34.
THẦY TRÒ ĐỐI TỤC
Thầy giáo đưa ra câu đối để học trò làm bài thi:
-
“Ngựa hý.”
Học trò đối lại:
-
“Phân trâu”.
Thầy giáo nói:
-
“Chó rắm (địt) !”
Học trò rất tức giận, đứng
dậy muốn bỏ đi, thầy giáo hỏi:
-
“Trò chưa đối được, ta
chưa thử xong, sao lại bỏ đi chứ
?”
Học trò đáp:
-
“Câu đối của tôi là “phân
trâu”, câu thầy thử là “chó rắm”.
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 34:
Người lớn đừng bao giờ đùa
giỡn với trẻ em cách quá lố, nhất là những thầy cô giáo, bởi vì trẻ em luôn “lấn
tới” khi thấy người lớn quá dễ dãi với mình.
Trẻ em thì không biết suy nghĩ “xa xôi” như người lớn nên bạ
đâu nói đó, câu nói ấy đôi khi vì thấy người lớn cười đùa giỡn tục thoải mái
nên bắt chước theo, thế là trẻ em cười ha ha còn người lớn thì mặt đỏ tía tai
vì xấu hổ và tức giận bởi câu trả lời của trẻ em, đây là chuyện có thật trong
xã hội hôm nay, và có khi ngay cả trong gia đình của chúng ta.
Người xưa thường thử văn chương của nhau bằng câu đối hoặc bằng thơ, để
gián tiếp khen mình và trực tiếp coi thường tha nhân, cho nên dễ dàng gây gương
xấu cho trẻ con.
Người Ki-tô hữu ngày nay biết trở thành mẫu gương tốt
cho trẻ em, và không kể chuyện có nguy hại tổn thương đến tâm hồn thơ ngây của
các trẻ em, bởi vì thiên thần hộ thủ của các em ngày đêm chầu trước nhan thánh
Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)