Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Chỉ có bức tranh đối nhau


CHỈ CÓ BỨC TRANH ĐỐI NHAU
Lý Đình Ngạn lấy một trăm vần thơ của mình tặng cấp trên, trong đó có một câu thơ:
-         “Em chết vứt bỏ tại Giang Nam, anh vong thân nơi vùng hiểm bắc”.
Cấp trên đau xót ngậm ngùi nói:
-         “Không ngờ trong nhà ông gặp nhiều hung nạn bất hạnh đến nỗi hoàn cảnh ra như thế này !”
Lý Đình Ngạn lật đật giải thích:
-         “Thật ra hoàn toàn không phải như thế, tôi chỉ nắn nót bài thơ cho có bức tranh đối nhau mà thôi !”
(Thuẩn Trai Nhàn Hiền)

Suy tư:
     Có người làm thơ thì trút cả lòng mình ra trong vần thơ, có người làm thơ thì mượn ý mượn lời của người khác để có hứng thú, có người làm thơ thì “bê” luôn bài thơ của người khác làm của mình...
     Mượn ý để làm thơ là chuyện có thật, mà phải như thế mới có bài thơ hay để đời, và thi sĩ nào cũng làm thế mà thôi, bởi vì không ai tự nhiên mà thốt ra những bài thơ tình hay đáo để nếu người ấy không yêu đương ! Mọi bài thơ đều đáng khen dù hay hoặc không hay, bởi vì thi sĩ đã đem hết tâm trí mình đặt thành bài thơ.
     Có một bài thơ hay nhất, tuyệt vời nhất trong lịch sử của nhân loại, đó là bài thơ “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa” của Đức Mẹ Ma-ri-a, chính miệng Mẹ thốt ra để ca ngợi Thiên Chúa, và những người dốt nát thần học Thánh Kinh như chúng ta, thì dù bài thơ này của ai không thành vấn đề, chỉ cần biết là bài thơ ca ngợi rất hay, không hay sao được khi mà từ Đức giáo hoàng, các Giám mục, các linh mục và tu sĩ khắp nơi trên thế giới mỗi ngày đều đọc (hát) nó ? Không hay sao được khi mà có rất nhiều mhạc sĩ tài ba trên thế giới đã phổ nó thành những điệu nhạc rất tuyệt vời, tóm lại bài “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa” là một bài thơ tuyệt vời mà chúng ta cần phải biết, phải đọc và phải suy gẫm, để hiểu rõ thêm về tình thương của Thiên Chúa dành cho Đức Mẹ Ma-ri-a –Đấng đầy ơn phúc.
     Mỗi ngày các giám mục, các linh mục, các thầy phó tế và các tu sĩ nam nữ đều đọc nó, và chúng ta thấy ra sự khiêm nhu thẳm sâu của Đức Mẹ Ma-ri-a trong bài ca ngợi này, nhưng chính mỗi người chúng ta thì không sống, không bắt chước nhân đức khiêm tốn của Mẹ trong bài ca ngợi này, bằng chứng là chúng ta vẫn hống hách với mọi người, khi họ cung kính tôn trọng chúng ta; bằng chứng là chúng ta vẫn nói hành người này, nói xấu người kia làm cho họ phải bỏ nhà thờ và có ác cảm với những người dâng mình làm tôi tớ Thiên Chúa...

     Mỗi ngày chúng ta đều đọc bài ca ngợi này, nhưng cách đọc hay nhất và hiệu quả nhất chính là chúng ta thực hành nó trong cuộc sống đời thường của mình là khiêm tốn như Đức Mẹ Ma-ri-a.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 
dịch và viết suy tư