thấy no đủ. (Thánh Gregory pope)

25.  Khi chúng ta cầu nguyện thì chúng ta cùng Thiên Chúa gặp gỡ trò chuyện, nhưng khi chúng ta đọc Thánh Kinh thì Thiên Chúa nói với chúng ta. (Thánh Isidor)

 

---------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 46 :

 

 

 

 

 

 

 

VU CÁO , GHEN GHÉT

Vậy, anh em hãy từ bỏ mọi thứ gian ác, mọi điều xảo trá, giả hình và ghen tuông cùng mọi lời nói xấu gièm pha.”(1 Pr 2, 1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.          Muốn người ta hành động xấu thì làm ô uế lòng mình; nói chuyện xấu của người ta thì làm ô uế miệng mình; lấy đồ nhơ bẩn của người ta thì làm ô uế tay mình. (Thánh Christopher)

2.          Lưỡi của người vu cáo thì độc hơn rắn, rắn chỉ cắn làm tổn thương một người, nhưng một lời vu cáo thì tổn thương ba người, đó là: người nói lời vu cáo, người nghe lời vu cáo và người bị vu cáo. Người vu cáo thì lòng ghen ghét mà phạm tội, người nghe lời vu cáo thì lòng vui vẻ mà phạm tội, người bị vu cáo thì lòng thù hận mà phạm tội. (Thánh Bernard)

3.          Người thổi tro thì nhất định sẽ tổn thương mắt mình, người vu cáo thì nhất định mắt tâm hồn của mình sẽ bị mờ. (Thánh Gregory pope)

4.          Người lên trời nhất định không nói lời phỉ báng, người nói lời phỉ báng thì nhất định không được lên trời. (Thánh Gregory pope)

5.          Anh đi trên đường gặp tử thi hôi thối thì nhất định bịt mũi mà đi qua, bằng không thì là người ngu ngốc; lời khoa trương vào tai và nhập vào lòng thì làm tổn thương nhân đức, nếu không xa tránh thì càng là người ngu si. (Thánh Christopher)

6.          Người khác khen tôi là đẩy tôi ngã xuống; người khác làm tổn thương tôi là đẩy tôi lên trời. (Thánh Francis of Assisi)

7.          Người biết tránh xa loại người phỉ báng người khác, thì phải giống như tránh xa loài rắn độc. (Thánh Jerome)

8.          Nguyên nhân ghen ghét là vì thấy cái hay của người khác vượt qua mình, nên trong lòng phát sinh ra một loại buồn bực không hợp lý. (Thánh Thomas Aquinas)

9.          Người ghen ghét là cùng lòng với ma quỷ. (Thánh Gregory pope)

10.      Đoán xét tật xấu của người khác cách ngông cuồng, đa số là do từ ghen ghét thù hận nghi ngờ mà đến.

11.      Không nhất định phải tội nghiệp người bị thù ghét, chỉ tội nghiệp những người ghét ghen. (Thánh nữ Veronica)

12.      Tội ghen ghét vào trong lòng thì các tội khác cũng vào theo, như coi trọng mình mà khinh kẻ khác, người ác thắng mình, mình phải thắng người, chê khả năng người khác, che đậy cái thiện của người, hại người thái quá, buồn khi thấy người khác vui, vui khi người khác buồn, những điều này đều là đồng lõa với tội ghen ghét. (Thánh Cyprian)

13.      Ghen ghét của con chính là hỏa ngục của con, ở thế gian lửa ghen ghét đốt cháy lòng con, sau khi chết thì lửa ghen ghét đốt cháy linh hồn con. (Thánh nữ Veronica)

14.      Hạnh phúc hoan lạc càng công khai chia sẻ thì càng đẹp, con có may mắn vinh phúc mà không có người cùng chia sẻ thì không thể coi là hạnh phúc; người ghét ghen thì ngược lại, nói hạnh phúc hoan lạc thì phải hưởng thụ một mình và tìm cách để được phúc, cho nên nếu cùng với người khác cùng hưởng thì giống như không có vậy. (Thánh nữ Veronica)

15.      Lời nói của người khác thì không nên khinh khi mà không tin tưởng, không nên tùy tiện làm theo xung động của bản thân mình, nhưng trước tòa Thiên Chúa phải suy nghỉ thật kỷ, sau đó lại quyết tâm không làm điều sai trái. (Sách Gương Chúa Giê-su)

16.      Phải tuyệt đối không phỉ báng người khác, người phỉ báng là người mà trời và người đều ghét bỏ. (Thánh Alphonsus giám mục)

17.      Chúng ta phải cẩn thận không đặt điều bịa chuyện trước mặt nguời khác, bởi vì trong Thánh Kinh đã nói Thiên Chúa ghét cay ghét đắng những người xúi giục ly gián. (Thánh Alphonsus giám mục)

18.      Một câu nói đùa giỡn tục tĩu được nói ra thì có thể làm gương xấu cho người khác, và có khi một câu có hàm ý xấu thì so với câu nói tục tĩu thì hiển nhiên càng có hại hơn. (Thánh Alphonsus giám mục)

19.      Tin đồn so với lửa trong gió thì truyền ra và lan rộng rất lớn, nếu không bị nó hủy diệt tất cả thì cũng bị đốt cháy đen.(Thánh Jean Baptiste de la Salle)

20.      Lời nói thành khẩn và thái độ nhã nhặn thì là sức mạnh cảm hóa sẽ thắng sự phẩn nộ và chỉ trích, do đó khi không cần thiết thì không nên trách người. (Thánh Angela)

21.      Nhổ cây gai trong lòng con thì sẽ khiến cho hạt giống tốt của Đức Chúa Giê-su gieo trong mảnh ruộng tốt là tâm hồn con được đâm chồi nẩy lộc, phơi phới sum sê và được mùa thu hoạch. (Thánh Cyprian)

22.      Trong lòng ghét ghen càng ít thì sự ngọt ngào trong tâm càng lớn, nếu trong lòng hoàn toàn không có ghen ghét thì sẽ hoàn toàn yêu mến sự sống đời đời, không buồn không bực. (Thánh Gregory)

 

--------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 47:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THAM LAM, LƯỜI BIẾNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.           Nhàn rỗi là mồi câu của ma quỷ. (Thánh Thomas Aquinas)

2.          Không nên nổi giận mà vẫn cứ nổi giận là tội, nên nổi giận mà không nổi giận là nhu nhược không kiên cường. (Thánh Cyrius)

3.          Người lấy hận thù để báo thù thì tự mình đóng cửa thiên đàng, mặc dù họ cầu nguyện lớn tiếng với Chúa thì cũng không thể đến tai Ngài. (Thánh Augustine)

4.          Phẫn nộ là một s mong đợi không hợp lý khi muốn báo thù riêng tư; hoặc là khi gặp chuyện không vừa ý thì trong lòng phẫn nộ. (Thánh Thomas Aquinas)

5.          Sự phẫn nộ làm bại hoại linh hồn con người là hình ảnh của Thiên Chúa. (Thánh Gregory)

6.          Sự phẫn nộ có thể giáo huấn sự nhẫn nại của con người, kiêu ngạo không thể giáo huấn con người sống khiêm nhường, đức hạnh không phải để cho tật xấu dạy dỗ. (Thánh Bonaventure)

7.          Con mắt của người bị lửa phẫn nộ đốt cháy thì không thể phân biện được thị phi. (Thánh Bernard)

8.          Không nuôi dưỡng sự phẫn nộ hận thù trong lòng. (Thánh Benedict)

9.          Trước tiên xin đừng giận dữ, sau đó tự mình phản tỉnh, nên nhớ người con phê bình chính là anh em con, và họ đang trên con đường thành tựu. Thiên Chúa có thể làm cho họ trở nên thánh, mặc dù trước đây họ cũng có khuyết điểm của họ. (Thánh Thomas of Villanova)

10.      Khi chúng ta nếu phải trả lời bất cứ người nào đã sỉ nhục chúng ta, thì khi mở miệng chúng ta cần phải cẩn thận dùng giọng điệu ôn hòa, bởi vì câu trả lời ôn hòa có thể dập tắt sự giận dữ. (Thánh Alphonsus giám mục)

11.      Sự thắng lợi toàn vẹn đối với cơn giận dữ chính là: khi trong cơn cuồng sóng giận mà tâm bình khí hòa, bình chân như vại. (Thánh John Climacus)

12.      Ai muốn khắc phục sự giận dữ thì phải có khát vọng bị s nhục vô hạn; ngược lại ai khát vọng được tôn vinh vô hạn thì không nghi ngờ gì nữa đó là sự tham lam hư vinh. (Thánh John Climacus)

 

-----------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 50:

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN THẦN

“Các thiên thần của họ ở trên trời không ngưỡng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.”

(Mt 18, 10)

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Các con dù ở trong nhà thờ hay trong gia đình, hoặc đơn độc một mình, hoặc nơi đông người khi trước mặt cha thì các con không dám làm gì cả, thì các con càng không nên làm trước mặt các thiên thần, mặc dầu các con không nhìn thấy thiên thần, nhưng thiên thần hộ thủ vẫn luôn ở bên các con.(Thánh Bernard)

2.      Các thiên thần mỗi ngày đều đem lời cầu nguyện của các giáo hữu dâng lên Thiên Chúa. (Thánh Silary)

3.      Ai có thể hiểu rõ việc các thiên thần rất cẩn thận và quan tâm khi cùng chúng ta đọc kinh hát ca, tham dự việc cầu nguyện của chúng ta, nhắc nhở chúng ta suy tư, bảo vệ khi chúng ta nghỉ ngơi, khai sáng những công việc chúng ta làm. (Thánh Bernard)

 

-----------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 51:

 

 

 

 

 

 

 

 

LINH MỤC

“Con là thượng tế đời đời, theo phẩm hàm Men-ki-sê-đê”

((Dt 5, 6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.          Đời sống của linh mục là phúc âm của mọi người. (Thánh Gregory)

2.          Linh mục là lính chiến hùng mạnh của Đức Chúa Giê-su. (Thánh John Chrysostom)

3.          Một người là linh mục thì suốt đời vẫn là linh mục. (Thánh Don Bosco)

4.          Một người đầy tràn tinh thần của các tông đồ thì cũng đủ để cảm hóa dạy dỗ một dân tộc. (Thánh Jonh Chrysostom)

5.          Một linh mục khi giao tiếp với người khác, thì không thể không để lại cho họ một tư tưởng đẹp. (Thánh Gioan Bosco)

6.          Linh mục phải có các loại đức hạnh để làm gương tốt cho người ta hành thiện. (sách Gương Đức Chúa Giê-su)

7.          Linh mục lơ là không muốn cử hành thánh lễ thì ngài đã đánh mất quang vinh Thiên Chúa Ba Ngôi trên trời, đánh mất sự vui vẻ của các thiên thần, tội nhân mất đi sự tha thứ, người công chính mất đi sự trợ giúp của ơn thánh, các linh hồn trong luyện ngục mất đi sự giảm hình phạt, giáo hội mất đi sự thần thiêng. (Thánh Bonaventura)

8.          Cầu nguyện đối với linh mục thì giống như nước với cá, không khí với chim, suối nước với nai rừng. (Thánh Gioan Bosco)

9.          Bất cứ người nào hể tiếp xúc với một linh mục, thì khi rời đi sẽ được mang theo một bao đầy những lời chân thực, có thể có lợi cho linh hồn họ. (Thánh Gioan Bosco)

10.      Linh mục hiến tế là cung kính Thiên Chúa khiến các thiên thần hoan hỷ, và vì giáo hội mà thiết lập sự thánh thiện để giúp cho người sống, khiến cho người sắp chết được chết lành và bản thân mình có tất cả phần thiện lương. (sách Gương Đức Chúa Giê-su)

11.      Địa vị của linh mục thật là cao quý, bởi vì những việc mà các thiên thần không thể làm được thì các linh mục được cử hành. (sách Gương Đức Chúa Giê-su)

 

--------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 52:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNH LỄ MI SA

“Đây là mình Thầy, sẽ bị nộp vì anh em, anh em hãy làm việc này để nhớ đến Thầy.” (Lc 22, 19)

 

 

 

 

 

 

 

1.      Khi còn sống mà con nhiệt tâm tham dự một thánh lễ mi-sa so với một trăm lễ người ta xin lễ cầu nguyện cho con sau khi chết, thì ích lợi nhiều hơn. (Thánh Anselmo)

2.      Con người ta nếu không nhờ thánh lễ mi-sa để thánh hóa mình, thì nhất định không phải là người sốt sắng tham dự thánh lễ.

3.      Trong thánh lễ phàm cầu xin mà không được ân sủng, thì bất luận dùng phương thế gì cũng không thể cầu xin được. (Thánh Gioan Kim Khẩu)

4.      Khi linh mục cử hành thánh lễ thì càng có nhiều thiên thần chầu chực quanh bàn thờ, thờ lạy thân thể thương tích của Đức Chúa Giê-su. (Thánh Gioan Kim Khẩu)

 

----------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 53:

 

 

 

 

 

 

TRUYỀN GIÁO

“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo tin mừng cho mọi loài thụ tạo. (Mc 16, 15)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      Bởi vì tôi tin nên tôi mới loan báo. (Thánh Đa-minh)

2.      Cứ chăm lo việc truyền giáo đi, sau này sẽ có người giúp bạn thu hoạch. (linh mục Vincent Lebbe)

3.      Nên chết trên cương vị công tác mà không muốn chết trên giường bệnh. (linh mục Vincent Lebbe)

4.      Làm gương tốt là phương pháp tốt nhất để truyền giáo. (Thánh Joseph Rosil)

5.      Muốn giáo huấn người khác thì phải lấy mình làm gương trước. (Thánh nữ Bernadette)

6.      Tôi giảng đạo không phải để nguời ta nhận biết tôi, nhưng là nói về Đức Chúa Giê-su để người ta nhận biết Chúa của chúng ta. (Thánh Hieronimus)

7.      Truyền giáo mà chỉ dùng những lời nói hay để giáo huấn mà không biểu hiện sự lương thiện cho người ta thấy, thì giống như một ngón tay chỉ cho người ta đi tới và một ngón tay khác chỉ cho người ta đi thụt lùi; một ngón tay kiến thiết, một ngón tay phá hoại, truyền giáo nói suông thì không ích lợi gì cho người khác. (Thánh Gregory)

8.      Người đau khổ rơi nước mắt khi nghe giảng đạo là vinh quang của người giảng đạo; nếu không thể làm cảm động lòng người thì sẽ khiến người ta nói con giảng đạo lý cao diệu, giảng nghe rất hay nhưng bài giảng biến thành vô ích. (Thánh Jerome)

9.      Nếu người giảng không dùng đời sống của mình để giảng, thì bài giảng của mình khó mà đánh động tâm hồn của người nghe. Bởi cái mà họ vừa giảng phải lấy mình làm gương trước để có thể giúp người khác thành công. (Thánh Gregory)

10.  Giảng dạy khuyên người nếu có thể nói mà không thể thực hành thì giống như người diễn kịch, văn không ra văn, võ không ra võ. (Thánh Basile)

11.  Người giảng đạo chân chính là người khi chuẩn bị nói những lời khuyến bảo thánh thiện thì nên tự mình cảnh giác trước, phải nỗ lực học tập, không nên lơ là hành thiện, hành động không như lời nói mà không biết xấu hổ khi khuyên người khác, khiến cho họ chịu không nổi bèn nói: “Bác sĩ, nên trị bệnh mình trước đã.” (Thánh Gregory)

 

--------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 54:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KINH MÂN CÔI

“Đức Mẹ Fatima nhắn nhủ: “Các con hãy luôn cầu nguyện, siêng năng lần hạt Mân Côi, để cầu nguyện cho thế giới được hòa bình.”

 

 

 

 

 

 

Đức Mẹ Ma-ri-a vì muốn khuyến khích chúng ta nhiệt thành cầu nguyện và lần chuỗi Mân Côi, nên đã hiện ra với bà thánh Alan de la Roche và hứa ban 15 ơn cho những ai yêu mến thành tâm lần chuỗi Mân Côi.

1.      Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả.

2.      Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần chuỗi Mân Côi.

3.      Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ.

4.      Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!

5.      Linh hồn đến với Mẹ bằng cách lần chuỗi Mân Côi sẽ không phải hư mất.

6.      Những ai lần chuỗi Mân Côi sốt sắng và áp dụng các mầu nhiệm Mân Côi vào đời sống mình thì sẽ không bao giờ bị rủi ro. Chúa sẽ không trừng phạt họ trong cơn thịnh nộ của Ngài; họ sẽ không phải chết bất tử; nếu đã sống công chính, họ sẽ được bền vững mãi trong ơn nghĩa của Chúa và trở nên xứng đáng được hưởng sự sống đời đời.

7.      Những ai thực lòng tôn sùng phép lần chuỗi Mân Côi sẽ được ơn chịu các phép bí tích trước giờ chết.

8.      Những ai trung thành lần chuỗi Mân Côi, khi sống và nhất là trong giờ chết sẽ được ánh sáng Chúa soi dẫn với đầy dẫy ân huệ của Ngài. Và khi lâm tử, họ sẽ được tham dự vào những công nghiệp của các thánh trên thiên đàng.

9.      Mẹ sẽ đưa ra khỏi lửa luyện tội những ai đã trung thành đọc kinh chuỗi Mân Côi.

10.  Những con cái trung thành lần chuỗi Mân Côi sẽ được thưởng vinh quanh cao cả trên thiên đàng.

11.  Các con sẽ được hết những điều các con xin Mẹ nhờ sự lần chuỗi Mân Côi.

12.  Những ai truyền bá phép lần chuỗi Mân Côi sẽ được Mẹ giúp đỡ khi cần thiết.

13.  Mẹ đã xin cùng Con Chí Thánh Mẹ cho những ai truyền bá phép lần chuỗi Mân Côi sẽ được nguyên cả triều đình thiên quốc cầu bầu cho khi sống và trong giờ lâm tử.

14.  Những ai lần chuỗi Mân Côi đều là con Mẹ và là anh em với Con Duy Nhất của Mẹ là Đức Chúa Giê-su Ki-tô.

15.  Tôn sùng phép lần chuỗi Mân Côi của Mẹ là dấu chỉ chắc chắn sẽ được về thiên đàng.

--------------------

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

 

 



[1] Cha Vincent Lebbe, đáng sáng lập 2 hội dòng: hội dòng Tiểu Đệ Thánh Gioan Tẩy Giả và hội dòng Tiểu Muội Thánh Tê-rê-xa. Cả 2 hội dòng đều có nhà mẹ ở Taichung và Taishan, Taiwan.