Thứ Bảy, 17 tháng 2, 2024

Chúa nhật 1 mùa chay (Năm B)



 CHÚA NHẬT I MÙA CHAY


Tin Mừng: Mc 1, 12-15
“Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”

Anh chị em thân mến,
Hôm nay là chúa nhật thứ nhất Mùa Chay, bài Tin Mừng hôm nay tuy ngắn, nhưng lại như là lời phi lộ cho cuộc rao giảng Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su tại trần gian: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Sám hối và tin vào Tin Mừng là hai điều kiện để được cứu độ, và để nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa.
“Hãy sám hối...” là lời mời gọi khẩn cấp của Đức Chúa Giê-su, là lời cảnh cáo đầy yêu thương của Đấng thẩm phán chí công.
Sám hối vì chúng ta là những tội nhân đã phạm không biết bao nhiêu là tội với Thiên Chúa và với anh chị em của chúng ta; sám hối bởi vì mỗi người chúng ta đáng lẽ ra, phải chết ngay từ khi phạm một tội đầu tiên, nhưng vì tình yêu, Thiên Chúa đã kéo dài ngày chung kết để chúng ta được hồi tâm sám hối làm hòa với Chúa và tha nhân; sám hối bởi vì tất cả chúng ta không ai là thánh thiện, không ai là sạch tội; sám hối bởi vì tình yêu của Thiên Chúa quá lớn lao thúc bách chúng ta mau trở về với Cha trên trời...
“...và tin vào Tin Mừng” là tin vào Đức Chúa Giê-su, tin vào lời giảng dạy của Ngài, Lời ban sự sống cho những kẻ tin vào Ngài.
Chúng ta là những người có đức tin, đức tin này đã bị “mai một” với bao lo toan trong cuộc sống, đức tin này không được bồi dưỡng vun đắp vì chúng ta quá chú trọng đến cái ăn cái mặc, mà quên mất Thiên Chúa –nguồn mạch của đức tin- đang nuôi nấng và chăm sóc chúng ta.
Đức tin đòi hỏi chúng ta phải đặt Thiên Chúa ở vị trí số một trong cuộc sống.
Đức tin không phải chỉ là đi lễ ngày chúa nhật, cũng không phải chỉ là đón nhận các bí tích, hay vài tháng đi xưng tội một lần, nhưng cần phải toả sáng trong cuộc sống của mình.
Đức tin này đòi buộc tôi phải thấy Thiên Chúa tốt lành trong người anh em mà tôi không thích, có khi còn ghét thậm tệ nữa; đức tin này đòi hỏi tôi phải cúi xuống nâng đỡ người anh em bất hạnh đang đói khổ bên vệ đường đứng lên...
Tất cả những việc làm đó chính là tin vào Tin Mừng, bởi vì Tin Mừng cũng đồng thời là Đức Chúa Giê-su chịu đau khổ, chịu chết và sống lại. Và, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã làm như thế khi rao giảng Tin Mừng ở trần gian.

Tin Mừng không chỉ ở trong nhà thờ, nhưng ở ngay trên mặt trên mày của chúng ta, đó là khuôn mặt vui tươi khi bị đau khổ, đó là lời nói dễ thương khi bị chửi mắng, là nụ cười tươi khi bị hiểu lầm, Tin Mừng là như thế, là trao ban và đón nhận, là hy sinh và yêu thương.
Anh chị em thân mến.
“Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” là mở đầu cho Mùa Chay Thánh năm nay, và đồng thời thức tỉnh chúng ta –những tâm hồn tội lỗi- biết cải quá tự tân, biết đổi mới con người cũ của mình, để cùng chết với Đức Chúa Giê-su và cùng sống lại với Ngài.
Chúng ta có quá nhiều dự định tương lai, có quá nhiều kế hoạch rất cụ thể cho cộng đoàn, nhưng kế hoạch phải làm gì trong mùa chay thì hình như chưa hoàn bị cho lắm, bởi vì ai cũng nói chung chung mùa chay là sám hối và ăn năn, nên chúng ta chỉ nhìn thấy mình đang sám hối ăn chay, mà chưa nhìn thấy tha nhân đang đói khổ...
Xin Thiên Chúa ban cho mỗi người trong cộng đoàn chúng ta khi sám hối thì biết bù đắp những đau khổ của Đức Chúa Giê-su nơi những người nghèo, những người bệnh tật và già nua để Tin Mừng mà chúng ta đang tin được toả sáng đến với mọi người.
Xin Chúa luôn gìn giữ chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info

Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2024

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

 


8.      CƯỜI NGƯỜI TRỘM CHỮ

Giữa năm bắc Tống Chân Tông, có Dương Đại Niên, Tiền Văn Hy, Yến Vô Hiến cùng nhau làm thơ, họ đều mô phỏng viết lại thơ của Lý Thương Ẩn, tự gọi là “Tây Khôn Thể”.

Về sau, rất nhiều văn sĩ trẻ tuổi cũng đều bắt chước mà làm theo, ăn sống nuốt tươi từ trong tác phẩm của Lý Thương Âm, chép lại hơn phân nửa, chắp chắp vá vá và tự cho là tác phẩm của mình.

Một lần nọ, ở trong cung thết tiệc, có mời người đến diễn kịch giúp vui, có một tiết mục đóng giả làm Lý Thương Ẩn mặc áo cũ dơ bẩn lên khán đài, nói với những người dưới đài:

-              “Tôi chỉ vẻn vẹn là một chức viên của viện Sùng Văn, mỗi ngày có biết bao nhiều là người đến hái, thu nhặt đồ của tôi, thì các vị coi tôi giống như cái gì chứ ?”

                                                                (Cổ kim tiếu sử)

 

Suy tư 8 :

        Thiên Chúa rất công bằng, Ngài ban cho mỗi người có một tài năng riêng, để góp phần xây dựng thế giới này ngày càng đẹp hơn theo ý muốn của Ngài.

        Trí tuệ thì ai cũng có, chỉ có điều là trí tuệ nhiều hoặc trí tuệ ít mà thôi, nhưng đem trí tuệ của mình để ăn cắp chữ nghĩa của người khác thì là người xảo trá, đem trí tuệ của mình để hại người là bất nhân, đem trí tuệ của mình để lừa dối người khác là bất nghĩa. Tất cả điều ấy đều đi ngược lại với ý của Thiên Chúa vì không có sự công bằng trong cách đối xử với nhau...

        Lấy chữ nghĩa của người khác làm của mình thì gọi là “đạo văn”, “đạo văn” tức là ăn trộm chữ nghĩa trí tuệ của người khác để làm giàu cho mình, cũng có nghĩa là họ đem đạo đức biến thành trộm đạo, để bôi đen lương tâm của mình cho phù hợp với hành vi ma giáo của mình.

Ăn cắp chữ nghĩa của người khác là hành vi đáng chê cười, nhưng lấy chữ nghĩa của người khác làm món hàng kinh doanh thu lợi cho mình thì đáng nguyền rủa hơn, bởi vì họ là những người như ma quỷ rình mò ăn cướp thành quả mồ hôi nước mắt và trí tuệ của người khác.


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư) 

Thứ Năm, 15 tháng 2, 2024

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

 


7.      LẶP LẠI NHIỀU LẦN

Thời trung niên của Hy Ung, có một tác giả nọ biệt hiệu là “nhà thơ lớn” làm một bài thơ “Cảm nghĩ ngủ qua đêm nhà ở trong núi” như sau:

“Có một nhà sư cô độc trở về chỗ mình” (chữ một, cô, độc, được lập lại).

“Quan môn bế hộ đậy cửa sài” (chữ quan môn, bế hộ, đóng cửa sài, cùng ý nghĩa).

“Nửa đêm lúc canh ba, giờ tý” (nửa đêm, canh ba, giờ tý cùng ý nghĩa).

“Chim cuốc tạ báo chim cuốc kêu” (chim cuốc, tạ báo là tên gọi khác của chim cuốc).

                                                                (Cổ kim tiếu sử)

 

Suy tư 7 :

Một bài thơ được lặp lại nhiều chữ nhưng vẫn thấy hay và giá trị vì cách dùng văn của nhà thơ.

Nhưng ngày nào cũng chửi con cái “đồ chết tiệt”, thì trước sau gì tâm hồn của con cái cũng “chết tiệt” thật, bởi vì không ai thích người khác mắng mỏ mình suốt ngày; ngày nào cũng ngồi vào sòng bài thì trước sau gì cũng tan gia bại sản bán vợ đợ con, thân tàn ma dại; ngày nào cũng uống rượu nhậu nhẹt thì cũng sẽ có ngày ngồi tù vì say rượu làm điều phi pháp...

Những hành vi xấu thì không nên lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng những thói quen tốt thì nên làm đi làm lại nhiều lần trong cuộc sống.

Người Ki-tô hữu có một thói quen tốt mà mỗi ngày cần phải lặp lại nhiều lần, đó là tha thứ cho nhau. Hôm nay tha thứ, ngày mai tha thứ tiếp, ngày mốt tiếp tục tha thứ, sự tha thứ này phản ảnh lại tâm hồn khiêm tốn và hiền lành của Đức Chúa Giê-su nơi con người của chúng ta, bởi vì chúng ta là những môn đệ đích thực của Ngài, môn đệ mà không học được nơi thầy điều gì thì không xứng đáng là môn đệ.

Tha thứ luôn và tha thứ mãi là hành vi và thói quen rất lành thánh của người Ki-tô hữu, mà chúng ta cần phải làm đi làm lại nhiều lần trong đời sống chứng nhân của mình...


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư) 

Thứ Tư, 14 tháng 2, 2024

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện



6.      BẰNG PHU ĐÁNH HỔ

Trương Biệt Sơn làm đề học ở Giang Bắc, dùng tựa đề “Bằng Phu thích đánh hổ”[1] để làm đề thi cho học sinh.

Ở nơi Từ Châu có một kẻ sĩ nói:

-              “Bằng Phu là một người phụ nữ, nhưng lại có thể đánh hổ, không chỉ đánh mà thôi mà còn thích đánh. Bà ta làm thế nào để đánh ? Trước tiên là bóp cổ họng nó, tiếp đến là chém đầu nó, lột da nó, sau đó là ném vào trong ngũ vị hương nấu mà ăn, chẳng lẽ không đẹp sao ?

                                                                (Cổ kim tiếu sử)

 

Suy tư 6 :

        Ở đời có những người thích sửa lưng người khác, nhưng càng sửa thì càng sai, càng sửa càng hỏng bét, bởi vì họ không biết sửa mình trước cũng như không biết khả năng và giới hạn của mình.

Đề thi nói Bằng Phu là con trai chứ không phải là một mụ đàn bà, vậy mà dám nói là đàn bà, đánh hổ thì không ai dại gì bóp cổ họng nó trước bởi vì con hổ chứ không phải là con chim sẻ, đúng là chữ nghĩa không tới đâu mà học đòi làm thầy thiên hạ, người ta cười cho là phải.

Thời nay có những thầy giáo không thích dạy học trò bằng những kiến thức mà mình đã học được ở nhà trường cũng như ở giảng đường đại học, nhưng chỉ thích dạy học trò bằng những cá tính cộc cằn thô lỗ của mình nơi chợ búa, đó là chửi học trò là “ngu như bò”, phạt học trò bằng những cú “nhảy xổm” hơn cả quân đội, và đối xử với học trò như những ông chủ gian ác và như những cha ghẻ lạnh lùng với con riêng của vợ. Họ càng dạy thì học trò càng thấy nhà trường như những nhà tù với những ông bà cai ngục độc ác, đó là các thầy cô giáo vô lương tâm với nghề nghiệp cao quý của mình...

Thầy cô giáo cũng là những người thay mặt Chúa dạy dỗ kiến thức và đạo đức nhân bản cho các học trò của mình, cho nên sẽ rất bị xã hội lên án khi chính các thầy cô đem đề thi ra bán, làm lộ đề thi cho một số học trò biết...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư) 

[1] Bằng Phu là một thanh niên thời Xuân Thu có thể tay không đánh hổ.


Thứ Ba, 13 tháng 2, 2024

Thứ Tư Lễ Tro

 


THỨ TƯ LỄ TRO


Anh chị em thân mến,

Hôm nay là thứ Tư Lễ Tro, là ngày bắt đầu vào mùa Chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta ngày hôm nay thực hành hai việc: giữ chay sám hối và thực thi bác ái.

Về vấn đề giữ chay và sám hối, thì chúa nhật tuần qua (trong bài giáo lý) tôi đã nói rõ ràng và cụ thể, tuy nhiên, hôm nay tôi cũng nhắc lại vài điểm chính để cho mỗi người thấy rõ việc ăn chay và sám hối là quan trong như thế nào đối với linh hồn của chúng ta.

“Hãy xé lòng chứ đừng xé áo”.

“Xé lòng” tức là hy sinh, là bỏ đi ý riêng của mình cho phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa, như thánh vịnh đã nói: “Ngày hôm nay các ngươi hãy nghe tiếng Chúa và đừng cứng lòng nữa”. Bởi vì trong cuộc sống, chúng ta đã nghe tiếng Chúa quá nhiều, nhưng chưa lần nào chúng ta thực hành ý Chúa trong cuộc sống đời thường của mình, do đó, mùa chay là dịp và là cơ hội để mỗi người trong chúng ta thực hành ý muốn của Thiên Chúa là sám hối ăn năn và thực thi bác ái trong cuộc sống của mình.

Trong ngục tù không một tội nhân nào được đối xử ngang hàng bình đẳng như những người ở ngoài nhà tù, tức là những người tự do, trong nhà tù họ ăn cơm đạm bạc, thiếu thốn mọi bề...

Cũng vậy, chúng ta đều là những tội nhân của lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta không được như những người tự do –lành thánh- xứng đáng đón nhận từ ân huệ này đến ân huệ khác của Thiên Chúa, chúng ta chỉ có một việc phải làm, đó là sám hối tội lỗi của mình bằng chay tịnh hãm mình dẹp xác, bởi vì –xét cho cùng- chính thân xác là đối tượng và nguyên cớ khiến cho tâm hồn chúng ta phạm tội.

Ăn chay tức là tiết chế sự ăn uống để thân xác phục tùng ý chí.

Thân xác phục tùng ý chí tức là làm những việc mà thân xác “không thích” làm, như thức dậy sớm để đi dâng lễ, như làm một vài việc bác ái hy sinh mà thân xác “rất sợ” làm...

Anh chị em thân mến,

Ngày hôm nay ma quỷ ra sức cám dỗ chúng ta, bởi vì mùa chay là khung cảnh không gian và thời gian mà con người nhìn nhận ra những tội lỗi của mình khi suy đến sự đau khổ và sự chết của Đức Chúa Giê-su đã chịu vì tội lỗi của chúng ta.

Chúng ta từ bỏ cái gì thì ma quỷ sẽ dùng những thứ ấy để cám dỗ lại chúng ta: ngày hôm nay chúng ta ăn chay, ma quỷ đem việc ăn uống lại cám dỗ chúng ta như là thích ăn những thứ mà ngày thường chúng ta không thèm ăn, hôm nay tự nhiên chúng ta thèm uống một ly cà phê, thèm ăn miếng thịt bò, tự nhiên hôm nay cảm thấy rất mau đói mà thường ngày có thể nhịn ăn.v.v...

Chúng ta không thể chống trả nổi với cơn cám dỗ nếu không có ơn Chúa giúp, do đó, trong ngày hôm nay, cũng như trong suốt mùa chay và cả cuộc đời, chúng ta luôn trông cậy vào lòng nhân từ của Chúa qua bí tích Giải Tội và bí tích Thánh Thể, để chúng ta mạnh dạn chống trả với cơn cám dỗ xảy đến cho chúng ta trong cuộc sống thường ngày.

Cầu xin Đức Mẹ Ma-ri-a luôn gìn giữ chúng ta trong an bình cũng như trong thử thách ở đời tạm này.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

 


5.      MỘT CON NGỖNG HÓT

Ở Thiệu Hưng có một bà lão nuôi một con ngỗng biết hót, Vương Nghĩa Chi sau khi nghe nói thì rất thích, đã nhiều lần sai người đến bà lão để mua lại con ngỗng ấy, nhưng bà lão lại không muốn bán.

Sau đó, Vương Nghĩa Chi bèn dắt bạn bè đi coi con ngỗng ấy, bà lão nghe tin Vương Nghĩa Chi đến bèn làm thịt con ngỗng ấy tiếp đãi, Vương Nghĩa Chi vì chuyện này mà thở dài đến mấy ngày.

                                                                (Cổ kim tiếu sử)

 

Suy tư 5 :

        Con ngỗng biết hót thì có gì là lạ, cái lạ là thời nào cũng có những người nghèo khảng khái, hảo tâm hơn những người giàu có tiền bạc nhưng lại rất thiếu và rất nghèo về tình nghĩa.

Thời xưa có bà lão già đã hảo tâm làm thịt con ngỗng biết hót để đãi khách, thời nay có những người nghèo đạp xe xích lô kiếm cơm ngày hai bữa đã khảng khái đem một bữa cơm của gia đình chia sẻ với đồng bào bị thiên tai bảo lụt; ngày xưa vào thời Đức Chúa Giê-su đã có bà lão nghèo đã khảng khái bỏ vào hòm dâng cúng một đồng xu là gia tài của mình, ngày nay có những em bé bán vé số để giúp gia đình đã hảo tâm đem một phần ba tiền lời còm chia sẻ cho những người bệnh ở trại phong...

Con ngỗng biết hót làm cho người giàu có hiếu kỳ đòi mua cho bằng được dù tốn nhiều tiền, nhưng những người nghèo có lòng hảo tâm thì người nhà giàu không lấy làm đó là một tấm gương sáng, một bài học về đức ái để bắt chước noi theo, thì đúng là những người nhà giàu đã bị đồng tiền làm cho đôi mắt bị mù, nhìn mà không thấy.

Con ngỗng biết hót không thể nào quý bằng người có tâm hồn hảo tâm khảng khái, biết chia sẻ với tha nhân những gì mình có.


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư) 

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2024

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

 


4.      KHÔNG DÁM RỬA CHÂN

Thời nam bắc triều, tướng lĩnh Lương triều là Âm Tử Xuân thân mặc cái áo rất dơ bẩn, nhiều năm rồi không thấy rửa chân, nói:

-          “Rửa chân thì sẽ rửa mất tài vật làm bại hoại sự tình”.

Vợ rất hận cái thói xấu này của ông ta, nên đã nhiều lần khuyên ông ta rửa chân.

Một ngày nọ, Âm Tử Xuân định là sẽ đồng ý rửa chân một lần, nhưng không lâu sau đó, gặp lúc Lương châu bị bại, Âm Tử Xuân rất hận vợ, nói rằng vì rửa chân nên mới thua như thế, từ đó về sau, suốt đời không dám rửa chân nữa.

                                                                (Cổ kim tiếu sử)

 

Suy tư 4 :

        Mỗi ngày, con người ta đều phải rửa chân, ít nữa là một lần trước khi lên giường ngủ, nhưng nếu có người suốt đời không rửa chân thì lại là vấn đề nên xét lại cá tính của họ.

        Không dám rửa chân cho người khác thì có thể thông cảm, nhưng nói không dám rửa chân cho chính mình thì không thể chấp nhận được.

Người Ki-tô hữu có thói quen rửa chân cho người khác vì đó là mệnh lệnh của Đức Chúa Giê-su: “Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”.[1]

Rửa chân theo nghĩa đen là nghĩa của tư tưởng con người là cúi xuống rửa chân cho người khác, người khác đây chính là người bệnh hoạn, người đau khổ, người bất hạnh; rửa chân theo nghĩa bóng là nghĩa của tinh thần tu đức tức là phục vụ tha nhân, giúp đỡ mọi người khi có thể được và nếu cần thì hy sinh vì anh em.

Không dám rửa chân cho mình là người biếng nhác và lập dị cách kỳ quặc, những hạng người này không ai thích làm bạn vì sự dơ bẩn và tính kỳ quặc của họ.

Không dám phục vụ tha nhân thì không phải là môn đệ của Đức Chúa Giê-su, những người này chỉ là hữu danh vô thực chỉ biết mình mà không biết người, nên họ không phải là tấm gương sáng cho người khác noi theo.

Hãy siêng năng rửa chân mình trước tức là sửa chữa những thói hư tật xấu của mình, sau đó mới đi rửa chân cho tha nhân, đó chính là tinh thần phục vụ cách đích thực của người Ki-tô hữu.

 

2.      MỘT CON NGỖNG HÓT

Ở Thiệu Hưng có một bà lão nuôi một con ngỗng biết hót, Vương Nghĩa Chi sau khi nghe nói thì rất thích, đã nhiều lần sai người đến bà lão để mua lại con ngỗng ấy, nhưng bà lão lại không muốn bán.

Sau đó, Vương Nghĩa Chi bèn dắt bạn bè đi coi con ngỗng ấy, bà lão nghe tin Vương Nghĩa Chi đến bèn làm thịt con ngỗng ấy tiếp đãi, Vương Nghĩa Chi vì chuyện này mà thở dài đến mấy ngày.

                                                                (Cổ kim tiếu sử)

 

Suy tư 5 :

        Con ngỗng biết hót thì có gì là lạ, cái lạ là thời nào cũng có những người nghèo khảng khái, hảo tâm hơn những người giàu có tiền bạc nhưng lại rất thiếu và rất nghèo về tình nghĩa.

Thời xưa có bà lão già đã hảo tâm làm thịt con ngỗng biết hót để đãi khách, thời nay có những người nghèo đạp xe xích lô kiếm cơm ngày hai bữa đã khảng khái đem một bữa cơm của gia đình chia sẻ với đồng bào bị thiên tai bảo lụt; ngày xưa vào thời Đức Chúa Giê-su đã có bà lão nghèo đã khảng khái bỏ vào hòm dâng cúng một đồng xu là gia tài của mình, ngày nay có những em bé bán vé số để giúp gia đình đã hảo tâm đem một phần ba tiền lời còm chia sẻ cho những người bệnh ở trại phong...

Con ngỗng biết hót làm cho người giàu có hiếu kỳ đòi mua cho bằng được dù tốn nhiều tiền, nhưng những người nghèo có lòng hảo tâm thì người nhà giàu không lấy làm đó là một tấm gương sáng, một bài học về đức ái để bắt chước noi theo, thì đúng là những người nhà giàu đã bị đồng tiền làm cho đôi mắt bị mù, nhìn mà không thấy.

Con ngỗng biết hót không thể nào quý bằng người có tâm hồn hảo tâm khảng khái, biết chia sẻ với tha nhân những gì mình có.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư) 

[1] Ga 13, 14-16.

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

 


6.      GIẤM NGÂM TÀO CÔNG

Người nước Ngô phần nhiều thích người ta gọi là “mai tử” hơn là gọi “tào công”, té ra là trước đây có câu chuyện Tào Tháo “uống rượu đợi mai”.

Họ lại thích dùng “ngỗng” thay cho “hữu vận”, cũng vì Vương Hữu Vận (Vương Nghĩa Chi) thích ngỗng.

Có người lúc viết thiệp mời cũng đem cách nói quen miệng này mà viết lên thiệp:

-          “Giấm tào công một chum, canh hữu vận hai con”.

Có người nghe thấy thì cười ha ha.

                                                                        (Cổ kim tiếu sử)

 

Suy tư 6 :

        Địa phương nào cũng có thói quen lâu đời người ta gọi đó là tục lệ, một cá nhân có thói quen không đẹp thì người ta gọi đó là tật xấu.

        “Mai tử” quen gọi là “tào công” thì không có gì lạ, bởi vì trên thế gian này còn có người gọi cha mình là “thằng già”, “ngỗng” gọi là “hữu vận” thì co chi là hay, bởi vì thời nay vẫn có người gọi con cái mình là “thằng chó đẻ”...

Gọi cha mình là thằng già thì chỉ có những đứa con mất dạy từ thuở nhỏ vì quá được cưng chiều, gọi con mình là thằng chó đẻ bởi vì người làm này cha có một quả tim như chó sói, cả ngày chỉ biết rượu là con. Những người cha và những đứa con như thế thì chắc chắn không phải là người Ki-tô hữu, mà nếu là người Ki-tô hữu thì sẽ không thấy họ tham dự các bí tích, bởi vì người Ki-tô hữu luôn biết rằng: cha mẹ là những người thay mặt Thiên Chúa sinh thành dưỡng dục con cái, và con cái chính là những món quà rất đặc biệt mà Thiên Chúa đã ban cho cha mẹ.

Thói quen tốt nào cũng rất là dễ thương, mà thói quen dễ thương nhất chính là cha mẹ biết hy sinh cho con cái, và con cái biết thảo kính cha mẹ...


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư) 

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2024

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

 `````````````


5.      MỘT CON NGỖNG HÓT

Ở Thiệu Hưng có một bà lão nuôi một con ngỗng biết hót, Vương Nghĩa Chi sau khi nghe nói thì rất thích, đã nhiều lần sai người đến bà lão để mua lại con ngỗng ấy, nhưng bà lão lại không muốn bán.

Sau đó, Vương Nghĩa Chi bèn dắt bạn bè đi coi con ngỗng ấy, bà lão nghe tin Vương Nghĩa Chi đến bèn làm thịt con ngỗng ấy tiếp đãi, Vương Nghĩa Chi vì chuyện này mà thở dài đến mấy ngày.

                                                                (Cổ kim tiếu sử)

 

Suy tư 5 :

        Con ngỗng biết hót thì có gì là lạ, cái lạ là thời nào cũng có những người nghèo khảng khái, hảo tâm hơn những người giàu có tiền bạc nhưng lại rất thiếu và rất nghèo về tình nghĩa.

Thời xưa có bà lão già đã hảo tâm làm thịt con ngỗng biết hót để đãi khách, thời nay có những người nghèo đạp xe xích lô kiếm cơm ngày hai bữa đã khảng khái đem một bữa cơm của gia đình chia sẻ với đồng bào bị thiên tai bảo lụt; ngày xưa vào thời Đức Chúa Giê-su đã có bà lão nghèo đã khảng khái bỏ vào hòm dâng cúng một đồng xu là gia tài của mình, ngày nay có những em bé bán vé số để giúp gia đình đã hảo tâm đem một phần ba tiền lời còm chia sẻ cho những người bệnh ở trại phong...

Con ngỗng biết hót làm cho người giàu có hiếu kỳ đòi mua cho bằng được dù tốn nhiều tiền, nhưng những người nghèo có lòng hảo tâm thì người nhà giàu không lấy làm đó là một tấm gương sáng, một bài học về đức ái để bắt chước noi theo, thì đúng là những người nhà giàu đã bị đồng tiền làm cho đôi mắt bị mù, nhìn mà không thấy.

Con ngỗng biết hót không thể nào quý bằng người có tâm hồn hảo tâm khảng khái, biết chia sẻ với tha nhân những gì mình có.


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)