23.
CHÓ SÓI KHÔNG NHƯ SƯ TỬ
Thạch Trung Lập đảm nhiệm chức viên lang ngoại của bộ tham mưu[1]
thời Tống triều.
Một hôm, ông ta cùng với các bạn đến ngự viên coi sư tử, một người bạn
cảm khái nói:
-
“Con sư tử này, mỗi ngày
hoàng cung phải nuôi nó hết năm cân thịt, chúng ta là những người làm quan có lẽ
còn lâu mới bằng nó.”
Thạch Trung Lập nói:
-
“Đương nhiên rồi, trên đầu
chúng ta đều mang hàm “viên ngoại lang”[2], làm
sao có thể so sánh với sư tử trong vườn chứ ?”
(Nhã Ngược)
Suy tư 23:
Thời nào cũng có người
thích chơi cây kiểng vì đó là thú vui thanh nhã của những người có tâm hồn
khoáng đạt và nghệ nhân; thời nay người ta thích nuôi chó kiểng nhiều hơn,
thích chó kiểng là vì học đòi làm sang và để cho mọi người biết rằng ta đây có
nhiều...chó kiểng...
Thích trồng cây kiểng, thích nuôi chó kiểng thì không có gì
là tội cả, nhưng nó sẽ là tội khi bỏ ra cả vài trăm ngàn đồng để lo bữa ăn cho
chó mà không thèm đếm xỉa người hành khất đang ngồi ăn xin trước cổng nhà mình;
nó cũng sẽ có tội khi các trẻ em nghèo cần một vài trăm ngàn để đi bệnh viện mà
không có, còn mình thì bỏ ra cả triệu bạc để đem chó...đi bệnh viện.
Thiên Chúa tạo dựng nên con người là loài cao quý nhất trên
trần gian này, con chó kiểng dù nó có quý hiếm đến đâu thì vẫn là con chó, vẫn
là loài vật chứ không phải loài người, cho nên khi chúng ta coi con chó phóc,
con chó Phú Quốc, con chó Nhật là loại cao quý hơn con người, là chúng ta đang cười nhạo Thiên Chúa đã sai lầm tại sao không dựng
con người...đẹp như con chó, con mèo kiểng !
Làm quan không có miếng thịt để ăn, nhưng con sư tử vô tích sự
phải tốn mỗi ngày năm cân thịt cho nó thì đúng là mấy ông quan ấy còn lâu mới bằng
nó; người Ki-tô hữu luôn phân biệt rõ ràng: con chó là
con chó, con mèo là con mèo, con người là con người chứ không hề lẫn lộn, và thế
là họ rộng tay giúp đỡ những người nghèo và những trẻ em bất hạnh trong cuộc sống...