85. PHÂN NƠI CỬA MIỆNG
Có một học trò hỏi thầy giáo:
- “Chữ “phân (屎)” viết như thế
nào ?”
Thầy giáo nhất thời không nhớ được, trầm ngâm rất lâu
mới nói:
-
“Chà chà, rõ ràng là nơi cửa miệng, nhưng lại nói
không ra”.
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 85:
Có những câu hỏi bất chợt của học trò mà thầy cô nhất
thời không trả lời được, nên có những thầy cô phớt lờ lãng sang chuyện khác; có
những câu hỏi chợt đến của trẻ em mà người lớn nhất thời lúng túng không trả lời
được, nên người lớn nạt nộ để che lấp cái lúng túng của mình...
Lúng túng
thì trả lời không đúng làm học trò không thỏa mãn và thế là không nể thầy cô; nạt
nộ để “vú lấp miệng em” thì làm cho trẻ em thêm bực tức mà nói tầm bậy. Cái hay
nhất trong trường hợp này thì Đức Chúa Giê-su đã dạy cho chúng ta biết đó là có thì nói có mà không thì nói không, cũng có nghĩa là biết thì nói biết,
không thì nói không biết, đó là câu trả lời hay nhất không những làm cho người
hỏi bằng lòng, mà còn làm cho họ nể nang, bởi vì sự thành thật thì lúc nào và
thời nào cũng được mọi người yêu mến và kính nể.
Chữ phân nằm
nơi cửa miệng của thầy nhưng nói không ra, thì đó là cái dở của thầy giáo,
nhưng cái dở hơn của mọi người là không nhìn thấy khả năng có hạn và đức độ kém
cõi của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)