22.
TƯƠNG HỘI PHẢI COI LỊCH
Lý Đới Nhân tính tình cổ hủ, vợ là Diêm Thị đang lúc tuổi thanh xuân
nhưng đã ở riêng mỗi người một phòng, lại còn giao kèo, nói:
-
“Tôi có hứng thì đến tương
hội cùng ông.”
Một đêm nọ, tên đầy tớ đột nhiên đến báo:
-
“Phu nhân kêu cổng muốn gặp
ông.”
Lý Đới Nhân lấy trong giá sách xuống quyển “lịch bách kỷ”[1]
đến trước đèn tra cứu, rất kinh ngạc nói:
-
“Mày chuyển lời của tao cho phu nhân biết, đêm nay có hà bá núp trong phòng ngủ,
không thể tiến hành việc vợ chồng.”
Diêm Thị mắc cở đỏ mặt, vội vàng bỏ đi.
(Nhã Ngược)
Suy tư 22:
Người cổ hủ không nhất thiết
là người dốt nát, người hủ lậu cũng không nhất định là người thông minh, nhưng họ
là những người không thức thời, bởi vì họ thường cho mình là người đã đúng lắm
rồi, nên không cần mở mắt ra để nhìn thiên hạ to lớn...
Cổ hủ là bảo vệ những tập tục nghi thức không còn phù hợp với
thế giới ngày nay, cổ hủ cũng có nghĩa là khư khư giữ lấy cái mà người ta đã bỏ
đi vì không cần thiết. Mê tín dị đoan là những nơi ẩn núp rất tốt cho thói cổ hủ,
và là những cái cớ để cho người ta dễ bị lừa gạt vì thói cổ hủ của mình.
Có những người Ki-tô hữu vẫn còn những thói
quen cổ hủ không thích hợp với lễ nghi của Giáo Hội, nên họ thường hay chỉ
trích những lễ nghi rất phù hợp với thời đại mà không mất đi tính cách thánh
thiêng của Giáo Hội; họ vẫn cho rằng Giáo Hội ngày nay cái gì cũng quá đơn giản
mất đi tính cách truyền thống của ngày xưa, thế là họ không còn mặn mà với những
ngày đi lễ nhà thờ.
Cổ hủ và hủ lậu cũng chỉ là một, cũng như ông chồng già coi
ngày tháng khi vợ trẻ đến thăm, họ không nhìn thấy được nét thanh xuân và rất ý
nghĩa của sự đổi mới ở trong Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su, bởi vì đổi mới không phải do con người
khởi sự, nhưng là do Thánh Thần Thiên Chúa khởi sự nơi con người, chỉ cần chúng
ta khiêm tốn và nghe được ý của Thiên Chúa qua sự đổi mới là chúng ta sẽ không
trở thành người cổ hủ, nhưng là trở nên người mới hoàn toàn trong ơn nghĩa của
Chúa Thánh Thần.