Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Chá nhật 11 thường niên

CHÚA NHẬT 11 THƯỜNG NIÊN
 
 

Lời Chúa: Lc 7, 36. 8, 3.

“Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều”.

Bạn thân mến,
Có khi nào bạn cảm thấy khó chịu vì một cô gái điếm đi nhà thờ chưa ? Có lúc nào bạn cảm thấy bực mình khi có một cô gái bụi đời muốn kết bạn với bạn ? Nếu bạn là người Ki-tô hữu đạo đức chắc chắn là bạn sẽ xầm xì và coi thường cô gái điếm đến nhà thờ cầu nguyện; và sẽ thẳng thừng từ chối lời kết bạn của cô gái bụi đời.

Bạn thấy không, Đức Chúa Giê-su không xua đuổi người phụ nữ ấy vốn là người tội lỗi trong thành, trái lại Ngài vẫn cứ để cho cô ta muốn làm gì thì làm: khóc lóc, xức dầu thơm và lấy tóc chùi khô. Bởi vì Đức Chúa Giê-su cảm nhận được sự đau khổ nhục nhằn của người phụ nữ ấy, Ngài cảm thông được niềm đau tận tâm can bị người ta nguyền rủa và khinh chê của người phụ nữ tội lỗi, và thái độ nhân ái của Ngài đã làm cho người Pha-ri-siêu khó chịu, nhưng người tội lỗi lại hân hoan, vì có người biết thông cảm nổi đau khổ của họ.

Nếu khi bạn phạm tội mà người ta bắt được, nếu khi vì hoàn cảnh mà bạn phạm tội rồi bị người khác biết được và bêu xấu, tâm hồn bạn sẽ như thế nào ? Tôi tin chắc rằng bạn áy náy khó chịu, bạn cảm thấy lương tâm không ổn, bạn cảm thấy mọi người khinh bỉ bạn.v.v... Vâng, người phụ nữ tội lỗi trong bài Phúc Âm hôm nay cũng có một tâm trạng như thế.

Đức Chúa Giê-su đã tha thứ và mở ra một cơ hội mới để người phụ nữ làm lại cuộc đời, chính Ngài đã xử sự cách khôn ngoan để -ngay cả người tội lỗi- vẫn thấy được giá trị của mình.

Bạn nhớ nhé, chúng ta cũng học Đức Chúa Giê-su biết cách tha thứ, yêu thương và thông cảm với những người bị người khác cho là tội lỗi, bởi vì con người ta ai cũng có một cảnh đời mà chính họ mới hiểu được họ mà thôi, do đó chúng ta không nên lên án người khác, không nên phán đoán người khác theo suy nghĩ của mình, nhưng hãy để cho Thiên Chúa đoán xét, còn chúng ta hãy nới rộng vòng tay đón họ, thế là tâm hồn bạn và tôi trở thành tâm hồn nhân từ hiền hậu như Đức Chúa Giê-su rồi vậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
 
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

 

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn (6)



管梅芬 主編

阮仁才神父 翻譯

 
CÂU CHUYỆN NHỎ

ĐẠO LÝ LỚN

Tổng hợp các câu chuyện hài hước ngắn, nhưng có tính giáo dục rất lớn

 
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
 


 
(tiếp theo)
 
261.HẾT LÒNG HIẾU THẢO

Có một người phụng dưỡng kế mẫu, muốn làm cái gì đó để trọn lòng hiếu đạo, bèn đi thỉnh giáo thầy đồ, hỏi:

-         “Ngày xưa trong số những người phụng dưỡng mẹ kế, thì ai là người hiếu đạo nhất ?”

Thầy đồ trả lời:

-         “Mẫn tử Khiên là hiếu đạo nhất, trong tháng mùa đông lạnh ông ta đem áo ấm của mình nhường cho con của mẹ kế, còn mình thì mặc áo cỏ”.

Người ấy bèn đổi sang mặc áo cỏ, rồi lại hỏi còn ai có lòng hiếu thảo với mẹ kế nữa không, thầy đồ trả lời:

-         “Không phải Vương Tường thì còn ai nữa, mẹ kế của Vương Tường mùa đông thích ăn cá tươi, ông ta bèn nằm trong băng lạnh để cầu xin cho được cá chép”.

Người ấy nói:

-      “Hiếu thảo loại này thật khó làm”.

Thầy đồ hỏi:

-      “Tại sao ?”

Người ấy trả lời:

-      “Vương Tường mặc áo chắc chắn là dày lắm !”

 

Suy tư 261:

     Điều răn thứ tư của Đức Chúa Trời dạy con người ta phải thảo kính cha mẹ.

     Thảo kính cha mẹ khi các ngài còn sống thì phải hết lòng phụng dưỡng, chăm sóc; khi các ngài qua đời thì xin lễ cầu nguyện cho linh hồn của các ngài, đó chính là thảo kính cha mẹ của người Ki-tô hữu.

     Đã có lòng hiếu thảo với cha mẹ thì không có gì là không thể làm được, bởi vì đã có những đứa con cắt thịt mình cho mẹ ăn; có những đứa con vì để có thời gian phụng dưỡng cha mẹ già mà từ khước địa vị cao sang và xin về hưu sớm; có những đứa con quanh năm suốt tháng không đi xa khỏi nhà vì lo chăm sóc cha mẹ già bệnh hoạn; có những đứa con hy sinh tương lai sang lạn của mình để ở nhà lo tròn chữ hiếu với cha mẹ già…

     Hiếu thảo là đạo làm con với cha mẹ, cũng chính là lệnh truyền của Đức Chúa Trời cho con cái loài người, bởi vì không thể nào kính mến Thiên Chúa mà lại không thảo kính cha mẹ mình.

 

192.ĂN BÊN TRONG

Một phú ông bủn xỉn rất lấy làm bực mình khi có khách đến thăm trong giờ ăn của mình, bởi vì ông ta không muốn khách tùy tiện ăn cơm của mình.

Một hôm chuyện như thế lại xảy ra, nên ông ta dứt khoát ngồi trong phòng ăn cho thật no rồi mới ra tiếp khách. Người khách biết việc như thế nên cũng không muốn phơi trần, chỉ hỏi thăm gia cảnh của phú ông:

-         “Căn hộ này của ông, trong phạm vi trăm dặm mà lầu một lầu hai san sát thật quy mô, kết cấu cũng rất tài tình, nhưng thật đáng tiếc, cột kèo đều bị mối mọt gặm hết”.

Phú ông nghe nói như thế thì rất kinh ngạc:

-         “Trong nhà tôi từ trước đến nay chưa hề thấy một con mối con mọt nào”.

Người khách chắm chú nhìn chủ nhân, nói:

-         “Mối mọt đục khoét ở bên trong, bên ngoài không thể thấy được”.

 

Suy tư 262:

      Có người không muốn tiếp khách khi ăn cơm, có người không muốn đến thăm bạn bè trong giờ cơm, lại có người không muốn cùng khách ăn cơm, đó chẳng qua là cá tính và sở thích của mỗi người, không có gì là xấu. Nhưng thật là bất lịch sự khi khách đến gặp lúc mình đang ăn cơm mà không ra tiếp khách, hoặc không nói vài câu xã giao rồi xin khách đợi chút xíu, mà để khách ngồi đợi mình ăn xong rồi mời ra tiếp, đó chính là thái độ không tôn trọng khách.

     Đức Chúa Giê-su là vị khách quý của mỗi người Ki-tô hữu, mỗi ngày trên bàn thờ Ngài đều tự nguyện đến viếng thăm chúng ta, nhưng có những người Ki-tô hữu lại không tiếp Ngài cách lịch sự với tấm lòng yêu mến:

-      Có người thường đi lễ trễ nên không rước lễ.

-      Có người rước lễ khi tâm hồn còn tình trạng tội lỗi.

-      Có người đi rước lễ với thái độ không yêu mến.

-      Có người đi rước lễ nhưng không có tâm tình rước lễ, coi việc rước lễ như là báo cáo mình có mặt khi tham dự thánh lễ…

Tất cả những tình trạng rước lễ trên đều có nguyên nhân, nguyên nhân đó chính là tâm hồn đã bị mối mọt của ma quỷ đục khoét bên trong, làm cho linh hồn ngày càng yếu đuối xa lìa Chúa và ân sủng của Ngài.

 

193.THỔ ĐỊA

Có quan huyện nọ khi về hưu thì trở về cố hương, phát hiện trong nhà có một ông già, bèn hỏi:

-      “Lão là ai ?”

Ông già trả lời:

-      “Ta là thổ địa của huyện nọ”.

Quan huyện lấy làm sửng sốt, hỏi tiếp:

-      “Tại sao lại đến đây ?”

Thổ địa đáp:

-         “Bởi vì tất cả các đất đai đều bị ông chiếm đoạt, cho nên bất đắc dĩ tôi mới đến đây với ông”.

 

Suy tư 263:

     Theo truyền thuyết dân gian thì thổ địa là thần quản trị đất đai được người ta thờ cúng, và đúc tượng đặt trước cửa nhà hoặc để nơi quầy tiền, để xin ông phù hộ cho làm ăn phát đạt…

     Thổ địa là thần đất, nhưng thần cũng thua các ông quan tham nhũng, nhất là tham những đất đai của bá tánh, hể nơi nào có miếng đất ngon ăn thì tìm cách chiếm đoạt, nơi nào biết có quy hoạch thì ra công văn cưỡng đoạt của bá tánh, làm cho lòng người bất an bất mãn và bất phục.

Khi mà thời buổi tất đất tất vàng thì càng làm cho các ông quan tham nhũng lộng hành thêm, cộng với luật lệ không rõ ràng trắng đen, thế là không những bá tánh khổ mà còn liên lụy đến thổ địa, báo hại thổ địa không có đất để ở thì làm gì có đất để quản.

     Người tham nhũng thì bất nhân, bất chính, bất nghĩa, bất lực, bất công.

Bất nhân là không có lòng nhân từ, đi ăn cướp trên đau khổ người người khác, là độc ác; bất chính là tâm địa tráo trở thay trắng đổi đen khi có lợi cho mình, làm trái với đạo đức; bất nghĩa là không có tình nghĩa, bội bạc và sống không có trước có sau; bất lực là không có khả năng làm việc chỉ biết nhờ vào đồng tiền và quen biết để tiến chức; bất công là không có công bằng, lấy quyền hành chèn ép người vô tội, coi đồng tiền nặng hơn công lý và nghĩa tình.

Chưa có ai tham những mà tuyên bố tâm hồn mình rất bình an, nhưng những kẻ tham những sẽ luôn sống trong lo sợ và bất an.

 

194.TIẾT KIỆM KHÔNG NỔI

Có người nọ muốn làm một cái bàn, bèn mời thợ mộc đến thương lượng, nói:

-         “Có cách gì làm một cái bàn to như thế này mà tiết kiệm được gỗ không ?” ông ta vừa nói vừa đưa tay đưa chân vẻ kiểu cái bàn.

Thợ mộc suy nghĩ một chút rồi nói:

-         “Nếu đem cái bàn kê gần cột trụ của bức tường thì cái bàn chỉ cần làm hai chân, tiết kiệm được một vài thanh gỗ”.

Sau khi thương lượng xong, thợ mộc bèn đóng một cái bàn rất tiện dụng.

Một tối nọ, trăng sáng rất đẹp, ông ta muốn thưởng thức đêm trăng đẹp nên đem cái bàn kê ngoài sân, nhưng bất luận là kê như thế nào thì cái bàn vẫn không thể đứng vững, chỉ có cách là mời thợ mộc đến, nói:

-         “Cái bàn tiện dụng như thế, tại sao đem ra ngoài thì không dùng được ?”

Thợ mộc đáp:

-         “Ở trong nhà thì có thể tiết kiệm, ra ngoài thì không thể tiết kiệm như thế được”.

 

Suy tư 264:

     Tiết kiệm thì khác với bủn xỉn keo kiết.

     Có người giảm tiền ăn uống để đem số tiền tiết kiệm ấy giúp cho người nghèo; có người tiết kiệm tiền bạc để góp công xây dựng nhà thờ; có người tiết kiệm ăn mặc để lo cho con cái học hành.v.v…

     Người Ki-tô hữu biết rằng tiết kiệm tiền bạc là điều tốt, nhưng tiết kiệm lời nói thì tốt hơn, bởi vì khi tiết kiệm được lời nói là có thêm nhiều bạn bè.

Tiết kiệm lời nói thì tốt, nhưng làm việc thiện nhiều thì tốt hơn, bởi vì khi làm việc thiện nhiều là chúng ta đã giới thiệu đức bác ái của người Ki-tô hữu cho mọi người.

Làm việc thiện nhiều thì tốt, nhưng cầu nguyện nhiều thì tốt hơn, bởi vì cầu nguyện làm nảy sinh tiết kiệm tiền bạc, tiết kiệm lời nói, nảy sinh làm việc thiện và tất cả những điều tốt lành khác…

 

195.TIẾT KIỆM DẦU

Phú ông nọ rất là keo kiết, vì để tiết kiệm dầu nên ông ta ra lệnh cho đầy tớ phải tắt đèn sớm, và mỗi đêm đều đi kiểm tra một vòng coi đã tắt đèn hết chưa, rồi sau đó mới đi ngủ.

Một đêm nọ, ông ta theo thói quen đi kiểm tra một vòng, khi đến phòng của đầy tớ thì thấy trong phòng có ánh đèn, bèn đùng đùng nổi giận đi thẳng vào và thấy đầy tớ đang đọc sách bên ánh đèn, ông ta nổi giận lớn tiếng hỏi:

-      “Tại sao giờ này mà còn chưa tắt đèn hử ?”

Đầy tớ nhìn thấy ông chủ nội giận như thế thì biết dầu chính là nguyên nhân, bèn rất tự tin nói:

-      “Ông chủ, dầu này là do con mua đấy”.

Phú ông nghe nói dầu là do đầy tớ mua, bèn đổi giận làm vui, nói:

-      “Vậy thì ta cũng đến đây đọc sách vậy !”

 

Suy tư 265:

     Người keo kiết thì lấy của người khác làm của mình, bởi vì trong suy nghĩ của họ không hề có quan niệm “cho đi”, nên cuộc sống của họ luôn là nỗi lo buồn của người khác; kẻ tiểu nhân thì suy bụng ta ra bụng người, bởi vì trong suy nghĩ của họ thì người trong thiên hạ ai cũng giống như mình, mình xấu thì mọi người đều xấu, mình lếu láo hợm hĩnh thì mọi người ai cũng giống như thế cả.

Phú ông chỉ biết ích kỷ vì dầu của mình, do đó mà bị mắc mưu tên đầy tớ đang dùng dầu của ông ta để đọc sách.

Cũng vậy, nếu người Ki-tô hữu không biết bước ra khỏi “nấm mồ ích kỷ” của mình để phục vụ tha nhân, thì ma quỷ sẽ lừa họ bằng những chiêu xem ra tầm thường nhưng hiệu quả khôn lường, đó là chiêu: yêu mình trước đã rồi mới đi yêu người khác.

Và như thế là không ai biết họ là môn đệ của Đức Chúa Giê-su phục sinh.

 

196.DÙNG CHÂN MÀ ĐÁ

Tiều phu gánh củi, vì không để ý nên đụng phải thầy thuốc, thầy thuốc rất tức giận muốn vung quyền đánh tiều phu, tiều phu quỳ xuống van xin:

-      “Xin ông dùng chân mà đá”.

Người bên cạnh nhìn thấy như thế thì lấy làm kỳ, bèn hỏi lý do, tiều phu trả lời:

-         “Bởi vì tay của ông ta chạm qua người nào thì người ấy chỉ có đường chết mà thôi”.

 

Suy tư 266:

     Theo đức tin của người Ki-tô hữu thì việc sống hay chết đều là ở trong tay Thiên Chúa, nhưng ngài cũng ban cho con người quyền cộng tác vào công trình cứu độ của Ngài để cứu giúp anh chị em đồng loại:

-      Ngài ban cho các thầy thuốc cộng tác với Ngài vào công cuộc chữa bệnh giúp tha nhân.

-      Ngài ban cho các thầy cô giáo cộng tác với Ngài trong việc truyền bá kiến thức cho người khác.

-      Ngài ban cho những bậc làm cha mẹ cộng tác với Ngài trong cuộc tạo dựng nên con người.

-      Ngài ban cho các linh mục được chia sẻ với Ngài trong chức vụ tư tế để thánh hóa giảng dạy và cai quản.

Tay thầy thuốc đụng đến bệnh nhân nào thì bệnh nhân đó chết, thì quả thật đó là thầy thuốc tồi; thầy cô giáo không hết lòng truyền đạt kiến thức của mình cho học trò, thì đó là thầy giáo vô trách nhiệm; cha mẹ chỉ muốn ích kỷ hưởng thụ xác thịt mà giết con cái mình khi còn trong bào thai là cha mẹ ác đức khốn nạn; linh mục không sống với những gì mình giảng dạy, hoặc không sốt sắng nhiệt thành cử hành thánh lễ hoặc các bí tích là bôi bác Thiên Chúa và làm cho người khác không nhìn thấy được sự cao cả của Thiên Chúa…

Dùng tay để đánh hay dùng chân để đá đều không nên, nhưng nên dùng tấm lòng ôn hòa và yêu mến để tha thứ là cách hay nhất để bày tỏ chức vụ và trách nhiệm của mình.

 

197.QUẠT XÁC CHẾT

Chồng chết, vợ ra sức quạt xác chết của chồng, hàng xóm nói:

-         “E rằng chồng của chị sẽ bị lạnh, tại sao lại làm như thế ?”

Bà vợ nói với hàng xóm:

-         “Chồng tôi trước khi chết có nói với tôi, nếu muốn tái giá thì nhất định phải chờ xác của ông ta lạnh đã !”

 

Suy tư 267:

      Có một vài người Ki-tô hữu phạm hết tội trọng này đến tội trọng nọ, như ăn hối lộ, tham nhũng, vu khống anh chị em, ghét ghen kiêu ngạo với mọi người, đàn áp người nghèo.v.v…nhưng vẫn cứ không ăn năn hối cải đi xưng tội làm hòa với Thiên Chúa và với tha nhân, nhưng họ vẫn cứ đi rước lễ, vẫn cứ làm như không hề có chuyện gì xảy ra cho mình. Tại sao vậy ?

Thưa, vì họ lý luận rằng: đạo Chúa là đạo bác ái, cho nên dù phạm nhiều tội thì làm việc bác ái cho nhiều để được Chúa tha tội, do đó mà họ bỏ tiền ra giúp đỡ cho cha sở xây nhà thờ, bỏ tiền ra giúp hội từ thiện này hội bác ái nọ, họ hăng say dùng việc làm từ thiện của mình như cái quạt để “quạt” cho linh hồn được mát chút ít, nhưng vô ích, linh hồn đã chết rồi khi họ đã phạm tội trọng, dù một tội trọng mà thôi.

     Phải ăn năn thống hối trước rồi đi xưng tội làm hòa với Chúa trong bí tích giải tội, thì các việc làm bác ái từ thiện ấy mới giúp cho linh hồn mình mát được.

     Ít người Ki-tô hữu hiểu được điều này, vì thời nay hình như người ta không còn cảm giác khi phạm tội nữa. Đáng sợ thật !

 

198.PHÚ GIANG TÂM

Người có của bất lương thì ngày cũng như đêm đều lo sợ kẻ trộm đến thăm nhà.

Ngày nọ, ông ta cùng với người bạn đi du ngoạn ở chùa Giang Tâm, trên bức tường có viết một bài thơ bốn câu tựa đề là “Phú Giang Tâm”, nhưng người ấy đem chữ “phú[1] đọc là “tặc [2] nên vội vàng bỏ chạy, người bạn rất kinh ngạc hỏi lý do tại sao lại bỏ chạy, người ấy nói:

-      “Tặc Giang Tâm ở chỗ này”.

Người bạn nói:

-      “Đó là phú chứ không phải tặc”.

Nhưng người ấy vẫn cứ nói:

-         “Phú là phú, cuối cùng vẫn có chút hình bóng của cướp”[3].

 

Suy tư 268:

      Chữ Tàu, chỉ cần nhìn sai một nét là đọc sai cả chữ và cả nghĩa của nó, nhất là những chữ từa tựa như nhau, mà người ngoại quốc học tiếng Tàu thường mắc phải.

     Trong đời sống thiêng liêng của người Ki-tô hữu cũng vậy, chỉ cần sơ ý lơ là một chút là dễ dàng đi vào quỷ đạo của ma quỷ và cơn cám dỗ của nó, cho nên cần phải tỉnh thức và cầu nguyện như lời của Đức Chúa Giê-su đã đạy: các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn để khỏi sa chước cám dỗ.

-      Chữ phú mà đọc sai là chữ tặc, nên tên giàu có bất lương thấp thỏm lo âu bỏ chạy vì có tật giật mình.

-      Có một vài người Ki-tô hữu ngoại tình với người khác rồi nói Chúa dạy phải yêu thương hết mọi người.

-      Vì hiểu lầm bí tích Giải Tội như cái thùng đổ rác,  nên có những người Ki-tô hữu vẫn cứ sống trong tội, bởi vì họ nói rằng chỉ cần mình khi gần chết hối cải là Chúa tha tội, nhưng họ không biết rằng lúc nào thì mình phải chết để hối cải…

Vì dục vọng, vì đam mê mà người Ki-tô hữu ai cũng có những lúc “đọc sai” chữ yêu thương của Chúa, ai cũng có những lúc “đọc sai” các bí tích mà Đức Chúa Giê-su lập ra. Nhưng biết mình đọc sai để sửa lại, thì cuộc sống của họ sẽ phong phú ân sủng và dồi dào kinh nghiệm sống đạo hơn.

 

199.KHÔNG THỂ HẸN TRƯỚC

Có người tính tình rất bủn xỉn, từ trước đến nay chưa hề đãi khách bao giờ.

Một hôm, đầy tớ bưng một rổ chén ra sông để rửa, có người hỏi:

-      “Nhà mày hôm nay đãi khách à ?”

Đầy tớ trả lời:

-         “Muốn nhà tôi đãi khách thì đợi chủ nhà tạ thế đã !”

Chủ nhân nghe được thì nổi giận mắng đầy tớ:

-         “Ai cho phép mày thay tao hẹn ngày mời khách vậy hử ?”

 

Suy tư 269:

      Ở đời có những người chưa bao giờ mời người khác một bữa ăn hay một ly nước, thì đúng là chuyện lạ, đúng là người keo kiết bủn xỉn, nhưng càng lạ hơn là có những người rất thích tiếp đãi khách đến nhà mình, nhưng chưa bao giờ họ mời một người nghèo làm khách nhà mình, đúng là họ càng bủn xỉn keo kiết hơn người khác rất nhiều…

     Sống ở đời ai cũng biết câu “có qua có lại mới toại lòng nhau”, nhưng Đức Chúa Giê-su lại dạy chúng ta rằng, khi làm tiệc đãi khách thì hãy nên mời những người nghèo, những người bần cùng đói rách đến làm khách của mình, bởi vì họ không có gì để mời trả lại cho chúng ta[4]. Mà khi những người nghèo, người bần cùng đói rách không có gì để mời lại chúng ta, thì chính Thiên Chúa sẽ thay mặt họ để mời lại chúng ta, do đó mà khi được Thiên Chúa mời lại thì -quả thật- hạnh phúc gấp trăm ngàn lần vua chúa trần gian tiếp đãi chúng ta vậy.

     “Vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại”[5].

     Căn cứ vào câu nói này của Đức Chúa Giê-su, thì chính Ngài đã hẹn tiếp đãi chúng ta trên Nước thiên đàng, nếu chúng ta biết tiếp đãi mọi người…

 

200.KHÔNG MUỐN THÊM ĐƯỜNG

Một người tính bủn xỉn đột nhiên bị bệnh, thầy thuốc nói dung nhân sâm thì thích hợp, bệnh nhân nói:

-      “Sức lực yếu thì chỉ biết nghe trời”.

Thầy thuốc nói:

-      “Hoặc có thể dùng thục địa”.

Bệnh nhân lắc đầu, nói:

-      “Quá phí, thà chết còn hơn”.

Thầy thuốc biết đây là một tên bủn xỉn, thế là nói dối ông ta:

-         “Có một cách khác, dùng cứt chó khô hòa với mười hai miếng đường đen thì có thể khôi phục nguyên khí”.

Bệnh nhân nhảy lên vui vẻ nói:

-         “Không biết cứt chó mùi vị như thế nào, có thể dùng nó mà không cần đường đen không ?”

 

Suy tư 270:

      Thầy thuốc thì luôn luôn chữa bệnh với tất cả tấm lòng của người mẹ hiền, nếu bệnh nhân không chịu nghe lời của mình, hoặc bệnh nhân có sợ tốn tiền chăng nữa, thì bác sĩ cũng phải tìm cách để thuyết phục bệnh nhân uống thuốc chữa bệnh, hoặc nếu cần, thì nói ra sự thật để bệnh nhân sợ mà chữa bệnh…

     Linh mục là thầy thuốc của các linh hồn, các ngài là những thầy thuốc vượt qua mọi thầy thuốc khi ngồi trong tòa giải tội, chính các ngài biết rất rõ “bệnh hoạn” (tội) của hối nhân, chính các ngài sau khi lắng nghe lời của hối nhân thì cầu nguyện, phân tích và đưa ra toa thuốc để cho bệnh nhân dùng. Toa thuốc này là toa thuốc của sự thật, của yêu thương và của công bằng, cho nên các linh mục không thể vì lý do này hay lý do nọ để nói dối với các bệnh nhân (hối nhân) về các bệnh (tội) mà họ phạm, để họ thành tâm thực lòng sửa chữa và yêu mến Thiên Chúa hơn.

     Không ai bủn xỉn đến nỗi thà ăn cứt chó khô chứ không cần thêm đường đen để uống, cũng vậy, không một tội nhân nào cứng lòng khi vào trong tòa cáo giải, nhưng ít nữa họ cũng còn có lương tâm để hối tiếc về những tội lỗi của mình.

 

201.KHÔNG NỊNH HÓT

Ông Trương nói với ông Lý:

-      “Tôi có rất nhiều tiền, ông phải nịnh tôi”

Ông Lý nói:

-      “Ông có tiền, có quan hệ gì đến tôi !”

Ông Trương nói:

-         “Lấy một nửa chia cho ông thì ông sẽ nịnh tôi”.

Ông Lý nói:

-         “Nếu ông chia cho tôi một nửa số tiền thì ông và tôi đều giống nhau, mắc mớ gì phải nịnh hót ông chứ ?”

Ông Trương nói:

-      “Tất cả đều cho ông đó”.

Ông Lý nói:

-         “Tôi có nhiều tiền, ông không có tiền, vậy thì ông phải nịnh hót tôi mới đúng chứ !”

 

Suy tư 271:

     Con người ta nếu lấy đồng tiền làm chủ, thì tất phải lụy đồng tiền để nịnh hót nhau; nếu lấy địa vị danh vọng làm chủ, thì tất phải khúm núm với địa vị danh vọng để nịnh hót nhau; nếu lấy sự hưởng thụ thú vui xác thịt làm chủ thì tất phải quỵ lụy dục vọng để hưởng thụ…

     Nịnh hót không nhất thiết là chỉ vì tiền bạc, nhưng có người vì để được địa vị cao mà nịnh hót cấp trên; có người vì để được điểm cao mà nịnh hót thầy cô giáo; có người vì để được lòng người này người nọ mà luồn cúi nhu nhược không dám nói lên những quyết định của mình…

Đức Chúa Giê-su đã nói không ai được làm tôi hai chủ, cũng như Ngài đã dạy: không thể làm tôi Thiên Chúa rồi lại làm tôi cho tiền bạc.

Người Ki-tô hữu là con cái của Thiên Chúa cho nên họ không thể vì đồng tiền mà nịnh hót người có tiền, nhưng họ luôn nương tựa vào long nhân ái của Thiên Chúa.

 

202.THẢ NEO

Ba người là đạo sĩ, hòa thường và người có bộ râu dài cùng qua sông, đột nhiên cuồng phong thổi mạnh khiến thuyền bị nghiêng, hòa thượng và đạo sĩ kinh hoàng vội vàng đem những thứ nhẹ nhàng quăng xuống sông và cấu cứu thần minh.

Nhưng người có râu thì không ném gì cả, chỉ đem bộ râu dài của mình bỏ xuống sông.

Hòa thượng và đạo sĩ kinh ngạc hỏi:

-      “Ông bỏ râu xuống sông làm gì vậy ?”

Người ấy trả lời:

-      “Tôi đang thả neo”.

 

Suy tư 272:

     Hòa thượng và đạo sĩ là hai người xuất gia, công phu thâm hậu, nhưng vẫn còn sợ hãi trước những biến cố xảy ra, bởi vì dù là công phu thâm hậu nhưng không biết bơi lội thì cũng vẫn lo sợ như thường.

     Có một vài giáo dân trách cứ và không “thuận mắt” khi thấy có một vài linh mục học võ thuật, múa côn đi quyền, vì họ cho rằng đã đi tu làm linh mục rồi thì còn đấm đá ai nữa, vì họ quan niệm rằng chuyện học võ múa quyền là chuyện của người đời, là chuyện của…kẻ cướp và xã hội đen không ăn nhằm gì với người đi tu cả, thế là họ chê trách các linh mục có võ đầy mình, nhưng nếu có linh mục nào đàn hay hát giỏi thì họ khen ngợi không ngớt lời…

     Bơi lội, hát hay đàn giỏi hay võ thuật đều không làm hư hoặc mất tư cách của người linh mục, nhưng chính tâm hồn và cuộc sống của các ngài mới quyết định họ tốt hay xấu, sợ hãi hay bình tĩnh trước khó khăn và cám dỗ.

     Nếu hòa thượng và đạo sĩ biết bơi lội, thì cũng sẽ bình tĩnh và pha trò trước những khó khăn và sợ hãi vậy.

 

203.TÌM THỨC ĂN

Người nọ đi ăn tiệc, ngồi cùng bàn với một người tham ăn, nên chỉ chốc lát thì thức ăn trong đĩa hết sạch, người khách ấy bèn xin chủ nhân đem một cây nến đến, chủ nhân hỏi:

-      “Trời còn sáng mà !”

Người khách nói:

-         “Nhưng thức ăn trên bàn của tôi không thấy đâu cả !”

 

Suy tư 273:

      Khi đi ăn tiệc mà so đo với người cùng bàn tham ăn là chúng ta tự tố cáo mình cũng là người tham ăn; khi nói xấu sau lưng những tật xấu của người khác, là chúng ta vô tình nói cho người khác biết đó cũng là những tật xấu của mình; khi càng nói nhiều đến khuyết điểm của tha nhân là chúng ta càng mắc phải những khuyết điểm ấy của họ…

     Tham ăn có thể là tật xấu của một vài người cũng giống như tật ham danh của chúng ta, cũng đều là tật xấu như nhau; thích nịnh hót cấp trên là tính tình của một vài người nào đó, cũng giống như tính thích khoe khoang của chúng ta, cũng đều là những tật xấu của người đời cả, do đó mà cần gì phải phân bua thanh mình cãi cọ hoặc so đo với người có tật xấu.

     Người Ki-tô hữu cũng là những con người nên cũng có những khuyết điểm và tật xấu, nhưng người Ki-tô hữu biết dùng Lời Chúa để soi rọi cuộc sống mình với những khuyết điểm nào để sửa đổi, nhưng tật xấu nào để ngăn chặn, đó chính là điều mà người Ki-tô hữu hơn hẳn người khác.

     Chỉ so đo phân bì với những khuyết điểm và tật xấu của người khác, thì chúng ta –người Ki-tô hữu- có hơn gì ai đâu ?

 

204.ĐỐ RƯỢU

Một người đưa ta câu đố: “Mưa xuân như chất bổ ()”[6]; người thứ hai nghe được thì tưởng rằng người ấy nói “cao ()”[7], bèn nói tiếp:

-      “Mưa hè giống bánh bao”.

Người thứ ba nghe “mưa hè (夏雨)”[8] thì tưởng là “hạ vũ (夏禹)”[9], thế là oang oang đối lại:

-      “Châu Văn vương giống bánh tháp”.

 

Suy tư 274:

      Trên bàn rượu chén tạc chén thù thì có khi vì có hơi men mà lời nói không đầu không đuôi, hoặc nói những lời đao to búa lớn làm người khác nghe không lọt tai, hoặc lời nói trở thành trò cười cho mọi người…

     Trong đời sống tu đức của người Ki-tô hữu cũng thế, khi tâm hồn kiêu ngạo biến Lời Chúa thành lời của mình, nghĩa là giảng giải theo ý đồ riêng của mình thì không những làm cho người nghe nhột tai mà có khi còn làm tổn thương đến long nhiệt thành phục vụ của người khác. Đó là nghe lầm và hiểu lầm Lời Chúa trong Tin Mừng của những người tự khoe mình trỗi vượt trên người khác, để rồi làm méo mó Lời Chúa gây gương mù gương xấu cho người khác.

     Cùng một chữ “yêu” mà Đức Chúa Giê-su dạy, họ biến thành chữ yêu thế tục, thế là loạn; từ chữ “phục vụ” của Đức Chúa Giê-su dạy, họ biến “phục vụ” thành công cụ của riêng mình, thế là họ trở thành chủ nhân ông.

     Nghe Lời Chúa mà không suy niệm, đọc Lời Chúa mà không cầu nguyện, thì chẳng khác gì những con sâu rượu đố nhau trên bàn rượu vậy.

     Tai hại vô cùng !

 

205.SÚC MIỆNG TRONG NHÀ TẮM

Có người tắm ở nhà tắm công cộng, thuận tay múc nước súc miệng, mọi người nhìn thấy đều nhíu mày quắc mắt giận dữ, mắng anh ta là người ăn ở dơ dáy. Người ấy múc một gàu nước, nói:

-         “Các ngài đừng có giận, đợi tôi súc miệng xong nhổ ra ngoài là hết dơ”.

 

Suy tư 275:

      Nơi công cộng là của mọi người, cho nên ai ai cũng có bổn phận phải tôn trọng và giữ gìn của chung, đó là người văn mình và lịch sự.

-      Có một vài giáo dân nghĩ rằng nhà thờ là nhà của Chúa, của mọi người, nên tự tiện đem dao đến cắt cành hoa đem về nhà cắm, tự tiện lấy cây nến màu đẹp đem về chưng trên bàn thờ nhà của mình, có người còn mạnh bạo hơn lấy các tượng ảnh trong nhà thờ đem về nhà dùng.

-      Có những người coi công viên là nhà của mình, tha hồ đái bậy, ỉa bậy trong công viên, và làm những chuyện không đẹp mắt trước mặt mọi người, họ không ý thức được làm người văn minh lịch sự.

-      Có những người khi đến nơi công cộng như công viên, nhà hát, cung thiếu nhi, hội trường thanh niên.v.v... thì như ở chỗ không người, họ chạy nhảy đùa giỡn, hút thuốc, xả rác và có khi đái bậy bên bức tường nhà. Họ chưa được giáo dục về cuộc sống nơi công cộng, và cũng không có thái độ ý thức của người văn minh...

Một đất nước văn minh và hùng mạnh là một đất nước mà mỗi người dân đều ý thức mình là một thành phần của xã hội, biết tôn trọng nơi công cộng và bảo vệ của chung.

Nhìn cách sống văn minh và lịch sự của người dân, là người ta có thể đánh giá đất nước ấy có tiến bộ hay không.

 

206.KHÂM LIỆM   

Có một lang băm làm chết con của người khác khi chữa trị, thế là nhận lời bó lại bỏ trong tay áo ôm về khâm liệm. Chủ nhân sợ mình bị lừa, nên sai đầy tớ đi sau canh chừng, quả nhiên đi đến giữa cầu, thì thấy tên lang băm lấy xác đứa nhỏ quăng xuống sông.

Đầy tớ nổi giận tóm cổ ông ta nói:

-      “Tại sao ông quăng xác tiểu chủ nhà tôi hử ?”

Lang băm vội vàng chối, nói:

-      “Không phải, không phải”.

Vừa lấy tay bỏ vào trong ống tay áo trái vừa nói:

-      “Tiểu chủ của anh vẫn còn ở đây !”

 

Suy tư 276:

     Có những thầy thuốc có lương tâm như từ mẫu, họ yêu thương bệnh nhân và chăm sóc bệnh nhân như những người mẹ hiền, họ hết lòng chữa trị bệnh nhân như chữa trị bản thân mình hoặc con cái của mình; nhưng cũng có những thầy thuốc có lương tâm như những kẻ buôn bán ngoài chợ, họ ngắm nhìn bệnh nhân như con buôn ngắm nhìn món hàng có giá trị hay không, để rồi trả giá hoặc đóng cửa không chữa trị.

     Thầy thuốc thì không thể nói dối bệnh nhân, càng không thể kì kèo giá cả với người bệnh, bởi vì sự dối trá là biểu hiện của lòng tham và ích kỷ.

     Mạng sống con người rất cao quý mà Thiên Chúa ban cho con người, cho nên Ngài cũng ban cho con người chia sẻ với Ngài trong việc chữa trị bảo vệ mạng sống của con người, đó là những thầy thuốc với một lương tâm như từ mẫu và một trách nhiệm như một người cha.

    

207.MƠ MƠ MÀNG MÀNG

Có ba người bạn cùng ngủ chung, đến nửa đêm, có một trong ba người bị ngứa chân, trong cơn mê mơ mơ màng màng thì chụp chân của người thứ hai mà gãi rất mạnh, càng gãi càng ngứa, càng ngứa càng gãi, cuối cùng thì trầy da chảy máu.

Người thứ hai tay rờ chân thấy ướt ướt thì cho rằng người thứ ba đái dầm, bèn vội vàng lay anh ta tỉnh dậy.

Người thứ ba bước xuống giường đi tiểu tiện, nhà bên cạnh là nhà nấu rượu, tiếng ép rượu nhỏ giọt kêu “tí tách, tí tách” không ngừng, anh ta tưởng rằng mình chưa tiểu tiện xong, nên đứng đợi đứng đợi cho đến khi trời sáng.

 

208.ĂN THỊT

Có một ngưới rất thích học văn chương của Tô Đông Pha, nhưng học rất lâu mà vẫn cứ không thành, nhưng anh ta rất dụng tâm, từ trước đến nay chưa hề lười biếng học.

Một hôm anh ta nấu hai cân thịt, ninh nhừ vừa mềm vừa thơm mới ăn, lúc ấy thì có người bạn đến thăm hỏi anh ta làm gì vậy ? ANh ta buộc miệng nói: “Ăn thịt Tô Đông Pha”.

Người bạn nghe được thì la lên một tiếng “a”, nhịn không được bèn tiếp miệng nói đùa:

-         “Anh rõ khổ, hận Tô Đông Pha đến như thế sao ?”

 

Suy tư 278:

      Có những người có tâm hồn nhỏ nhen ích kỷ, giận ai là giận rất lâu, nên họ khó có được một tâm hồn bình an vui vẻ; có những người vì cuộc sống bon chen, ganh đua với người này người nọ rồi thất chí bất mãn, thế là trong lòng luôn chất chứa hận thù vô cớ, cho nên họ thường nhạy cảm với những lời nói, những thái độ của người khác.

     Một phương pháp hay nhất mà Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta biết thông cảm, biết tha thứ, biết trãi long ra với mọi người, phương pháp đó chính là cầu nguyện, Ngài nói hãy cầu nguyện luôn, cầu nguyện không ngừng. Và thánh Augustin cũng nói rằng: trước khi làm việc thì cầu nguyện, trong khi làm việc cũng cầu nguyện, làm việc xong cũng là cầu nguyện.

     Trước khi chuẩn bị phê bình chỉ trích người khác thì hãy cầu nguyện, cầu nguyện xong thì sẽ thấy hiệu quả tức khắc: không muốn phê bình chỉ trích nữa, mà nếu có thì lời nói và thái độ đều rất hòa nhã với người mình muốn chỉ trích.

 

209.NHỚ LỜI PHỤ THÂN

Người cha dạy con trai: “Làm người thì nói năng nên linh hoạt chút xíu, không thể chỉ một câu nói cứng nhắc”.

Con trai bèn hỏi thế nào là “linh hoạt”, vừa lúc ấy thì có người hàng xóm qua mượn đồ, phụ thân bèn lấy câu chuyện đó làm ví dụ:

-         “Ví dụ có người đến mượn đồ, con không thể nói cái gì cũng có, cũng không thể nói là không có gì cả, mà có lúc nên nói cái này thì ở nhà có, có lúc nên nói cái này ở nhà không có, thế là lời nói biến thành linh hoạt, phàm việc gì thì phải tùy theo loại mà nói”.

Đứa con ghi nhớ lời của phụ thân trong lòng.

Một hôm, có khách đến nhà, hỏi:

-      “Lệnh tôn có nhà không ?”

Đứa con trai trả lời khách:

-      “Cái thì ở nhà có, cũng có cái ở nhà không có ạ”.

 

Suy tư 279:

     Con cái ngoan thì vâng lời cha mẹ, làm theo lời cha mẹ dạy bảo, do đó mà cha mẹ hoặc người có trách nhiệm giáo dục trẻ con, thì phải luôn nghiêm túc trong lời nói của mình.

     Cha mẹ là thầy cô giáo đầu tiên của con cái mình, mà con cái thì có đứa ngoan có đứa không được ngoan; có đứa thông minh sáng dạ, có đứa chậm hiểu và không được nhanh nhẹn hoạt bát, do đó mà cần phải biết cách dạy dỗ chúng nó, mà cách dạy hay nhất và hiệu quả nhất chính là cha mẹ lấy cách sống thánh thiện đạo đức của mình để làm gương cho con cái.

     Dạy con trước hết là đức tin công giáo của cha mẹ truyền cho con cái biết kính Chúa yêu người; thứ đến là dạy con cái đức tính thật thà, có thì nói có không thì nói không; tiếp đến là dạy con biết lễ phép kính trên nhường dưới, có lỗi thì xin lỗi, biết cám ơn khi người khác giúp mình làm điều gì đó…

     Đó là những điều dạy dỗ căn bản để con cái có cái “gốc đạo đức” làm “vốn” sau này khi chúng nó sống giữa xã hội vậy.

210.CỌP TỐ KHỔ

Một hòa thượng mang một bộ kinh điển và cái chũm chọe đi vào trong thôn để truyền đạo Phật. Khi đang đi trên đường thì gặp một con cọp to lớn đang nhắm ông ta mà phóng tới, hòa thượng kinh hoàng tay chân luống cuống, thuận tay quăng cái chũm chọe xuống, con cọp há miệng đớp, nhai vài cái rồi nuốt luôn cái chũm chọe, hòa thượng càng thêm sợ hãi vứt luôn quyển kinh, con cọp vừa thấy quyển kinh bay đến trước mặt thì vội vàng quay đầu chạy vào trong động.

Cọp con hỏi: “Bố, bố đi săn mồi trong núi, sao hôm nay về sớm thế ?”

Cọp bố trả lời: “Hôm nay thật là xui xẻo, bố gặp một hòa thượng, bố chỉ ăn được của nó hai miếng bánh mỏng, nó bèn quăng xuống quyển “sổ quyên góp”, may mà bố chạy thật nhanh, bằng không thì bố lấy gì mà bố thí cho họ chứ ?”

 

Suy từ 280:

     Con người ta “nhân chi sơ, tánh bổn thiện”, tức là tự bản tính con người luôn thích làm điều thiện, nhưng vì hoàn cảnh của xã hội nên tính tình con người ta biến đổi nên không còn “tánh bổn thiện” nữa, thế là xã hội ngày càng có nhiều người thích làm điều dữ hơn điều thiện.

     Xây dựng nhà thờ lớn nhỏ, thì đều do công lao đóng góp của những người giáo dân nhiệt thành yêu mến nhà Chúa mà có, họ không hối tiếc vì tiền bạc mình bỏ ra dâng cúng cho nhà thờ vì lòng yêu mến Chúa.

     Nhưng cũng có những giáo dân ngao ngán sợ hãi khi thấy hôm nay cha sở gởi bảng quyên góp xây dựng đài Đức Mẹ đến, tháng sau thì thấy bảng quyên góp cho việc làm hang đá dịp lễ Giáng Sinh cho đẹp cho hoành tráng, và vài tháng sau thì thấy gởi đến nhà bảng quyên góp sửa lại cái lầu chuông cho cao vút cho hợp với ngôi nhà thờ hơn.v.v…đến nỗi có một vài giáo dân khi cha sở gởi thư mời họp giáo xứ hoặc tham dự một lễ nghi nào đó thì sợ hãi không dám mở bao thư mời ra…

     Nếu mỗi tuần cha sở gởi cho mỗi một gia đình trong giáo xứ mình một bao thư viết bài suy niệm về giáo lý hoặc Kinh Thánh, thì chắc chắn giáo dân sẽ không còn sợ hãi khi mở những bao thư quyên góp khác, bởi vì con người ta “nhân chi sơ, tánh bổn thiện.

     Ai hiểu thì hiểu !

 

211.PHAN XƯỚC NHẬP THỦY

Đường Huyền Tông ra lệnh cho tả hữu khiêng Phan Xước đến quăng vào trong hồ nước. Một lúc sau, cái đầu của Phan Xước trồi nỗi lên nói:

-         “Tôi vừa gặp Khuất Nguyên, ông ta cười và nói với tôi rằng: ông gặp được minh chúa, tại sao lại rơi vào cảnh ngộ này hử ?”

 

Suy tư 281:

      Con người ta dù là bậc vua chúa được người ta ca tụng là minh chúa, thì cũng vẫn là con người đầy tham sân si khi họ có quyền lực trong tay, bởi vì dù tâm địa họ tốt nhưng những kẻ tả hữu sẽ làm cho họ mất đi hào khí chí công vô tư thưở ban đầu.

     Thời nay có những ông quan khi mới đổi tới nhiệm sở thì tuyên bố mình làm việc theo pháp luật chí công vô tư, nhưng chỉ vài tháng sau thì còn tệ hơn những ông quan tiền nhiệm của mình, bởi vì những kẻ tả hữu luôn bày vẻ mánh lới cho họ.

     Có những linh mục khi nghe tin mình sẽ được bài sai đến giáo xứ mới, thì tuyên bố mình sẽ cải tổ lại cách làm việc của giáo xứ và thành lập ban này ngành nọ cho “hoành tráng” hơn, nhưng khi đến nhậm xứ chỉ mới vài ba tháng mà tiếng oán trách to nhỏ của giáo dân bay khắp, vì ngài choáng ngợp trước tiền tài và danh vọng của kẻ tả hữu mà không dám làm gì cả, hoặc chỉ nghe theo lời quân sư của họ mà thôi, thế là giáo xứ chẳng có gì đổi mới mà lại chất thêm gánh nặng cho giáo dân nữa…

     Đường Huyền Tông là một ông vua tốt, nhưng vẫn không qua được kẻ tả hữu nịnh hót quanh mình, bởi vì ông ta đã thỏa mãn với những gì mình có.

     Luôn cầu nguyện với Thiên Chúa và khiêm tốn lắng nghe tiếng nói của giáo dân, thì chắc chắn cha sở sẽ biết cách làm cho giáo xứ tốt đẹp hơn.

 

212.LÝ TRIỆU TIÊN

Con trai của tướng công Lý Trường Sa là Triệu Tiên, chỉ thích giải trí vui vẻ với kỹ nữ.

Một hôm, Trường Sa viết trên bàn học của con trai mấy chữ:

-         “Hôm nay ở hẽm liễu, ngày mai ở phố hoa, khoa trường đã gần, tú tài tú tài”.

Triệu Tiên về nhà thấy như thế, thì viết tiếp:

-         “Hôm nay bão táp, ngày mai cuồng phong, sắp xếp âm dương, tướng công tướng công”.

 

Suy tư 282:

      Con không lo học hành mà chỉ chơi bời, nguyên nhân phần lớn là do cha mẹ không quan tâm hoặc ít quan tâm đến con cái, vì cha mẹ bận lo kiếm tiền, kiếm địa vị, và có khi vì công việc riêng tư mà bỏ bê con cái, đến khi sực nhớ lại việc con cái học hành thì đã muộn, vì chúng nó đã đi vào vòng tội lỗi, đã sa lưới pháp luật, hoặc đã chơi bời lêu lỏng rồi.

     Con ở phố hoa bởi vì cha mẹ mãi mê đếm tiền bạc, con ở hẽm liễu bởi vì cha mẹ bận đấu đá để được thăng chức thăng tước. Thế là cha mẹ và con cái huề vốn cả nhà, không ai nói gì nhau được, nhưng con cái thì mất tương lai mà cha mẹ thì suốt đời ân hận.

     Con cái là món quà cao quý và đẹp nhất mà Thiên Chúa đã ban cho cha mẹ, hãy nâng niu và gìn giữ cho thật đẹp, để sau này dâng lại cho Thiên Chúa trong ngày phán xét.

     Ai hiểu thì hiểu !

    

213.NGÂM ĐƯỢC BẢY ĐIỂM

Quách Công Phủ có lần đi qua Hàng Châu, làm một bài thơ và đưa cho Tô Đông Pha coi, trước hết anh ta ngâm nga từng câu, giọng trầm giọng bổng, ngâm xong thì hỏi Tô Đông Pha:

-         “Theo ngài  thì bài thơ của tôi đây được bao nhiêu điểm ?”

Tô Đông Pha thuận miệng nói: “Mười điểm”.

Quách Công Phủ rất phấn khởi hỏi tiếp hay ở chỗ nào. Tô Đông Pha chậm rãi không vội vàng, nói:

-         “Ngâm nga cho bảy điểm, bài thơ cho ba điểm, không phải là mười điểm sao ?”

 

Suy tư 283:

      Con người ta đa phần thì thích nội dung hơn là hình thức, thích chất lượng hơn là số lượng, đó là nói về vật chất, còn nói về con người thì đa số thích người sống nội tâm hơn người chỉ có cái dáng bên ngoài, thích người nói ít hơn người nói nhiều…

     Người kiêu ngạo thích nói nhiều và lý luận nhiều, nên bị hại vì lời nói của mình, nhưng người sống nội tâm thì nói ít và nói đúng chỗ, nên lời nói của họ “nặng ký” hơn; người khoe khoang thích phô trương cái của mình có, nên bị hại vì cái phô trương của mình, nhưng người khiêm tốn thì chỉ thích làm hơn thích nói, nên cuộc sống của họ rất phong phú tình người và hữu ích cho mọi người.

     Bài thơ hay là bài thơ có nội dung sâu sắc và đúng quy luật bằng trắc của thể loại thơ, chứ không phải là do giọng ngâm, do đó nghe nói được mười điểm thì đừng có vội mừng, bởi vì người ta thuận miệng nói mà thôi.

     Người kiêu ngạo đừng vội mừng khi nghe người khác khen mình, chẳng qua là vì thuận miệng mà thôi.

 

214.HÌNH LÙN

Tiến sĩ họ Hình người thấp lùn.

Đã có lần ông ta bị nạn cướp ở Bá Dương, tên cướp sau khi cướp tất cả tài sản của ông ta thì còn muốn giết ông ta để bịt miệng, khi nó vừa đưa đao lên, tiến sĩ Hình vội vàng la lên:

-         “Người ta thường kêu ta là “Hình lùn”, mày chém đứt đầu ta, không phải là ta lùn thêm hay sao ?”

Tên cướp nghe xong thì rất ngạc nhiên, cười ha ha và thu đao về rồi bỏ đi.

 

Suy tư 284:

      Tiến sĩ Hình, tuy người thấp lùn nhưng ý chí thì không thấp lùn, chỉ một lời nói mà làm cho tên cướp phải cười ha ha mà thu đao lại, đó là cái dũng cái khôn của người đọc sách thánh hiền.

     Có những người vóc dáng cao ráo nhưng ý chí thì thấp lè tè bằng ngọn cỏ, họ là những người không có chí hướng, không có lập trường mà chỉ biết “ăn theo” người khác mà thôi, cho nên họ thường bị người khác coi thường vì cái ba phải của mình.

     Người Ki-tô hữu có ba “bảo bối” để họ sống giữa một xã hội đa đoan, đó là:

1.   Một lập trường chắc chắn là đức tin, cho nên dù gặp hoàn cảnh khó khắn nào chăng nữa thì họ vẫn cứ kiên định với niềm tin của mình.

2.   Một phương pháp sống khỏe sống đẹp là đức ái, thế là họ nhìn người khác bằng con tim yêu thương với tấm long độ lượng như lời dạy của Đức Chúa Giê-su: các con hãy yêu thương nhau.

3.   Một đức cậy vững bền, để dù cho họ có sống trong thất vọng, thì vẫn cứ luôn hy vọng vào long từ bì và tình thương của Thiên Chúa, thế là họ hân hoan phục vụ tha nhân mà không cần đáp trả, vì có Chúa làm gia nghiệp của họ rồi.

Ai hiểu thì hiểu.

 

215.ĐỆ TỬ KHÔNG MINH

Giáp và Ất hai người nói chuyện phiếm, Giáp nói:

-         “Khổng Minh có bảy mươi hai để tử, đã có mấy người đội mũ quan, chưa làm quan có mấy người nhỉ ?”

Ất trả lời:

-      “Đã có ba mươi người làm quan, chưa làm quan là bốn mươi hai người”.

Giáp nói:

-      “Änh căn cứ vào đâu mà nói thế ?”

Ất nói:

-      “Trong sách luận ngữ có viết: “người đội mũ thì có năm sáu người”, năm sáu là ba mươi; lại nói: “bé trai sáu bảy người”, sáu nhân cho bảy là bốn mươi hai người vậy”.

 

 

 

216.ĐỒ NGU

Hai anh em cùng nhau đi thăm khách, người em ngu xuẩn bộc tuệch. Khi đã ngồi vào ghế, chủ nhân sai đầy tớ đem nho khô ra đãi khách thay trà, người em hỏi anh:

-      “Đây là trái gì ?”

Người anh nhỏ tiếng mắng: “Đồ ngu”.

Không lâu sau đó chủ nhân lại sai đầy tớ dọn lên trái ô liu, người em lại hỏi:

-      “Còn đây là trái gì ?”

Người anh không chịu được lại lên tiếng mắng nhỏ: “Đồ ngu”.

Trên đường trở về nhà, người em nói với anh:

-         Em nói anh nghe nhé, vừa rồi loại trái đồ ngu thứ nhất mặc dù chua, nhưng vẫn còn có mùi vị ngọt, còn như loại trái đồ ngu thứ hai ấy thật là chát như cái gì ấy !”

 

Suy tư 286:

      Đối xử với người chậm hiểu, kém trí nhớ hoặc quá ngu thì có hai loại: một là chửi bới la mắng, hai là khinh bỉ, dù cho đó là người thân ruột thịt của mình.

     Khả năng Chúa ban cho mỗi người, nói nôm na bình dân thì giống như Chúa ban cho người này cái ly lớn, người kia Chúa ban cho cái ly nhỏ, cái ly lớn thì chứa nhiều nước, cái ly nhỏ thì chứa ít nước hơn, nhưng dù nhỏ hay lớn thì đều có nước, đỗ nhiều nước vào ly nhỏ thì cũng không thể bằng ly lớn. Cũng vậy khả năng của người này nhiều của người kia ít, cố gắng lắm thì cũng đầy trong “cái lý” lớn nhỏ mà thôi, cho nên chúng ta không thể khinh người ngu đần hoặc nhạo báng người dốt nát được, bởi vì Chúa ban cho họ khả năng chừng đó thôi.

     Cái quan trọng là chúng ta –Chúa ban cho cái ly lớn hơn người khác- phải biết làm thế nào dùng tài năng của mình để giúp đỡ tha nhân, giúp đỡ người yếu kém hơn mình, đó mới là phải đạo vậy !

     Thông minh hay ngu đần thì cũng đều nằm trong chương trình và sự quan phòng của Thiên Chúa mà thôi.

 

217.HỌC BƠI

Một thầy thuốc làm chết một bệnh nhân nên bị tang gia trói lại, thầy thuốc lợi dụng đêm khuya không ai canh giữ nên mở dây thừng, bơi theo giòng sông trở về nhà.

Vừa bước vào cửa, thấy con trai đang học bí quyết bắt mạch, thì vội vàng ngăn cản, nói:

-         “Con trai của ba, con tạm thời đừng đi học nữa, mau mau đi học bơi”.

 

Suy tư 287:

      Làm thầy thuốc thì chỉ chọn có một con đường mà đi, đó là tận tâm cứu người với tất cả lương tâm và trách nhiệm của thầy thuốc, đi trật ra ngoài con đường ấy thì không còn là lương y nữa, mà là ác y.

     Từ lương y qua ác y chỉ cách nhau có một cái gạch nhỏ là lương tâm, bỏ qua lương tâm là lương y trở thành ác y, thầy giáo trở thành ma giáo, người công nhân trở thành kẻ phá hoại, người buôn bán trở thành quỷ hút máu người, người có chức vụ trở thành kẻ cường hào ác bá.v.v…

     Người ta nói “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, đó là luật nhân quả mà ai cũng biết, nhưng có mấy thầy thuốc nghĩ rằng việc mình làm hôm nay sẽ để đức lại cho con cháu ?!

     Ai hiểu thì hiểu.

 

218.TREO CỔ

Có một người rất ham mê đánh bài, nên đã đem tất cả gia sản bán sạch để lao vào những cuộc đỏ đen, mắt nhìn số nợ càng ngày càng cao vô phương trả nổi, thế là bèn lấy một sợi dây thừng muốn thắt cổ tự sát. Mới treo sợi dây lên xà nhà thì thấy một một âm hồn treo cổ ở nơi ấy nói với anh ta: “Mau đưa tiền xâu đây”.

Người ấy vừa nghe bèn đùng đùng nổi giận, nói:

-         “Mày còn mở miệng được à, tao thua đến nước này mà còn hỏi tiền xâu nữa sao ?”

 

Suy tư 288:

     Cờ bạc là bác thằng bần, từ phú gia trở thành thằng bần cùng cũng chỉ vì ham mê cờ bạc, do đó mà người ta đem cờ bạc liệt vào hạng thứ nhất trong tứ đỗ tường, đó là: cờ bạc, rượu chè, thuốc xái và đĩ bợm.

     Đời người cũng giống như canh bạc may nhờ rủi chịu, cho nên:

-      Có người đem cuộc sống hạnh phúc gia đình của mình đi đánh một canh bạc ngoại tình hy vọng sẽ hạnh phúc hơn, nhưng kết quả là gia đình tan vỡ và hạnh phúc cũng đội nón ra đi, ôm hận cả đời.

-      Có người đem cuộc sống vui tươi hiện có của mình đi đánh một canh bạc xì ke ma túy, kết quả là không thấy nàng tiên nâu đâu cả, mà chỉ còn lại than tàn ma dại làm khổ gia đình và người than.

-      Có người đem cả cuộc đời đầy sức sống của mình đổ vào canh bạc ăn chơi đàng điếm, thế là được đổi lại than tù tội, tương lai biến mất và nỗi đau tinh thần dày vò suốt đời.

Người Ki-tô hữu có đức tin thì biết đem cuộc đời của mình bỏ vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, nên cuộc sống của họ đầy bình an vui tươi và hạnh phúc.

Những người như họ không còn sợ hãi các âm hồn cờ bạc, rượu chè, thuốc xái và đĩ bợm dọa nạt nữa, vì có Thiên Chúa gìn giữ họ.

 

219.BIỆT HIỆU CỦA SÚC SINH

Có một người mượn ngựa nên viết một tờ giấy giao kèo, trên tờ giấy viết: “Tại hạ có việc phải đi xa xin mượn một con tuấn túc của túc hạ”.

Chủ nhân đọc xong, bèn hỏi:

-      “Tuấn túc là con gì ?”

Anh ta trả lời:

-      “Là con ngựa”.

Chủ nhân chợt hiểu ra nói:

-      “Té ra loài súc sinh cũng có biệt hiệu !”

Suy tư 289:

      Biệt hiệu là tên riêng để dành cho những người hoạt động bí mật như các điệp viên, thám tử; biệt hiệu cũng dành cho những nhà văn, những người viết báo làm thơ; biệt hiệu cũng dành cho những người bạn bè nối khố đặt cho nhau cách thân thương. Như thế, biệt hiệu thì cũng chẳng có gì là lạ cả.

     Người Ki-tô hữu cũng có một tên riêng của mình, cái lạ là tên riêng của họ khác với những biệt hiệu của các thám tử hay nhà văn hoặc tên mà bạn bè nối khố đặt cho họ. Biệt hiệu của người Ki-tô hữu là tên của một vị thánh nhân mà người Ki-tô hữu gọi là tên thánh, mà cuộc sống của vị thánh ấy rất nổi bật khi còn sống đáng để mọi người noi theo bắt chước, cho nên không lạ gì đa số những người Ki-tô hữu đều có một cuộc sống và một lý tưởng mà người đời không hiểu được, lý tưởng đó được bắt nguồn từ Đức Chúa Giê-su và các thánh nam nữ đã họa lại trong cuộc sống của mình, và giờ đây được tiếp tục qua người Ki-tô hữu khi họ mang tên thánh của vị thánh của họ.

     Biệt hiệu của điệp viên thám tử hoặc nhà văn nhà thơ hoặc của loài súc sinh, thì cũng là để cho tổ chức hoặc chủ nhân gọi mà thôi. Nhưng tên thánh của người Ki-tô hữu thì sẽ được gọi ở đời này khi họ còn sống và cả sau khi họ từ giả đời tạm này thì cũng được Giáo Hội nhớ đến tên thánh của họ trong khi cầu nguyện.

 

220.CON RÙA

Có một người cứ sợ người khác tiểu tiện nơi chân tường nhà của mình, thế là vẽ trên bức tường ấy một con rùa, lại viết thêm mấy chữ: “ai tiểu tiện thì giống như con này”.

Có một người không nhìn thấy hình vẽ con rùa nên tiểu tiện ở đó, ông ta đi ra giận dữ chửi:

-      “Mắt ông bị đui à, không nhìn thấy gì sao ?”

Người tiểu tiện bây giờ mới đưa mắt nhìn lên bức tường, trả lời:

-      “Ờ, ờ, lão gia, không biết ngài ở đây”.

 

Suy tư 290:

      Có người vì nhu nhược hoặc vì sợ hãi mà không dám nói trực tiếp điều mình muốn nói, mà chỉ dùng cách này hay cách khác để bày tỏ ý kiến của mình; có người vì quá tế nhị muốn tránh điều rắc rối cho mình hoặc cho người khác, nên chỉ nói vòng vo quanh co, chẳng khác gì người nhu nhược…

     Vẽ con rùa trên bức tường với hàng chữ “ai tiểu tiện thì sẽ giống nó”, hoặc viết một hàng chữ “xin đừng tiểu tiện nơi đây” thì cách nào có hiệu quả hơn ?

Cho nên khi răn dạy thì không nên quá tế nhị, nhưng cần phải rõ ràng, dứt khoát và thân thiện. Bằng không thì người ta sẽ coi mình giống con rùa vẽ trên tường vậy, tức là họ không nể và không phục.

 

221.CHỬI NGƯỜI ĐÁNH RẮM

Có rất nhiều người tập họp nhau lại nói chuyện phiếm, đột nhiên có người đánh rắm (địt) một cái, mọi người không biết ai là người đã đánh rắm, nhưng không hẹn mà ai cũng tập trung nhìn về một trong những người ở đó, thế là một người đều chửi mắng anh ta thậm tệ, nhưng thật ra không phải là anh ta đánh rắm, mà anh ta cũng không giải thích hay biện bác gì cả, mà chỉ ngồi đó cười cười mà thôi.

Mọi người hỏi anh ta:

-      “Có gì mà cười hoài vậy hả ?”

Anh ta miễn cưỡng không cười nữa, nói:

-         “Tôi à, tôi cười người đánh rắm ấy, hắn ta cũng hùa theo chửi mà tôi đấy !”

 

Suy tư 291:

     A dua hoặc hùa theo đám đông để chống đối hoặc tán thành mà không biết phải trái đúng sai, thì đó là người không có lập trường, và cũng là người không có ý chí, những hạng người này chỉ có làm hại cho đất nước mà thôi.

     Ma giáo thì thường lấy đám đông áp đảo số ít, dù số ít là đúng, nhưng khi áp đảo thắng số ít rồi thì chính ma giáo lại tự cắn nhau, đấu tố nhau. Con người ta khi vì cái lợi cái lộc cho mình mà thường hùa vào với nhau để chỉ trích để làm hại người khác bất kể đúng hay sai, đó gọi là đồng bệnh tương lân.

     Giáo Hội là cộng đoàn những kẻ tin vào Đức Chúa Giê-su là Đấng Thiên Chúa làm người, đức tin này được thể hiện qua cuộc sống làm chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa của người Ki-tô hữu trên khắp thế giới, chứng nhân này là cuộc sống tôn trọng phẩm giá của người khác, tôn trọng sự thật và sự công bình bác ái trong cuộc sống hôm nay, cho nên họ không thể hùa theo đám đông của sự dữ để lên án tha nhân là người anh chị em của mình.

     Hùa theo tội ác để làm hại tha nhân thì có ngày sẽ bị ác giả ác báo, không những bị ở đời này mà còn đời sau nữa.

 

222.TÀI MỆNH[10] ĐI VỚI NHAU

Một phú ông nhìn thấy bên bờ biển có một đồng tiền nằm trên cát, bèn chạy đến nhặt lên, không ngờ sóng biển ập vào, không chạy kịp nên bị cuốn trôi mất tiêu.

     Ba ngày sau thì tử thi nỗi lên, trong tay của ông ta còn nắm chặt một đồng tiền, có người nhìn thấy rõ ràng như thế, nên than thầm:

-         “Ông nhà giàu này thật hiểu thâm sâu đạo lý của chữ “tài mệnh đi đôi với nhau” !

 

Suy tư 293:

     Vì một đồng tiền mà mất mạng, thì quả thật cái mạng sống của ông nhà giàu này quá rẻ.

     Nhà thơ Nguyễn Du có nói: “chữ tài () liền với chữ tai một vần”, tài đây là tài năng, tài giỏi, mà những người tài giỏi thì thường gặp nhiều tai nạn: tai nạn này phần nhiều là do ghét ghen của đồng đội, ghét ghen của anh chị em, ghét ghen của những đồng chí đồng hướng.v.v…

Nhưng người ta cũng có nói: “chữ tài () và chữ mệnh thì thường đi với nhau”, tài đây là của cải tiền bạc, thường người có của cải giàu có thì cuộc sống khó mà bình an, ngày đêm họ nơm nớp lo sợ cho tính mạng của mình, nên đi đâu cũng có người bảo hộ, thuê vệ sĩ bảo hộ để tính mệnh được an toàn.v.v…

Sinh mạng của con người cao quý vô cùng hơn tất cả mọi thứ trên thế gian này, cho nên không vì tiền bạc mà đánh mất mạng sống của mình. Cũng vậy, không vì của ăn hoặc vì của cải chóng qua mà đánh mất linh hồn của mình đời đời trong hỏa ngục.

 

223.CÁI CHĂN

Hai vợ chồng ngư phủ nghèo, trong đêm đông lạnh giá lấy lưới đánh cá làm chăn đắp mà ngủ, ngủ đến đêm thì ngón tay thò ra ngoài lưới lạnh đến nỗi không còn cảm giác, thế là cùng nhau an ủi, nói:

-         “Đêm nay trời quá lạnh, những người không có chăn làm sao ngủ qua đêm được nhỉ ?”

 

Suy tư 293:

     Người ta nói, đa số những người nghèo thì thường có lòng hảo tâm hơn người giàu có, bởi vì khi giàu có rồi thì muốn giàu có thêm nữa, nên ít khi bố thí cho ai; còn người nghèo vì sống trong cảnh nghèo nên biết cảm thông với những người cùng cảnh ngộ hơn. Nói như thế thì cũng không được công bằng cho lắm, bởi vì có những người giàu nhưng biết rộng tay giúp người nghèo, và cũng có những người nghèo thì chỉ lo cho mình mà không nghĩ đến người khác.

Có những người nghèo sau khi phát tài lớn, thì ăn chơi trác táng cho bỏ những ngày nghèo khổ, trái lại, cũng có những người nghèo phát tài biết tiết kiệm từng đồng để giúp cho người nghèo.

Tâm hồn tốt hay xấu là do sự giáo dục của gia đình, một gia đình mà cha mẹ con cái biết chia sẻ niềm vui nổi buồn cho nhau, là một gia đình hạnh phúc, và chính họ sẽ là những người biết chia sẻ với người khác những gì mình có.

Nền giáo dục của Ki-tô giáo đều chú trọng đến công việc bác ái, tức là dạy cho con người biết yêu thương nhau như chính mình.

 

224.ĐÁNH CHẾT MỘT NỬA

Tính chất của con người ta thì tham tiền, có một phú ông đùa bỡn, nói:

-         “Tôi biếu không cho anh một ngàn lượng bạc, anh dám để cho tôi đánh chết anh không ?”

Người ấy ngồi suy nghĩ rất lâu rồi trả lời:

-         “Chỉ đánh tôi chết một nửa rồi cho tôi năm trăm lượng, được chứ ?”

 

Suy tư 294:

      Tiền bạc cần thiết cho cuộc sống, nhưng mạng sống con người thì cao quý hơn tiền bạc nhiều, tiền bạc chất đầy như núi, nhà cửa nhiều căn, chết đi thì có hưởng được không ?

     Người khôn ngoan trước hết là bảo vệ mạng sống mình, sau đó thì mới tìm cách làm ra của cải tiền bạc, cho nên cuộc sống của họ dù không có của ăn của để thì vẫn cứ là có ý nghĩa; nhưng người ngu dốt thì trước hết tìm tiền bạc của cải mà coi nhẹ mạng sống của mình, cho nên khi có tiền bạc rồi thì lao vào cuộc sống hưởng thụ, mặc cho thân xác dần dần tàn tạ…

     Đức Chúa Giê-su đã nói với các tông đồ: “Vì vậy Thầy bào cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẵng trọng hơn áo mặc sao ?...”[11] (Mt 6, 25-33).

     Cuối cùng Ngài kết luận: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho”.[12] (Mt 6, 33)

     Được một ngàn lượng bạc mà mất mạng sống thì ngay cả người ngu cũng chẳng thèm, huống hồ được cả thế gian mà mất linh hồn thì có ích gì chứ ?

Người Ki-tô hữu chắc chắn là không tham rồi. ha ha ha…

 

225.NHÌN DU KHÁCH

Tết thượng tiêu năm nọ, tư mã Ôn Công đang tiêu khiển ở khu Lạc Dương, phu nhân muốn đi coi hội hoa đăng, tư mã Ôn Công bèn nói:

-      “Trong nhà cũng có đèn, hà tất phải đi coi ?”

Phu nhân trả lời:

-      “Luôn tiện nhìn du khách dạo phố”.

Ôn Công giận dữ nói:

-      “Lẽ nào ta là kẻ xấu xí sao ?”

 

Suy tư 296:

     Vợ chồng không hiểu ý nhau thì phát sinh ra nhiều chuyện không tốt, và có khi làm hại đến hạnh phúc của gia đình, làm thương tổn đến tình yêu vợ chồng, thế là trong gia đình cơm không lành canh không ngọt.

     Khuyết điểm lớn nhất trong tình yêu của đàn ông là ích kỷ, họ năm thê bảy thiếp thì không sao, chuyện trò với cô này bà nọ thì được, nhưng vợ mình (hoặc người yêu) mà đứng nói chuyện với một người đàn ông hay một thanh niên đó thì nghi kỵ, hờn ghen. Khuyết điểm lớn nhất trong cuộc sống của người đàn bà là nhỏ nhen, chỉ biết mình mà không biết đến người khác, chỉ biết gia đình mình mà không cần biết đến những người chung quanh…

     Đi coi hội hoa đăng và ngắm bà con đi chơi hội đèn thì có gì là xấu, nhưng xấu là vì ông chồng có bụng dạ ích kỷ, bà vợ thì vì nhỏ nhen chỉ biết mình mà không biết đến chồng đang ở nhà một mình.

     Hạnh phúc chậm chậm rời bỏ gia đình là ở đó…

 

226.GIỮ CÂY DƯƠNG LIỄU

Có người trồng dương liễu thuê một em nhỏ trông coi, suốt một tháng mà không mất một gốc cây nào. Chủ nhân rất vui mừng bèn hỏi nó:

-         “Mày tận tâm thật đáng khen ngợi, nhưng xét cho cùng mày dùng cách gì mà giữ không mất một gốc nào vậy ?”

Em nhỏ trả lời:

-         “Dạ, mỗi buổi tối con nhổ nó lên và đem giấu trong nhà ạ !”

 

Suy tư 296:

     Suy nghĩ của em bé thật đơn giản: nhổ các gốc cây dương liễu đem giấu trong nhà kẻo trộm nó đến ăn cắp, thế là an toàn.

     Linh hồn của con người ta không thể giấu trong nhà được, do đó mà ma quỷ là thù địch của chúng ta, như sư tử gầm thét, ngày đêm rình mò chờ chực cắn xé (1 Pr 5, 8). Vì không giấu trong nhà được, cho nên Thiên Chúa mới sai phái một thiên thần bản mệnh để canh giữ, Đức Chúa Giê-su thành lập các bí tích để ban ơn sủng cho chúng ta chống trả với ma quỷ, Đức Mẹ Ma-ri-a ban cho chúng ta vũ khí đơn sơ mà hiện đại là chuỗi Mân Côi để chiến thắng ma quỷ.

     Do đó, chúng ta cần phải có tâm hồn đơn sơ như trẻ em, phó thác cho Thiên Chúa những vui buồn trong cuộc sống của mình, đó là bí quyết gìn giữ linh hồn của mình vậy.

 

227.GÕ GHẾ

Có một người đang nói chuyện với khách, đột nhiên đánh rắm một cái, rất xấu hổ, và muốn che giấu nên dùng ngón tay gõ liên tục trên cái ghế phát ra âm thanh. Khách cười hì hì nói:

-      “Vẫn là giống âm thanh thứ nhất”.

 

Suy tư:

     Đức Chúa Giê-su giải thích lời của Ngài cho các môn đệ: “Anh em không hiểu rằng bất cứ cái gì vào miệng thì xuống bụng, rồi bị thải xuống cầu tiêu sao ?”[13](Mt 15, 17), có nghĩa là chuyện đánh rắm hay “đi ngoài” khi tiếp khách thì không có gì là xấu hổ phải che đậy, vì đó là luật tự nhiên của thân thể, chỉ cần phép lịch sự xin lỗi khách rồi đứng lên ra ngoài là ổn.

     Cái đáng xấu hổ là khi tiếp khách mà đem chuyện riêng của người này người nọ nói cho khách nghe, chê bai người này dèm pha người nọ với khách, thì đúng là thật đáng xấu hổ, như lời của Đức Chúa Giê-su nói: “Còn những cái gì từ miệng xuất ra, là phát xuất tự lòng, chính những cái ấy luôn làm cho con người ra ô uế. Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống…”[14](Mt 15, 18-19)

     Không nên lấy làm xấu hổ vì chuyện tự nhiên của thân thể, mà nên xấu hổ vì lòng dạ của mình cứ luôn kiếm cách nói xấu, vu khống và ghét ghen tha nhân…

 

228.CON TRÚT

Hai vị thầy thuốc cùng nhau đi trên đường, thì thấy một người đem một con lươn và một con ba ba đi bán, một thầy thuốc chỉ con lươn nói:

-      “Bán cho tôi con rắn đen nhọn này”.

Ông thầy thuốc kia cảm thấy ông này không có kiến thức về động vật, thế là cười nhạo, nói:

-         “Con lươn mà cũng không biết, vậy thì mua con trút kia còn hơn”.

 

Suy tư 298:

     Con người ta không phải là đấng toàn năng, cũng không phải là người thông biết mọi sự, cho nên chuyện nhìn con lươn mà tưởng là con rắn thì không có gì lạ, cái lạ là khi chê người khác không biết gì về động vật, mà mình thì lại càng chẳng biết gì hơn khi nói con ba ba là con trút, bởi vì con lươn nhìn từa tựa như con rắn lầm cũng phải, nhưng con ba ba mà nói con trút thì đúng là càng ngu hơn.

     Có một vài người Ki-tô hữu chê người này không biết gì về luật Giáo Hội, chê người kia không thuộc mười điều răn Đức Chúa Trời, nhưng họ lại không giữ chay ngày thứ sáu và cũng chẳng thường đi lễ ngày chúa nhật; lại có những người “dâng mình làm tôi Chúa” này chê “người dâng mình làm tôi tớ Chúa” kia là ngu là dốt không biết gì về mục vụ, nhưng chính mình lại quá câu nệ trong việc mục vụ làm cho giáo dân ngao ngán lắc đầu chán nản vì “cái giỏi” mục vụ của mình.

     Con người ta không ai thập toàn cả, nhưng mỗi người Chúa ban cho một cái hay riêng mà người khác không có, vậy thì hà cớ gì mà chê bai người này người nọ chứ !

 

229.SƯ TỬ HÀ ĐÔNG

Trần Tháo tự là Lý Thường, con của Công Bật, ngụ tại Kỳ Đình ở Quảng Châu, tự gọi mình là Long Khâu tiên sinh, rồi lại gọi là Phương Sơn tử, thích tiếp đãi khách quý, thu nạp kỹ nữ có giọng ca tốt. Nhưng bà vợ của ông ta là Liễu thị rất hung dữ, Tô Đông Pha đã có làm bài thơ chế giễu như sau:

“Long Khâu cư sĩ thật đáng thương

Chuyện không nói có đêm không thường,

Chợt nghe sư tử Hà Đông rống

Gậy tay rơi xuống tâm chán chường”.

     Sư tử Hà Đông là chỉ bà Liễu thị vậy !

 

Suy tư 299:

     Thời nay khi nói về “sư tử hà đông” thì người ta không nói về bà Liễu thị vợ của Long Khâu tiên sinh (bởi vì không ai biết tích truyện), nhưng người ta nói đến những người đàn bà dữ dằn, những người vợ ăn hiếp chồng.v.v…

     Chuyện giận chồng giận con là chuyện thường ngày của phụ nữ, không ai chê trách, nhưng những phụ nữ mà dữ dằn với hàng xóm, chửi chồng mắng con và hung bạo với người khác, thì người ta gán cho biệt hiệu là “sư tử hà đông” hoặc là “dữ như bà chằn”.

     Người Ki-tô hữu có một mẫu gương dịu dàng để noi theo, đó là Đức Mẹ Ma-ri-a, Mẹ chính là mẫu gương của các bà mẹ công giáo nói riêng, và các bà mẹ trên thế giới nói chung, nơi Mẹ chúng ta nhận ra được sự hiền dịu và lòng nhân ái của người mẹ luôn yêu thương chăm sóc gia đình chồng con; chính nơi mẹ, sự quảng đại và hy sinh cho gia đình đã đưa phẩm giá của người phụ nữ được nâng lên cao và được mọi người tôn trọng.

     Không một phụ nữ nào muốn mình trở thành “sư từ hà đông”, chỉ có những người phụ nữ ích kỷ và vô trách nhiệm mới trở thành “sư tử hà đông” mà thôi.

 

230.BÃ MÍA

Có một người nhặt được bã mía cầm lên nhai rất lâu, lại còn phàn nàn bã mía không có mùi vị gì cả, sau đó chửi bới om sòm:

-         “Thằng quỷ nào ăn bã mía mà ăn đến tận tình như thế này chứ ?”

 

Suy tư 300:

      Có những người nghiện thuốc, đến khi không có tiền mua thuốc hút hoặc cơn nghiện nổi lên, thế là đi “lượm dế” (tàn thuốc) để hút, nhưng chưa thấy ai đi lượm bã mía để nhai, rồi lại chửi bới om sòm là mía không mùi vị.

     Người ta thường ví những người bất hảo trộm cướp, đĩ điếm, lưu manh là những cặn bã của xã hội, nghĩa là những người được coi là tầng lớp hạ lưu hèn hạ, không xứng đáng thừa hưởng cuộc sống văn minh tiến bộ của xã hội loài người, do đó mà vẫn còn có những kỳ thị bất công và những đấu tranh đến đổ máu của nhà nghèo với nhà giàu, của tầng lớp hạ lưu với tầng lớp thượng lưu, và cứ thế cặn bã với không cặn bã vẫn mãi mãi là đối đầu với nhau.

     Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người để xoa bỏ giai cấp thượng lưu và bần cùng, Ngài đến để nâng cao phẩm giá của người nghèo bất hạnh, tức là để làm cho những cặn bã của xã hội trở thành thanh cao tinh khiết, Ngài nâng phẩm giá con người lên để họ được tham dự vào sự sống của Thiên Chúa trong bí tích Rửa Tội.

     Con người trở thành cặn bã của xã hội không phải bởi cảnh nghèo khó bên ngoài, nhưng chính là khi họ đánh mất lương tâm của mình.

     Ai hiểu thì hiểu !

 

231.BẢN THÂN KHÓ BẢO TOÀN

Một đạo sĩ bị quỷ dẫn đi lạc, lấy bùn trét đầy mặt đầy thân, đạo sĩ lớn tiếng kêu cứu, người khác nghe được vội vàng chạy đến tạt nước vào mặt để cứu ông ta sống lại.

Đạo sĩ sau khi tỉnh dậy thì trong lòng rất là cảm kích, nói:

-         “Bần đạo được ơn lớn cứu mạng, bây giờ lấy một lá bùa trừ quỷ để tạ lễ vậy”.

 

Suy tư 301:

     Bản thân có bùa trừ quỷ mà bị quỷ dẫn đi lạc đường, vậy thì lá bùa đó chẳng có linh nghiệm gì cả, đem nó tạ lễ thì ai mà thèm nhận chứ ?

     Trên thân thể của người Ki-tô hữu ngay từ khi mới sinh đã được linh mục ghi hình Thánh Giá trên trán, và qua bí tích Rửa Tội, linh hồn họ được đóng ấn tích đời đời của Thiên Chúa Ba Ngôi để trở thành con cái của Thiên Chúa, và là một phần tử của Giáo Hội Công Giáo, là chi thể của thân thể mầu nhiệm Đức Chúa Giê-su, cho nên có thể nói người Ki-tô hữu được Thiên Chúa trang bị “áo giáp” để chống lại với cám dỗ của ma quỷ và thế gian, áo giáp ấy chính là các bí tích mà Đức Chúa Giê-su đã lập ra.

     Không một thế lực nào ở trần gian hoặc trong âm phủ có thể làm rách cái “áo giáp” ấy, chỉ có những người Ki-tô hữu vì yêu thế gian và những cám dỗ của ma quỷ, nên cởi áo giáp vứt đi và để cho ma quỷ xâm nhập vào linh hồn thì mạng sống bản thân khó bảo toàn vậy.

 

232.GÁNH PHÂN

Du Tôn Khiêm có lần đi thăm Vương Bách Cốc, họ Vương đang bận viết chữ nên không kịp hàn huyên với ông ta. Họ Du bèn chửi:

-         “Hừ, Ông cho rằng ông viết chữ đẹp lắm sao, chẳng quá là giống một bãi phân mà thôi”.

Về sau Du Tôn Khiêm phải dời đi nơi khác, muốn nói với Vương Bách Cốc xin viết vài chữ nhưng lại không tiện, bèn sai tên thư lại Phạm Lộc đến chuyển lời, Vương nghe nó nói ra từng câu từng câu, thì không nói gì cả, bèn lấy bút ra viết. Viết xong rồi bèn nói với Phạm Lộc:

-         “Về nhà nói với tướng công của mày: bãi phân gánh được mấy gánh ?”

 

Suy tư 302:

      Ở đời cũng có những người xử sự giống như ông họ Du vậy, khi anh đến nhà người ta mà không báo trước, thì ai biết để chuẩn bị tiếp anh chứ ? Hoặc khi anh thình lình đến nhà bạn chơi mà không nói trước, thì sao trách bạn là vô lịch sự !

     Sống ở đời cần phải lấy cái tâm để tôn trọng lẫn nhau, đừng vì sĩ diện mà chà đạp nhân phẩm hay danh dự của người khác, cũng đừng vì kiêu ngạo thốt lời khó nghe, vì sẽ có một lúc nào đó mình lại phải nghe những lời không đẹp mà mình đã mắng người khác, bởi vì luật nhân quả là như thế.

     Khiêm tốn, vui vẻ và hòa đồng chính là chìa khóa của mở cửa tâm hồn của người khác.

 

233.KHÔNG HIỂU KIẾN THỨC CỔ

Có người nọ nhạc mẫu chết nên đi nhờ người ở nhà quàn viết văn tế, thế là người ấy theo văn cổ mà viết bản “văn tế vợ” rồi đưa cho anh ta coi. Anh ta vừa nhìn thì thấy kỳ dị bèn hỏi duyên cớ, người viết văn tế nghiêm nét mặt trả lời:

-         “Bài văn tế này là bản gốc làm sao mà sai được chứ ? Chỉ sợ nhà anh chết nhầm người, chuyện này thì không liên can gì đến tôi”.

 

Suy tư 303:

      Không có chuyện chết nhầm người, mà chỉ có những người viết văn tế sai mà thôi; không có chuyện nhạc mẫu chết mà nói là vợ chết, chỉ có người viết “văn tế nhạc mẫu” viết sai thành “văn tế vợ” mà thôi.

     Không có chuyện người Ki-tô hữu không biết thờ bụt thần ma quỷ là có tội, mà chỉ có họ cố ý vì theo đạo vợ (chồng) mà bỏ Chúa để thờ bụt thần ma quỷ mà thôi; không có chuyện linh mục không biết chuyện bỏ bê trách nhiệm là có tội, mà chỉ có vì tính kiêu căng độc đoán hoặc vì hỉ nộ sân si tham luyến sự đời, mà cố ý bỏ bê trách nhiệm mà thôi…

     Người khiêm tôn thì biết giới hạn của mình, còn người kiêu ngạo thì tuyên bố người khác có thể sai chứ mình thì không thể sai…

 

234.PHƯƠNG PHÁP DỖ NGỦ

Có bà vú em đang cho con trẻ bú, bởi vì nhìn thấy nó khóc hoài không ngưng, bà dỗ cách nào cũng không làm cho nó ngủ im, nhiều lần không được, đột nhiên trong lòng nghĩ ra một kế, bèn kêu người đem đến một quyển sách.

Có người hỏi đem sách đến làm gì, bà ta trả lời:

-         “Tôi thường thấy chủ nhân mỗi khi đọc sách thì ngủ liền”.

 

Suy tư 304:

     Có người vì để dỗ giấc ngủ mau đến thì cầm sách đọc, đọc cho đến khi ngủ mới thôi; có người vừa cầm sách lên đọc vài hàng –dù không phải để dỗ giấc ngủ- thì gật gà ngủ gục làm sách rơi xuống đất…

     Thời nay có rất nhiều giáo dân phàn nàn các linh mục trẻ rất ít đọc sách, vì tự cho mình đã “đỗ cụ” rồi nên không thèm đọc sách nữa, giáo dân chứng minh rằng: phần nhiều các linh mục trẻ ra xứ thiếu nhân đức khiêm tốn vì không đọc sách tu đức; thiếu sự kiên nhẫn và vui vẻ hòa đồng vì không đọc sách nhân bản; không cập nhật kiến thức để giảng dạy vì không đọc sách báo; thích hưởng thụ và khoe khoang về sự giàu có của mình vì không chuyên cần đọc Phúc Âm; thích nhậu nhẹt ăn uống hơn là suy tư vì không đọc sách thiêng liêng…

     Vì đọc sách là để dỗ giấc ngủ của mình, cho nên giống như không đọc vậy.

 

235.HÒA THƯỢNG LỪA

Có một hòa thượng cùng đến một nhà dân bình thường để tham dự tiệc, chủ nhân nhìn thấy ông ta là hòa thượng, bèn rất lễ phép thân mật hỏi:

-      “Sư phụ có thể dùng chút rượu được chăng ?”

Hòa thượng đáp lời:

-         “Rượu thì có thể dùng chút ít, chỉ là không ăn chay mà thôi”.

 

Suy tư 305:

     Dưới con mắt của người đời thì người tu hành phải là người khiêm tốn, thật thà và lịch sự với mọi người, dù là với đứa con nít, đó là ưu điểm của họ để được sự kính trọng của mọi người.

     Dưới con mắt của người Ki-tô hữu thì những người dâng mình làm tôi Chúa là những người có ơn Chúa, có tu đức, có những đức tính khiêm tốn, bao dung, thánh thiện.v.v…do đó mà họ luôn kính trọng các linh mục vì các ngài là những người được Chúa chọn và xức dầu thánh hiến để cai quản, giảng dạy và thánh hóa dân Thiên Chúa…

     Thế nhưng những người dâng mình làm tôi Chúa có kiểm điểm mình và phản tỉnh mỗi ngày hay không ?

 

236.SO SÁNH TUỔI

Hai vợ chồng mới sanh được một đứa con gái, có người đến làm mai em bé gái này cho con trai hai tuổi của mình, ông chồng rất giận dữ nói:

-         “Con gái tôi mới một tuổi, con trai ông hai tuổi, nếu con gái tôi mười tuổi thì con trai ông chẳng lẽ không phải là hai mươi tuổi, tôi làm sao có thể có thằng rể già như thế chứ ?”

Bà vợ nghe được, lập tức sửa chữa, nói:

-         “Đầu óc ông nghĩ đâu vậy hử, con gái của nhà mình dù năm nay chỉ mới một tuổi, nhưng sang năm thì được hai tuổi giống con trai của ông ta, tại sao lại không được chứ ?”

 

Suy tư 306:

     Có những người làm bài toán cuộc đời mình giống như hai vợ chồng trên lấy tuổi của hai đứa nhỏ ra mà so sánh lớn nhỏ, cho nên trong cuộc sống của họ

 

237.KHÔNG HỎI NGỰA

Có một ông đồ gàn khi làm chức hội trưởng hội quán thì chuồng ngựa bị cháy, nhờ các đầy tớ tận lực mới dập tắt được lửa, họ trở về báo cáo sự tình, ông đồ gàn hỏi:

-      “Có người bị thương không ?”

Trả lời:

-         “May là không ai bị thương vong, nhưng có một số đuôi ngựa bị cháy”.

Đồ gàn nghe vậy thì nổi giận ra lệnh trị tội, có người đến hỏi mình mắc tội danh gì, ông đồ gàn nói:

-         “Các người không nghe Khổng tử nói “không hỏi ngựa (不問馬)”[15] sao ? Tại sao lại đem ngựa đến để trả lời ta chứ ?”

    

Suy tư 307:

      Người ngu người dốt mà được đặt ở địa vị cao thì có hai thái độ: một là bày tỏ quyền hành hách dịch của mình, hai là chỉ biết hưởng thụ và nghe theo kẻ nịnh.

1.   Bày tỏ quyền hành và hách dịch với mọi người là vì họ có lòng mê quyền lực, và dùng quyền hành trấn áp hành hạ người khác để che lấp cái tự ti mặc cảm dốt nát ngu dốt của mình, do đó mà họ trở thành đại họa cho đất nước và cho người khác.

2.   Chỉ biết hưởng thụ và nghe lời nịnh hót là bởi vì mình đã đạt được mục tiêu rồi, giờ thì nên vơ vét hưởng thụ chứ không biết làm gì để ích nước lợi dân, và bởi vì ngu dốt nên chỉ biết nghe lời kẻ nịnh để điều hành đất nước, hoặc phòng ban của mình, mà lời kẻ nịnh thì không bao giờ có lợi cho tổ quốc xã hội, mà chỉ có lợi cho túi tiền của họ mà thôi.

Tiền tài, danh vọng, chức quyền là bởi Thiên Chúa ban cho để con người phục vụ lẫn nhau, ai có tiền của thì ra tay giúp đỡ người nghèo, ai có chức quyền thì mưu cầu ích lợi cho người cô thế cô thân và bất hạnh trong xã hội, ai có tiếng tăm danh vọng thì lên tiếng bênh vực người bị áp bức, đó chính là những người sử dụng quyền hành, của cải và danh vọng của mình cách chính đáng vậy.

 

238.THẮP NHANG

Hai vợ chồng cùng ngủ, chồng muốn tính giao[16], vợ nói:

-         “Không thể được, ngày mai chàng phải đến chùa thắp nhang, ý chí cần phải chân thành”.

Không lâu sau đó chồng đi vào giấc ngủ, bà vợ rất hối hận, lăn qua trở lại ngủ không được, đột nhiên nghe tiếng mưa rơi bên ngoài cửa sổ, bèn vội vàng lay chồng tỉnh dậy, nói:

-      “Chàng nghe gì không, vận may đến rồi ?”

 

Suy tư 308:

      Việc vợ chồng là việc thiêng liêng bởi vì nó được Đức Chúa Giê-su nâng lên hàng bí tích, vừa trần tục là vì nó được thực hành bởi dục vọng của con người, cho nên nó sẽ trở nên tầm thường hóa khi vợ chồng chỉ chú trọng đến ham muốn dục vọng của mình, mà không để ý đến chính tình yêu mới làm cho việc vợ chồng được thăng hoa và bền vững.

     Thắp nhang là bày tỏ lòng thành với trời phật của một vài tôn giáo, nhưng thánh lễ Mi-sa thì thật cao trọng vô cùng của người Ki-tô hữu, cho nên thực hành việc vợ chồng cách chính đáng thì không có gì là tội lỗi khi tham dự thánh lễ, nhưng tìm thú vui xác thịt ngoài vợ (chồng) thì là có tội, cho nên –bất kỳ ai- nếu đã phạm tội điều răn thứ sáu thì dứt khoát không được đi rước lễ, nếu chưa làm hòa với Thiên Chúa và quyết tâm chừa bỏ.

     Ai hiểu thì hiểu !

 

239.BÁC SĨ ĐIẾC

Một bác sĩ bị điếc nặng đang khám một bệnh nhân, bệnh nhân hỏi:

-      “Có thể ăn hạt sen chứ ?”

Bác sĩ trả lời:

-      “Bún sợi thì không được ăn”.

Bệnh nhân lại hỏi:

-      “Cùi sen thì sao ?”

Bác sĩ nói:

-      “Thịt hun khói cũng nên ăn ít thôi”.

Bệnh nhân không chịu được bèn nói:

-      “Bác sĩ lỗ tai bị điếc hay sao ?”

Bác sĩ gật gật đầu trả lời:

-         “Nếu bắp vế trong bị sưng đỏ thì vẫn cần phải đề phòng có phải là bệnh hoa liễu hay không ?”

 

Suy tư 309:

      Bác sĩ mà bị điếc thì thiệt hại cho bệnh nhân rất nhiều, vì bệnh nhân nói ra triệu chứng bệnh hoạn của mình, nhưng bác sĩ vì bị điếc nên lại chẩn đoán qua bệnh khác không ăn nhằm gì đến bệnh của bệnh nhân, cho nên có lúc làm cho bệnh nhân bệnh càng thêm nặng hoặc chết sớm.

     Thời nay có những bác sĩ không bị điếc lỗ tai phần xác, nhưng tâm hồn của họ bị điếc rất nặng:

-      Họ nhìn thấy bệnh nhân rên la đau đớn nhưng vẫn cứ lạnh lùng vì bệnh nhân chưa đóng tiền nhập viện.

-      Họ nghe thấy bệnh nhân van xin chữa chạy cho con mình đang hấp hối, nhưng họ vẫn cứ dửng dưng đúng nói chuyện thương lượng tiền bạc chữa bệnh với người giàu có.

Bác sĩ mà tâm hồn bị điếc thì giết chết thân xác bệnh nhân, nhưng linh mục mà tâm hồn bị điếc thì sẽ giết chết linh hồn của tha nhân, nhất là giáo dân của mình.

 

240.QUAY LẠI LÀM RÙA

Có một thanh niên diện mạo rất thân thiện, sau khi lấy vợ thì mỗi ngày đều thuê nhà ở bên ngoài chứ không về nhà. Thế là bà vợ chạy về nhà cha mẹ khóc tố khổ: “Con không muốn theo nó nữa”.

Bà mẹ kinh ngạc hỏi duyên cớ, con gái giận dữ nói:

-         “Con là con gái tốt của gia đình, quay lại để cho nó làm con rùa à !”

 

Suy tư 310:

      Vợ chồng phải hòa hợp mới đem lại hạnh phúc cho nhau, không những cho nhau mà còn là cho cả gia đình, bởi vì hòa hợp chính là con tim biết nhường nhịn nhau, là biết kiên nhẫn với nhau, là biết chịu đựng những khuyết điểm của nhau…

     Hòa hợp là như tâm hồn và thể xác của hai vợ chồng không còn là hai nữa, mà là một; hòa hợp là chồng biết vợ vui hay buồn qua những thái độ của vợ mình; hòa hợp là vợ biết giải tỏa những buồn bực của chồng sau một ngày lao động mệt xác mệt trí.

     Chồng không thể bắt vợ làm con rùa để chửi mắng, vợ cũng không thể coi chồng là đầy tớ để sai khiến, bởi vì khi Đức Chúa Giê-su lập bí tích hôn nhân, thì Ngài đã nâng hôn phối tự nhiên lên bậc siêu nhiên, tức là cả hai trở nên một và yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương Hội Thánh vậy.

     Bí tích Hôn Phối của Giáo Hội Công Giáo rất là thánh thiện, bởi vì đó là hình ảnh Đức Chúa Giê-su (hôn phu) yêu thương và hy sinh mạng sống mình vì Hội Thánh (hiền thê).

 

241.ĂN TRỘM DÊ

Một phụ nữ nọ ăn trộm nhà hàng xóm một con dê và đem nó giấu dưới gầm giường, dặn con trai là không được nói cho ai biết.

Không lâu sau đó thì nghe người hàng xóm mất dê đang chửi rủa ngoài phố, đứa con trai bèn chạy ra nói với người hàng xóm mất dê ấy:

-      “Mẹ tui không có ăn trộm dê của nhà ông đâu”.

Người phụ nữ vội vàng chạy đuổi theo con trai, nheo nheo cặp mắt ra ám hiệu cho con trai đừng nói, đứa con trai ngu đần chỉ vào mẹ mình và nói với người hàng xóm:

-         “Ông coi cặp mắt của mẹ tôi giống như cặp mắt của con dê giấu dưới gầm giường vậy”.

 

Suy tư 311:

      Người ta nói “ra đường hỏi bạn bè, về nhà hỏi trẻ con”, là ý nói con trẻ rất thành thật, đơn sơ, thấy gì nói nấy không dối trá.

     Đem chuyện bí mật ra nói với trẻ con thì thà đừng giữ bí mật thì hay hơn; đem việc nhà ra nói với trẻ con và biểu nó giữ im lặng không nói cho ai biết, thì thà đem việc nhà ấy nói lớn cho mọi người nghe thì chính xác hơn, bởi vì trước sau gì nó cũng đem việc nhà ấy nói cho mọi người biết.

-      Người lớn mà nói trước chối sau thì người ta gọi là ấu trĩ.

-      Người lớn mà ngôn hành bất nhất thì người ta nói là ấu trĩ.

-      Người lớn mà không biết giữ bí mật thì người ta gọi là ấu trĩ.

-      Người lớn nói mà không giữ lời thì người ta gọi là ấu trĩ.

-      Người lớn mà không giữ chữ tín thì người ta gọi là ấu trĩ…

Ấu trĩ nghĩa là con nít, là trẻ con; ấu trĩ cũng có nghĩa là còn non nớt, còn ngây thơ không biết dối trá như người lớn…

 

242.ĐÓN ĂN TRỘM

Một tên ăn trộm khoét tường và đột nhập vào nhà nọ, không ngờ đồ vật trong nhà này được thu gọn cất giấu rất cẩn thận, tên ăn trộm không làm ăn được gì cả, trước khi bỏ đi tên ăn trộm bực tức chửi:

-         “Người gì đâu thật đúng là keo kiết, mỗi thứ đều cất giấu rất kỷ”.

     Chủ nhân đằng hắng lên tiếng nói:

-         “Lão huynh, lòng trung hậu của ông cũng không biết để ở đâu, ông chỉ biết chú ý mở cửa mà không biết thay tôi đóng cửa sao ?”

 

Suy tư 312:

     Nếu chủ nhà biết kẻ trộm đến mà tỉnh thức, thì phúc cho nhà ấy mà vô phúc cho tên trộm, bởi vì kẻ trộm chỉ đào tường nhà nào không đề phòng canh giữ mà thôi.

     Ma quỷ là tên trộm luôn muốn ăn trộm linh hồn của con người, có ba cửa để ma quỷ xâm nhập vào tâm hồn của con người để cướp linh hồn của họ:

-      Cửa thứ nhất là: tiền bạc vật chất.

-      Cửa thứ hai là: xác thịt dục vọng.

-      Cửa thứ ba là: danh lợi thế gian.

Ba cửa này nếu người Ki-tô hữu không thức tỉnh canh chừng, thì chắc chắn ma quỷ sẽ dễ dàng đột nhập vào và cướp mất linh hồn của họ.

Tỉnh thức và cầu nguyện, hy sinh và hãm mình, xưng tội và rước lễ, là những “vũ khí siêu hiện đại” vượt qua mọi thời, mà người Ki-tô hữu dùng để canh giữ và chống lại ma quỷ khi chúng nó đến cướp linh hồn vậy.

 

Dịch và viết suy tư xong ngày 11/08/2012

Taipei – Taiwan


 

 
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.



[1] Phúlà thơ phú.
[2] Tặclà trộm, cướp.
[3] Chữ phú ()và chữ tặc() thì khác nhau, nhưng mới nhìn qua thì có chút khác nhau.
[4] Lc 14, 12-14.
[5] Lc 14, 14b.
[6] đọc là “cao” nghĩa là chất bổ;
[7] cũng đọc là “cao” nhưng nghĩa là bánh ngọt. Đồng âm khác nghĩa.
[8] 夏雨 phát âm là “xia yu”, nghĩa là “mưa hè” (hạ).
[9] 夏禹 cũng phát âm là “xia yu”, nghĩa là “hạ vũ”. Vũ là Vua Vũ, theo truyền thuyết là ông vua trị lụt. Đồng âm khác nghĩa.
[10] Tài mệnh (財命) là của cải và mạng sống.
[11] Mt 6, 25-33.
[12] Mt 6, 33.
[13] Mt 15, 17.
[14] Mt 15, 18-19.
[15] Thật ra, Khổng tử nói: 不問焉nghĩa là “không cần (nên) hỏi”, nhưng ông đồ gàn thấy chữ gần giống chữ (ngựa), nên nói là “不問馬” không hỏi ngựa”, đúng là đồ gàn dốt thì làm khổ dân mà thôi.
[16] Thực hiện hành vi vợ chồng.