Lm. Giuse Maria Nhân
Tài, csjb.
阮仁才 神父
GIÚP TĨNH TÂM CHO CÁC ANH EM
CHUẨN BỊ
CHỊU CHỨC PHÓ TẾ
為即將領受
執事聖職的兄弟講避靜
Ngày thứ nhất第一天:
SUY TƯ VỀ ƠN GỌI
聖召的默想
Đặc sủng không phải là thừa tác vụ, nhưng là một
loại ân sủng mà Thánh Thần ban cho chúng ta theo nhu cầu của Hội Thánh, tức là
đòi buộc phải có những chức vụ vững chắc như các bí tích mà Đức Chúa Giê-su đã
lập, chứ không phải những ơn sủng chỉ có tính thời đoạn, thánh Phao-lô tông đồ
đã liệt kê ra các đặc sủng cố định trong Hội Thánh như sau: “Vậy anh em, anh em là thân thể của Đức
Ki-tô , và mỗi người là một bộ phận. Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số
người, thứ nhât là các Tông Đồ, thứ hai là ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi
đến những người được ơn làm phép lạ, được những ơn chữa bệnh...”[2].
Trong thời kỳ đầu của Hội
Thánh, các ngôn sứ đóng vai trò rất quan trọng, được đặt ngang hàng với các
tông đồ, như thánh Phao-lô tông đồ trong thư gởi giáo đoàn Ê-phê-sô đã nói: “Vậy anh em không còn là người xa lạ hay người
tạm trú, nhưng là người đồng hương với các thánh, và là người nhà của Thiên
Chúa, bởi đã được xây dựng trên nền móng của các Tông Đồ và các Ngôn Sứ, còn đá
góc tường chính là Đức Ki-tô”[3], hoặc là: “Thiên Chúa đã không cho những người thuộc
thế hệ trước được biết, nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các
Tông Đồ và các Ngôn Sứ của Người”[4].
Ơn gọi làm ngôn sứ chính là một đặc sủng cố định,
mà hôm nay trong Hội Thánh bí tích Truyền chức thánh đã thể hiện rất rõ ràng
cho chúng ta thấy rõ điều đó, khi công đồng Va-ti-căn II đã xác định trong “Sắc
lệnh về chức vụ và đời sống các linh mục” như sau: “Thực vậy, do chức thánh và sứ mệnh lãnh nhận nơi các vị giám mục, các
linh mục được đặc cử để phụng sự Đức Ki-tô là Thầy, là Linh Mục và là Vua”[5], và qua đó chức
linh mục cũng được trao ban quyền thánh hóa, cai quản và giảng dạy.
Chính quyền giảng dạy này đã làm nổi bật lên đặc sủng
cố định nơi các linh mục và cũng được ban cho các phó tế một phần trong việc giảng
dạy, đó chính là vai trò ngôn sứ của Tân Ước mà Đức Chúa Giê-su đã thiết lập
trong bí tích Truyền chức thánh, để những người được tuyển chọn cách hợp pháp
thay mặt Đức Chúa Giê-su mà giảng dạy cho dân của Ngài.
Trong thư thứ nhất gởi cho giáo đoàn Cô-rin-tô,
thánh Phao-lô tông đồ đã chỉ ra những phong phú của ơn gọi ngôn sứ, ơn mặc khải,
ơn nói tiên tri; nhưng ngài cũng nhấn mạnh đến đặc sủng của ngôn sứ chính là
làm chủ được chính mình, bởi vì Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa gây hỗn loạn,
nhưng là Thiên Chúa tạo bình an[6] và đem sự
đoàn kết đến cho mỗi người trong cộng đoàn nhờ Đức Chúa Thánh Thần.
Ơn gọi của ngôn sứ trước hết là nói Lời Chúa để
xây dựng, khích lệ và an ủi; tiếp đến là phục vụ để trở thành chứng nhân cho Lời
Chúa mà mình đã rao giảng, tức là kiện toàn cộng đoàn trong việc xây dựng, củng
cố đức tin bằng lời khích lệ và an ủi những người yếu đuối nơi thể xác và tinh
thần.
2.
Ơn gọi giáo phận較區的聖召 (sơ lược)
Chúng ta cũng cần phân biệt giữa ơn gọi làm linh mục
giáo phận (gọi là linh mục triều) và linh mục của các dòng tu (gọi là linh mục
dòng).
Trước hết ơn gọi giữa đời được nhấn mạnh đến các
cha sở đang đóng vai trò mục tử trong cộng đoàn giáo xứ của giáo phận cũng như
các linh mục thuộc các dòng tu, đây là ơn gọi mà Thánh công đồng Va-ti-căn II
đã nói: “Được tuyển chọn từ loài người và
thiết lập vì loài người để lo việc Thiên Chúa hầu dâng những hiến vật và hy tế
đền tội, các linh mục sống với người khác như anh em...”[7],[8]. Các linh mục coi
sóc xứ đạo là những mục tử đúng với nghĩa đen và nghĩa bóng, các ngài ở với đàn
chiên của mình, bồng ẳm trên tay những con chiên con và băng bó vết thương cho
những con chiên đau ốm bệnh hoạn, và an ủi những con chiên bất hạnh, do đó mà
như Đức thánh cha Phan-xi-cô đã nói: người mục từ chân chính phải mang trên
mình mùi của chiên.
Vì ở giữa đời với đàn chiên nên cũng có rất nhiều
cám dỗ bởi đàn chiên béo tốt và những cạm bẫy của ma quỷ, nên các ngài phải
luôn xác tín mỗi ngày về ơn gọi của mình và cầu xin ơn trợ giúp đến từ nơi
Thiên Chúa, bằng không thì lâu dần với những cám dỗ của ma quỷ và sự hưởng thụ
vật chất, các ngài mất đi mùi chiên trên thân của mình, và như thế có nghĩa là
các ngài đã buông tay đầu hàng cám dỗ và không thể trở thành mục tử chân chính
như Đức Ki-tô mong muốn, và cũng không thể trở thành chứng nhân cho Chúa khi
ban phát lương thực (các bí tích) thơm ngon cho đàn chiên của mình.
Trong thư gởi cho giáo đoàn Do Thái, tác giả đã khẳng
định rằng Đức Ki-tô là thượng tế đời đời theo phẩm hàm Men-ki-xê-đê[9], nghĩa
là một đặc sủng vĩnh viễn cố định mà Thiên Chúa Cha đã ban cho Đức Ki-tô –Con Một
của Người- để qua đặc sủng này mà Đức Ki-tô trở nên con người như chúng ta –ngoại
trừ tội lỗi- cùng chia sẻ thân phận xác phàm yếu đuối và những đau khổ cũng như
hạnh phúc để cứu độ cho nhân loại.
Cũng vậy, ơn gọi làm linh mục giáo phận là để người
mục tử ở giữa đàn chiên, cùng chia sẻ cuộc sống với họ như Đức Chúa Giê-su ba
năm sống giữa những người Do Thái, mang trên mình những đau khổ của con người,
các linh mục giáo phận đã lãnh nhận đặc sủng trở thành tư tế đời đời, là người
được chia sẻ chức tư tế của Đức Chúa Giê-su, là người được sai đi bởi Giáo Hội
qua vị giám mục của mình. Ơn gọi này đòi hỏi các ngài phải dấn thân không ngừng
vì sứ vụ và vì đặc sủng mà các ngài đã lãnh nhận trong ngày truyền chức, để từ
đó các ngài trở thành người của mọi người, tức là người của mọi thành phần dân
Chúa, như tác giả thư Do Thái đã nói:”Phải,
đó chính là vị thượng tế mà chúng ta cần đến: một vị thượng tế thánh thiện, vẹn
toàn, vô tội, tách biệt khỏi đám tội nhân và được nâng cao vượt các tầng trời. Đức
Chúa Giê-su không như các vị thượng tế khác: mỗi ngày họ phải dâng lễ tế hy
sinh, trước là để đền tội của mình, sau là để đền thay cho dân; phần Người, Người
đã dâng chính mình và chỉ dâng một lần là đủ”[10].
Các linh mục giáo phận ngày đêm sát cánh bên giáo
dân của mình như người chăn chiên sát cánh bên đàn chiên của mình, để canh giữ
(cai quản, chăm sóc (thánh hóa) và an ủi vỗ về (giảng dạy), nhất là mỗi ngày
khi dâng thánh lễ, các ngài thực sự trở nên một Đức Ki-tô khác hiến tế đời mình
cho Thiên Chúa và cho đàn chiên của mình như Đức Ki-tô “vào cung thánh không phải với máu của các con dê, con bò, nhưng với
chính máu của mình”[11], và “Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, Đức Ki-tô đã
tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của Người thanh tẩy
lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng
thờ Thiên Chúa hằng sống”[12].
Linh mục hiến tế đời mình là để cho danh Chúa cả
sáng và đàn chiên được sống.
3.
Ơn gọi tu dòng修會的聖召 (sơ lược)
Cũng là linh mục như các linh mục giáo phận với đầy
đủ ân sủng mà Chúa ban cho qua Giáo Hội, các linh mục tu dòng cũng trở thành những
mục tử như các linh mục khác.
Ơn gọi tu dòng là một ơn gọi đặc biệt, ngoài đặc sủng
để được thi hành chức vụ cách cố định trong Giáo Hội, thì các linh mục tu dòng
có thêm một đặc sủng đặc biệt khác, đó chính là ơn đoàn sủng trong một hội dòng
hay trong một cộng đoàn qua việc tự nguyện theo Đức Ki-tô với một tinh thần tự
do thanh thoát, với việc tuân giữ các lời khuyên của Phúc Âm là Vâng Lời, Nghèo
Khó và Khiết Tịnh.
Thánh Công Đồng Va-ti-căn II trong sắc lệnh “Canh
tân thích nghi đời sống Dòng tu” đã chỉ thị cho các hội dòng như sau: “Đời sống tu trì trước hết nhằm làm cho các
tu sĩ theo Đức Ki-tô và kết hợp với Thiên Chúa nhờ khấn giữ các lời khuyên Phúc
Âm; bởi thế, phải thận trọng cân nhắc: những nổ lực tốt đẹp nhất nhằm thích
nghi với các nhu cầu hiện đại sẽ chẳng sinh kết quả gì, nếu không được linh động
nhờ sự canh tân về tu đức, vì đó là yếu tố bao giờ cũng giữ địa vị then chốt,
ngay cả khi phải xúc tiến các hoạt động bên ngoài”[13].
Như vậy các linh mục tu dòng ngoài việc chuyên tâm
cầu nguyện thì còn phải thực hành việc bác ái tùy theo phương châm và tôn chỉ của
hội dòng mình, bởi vì đó chính là ơn gọi mà họ được mời gọi dấn thân sau khi cầu
nguyện và tìm hiểu với lòng ước muốn dâng mình cho Chúa của mình.
Ơn gọi tu dòng khác hẳn với ơn gọi linh mục triều
(giáo phận), ơn gọi tu dòng là gắn bó với một cộng đoàn mà chúng ta gọi là nhà
và các thành viên đều là anh em (chị em) với nhau, cùng nhau chia sẻ kinh nguyện,
bác ái và vì cộng đoàn mà hy sinh những ích lợi thuộc về cá nhân mình và dưới
quyền coi sóc của một bề trên hợp pháp, nhưng hơn hết vẫn là đặc sủng cộng đoàn
mà Chúa ban cho họ là trung thành tuân giữ các lời khấn của mình vì Đức Ki-tô,
bởi vì khi không còn tuân giữ các lời khấn nữa thì các tu sĩ sẽ làm xáo trộn cộng
đoàn và trở nên gương mù gương xấu cho người khác. Vì thế, tu sĩ của bất cứ hội
dòng nào cũng phải đi tìm chỉ một mình Thiên Chúa và phải liên kết với Ngài qua
đời sống chiêm niệm và nhiệt thành truyền giáo, vì nhờ chiêm niệm mà họ kết hợp
mật thiết với Thiên Chúa và nhận ra thánh ý Chúa khi làm công việc truyền giáo[14].
Như thế, các tu sĩ và các linh mục của các dòng tu
cần phải luôn đào sâu ơn gọi của mình là đời sống cộng đoàn, hay gọi là đời sống
chung, vì đây chính là cốt lõi của đời sống tu dòng qua việc cùng nhau chiêm niệm
và làm việc bác ái, kết hợp với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể mỗi ngày. Đây là một
ơn gọi, hay là một đặc sủng nhưng không mà Thiên Chúa ban cho người tu sĩ khi họ
quyết tâm dấn thân sống theo các lời khuyên của Phúc Âm.
1/ Đức khiết tịnh貞潔的德行.
Đức Chúa Giê-su nói: “Quả vậy, có những người là hoạn nhân vì từ
lòng mẹ sinh ra đã như thế; có những người là hoạn nhân vì bị người ta hoạn; và
có những người là hoạn nhân do họ tự ý sống như thế vì Nước Trời. Ai hiểu được
thì hiểu”[15].
Đức khiết tịnh được các thánh
ví như nhân đức của các thiên thần, là một ân huệ cao quý của ơn thánh mà Thiên
Chúa chỉ ban cho những ai mong muốn giải thoát khỏi những ràng buộc dục vọng và
tình cảm thông thường của thế gian, bởi vì những người không có vợ thì chuyên
lo việc Chúa và tìm mọi cách làm đẹp lòng Ngài[16].
Đức khiết tịnh là cho người tu
sĩ nổi bật giữa loài người, vì nơi con người họ phản ảnh lại sự thánh thiện của
Thiên Chúa, là dấu chỉ đặc biệt của kho tàng trên trời và là phương tiện thích
hợp cho các tu sĩ hiến thân phục vụ Thiên Chúa qua tha nhân qua việc làm tông đồ
của họ[17].
Giữa một xã hội mà con người
luôn làm băng hoại giá trị đạo đức bằng việc tự do luyến ái, coi thường luân lý
và hưởng lạc, thì việc một thanh niên khỏe mạnh sống khiết tịnh là điều không
thể và có khi trở thành trò cười cho thế gian, thế nhưng Giáo Hội qua hơn hai ngàn
năm qua đã chứng minh cho thế gian biết rằng, sống tiết dục là giữ lại sự cân bằng
cho một xã hội tục hóa và hưởng thụ.
Khi tự nguyện sống khiết tịnh thì người tu sĩ đã
trở nên một chứng nhân hùng hồn cho thế gian biết rằng: Nước Trời là thực tại
có thật và chỉ những ai dám khước từ tất cả để theo Đức Chúa Giê-su thì mới
giành được mà thôi.
Không ai giữ đức khiết tịnh được nếu không có ơn
Chúa, mà cái làm cho ơn Chúa chảy xuống trong tâm hồn họ chính lời cầu nguyện của
họ, bởi vì chỉ có cầu nguyện mới có sức mạnh đối đầu với những cám dỗ của ma quỷ
và xác thịt. Do đó, đời sống cộng đoàn rất cần thiết cho đức khiết tịnh, nó gìn
giữ cho người tu sĩ khỏi cô đơn trong mệt mỏi giữa những cám dỗ mạnh mẽ về sự
tiết dục, và sự kiêu căng cũng sẽ đánh ngã người tu sĩ vì ỷ lại vào sức riêng của
mình.
2/ Đức khó nghèo神貧的德行.
Thánh Công Đồng Va-ti-can II dạy:
Tự nguyện sống khó nghèo để đi theo Đức Chúa Giê-su là dấu chứng cho việc theo Ngài
rất được trọng vọng, nhất là trong thời đại ngày nay, khi mà mức độ luân lý của
con người được quy đổi bằng tiền bạc vật chất, thì người tu sĩ càng phải miệt
mài trau dồi đức khó nghèo để làm chứng cho Đức Chúa Giê-su –Đấng đã giáng sinh
và sống khó nghèo- đến nỗi không có chỗ để tựa đầu[18], và nhờ
nhân đức này mà họ được chia sẻ sự nghèo khó của Đức Chúa Giê-su, Đấng tuy giàu
có những đã trở nên nghèo khó vì chúng ta[19] để
chúng ta được trở nên giàu có[20].
Lời khấn khó nghèo làm cho tâm
hồn người tu sĩ thanh thản, thong dong, tự tại và củng cố đức vâng lời trong đời
sống tu trì của họ.
Thật vậy, một tu sĩ coi trọng tiền bạc của cải thì
không thể có một tâm hồn mau mắn vâng lời bề trên, lại càng không nhạy cảm trước
những biến cố chung quanh mình, bởi vì họ đang tận hưởng tạm bợ một hạnh phúc
gió thổi mây bay trong sự giàu có của mình trái ngược với sự khó nghèo của Đức
Chúa Giê-su là sinh ra trong khó nghèo, làm việc trong khó nghèo và chết trong
khó nghèo trên thập giá.
Sự khó nghèo không làm hạ giá
phẩm cách của người tu sĩ, trái lại, nó nâng người tu sĩ lên cao đến các tầng
trời, bởi vì không ai mang đồ nặng nề trên lưng mà nói rằng thoải mái khi leo
núi, cũng chẳng ai muốn bay lên cao mà lại mang đầy những thứ vô ích cho cuộc
bay, nó chỉ làm nặng nề thêm mà thôi. Cũng vậy, tiền bạc vật chất làm cho tâm hồn
người tu sĩ trở nên nặng nề không nhanh nhẹn thanh thoát để thực hành đức ái,
không thong dong khi bề trên sai phái và càng không để lòng trí ở trên thiên
đàng “vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó”[21].
Tinh thần khó nghèo không chỉ hệ
tại sử dụng vật chất, nhưng còn là trong cách sống giản dị và trong cách sử dụng
vật chất, như là phương tiện để đạt tới mục đích chính là nên thánh của mình[22].
3/ Đức vâng lời服從的德行.
Thánh Công Đồng Va-ti-căn II dạy:
“Nhờ khấn giữ đức vâng lời, các tu sĩ tận
hiến ý muốn mình như của lễ bản thân dâng lên Thiên Chúa, nhờ đó họ được kết hợp
với ý muốn cứu rỗi Ngài cách kiên trì và chắc chắn hơn”[23].
Vâng lời là từ bỏ ý riêng của
mình để nghe lời của bề trên hợp pháp trong những việc có liên quan đến hội
dòng và liên quan đến cá nhân mình, cho nên đòi hỏi người tu sĩ cần phải có
thái độ khiêm nhường và hợp tác. Đức vâng lời làm triển nở nhân cách khiêm tốn
của người tu sĩ, bởi vì chính đức vâng lời này phản ảnh lại sự vâng phục của Đức
Chúa Giê-su đối với Cha của mình, như thánh Phao-lô tông đồ đã nói:
- “Đức Giê-su Ki-tô
vốn
dĩ là Thiên Chúa
mà
không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa
vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng
đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc
lấy thân nô lệ,
trở
nên giống phàm nhân
sống
như người trần thế.
Người
lại còn tự hạ mình,
Vâng
lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
Chết
trên cây thập tự...”[24].
Vâng lời là hủy mình ra không,
tức là không để cho cái tôi của mình làm chủ lấy mình, nhưng là để thánh ý Chúa
hướng dẫn qua những quyết định của bề trên theo giáo luật và hiến chương của hội
dòng trong tinh thần tôn kính và yêu mến đối với thánh ý Chúa.
Vâng lời trong vui vẻ và dùng hết khả năng và trí
tuệ của mình để thực thi mệnh lệnh của bề trên là điều mà mỗi tu sĩ trong một
dòng tu phải có, không phải để lấy lòng bề trên, nhưng là để biết rằng mình đã
đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng thân thể mầu nhiệm của Đức Ki-tô qua hội
dòng của mình.
Vâng lời là nền tảng của đức khiết tịnh và đức khó
nghèo, bởi nếu một tu sĩ không vâng lời là họ đã mở toang cánh cửa tâm hồn và mời
gọi ma quỷ là nguyên nhân của kiêu ngạo đi vào trong tâm hồn của mình. Không thực
hành đức vâng lời là vì quỷ kiêu ngạo đang trú ngụ và làm chủ nơi tâm hồn ấy,
và nó sẽ không ngừng xúi giục người tu sĩ chống đối với những phán quyết của bề
trên và những người có trách nhiệm trong dòng tu.
Kết luận結論:
Ơn gọi làm linh mục triều hoặc
làm linh mục dòng thì đều phải cần đặc sủng của Chúa ban cho, để trở nên “danh
chính ngôn thuận”, tức là để cố định một phẩm trật được trao ban qua Giáo Hội của
Đức Chúa Giê-su, và để các linh mục thi hành chức vụ của mình một cách công
khai giữa trần gian này.
Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu truyền
giáo của giáo phận –nơi hội dòng cư ngụ- mà khi giám mục địa phận yêu cầu bề
trên của một hội dòng có thể phái tu sĩ (linh mục) đến để phục vụ giáo xứ trong
giáo phận của các ngài, thì linh mục dòng cũng sẽ trở thành cha sở của một giáo
xứ để làm công tác mục vụ như một linh mục triều, với các quyền lợi và nghĩa vụ
căn bản theo giáo luật ấn định...
Có điểm cần thiết mà các linh
mục dòng ra làm cha sở cần phải lưu ý là:
a/ Là cha sở của một giáo xứ, ngài cần phải chu toàn nhiệm vụ của một
cha sở, nhưng đồng thời ngài cũng là một tu sĩ của một dòng tu có ba lời khấn
dòng, cho nên ngài cũng phải tuân giữ luật dòng của ngài.
b/ Ngài không được xao nhãng việc tuân giữ luật dòng, lại càng không thể
sống như một linh mục địa phận, tức là cần phải đào sâu tinh thần và tôn chỉ của
dòng trong đời sống của một cha sở, để nhờ những suy tư và đào sâu ấy mà -Hội
Thánh nói chung và giáo dân của mình nói riêng- được luôn bồi dưỡng bằng Lời
Chúa và Thánh Thể.
Câu hỏi gợi ý:
1. Bạn có lúc nào do dự về ơn gọi tu dòng của mình không ?
2. Với bạn ơn gọi nên thánh hệ tại những điểm nào ?
-------------------
Ngày thứ hai第二天:
“TOÀN HY SINH全犧牲”
Cha Vincent Lebbe đã để lại cho hai hội dòng do
ngài sáng lập một câu vè chín chữ rất đặc sắc nổi tiếng vang dội khắp cả Giáo Hội
Trung Quốc, đó là: “Toàn hy sinh全犧牲”, “Thật yêu người真愛人” và “Luôn vui vẻ常喜樂”.
Câu vè chín chữ này đã trở thành linh đạo tu đức của
hai hội dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả và hội dòng Tiểu Muội thánh Tê-rê-xa,
là trung tâm đời sống tu đức của các tu sĩ nam nữ trong hai hội dòng ấy. Linh đạo
này rất phù hợp với tinh thần của Phúc Âm mà cha Vincent Lebbe đã sống và thực
hành nó trong cuộc sống truyền giáo tại Trung Quốc của mình. Phục vụ là một
công việc của người tôi tớ, nhưng không phải ai cũng là người phục vụ tốt, mà lại
có nhiều hạng người phục vụ. Tuy nhiên các tu sĩ, phó tế hoặc linh mục khi phục
vụ thì không giống với người khác, họ nhìn thấy Đức Chúa Giê-su trên những người
mà họ phục vụ. Khi phục vụ bàn thánh thì các phó tế càng nhận ra ân phúc mà
Chúa đã dành cho họ, họ được phục vụ bàn thánh là để trở nên những người phục vụ
tha nhân cách đắc lực nhất, do đó mà các phó tế càng nhận ra ”Toàn hy sinh” khi
phục vụ, chính là trở nên như Đức Chúa Giê-su đã cúi xuống rửa chân cho các môn
đệ của mình, bởi vì khi cúi xuống để rửa chân cho các môn đệ là Đức Chúa Giê-su
đã xóa mờ khoảng cách giữa thầy và trò, giữa chủ và tớ, để các môn đệ của Ngài
nhìn thấy một tình yêu phục vụ nơi Thầy chí thánh của mình.
Phục vụ đòi hỏi hy sinh, không phải hy sinh một
chút thời giờ hay một vài đồng tiền dư thừa của mình[25], nhưng
là như cha Vincent Lebbe đã nói: “Vì người mà phục
vụ” thì phải đem 100% khả năng sức lực chứ không chỉ xuất ra 99%”, nghĩa là
ngài đòi hỏi chúng ta khi phục vụ người khác thì phải đem tất cả những gì mình
có như sức lực, tài trí hoặc vật chất ra để phục vụ tha nhân mà không lưu giữ lại
cho mình điều gì.
1. Phục vụ là hy sinh服務就是犧牲的.
Đương nhiên đối tượng phục vụ của chúng ta là con người, như Đức Chúa
Giê-su cũng đã từng phục vụ những người Do Thái cùng thời với Ngài, gần gủi
Ngài nhất chính là các môn đệ của Ngài, và nổi bật nhất chính là trước bữa ăn
cuối cùng[26] của Ngài với các môn đệ,
Ngài đã cúi mình xuống để rửa chân cho các môn đệ của mình.
Trên danh nghĩa, theo truyền thống của Giáo Hội, các phó tế chính là những
người phục vụ những phần tử đau yếu và thương tích trong cộng đoàn của mình, để
qua sự phục vụ của mình, những đối tượng phục vụ ấy không cảm thấy mình bị bỏ
rơi hoặc cô đơn trong một cộng đoàn mà nhờ đức tin trở thành một đại gia đình.
Hy sinh những gì ?
a.
Hy sinh cá nhân個人的犧牲.
Cuộc sống cá nhân có rất nhiều nhu cầu, bởi vì dù cho chúng ta là ai đi
chăng nữa, thì nhu cầu ăn mặc, giải trí tinh thần hoặc những thú vui đam mê
khác đều có. Nhưng khi trở thành một con người hiến dâng cho Thiên Chúa thì những
nhu cầu xem ra chính đáng ấy lại có những thứ không cần thiết đối với họ, bởi vậy,
cha Vincent Lebbe mới đem “Toàn hy sinh” đặt lên hàng thứ nhất trong “Cương
lĩnh tinh thần tu đức” của mình là “Toàn hy sinh”, “Thật yêu người” và “Luôn
vui vẻ”.
Cuộc sống của con người thời nay phần lớn là chạy đua với thời gian, và
thời gian thì không chạy đua với ai cả, nó từ từ đi qua cuộc đời của mỗi người,
nơi nó không có quá khứ mà chỉ có hiện tại và tương lai, và tương lai là điều
mà con người muốn theo đuổi và hy vọng, thế nhưng con người càng nghĩ đến tương
lai thì càng thấy mình mệt mỏi khi chạy đua với thời gian.
b. Hy sinh thời gian犧牲時間.
Làm một linh mục, nhất là linh mục coi sóc
giáo xứ thì có rất nhiều thời gian, nhưng có một thực tế mà không ai chối cãi,
đó là khi có một giáo dân hỏi cha sở của mình là ngài có giờ để đi thăm người bệnh
không, hoặc có thời giờ để đi đến thăm một gia đình nghèo được không, thì câu
trả lời của phần nhiều cha sở là tôi bận lắm !!
Hy sinh thời gian riêng tư của mình xem ra
thật khó đối với một cha sở, nếu ngài không có một trái tim nhiệt thành truyền
giáo, mà quan niệm của các cha sở thời nay phần nhiều là phải làm những việc to
lớn thì mới là truyền giáo, chẳng hạn như xây dựng nhà thờ, xây dựng nhà xứ hoặc
làm những việc mà người ta có thể thấy được cách hoành tráng thì mới là truyền
giáo và phục vụ.
Đa số các cha sở khi được hỏi các ngài bận
việc gì, thì phần lớn đều nói là bận soạn bài giảng ngày chúa nhật, nhưng nếu
chỉ soạn một bài giảng cho ngày chúa nhật mà không có thời giờ để làm công việc
mục vụ thì thật là nên xét lại đời sống mục tử của các ngài, bởi vì một mục tử
chân chính không phải chỉ là soạn bài giảng nhưng còn là thăm viếng giáo dân, bệnh
nhân và an ủi những con chiên lạc, rồi lại phải là người dạy dỗ giáo dân hiểu
biết về Thánh Kinh và phụng vụ...
Hy sinh những hưởng thụ của mình thì giáo dân sẽ thấy được sự cố gắng
làm công tác mục vụ của mình, để mà “chạy theo cho kịp cha sở” trong việc truyền
giáo.
Một ví dụ nho nhỏ nhưng đã xảy ra trong thực tế, đó là có những cha sở đã
dành nhiều thời gian cho các đại gia: đi ăn cơm với đại gia, đi họp mặt xã giao
với đại gia, đi bàn chuyện với đại gia.v.v... mà không thấy không nghe các ngài
nói đi thăm giáo dân, không nghe ngài nói đi bệnh viện giải tội, đi đến nhà giáo
dân thăm viếng, mà chỉ có sai phái các bà đạo đức đi thăm mà thôi. Nếu các ngài
bỏ chút thời giờ hẹn ăn cơm với đại gia mà đi đến với giáo dân nghèo, thì chắc
nhà thờ sẽ có thêm những khuôn mặt mới và sẽ có những nụ cười vui.
Một vị mục tử chân chính sẽ hy sinh thời gian nghỉ ngơi của mình để dành
cho đàn chiên của mình, ông ta đi sửa lại cái máng nước cho đàn chiên, đi coi
trong đàn có con nào bị đau ốm hay đói ăn.v.v…những công việc đó đòi hỏi phải
hy sinh những giây phút thoải mái của người mục tử bên ly cà phê hay ngồi lướt
web trên mạng, bởi vì sự cám dỗ nào cũng có cáí giá phải trả của nó, mà cái giá
của người mục từ của Chúa phải trả đó là đối diện với vị mục tử nhân lành trên
các mục tử là Đức Chúa Giê-su trong ngày phán xét, chắc chắn Ngài không đập bàn
đập ghế để phê phán chúng ta không làm tròn trách nhiệm mục tử, nhưng Ngài sẽ
buồn bả nói với chúng ta: tại sao con yêu thế gian hơn yêu Ta, thế gian và ma
quỷ đâu có hy sinh mạng sống của mình để cứu chuộc con; thế gian và ma quỷ cũng
không chọn con vào hang linh mục của Ta, nhưng chính Ta đã chọn con…
c.
Hy sinh những đam mê犧牲耽湎 (嗜好).
Đã là con người thì ai cũng có những đam
mê, có người mê chơi đàn, có người mê hát, có người mê điện tử, có người mê sưu
tầm và có người thích uống rượu hút thuốc.v.v…
Đam mê thứ
nhất là thích ăn uống.
Trở thành phó tế hoặc linh mục là trở thành
hang giáo sĩ của Giáo Hội, cũng có nghĩa là trình độ tu đức của các vị ấy đã vượt
qua giáo dân và hơn thế nữa, họ cũng trở thành những mục tử của Đức Chúa Giê-su
để dẫn dắt đàn chiên của Ngài, cho nên đòi hỏi các ngài phải trỗi vượt trên mọi
người về các nhân đức và hành vi ngôn ngữ trong cuộc sống của mình.
Con người thời nay đang sống trong những
đam mê của thế gian là tiền tài, danh vọng và dục vọng, ba cám dỗ đam mê này
muôn đời trở thành hàng rào cản, làm cho chúng ta khó thi hành sứ vụ tông đồ mà
Chúa đã trao phó cho chúng ta qua Giáo Hội.
Có những linh mục thích uống rượu nên hể có bạn bè đến chơi là nhậu, hoặc
ăn cơm thì lúc nào cũng phải có rượu bia thì ăn mới ngon. Thật ra rượu bia
không phải là tội, ăn cơm uống một vài lon bia hay một hai ly rượu nhỏ thì chẳng
tội tình gì, nhưng đôi lúc đó cũng là một thói quen không tốt cho đời mục tử, bởi
vì khi lên tòa giảng chúng ta khuyên giáo dân nên bỏ rượu, nên kềm chế mình khi
cơn thèm khát rượu nổi lên, ấy vậy mà chúng ta không nhịn được khi ăn cơm mà
không có rượu.
Biết kềm chế cái thích của mình là đã thắng cái tôi của mình, và trở
thành một mục tử biết phục vụ cho đàn chiên của mình.
Ăn uống là việc làm cần thiết để có sức lực mà làm việc, cho nên người
xưa đã nói “có thực mới vực được đạo”, tuy nhiên ăn uống cũng là một việc tế nhị
đối với những người dâng mình làm tôi Chúa, bởi vì người ta sẽ đánh giá con người
của linh mục hay tu sĩ qua cách ăn uống của họ.
Đam mê thứ hai là thích tiêu
khiển.
Nói là đam mê nhưng thực ra chính là sở thích tiêu khiển của mình, có
người thích tiêu khiển bằng cách đánh cờ tướng, có người thích chơi game, có
người thích ngồi trước máy vi tính hoặc lướt điện thoại thông mình, có người
thích coi phim.v.v...
Giải trí tiêu khiển thì không có gì là đáng ngại, nhưng đáng ngại nhất
là đam mê quá đến độ quên mất bổn phận của mình.
Một linh mục mà đam mê lướt các trang mạng thì sẽ bị lôi cuốn vào màn
hình không dứt ra được, thậm chí ngay cả giờ kinh phải đọc cũng bỏ qua; một cha
sở mà ngày nào cũng đến nhà giáo dân để đánh cờ hay tiêu khiển thì chắc chắn việc
truyền giáo sẽ không có kết quả khả quan, bởi vì khi một mục tử bỏ nhà xứ để đi
tìm niềm vui cho mình, thì sẽ không còn tìm thấy niềm vui nới giáo xứ của mình
phục vụ nữa; một cha sở thích đi du lịch, một năm tự mình tổ chức đi xuất ngoại
với lý do là “hành hương” vài ba lần, thì chắc chắn các ngài sẽ nhận được những
ánh mắt không mấy thiện cảm của giáo dân, bởi vì như thế chứng tỏ là mình không
nhiệt thành trong việc mục vụ và gần gủi với giáo xứ, mà chỉ vì sở thích đi du
lịch của mình mà thôi...
Một mục tử tốt lành thì luôn chăm sóc đàn chiên của mình, ông ta sẽ tìm
những cánh đồng cỏ xanh tươi cho chiên ăn, ông ta sẽ để mắt đến những con chiên
nhỏ, con chiên bị bệnh, ông ta dầm mưa dãi nắng vì đàn chiên của mình. Cũng vậy,
sự hy sinh của các cha sở sẽ không uổng công, các ngài sẽ thấy ảnh hưởng rất to
lớn của việc mình hy sinh tất cả cho đàn chiên của mình, đó là họ sẽ cùng cha sở
chung tay xây dựng giáo xứ, họ sẽ hết mình vì giáo xứ và sẽ tích cực cộng tác với
ngài dù cho hy sinh thời giờ quý báu của họ.
Một mục tử biết hy sinh thì sẽ có gấp mười giáo dân hy sinh vì giáo xứ; nhưng
một mục tử chỉ biết hưởng thụ thì cả giáo xứ sẽ thuộc về quyền lực của sa tan,
bởi vì người mục tử đang hưởng thụ giấc mộng dài trong chăn nệm ấm êm.
----------------------
Ngày thứ ba第三天:
KHIÊM
TỐN CỦA TU SĨ
會士的謙遜
Khiêm tốn là thước đo sự tu đức của người dâng mình làm tôi Chúa nói
chung và các tu sĩ nói riêng, bởi vị sự khiêm tốn là nền tảng của các nhân đức,
cho nên một tu sĩ dù có tài giỏi đến mức độ nào chăng nữa, nếu không có sự
khiêm tốn thì chỉ là xây nhà trên cát hoặc thành tựu của họ như gió thổi mây
bay, nhất thời được ca tụng nhưng phút chốc tan tành mây khói.
Khi sống khiêm tốn thì người tu sĩ nhìn thấy được thánh ý Chúa qua mọi
hoàn cảnh của cuộc sống, bởi vì “Thiên Chúa đã lựa chọn những gì yếu hèn trong
thế gian để bêu xấu những gì mạnh mẽ”[27], do đó
mà các tu sĩ luôn cần đến những ơn của Đức Chúa Thánh Thần trong đời sống tu đức
cũng như trong đời sống hoạt động tông đồ của mình.
Sự khiêm tốn của các tu sĩ không hệ tại vào những giờ nguyện ngắm thiêng
liêng, bởi vì có nhiều tu sĩ rất chuyên cần nguyện ngắm nhưng vẫn cứ không có đức
khiêm tốn trong cuộc sống; sự khiêm tốn của các tu sĩ cũng không hệ tại vào sự
đọc sách nhiều, bởi vì có những tu sĩ thông kim bác cổ nhưng vẫn cứ kiêu ngạo với
tha nhân. Nhưng sự khiêm tốn đích thực chính là như lời của thánh Phao-lô tông
đồ nói: “Anh em hãy xem điều gì đẹp lòng
Chúa”[28] nghĩa là khiêm tốn
làm việc trong khi tìm xem điều gì đẹp lòng Thiên Chúa, mà điều đẹp lòng Thiên
Chúa chính là thi hành bổn phận của mình cách vui tươi nhiệt thành phó thác và
lắng nghe Thánh Thần nói qua cuộc sống của mình, hay nói cách khác sống giây
phút hiện tại cách sống động với lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân.
Là người tự nguyện dâng cả hồn xác mình cho Thiên Chúa để được tự do
vâng phục thánh ý của Ngài qua đời sống cộng đoàn, cụ thể là đem cuộc sống của
mình ràng buộc với một hội dòng nào đó, để nhờ ơn đoàn sủng của cộng đoàn mà gắn
bó mật thiết với Đức Chúa Giê-su và Hội Thánh của Ngài, mà đức khiêm nhường như
là nền tảng để đời sống cá nhân của tu sĩ trở nên phong phú hơn nhờ sự khiêm tốn
vâng phục bề trên hợp pháp của mình, và xây dựng cộng đoàn ngày càng phát triển
trong sự khiêm tốn của mình.
1. Sự khiêm tốn đòi hỏi
phải từ bỏ mình謙遜要求放棄自己。
Người tu sĩ được –qua Phúc Âm- được Đức Chúa Giê-su mời gọi: “Ai muốn theo tôi, thì phải từ bỏ chính
mình, vác thập giá mình mà theo”[29]. Lời mời gọi này
được đông đảo nam nữ thanh niên quảng đại đáp trả, và trong vườn nho của Thiên
Chúa có rất nhiều thợ gặt nhiệt tình và chăm chỉ làm vườn không quản ngại nắng
mưa vất vả, vì họ biết rằng lời mời gọi từ bỏ mình có một giá trị siêu việt trội
vượt trên tất cả lời mời mọc của thế gian.
Cũng vậy, đức khiêm tốn cũng mời gọi người tu sĩ phải từ bỏ đi ý riêng của
mình để thi hành ý muốn của bề trên hợp pháp của mình, mà một khi vâng lời bề
trên thì không phải vâng lời cá nhân của bề trên, mà là vâng lời hội dòng qua bề
trên hợp pháp được toàn thể các thành viên trong hội dòng hay cộng đoàn bầu lên
cách hợp pháp.
Cái từ bỏ trước tiên chính là từ bỏ cái tôi của mình, cái tôi kiêu ngạo
muốn làm đầu anh em chị em. Từ cái tôi này phát sinh ra nhiều thứ tội khác và
trở thành gương mù gương xấu cho người khác, nhất là cho các anh chị em trong cộng
đoàn. Cha Vincent Lebbe –tổ phụ chúng ta đã nói: phải đánh chết cái tôi của
mình, bởi nếu cái tôi không chết thì không thể nào thực hành sự khiêm tốn của Đức
Chúa Giê-su –Đấng đã vì khiêm tốn mà vâng lời Đức Chúa Cha cho đến chết trên thập
giá. Nếu cái tôi không bị đánh chết mà chỉ đánh nó bị thương mà thôi, thì sẽ có
ngày nó sẽ chổi dậy cách mạnh mẽ hơn, và lúc đó việc thực hành đức khiêm tốn
thì càng khó khăn hơn nữa.
Thánh Phao-lô tông đồ đã đưa ra cho chúng ta một mẫu gương khiêm tốn tột
bực của Đức Chúa Giê-su, ngài nói:
“Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ nhất quyết duy
trì
địa vị ngang hàng với Thiên
Chúa ,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ
vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
Vâng lời cho đến nỗi bằng lòng
chịu chết,
Chết trên cây thập tự”[30].
Sự khiêm tốn của Đức Chúa Giê-su đã trở thành mẫu gương tuyệt vời cho những
người hiến dâng cái tôi mình làm của lễ toàn thiêu cho Thiên Chúa, như Đức Chúa
Giê-su đã hy sinh mạng sống của mình làm giá cứu chuộc cho nhân loại.
Đức Chúa Giê-su đã từ bỏ mình, trút bỏ vinh quang của ngôi vị Thiên Chúa
của mình, để hủy mình ra không. Đó là sự khiêm nhường đích thực, và sự khiêm
nhường này đã làm cho sự hiến tế càng thêm giá trị, bởi vì Đấng đã hủy mình ra
không như hạt lúa mục nát trong lòng đất để sinh nhiều hoa trái mới.
Từ bỏ mình của người tu sĩ là tự nguyện vác thập giá với Đức Chúa
Giê-su, thập giá trước hết là đánh chết cái tôi của mình như cha Vincent Lebbe
của chúng ta đã dạy, không đánh chết cái tôi của mình thì sẽ không có từ bỏ, mà
không có từ bỏ thì sẽ không sống khiêm tốn như một tu sĩ thực thụ.
2. Vâng phục là kết quả
của khiêm tốn服從就是謙遜的結果。
Thánh Phao-lô tông đồ đã minh chứng: “Vì
một người không vâng phục mà muôn người hóa thành tội nhân, thì cũng thế, vì một
Đấng phục tùng mà nhiều người được trở nên công chính”[31].
Các tu sĩ là những người phục vụ chứ không phải được phục vụ, cho nên
hành vi khiêm tốn là thước đo lòng thánh thiện của người tu sĩ. Mặc dù ba lời
khuyên Phúc Âm (vâng phục, khó nghèo và khiết tịnh) không có nói đến sự khiêm tốn,
nhưng chính đức khiêm tốn sẽ làm nền tảng vững chắc cho ba lời khuyên Phúc Âm ấy.
Thật vậy, dù là khấn vâng phục nhưng khi thi hành sự vâng phục mà không
có sự khiêm tốn, thì sự vâng phục chỉ là giả tạo bên ngoài mà thôi, và đó chính
là cánh cửa để cho ma quỷ thừa thắng xông vào làm cho tâm hồn bất an và sự kiêu
ngạo càng gia tăng đến mức cần phải hành động, đó chính là phản đối bề trên và
nguy hiểm hơn là lập phe nhóm riêng cho mình để đối kháng lại với các thành
viên trong cộng đoàn, thực ra khi họ làm như thế thì chính họ đã chống đối ý
Thiên Chúa qua bề trên của mình.
Khi một tu sĩ bày tỏ sự vâng phục cách vui tươi và thanh thản thì đó
chính là kết quả của sự vâng phục, là hoa trái của Đức Chúa Thánh Thần, là sự
ngọt ngào của tình yêu dâng hiến.
Không có sự khiêm tốn thì cũng sẽ không có sự vâng phục trọn vẹn, bởi vì
vâng phục chính là một hành vi từ bỏ mình, là một thái độ rất khó khăn khi cúi
xuống trước mặt một con người mà mình biết là thua kém mình. Cho nên như câu trả
lời của Đức Chúa Giê-su với các môn đệ khi các ông hỏi Ngài ai là người lớn nhất
trong Nước Trời, Ngài nói: “Thầy bảo thật
anh em: nếu anh em không quay trở lại mà nên như trẻ em, thì sẽ chẳng được vào
Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất
trong Nước Trời”[32].
Chỉ có sự khiêm tốn mới làm cho chúng ta –người tu sĩ- trở nên như trẻ em, bởi
vì khi đã “hủy mình ra không” thì đức Chúa Giê-su đã không giữ lại cho mình
chút gì của thân phận Thiên Chúa, như trẻ em chẳng có gì ngoài việc phó thác tất
cả trong tay mẹ mình, nhờ mẫu gương vĩ đại ấy của Đức Chúa Giê-su mà người tu
sĩ dễ dàng vâng phục hơn.
Trong thực tế đã xảy ra, có những tu sĩ đã vì không có sự khiêm tốn đủ
nên đã miễn cưỡng vâng lời và hậu quả là ma quỷ đã đi vào trong các hội dòng,
làm cho hội dòng không còn được có tình yêu chân thành, không có sự thanh thản
giữa các tu sĩ với nhau và nhất là tình yêu của Đức Chúa Giê-su đã biến mất giữa
cộng đoàn vốn là thánh thiện này.
Muốn nhìn thấy sự khiêm tốn đích thực của một tu sĩ thì hãy coi sự vâng
phục của họ !
3. Khiêm tốn là sức mạnh
của lời khấn dòng謙遜是發聖願的力量。
Trong thực tế có rất nhiều tu sĩ đứt gánh giữa đường không đi hết con đường
tận hiến cho Thiên Chúa, ngoài những lý do chính đáng được bề trên xác nhận và
những lý do không chính đáng theo luật dòng đã quy định, trong những lý do
không chính đáng ấy là các tu sĩ không thực hiện các lời khấn mà mình đã khấn tạm
hay khấn trọn.
Ma quỷ là kẻ thù dai dẳng luôn bám sát con người nói chung và những người
dâng mình làm tôi tớ Chúa nói riêng, nó dùng tất cả mọi mưu mô chước quỷ để hạ
gục chúng ta, nhất là các tu sĩ là những người con ưu tú của Chúa. Thông thường
chúng ta hứa từ bỏ những gì thì ma quỷ sẽ dùng những thứ ấy để cám dỗ chúng ta,
đó chính là sự xảo quyệt của ma quỷ và thế gian là những đồng lõa của nó.
-
Khi người tu sĩ khấn vâng phục thì ma quỷ sẽ dùng sự
kiêu ngạo để cám dỗ và làm cho người tu sĩ không thực hiện được lời khấn của
mình, bởi vì lời khấn vâng phục là một sĩ nhục cho ma quỷ, là một hành vi trực
diện chống đối ma quỷ, vì Đức Chúa Giê-su đã vâng phục Đức Chúa Cha mà xuống thế
làm người để cứu chuộc nhân loại tội lỗi và để giải thoát họ khỏi sự thống trị
của ma quỷ. Do đó khi người tu sĩ thực hiện sự vâng lời với sự khiêm tốn thì chẳng
khác gì ném nó xuống hỏa ngục lần thứ hai.
Do đó, chúng ta nhìn thấy thời nay có rất nhiều tu sĩ không vâng phục bề
trên của mình với rất nhiều lý do, và tệ hại hơn nữa là phê bình chửi mắng bề
trên cách công khai mà không cảm thấy lương tâm hổ thẹn hay áy náy cắn rứt…
-
Khi người tu sĩ khấn khó nghèo thì ma quỷ sẽ dùng tiền
bạc vật chất để cám dỗ họ, nó sẽ vẽ ra viễn ảnh một chương trình đầy ắp tiền bạc
để người tu sĩ thích thú. Thánh An tôn tu rừng đã bị ma quỷ cám dỗ cách nặng nề
nơi thân xác, ma quỷ đánh đập ngài bầm dập bán sống bán chết, cuối cùng nó đã
biến ra những đồng tiền vàng để cám dỗ lòng tham lam của ngài, nhưng là một con
người quyết tâm dâng hiến đời mình cho Chúa ngài đã nhìn ngay những đồng tiền
vàng mà nói tiền tài là của mày, trả lại cho mày, thế là những đồng tiền vàng
biến mất[33], cũng vậy, thời nay ma quỷ
cũng sẽ dùng tiền tài vật chất để cám dỗ chúng ta như đã cám dỗ thánh An tôn hoặc
như bất cứ vị thánh nào.
Lời khấn khó nghèo là lời khấn làm cho người tu sĩ trở nên vĩ đại trước
mặt người đời, và là sự khó chịu cho ma quỷ. Khi nhân loại mãi mê tìm kiếm tiền
tài vật chất và chiến tranh với nhau vì của cải, thì các tu sĩ thanh thản với
những gì mình có mà không lệ thuộc vào những mánh khóe kiếm tiền, bởi chính
Chúa là gia nghiệp của họ, có Chúa là có tất cả, như lời của Đức Chúa Giê-su đã
dạy: “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ”[34].
Có nhiều tu sĩ đã từ giã cuộc sống thân mật với Thiên Chúa trong tu viện,
vì cuộc sống của họ quá nhạt nhẽo khi họ luôn nhìn thấy tiền bạc khi được bề
trên sai phái công tác (coi sóc giáo xứ, trường học, bệnh viện.v.v…) và than
vãn vì nơi mình sắp tới phục vụ quá nghèo, hoặc không có tiền bạc dồi dào như
những nơi khác, thế là họ đã bị ma quỷ gắn vòng kim cô của tiền bạc vào trong
tim trong trí óc của họ mà không thể nào dứt ra được.
-
Lời khấn khiết tịnh làm cho người tu sĩ trở nên giống
các thiên thần hơn, và dĩ nhiên là Thiên Chúa rất ưa thích những tâm hồn trong
sạch, Đức Chúa Giê-su đã nói: “Phúc thay
ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa”[35]. Không phải ngẫu
nhiên mà Đức Chúa Giê-su yêu thương thánh Gioan tông đồ hớn các tông đồ khác,
phải chăng vì thánh Gioan tông đồ là người độc thân không lập gia đình ?
Nhìn vào gia đình Na-gia-rét chúng ta thấy gì, chịu khó suy niệm sâu xa
hơn chút xíu thì chúng ta sẽ thấy đây là một gia đình đồng trinh, một gia đình
mà mỗi thành viên đều là mẫu mực cho những người dâng mình làm tôi tớ Chúa:
thánh cả Giu-se là người bạn đời thánh thiện của Đức Mẹ Ma-ri-a và là người cha
nuôi công chính của Đức Chúa Giê-su; Đức Mẹ Ma-ri-a là đấng đồng trinh vẹn sạch,
Đức Chúa Giê-su chính là Con Chiên vẹn toàn không tì vết và là Đấng cứu độ trần
gian.
Khi nguyên tổ phạm tội thì khuynh hướng dục tình ngày càng nặng nề trên
con người ta, và sự dâm ô đó đã làm cho hai thành Sô-đô-ma và Gô-mô-ra bị hủy
diệt.
Sự khiết tịnh của người tu sĩ đã nâng cao phẩm giá con người của họ, và
người đời khi nghe đến các tu sĩ thì đều cảm phục và gọi họ là những anh hùng
vì đã giữ mình thanh sạch giữa chốn bụi trần đầy những hưởng lạc và nô lệ cho dục
tình chóng qua. Do đó, khi đọc lời khấn giữ mình khiết tịnh thì là lúc người tu
sĩ tuyên chiến không những với ma quỷ mà cả với thế gian, bởi vì một thế gian
đang mất phương hướng bởi vì xa lìa Thiên Chúa là Đấng chân, thiện, mỹ, thánh.
Điểm qua những nét trên là để cho chúng ta thấy rằng, khi chúng ta khấn
hứa từ bỏ điều gì thì ma quỷ sẽ dùng những thứ ấy mà trở lại cám dỗ chúng ta.
Khi lễ nghi khấn kết thúc thì người tu sĩ cảm nhận được ơn thánh Chúa
tràn trề trong tâm hồn, và ngất ngây cảm tạ ơn Chúa, nhưng hãy coi chừng, năm
tháng dần trôi qua, nếu họ -các tu sĩ- không sống tiết độ và tỉnh thức để nhìn
thấy ma quỷ thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé[36].
Ma quỷ dễ dàng làm cho chúng ta bị cám dỗ lỗi ba lời khấn mà chúng ta đã
long trọng tuyên khấn trước mặt cộng đoàn nếu chúng ta không trông cậy vào ơn
thánh của Chúa, nhất là trong thời đại ngày nay.
Đức khiêm tốn là nền tảng vững chắc để người tu sĩ xây dựng ba lời khấn,
và dù cho có những lúc sa chước cám dỗ thì nhờ đức khiêm tốn này mà họ lại đứng
lên và đi tới. Đức khiêm tốn không chỉ là nhìn nhận mình thấp hèn trước mặt
Chúa và là người không đáng ăn mày các ân sủng của Ngài, nhưng đức khiêm tốn
còn là đòn bẫy để bật dậy các cám dỗ ẩn sâu trong tâm hồn, mà khi gặp cơ hội
thì nó sẽ trở thành tên nội công đánh chúng ta mạnh nhất, do đó mà chúng ta cần
đến sự khiêm nhường để luôn đón nhận các ơn lành của Chúa ban, để chống trả với
những cơn cám dỗ có thể làm cho chúng ta mất ơn gọi cao quý của mình.
------------------------
Ngày thứ tư第四天:
ƠN GỌI
TẬN HIẾN
奉獻的聖召
Thiên Chúa là Đấng thượng trí vô song,
chính Ngài là Đấng đã tạo dựng nên muôn loài muôn vật, và cũng chính Ngài đã vì
yêu thương mà làm cho khuôn mặt bị biến dạng của con người sau khi nguyên tổ phạm
tội, trở thành hoàn hảo trước mặt Ngài nhờ chính sự tận hiến hoàn hảo của Con Một
của Ngài là Đức Chúa Giê-su –hy sinh mạng sống- để cứu chuộc nhân loại tội lỗi.
Không có sự tận hiến hoàn hảo nào của con
người có thể đẹp lòng Thiên Chúa nếu sự tận hiến ấy không kết hợp với sự tận hiến
của Đức Chúa Giê-su, bởi vỉ chỉ trong Đức Ki-tô chúng ta mới trở nên hoàn hảo
trước mặt Đức Chúa Cha mà thôi.
Trước hết chúng ta bắt đầu từ sự hiến dâng
hoàn hảo của Thiên Chúa Ba Ngôi, tức là sự kết hợp mật thiết hoàn hảo giữa Ba
Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
1.
Sự kết hợp giữa
Thiên Chúa Ba Ngôi天主聖三的結合。
Ba Ngôi kết hợp chính là sự tận hiến hoàn hảo giữa các ngôi vị với nhau,
là sự kết hợp giữa tính thể Thiên Chúa với nhau, không như rượu hòa lẫn trong
nước, hoặc các vật chất hòa với nhau, như thế là không trọn vẹn. Ba Ngôi Thiên
Chúa kết hợp với nhau bằng chính tính thể là tính Thiên Chúa duy nhất nơi các
ngôi vị không có lúc nào ngơi nghỉ, bởi vì nếu ngừng nghỉ thì tính thể Thiên
Chúa bị ngừng, gián đoạn và như thế sẽ không còn là Thiên Chúa nữa[37]. Như lời
kinh Tin Kính mà Giáo Hội tuyên xưng trong các thánh lễ trọng và ngày chúa nhật:
tôi tin kính Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con yêu thương mà phát sinh ra Đức Chúa
Thánh Thần, Ba Ngôi vị trong một Thiên Chúa duy nhất. Ý của Cha là ý của Con và
ý của Con là ý của Thánh Thần, cho nên Đức Chúa Giê-su đã nói:
“Thật, tôi bảo thật các ông:
người Con không thể tự mình
làm bất cứ điều gì,
ngoại trừ điều Người thấy Chúa
Cha làm;
vì điều gì Chúa Cha làm,
thì người Con cũng làm như vậy”[38].
Và một nơi khác trong Phúc Âm của thánh Gioan tông đồ, Đức Chúa Giê-su
đã nói:
“…vì tôi tự trời mà xuống,
không phải để làm theo ý tôi,
nhưng để làm theo ý Đấng đã
sai tôi”[39].
Đức Chúa Giê-su không làm theo ý mình nhưng đã làm theo ý của Cha, bởi
vì ý của Cha cũng là ý của Con và cũng là ý của Đức Chúa Thánh Thần. Sự tận hiến
toàn vẹn này đã trở nên mức đồng hình đồng dạng như giáo lý của Giáo Hội dạy rằng:
Đức Chúa Cha là Đấng tạo dựng, Đức Chúa Con cũng vậy và Đức Chúa Thánh Thần
cũng là Đấng tạo dựng như Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, qua hình ảnh ấy cho
chúng ta biết rằng, Thiên Chúa Ba Ngôi mãi mãi muôn đời không tách lìa nhau, bởi
vì sự tận hiến hoàn hảo đến mức trở thành một Thiên Chúa duy nhất mà thôi.
Đức Chúa Giê-su đã chứng mình Ngài với Cha là một khi nói: “Chúa Cha ở
trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha”[40], Ngài
không nói Cha là Cha mà Con là Con, nhưng nói Chúa Cha ở trong Con và Con ở
trong Cha. Đây là sự xác nhận tính hoàn hảo của Ba Ngôi Thiên Chúa tận hiến cho
nhau, bởi vì sự tận hiến liên lĩ này đã trở nên mẫu gương tận hiến và hiệp nhất
trong Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su là Giáo Hội được Ngài thiết lập trên nền tảng
hiệp nhất của các tông đồ.
Sự tận hiến của những người làm tôi tớ Chúa nói chung và của các tu sĩ
nam nữ nói riêng, cần phải bắt nguồn từ sự tận hiến toàn vẹn của Ba Ngôi Thiên
Chúa.
2.
Tận hiến là tận tâm奉獻就是盡心盡力的。
Không một ai tận hiến mà lại không tận tâm, tận hiến là dâng hiến cuộc đời
mình cho Thiên Chúa, và tận tâm phục vụ Ngài qua một hội dòng hay một cộng đoàn
nào đó bằng đời sống Phúc Âm, bằng luật dòng và việc tham dự bí tích Thánh Thể
của mình.
Khi một tu sĩ đã tận hiến cho Thiên Chúa, thì chính cuộc sống của họ đều
hoàn toàn phụ thuộc vào Thiên Chúa, là Đấng kêu mời họ từ bỏ tất cả những gì là
của thế gian để đi theo Ngài, đó chính là tận hiến. Nhưng Thiên Chúa là Đấng vô
hình, Ngài mời gọi những người có tâm hồn quảng đại qua Giáo Hội của Ngài ở trần
gian này, đó chính là các dòng tu nam nữ hay những cộng đoàn tu hội sống giữa
trần thế, đó chính là điều mà mỗi một tu sĩ đều phải biết để tận tâm với hội
dòng hoặc với cộng đoàn tu hội đã thay mặt Chúa, qua Giáo Hội để dón nhận họ
vào làm trong vườn nho của Chúa.
Nói đến tận hiến cho Chúa thì mỗi tu sĩ đều biết nên làm gì trong đời sống
hiến dâng của họ, nhưng nói đến tận tâm trung thành với hội dòng hay cộng đoàn
tu hội của họ thì lại là chuyện khác.
Tận hiến cho Thiên Chúa và tận tâm với cộng đoàn là hai bổn phận không
thể tách nhau ra, nhưng là một thực tại hữu hình và vô hình như quyện với nhau
nơi con người tu sĩ. Bởi vì có những tu sĩ đã nhiều năm ở trong hội dòng nhưng
vì một lý do nào đó đụng chạm đến quyền lợi cá nhân, hoặc không thỏa mãn những nhu
cầu đòi hỏi cho cá nhân mà hoàn tục hoặc xin nhập vào một hội dòng hoặc cộng
đoàn khác. Tận hiến với Thiên Chúa thì không ai thấy được nếu người tu sĩ không
bày tỏ ra bên ngoài, nhưng tận tâm với hội dòng của mình thì mọi người ai cũng
có thể thấy được.
Vậy thế nào là tận tâm với hội dòng hay cộng đoàn của mình?
Câu chuyện thực tế:
Năm 2005 khi
tôi còn làm cha sở ở một giáo xứ lớn của giáo phận Taichung, Taiwan, sát bên
nhà thờ là một nữ tu viện, trong tu viện phần nhiều các dì phước đều lớn tuổi.
Một hôm có một dì phước của nhà dòng ấy đến gặp tôi và xin tôi giới thiệu cho
dì với cộng đoàn bên Mỹ, tôi hỏi tại sao vậy, thì dì phước ấy nói rằng sẽ ra khỏi
dòng vì không chịu nỗi tính khí của những chị em trong dòng !
Tôi khuyên
dì nên bình tĩnh suy nghĩ, cầu nguyện nhiều hơn để biết thánh ý của Chúa, chứ
dì đã lớn tuổi rồi (60 tuổi) mà bỏ dòng ra đi thì thật là tiếc, mấy chục năm ăn
cơm nhà Chúa, được nhà dòng đào tạo bằng cấp này chứng chỉ nọ, bây giờ với một
lý do cỏn con ấy mà ra khỏi dòng. Nhưng dì ấy vẫn kiên quyết với ý định ra khỏi
dòng của mình. Tôi khuyên bảo, chứng minh nhiều việc cho dì ấy biết bỏ nhà dòng
ra đi thì thật không phải.
Cuối cùng dì phước ấy cũng bỏ
dòng mà đi, bây giờ không biết dì ấy ở nơi nào !?
Qua câu chuyện trên đây, chúng ta thấy rằng, người tu sĩ một khi đã chọn
hội dòng hay cộng đoàn tu hội làm gia đình của mình thì phải hết sức vun đắp
theo khả năng để làm cho nhà dòng của mình ngày càng phát triển, hạnh phúc và
yêu thương nhau.
Một khi thiếu cầu nguyện, tức là lơi dần việc tận hiến cho Thiên Chúa,
thì người tu sĩ sẽ có rất nhiều lý do để trở thành kẻ vong ơn bội nghĩa với hội
dòng của mình, và cuộc sống của họ tuy là ở trong hội dòng nhưng thiếu tận tâm
tận lực để làm việc cho hội dòng và cũng là làm việc cho Chúa. Một khi người tu
sĩ không còn phấn khởi trong việc cầu nguyện, không còn vui thích nguyện ngắm,
không còn mau mắn vâng lời và tích cực làm việc, thì chính là họ đã trở nên
công cụ gieo mầm độc hại cho hội dòng hoặc cộng đoàn tu hội của họ.
Người tu sĩ bị ràng buộc bởi ba lời khuyên Phúc Âm (ba lời khấn dòng)
như cái cày ràng buộc với con trâu để người nông dân hướng dẫn nó cày lên những
luống cày thẳng tắp đẹp đẽ. Nếu quên đi hoặc lơ là thực hành ba lời khấn ấy thì
người tu sĩ sẽ đi trệch đường hướng của Thiên Chúa đã chọn cho mình.
Ngày xưa Gia Cát Lượng[41] nói: “Cung cúc tận tụy,
đến chết mới thôi,” phong cách ấy của nó cũng đã đủ hùng tráng rồi, nhưng cha
Vincent Lebbe vẫn còn thấy rằng chưa đủ triệt để nên đổi thành “đến chết không
thôi”, quán triệt tinh thần ấy quả thật khiến cho người ta vỗ đùi khen hay[42]. Cha Vincent Lebbe
của chúng ta vẫn chưa bằng lòng với cách nói tận tụy của Gia Cát Lượng, ngài nhấn
mạnh đến chết cũng không thôi tận tụy, đó chính là nền tảng hy sinh của các tu
sĩ thuộc hội dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả của chúng ta.
Tận tâm tận tụy với hội dòng là chúng ta hoàn toàn tận hiến cho Thiên
Chúa vậy.
3.
Tận hiến của tu sĩ 會士的奉獻.
Thiên Chúa chính là tác giả của các ơn gọi, và Thiên Chúa không sai lầm
khi chọn người nào đó vào sống thân mật với Ngài qua mỗi dòng tu của Giáo Hội. Thiên
Chúa cũng không bắt cóc bỏ dĩa như nhiều người thường nói, nhưng để chọn ai thì
Ngài sẽ chuẩn bị cho họ trở nên nhạy bén với ơn kêu gọi của Ngài dành cho họ.
Chỉ có con người với những kiêu ngạo và cám dỗ của ma quỷ và thế gian mới phá hỏng
chương trình của Chúa nơi bản thân họ mà thôi.
a/ Đời sống cộng đoàn團體生活.
Tận hiến của người tu sĩ trước hết là đời sống cộng đoàn, trong cộng
đoàn này họ được nên thánh và làm cho người khác nên thánh qua việc sống và thực
thi Lời Chúa trong cuộc sống của họ. Bởi vì như thánh công đồng Va-ti-căn II đã
nói: “Đời sống chung được nuôi dưỡng bằng
giáo lý Phúc Âm, phụng vụ và nhất là bí tích Thánh Thể phải được duy trì trong
lời cầu nguyện, trong sự hiệp nhất cùng một tinh thần”[43]. Thật vậy, một hội
dòng hay một cộng đoàn mà không được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và Thánh Thể, thì
hội dòng và cộng đoàn ấy sẽ không bao giờ được mạnh khỏe và linh động, để trở
thành chứng nhân cho Phúc Âm và lôi kéo mọi người về với Chúa.
Tận hiến cho Chúa qua đời sống cộng đoàn đòi hỏi người tu sĩ phải từ bỏ
ý riêng của mình để vâng theo ý bề trên, phải dẹp cái ham muốn của mình để hoàn
thành ước vọng cao sang của hội dòng, phải trở nên bé nhỏ giữa anh em để hội
dòng được lớn mạnh giữa đời, “Ngài phải lớn lên” còn tôi phải nhỏ xuống để hoàn
trở nên một phần tử nhỏ bé trong cộng đoàn.
Qua đời sống cộng đoàn, người tu sĩ cảm thấy được nâng đỡ giữa những anh
em, và chỉ một tâm hồn, một tấm lòng đồng tâm nhất trí làm sáng Chúa qua ơn gọi
tận hiến của mình. Và nhờ hiệp thông với Thánh Thể, người tu sĩ dần dần nhận ra
mình không những là chi thể của Đức Ki-tô mà còn là được đồng hình đồng dạng với
Ngài qua việc lãnh nhận Mình Máu Thánh của Ngài, đó chính là sự tận hiến trong
tinh thần hiệp nhất với Thiên Chúa Ba Ngôi, là sự tận tâm tận tụy phục vụ Chúa
qua hội dòng hay cộng đoàn tu hội của mình.
b/ Tình yêu tận hiến奉獻之愛情.
Nói đến tình yêu tận hiến của một tu sĩ trong
một hội dòng hay một cộng đoàn tu hội, là nói đến hình ảnh của Thiên Chúa Ba
Ngôi, bởi vì dù cho là tình yêu giữa vợ chồng hay tình yêu dâng hiến của đời sống
tu trì, thì tình yêu đó phải luôn được xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa Ba
Ngôi, mất đi đặc tính tình yêu vừa là huyền nhiệm lại vừa là cốt lỏi ấy, thì sự
tận hiến của người tu sĩ sẽ trở thành cái mã tô vôi mà thôi.
Để tình yêu huynh đệ giữa các tu sĩ được
ngày càng bền chặt hơn, thì trước hết mỗi một người trong hội dòng phải tự vấn
lương tâm của mình trước mặt Chúa là mình đã hoàn toàn dâng hiến cuộc sống của
mình cho Chúa chưa ? Đã quyết tâm hết lòng hết trí khôn yêu mến Chúa qua những
anh em (chị em) trong hội dòng hay cộng đoàn tu hội của mình chưa ?
Tại sao trong hội dòng vẫn còn đó những mâu
thuẫn bất hòa giữa các tu sĩ với nhau ? Đáp án rất là dễ dàng, đó chính là mỗi
người tu sĩ chưa hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa, họ vẫn đặt cái tôi của mình
lên tất cả mọi ý kiến của các anh em khác, vẫn dung thứ cho sự kiêu ngạo và tự
ái trú ngụ trong tâm hồn của mình, để rồi nó như tên nội công dần dần hủy hoại
đời sống tu đức và lý tưởng tận hiến của mình mà chính mình cũng không ngờ tới.
Nói đến tình yêu tận hiến là phải nói đến
các thánh nam nữ trong Giáo Hội, các ngài đã tự nguyện làm của lễ toàn thiêu
dâng lên Chúa để xin Ngài hướng dẫn họ đi trên con đường tận hiến hoàn toàn cho
Thiên Chúa. Bởi vì các thánh nam nữ hiểu rất rõ Lời Chúa nói “yêu mến là chu
toàn lề luật”[44], cho nên các ngài đã yêu
mến Thiên Chúa hết lòng hết cả trí khôn và yêu tha nhân như chính mình vậy.
Tình yêu huynh đệ trong cộng đoàn phải được
phát triển cách mạnh mẻ và mật thiêt hơn, nhờ đó mà người tu sĩ biết được thế
nào là tận hiến đời mình cho Thiên Chúa qua việc phục vụ anh em. Phục vụ anh em
trong cộng đoàn không phải chỉ là chia sẽ những gì mình có mà thôi, nhưng sự đồng
cảm với nhau trong bổn phận trách nhiệm và chia sẻ với nhau những gánh nặng
truyền giáo mới là sự phục vụ to lớn nhất.
Tình yêu tận hiến là cho đi mà không đòi lại,
là chia sẻ mà không vì lợi dụng, là hy sinh đến cả thời gian và công việc của
mình cho hội dòng và cho các huynh đệ trong cộng đoàn của mình, đó chính là
hình ảnh tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi là hiệp thông, chia sẻ và thông ban.
------------------------
Ngày thứ năm 第五天 :
“NGƯỜI PHẢI LỚN LÊN
CÒN TÔI PHẢI NHỎ LẠI”
祂應該興盛,我卻應該衰微
(Ga 3, 30)
Thánh Gioan Tẩy Giả -người dọn đường cho Chúa đến-
đã không ngần ngại trả lời với những người Do Thái về Đức Chúa Giê-su như sau: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ
đi”[45], câu trả lời ấyđã
nói lên tất cả con người của thánh Gioan Tẩy Giả, nói tất cả là nói đến các đức
hạnh của ngài, đặc biệt là sự khiêm tốn, dũng cảm và nhiệt tình trong cuộc sống
làm chứng và mở đường cho Đấng Mê-si-a đến.
Cha Vincent Lebbe trước khi thành lập hai hội dòng
Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả và hội dòng Tiểu Muội thánh Tê-rê-xa đã nghiên cứu
và cảm nhận được tinh thần hy sinh và dũng cảm của thánh Gioan Tẩy Giả, tinh thần
đó được cảm hứng từ Đức Chúa Thánh Thần “Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại”,
nhỏ lại trong sự khiêm tốn của một tôi tớ đi dọn đường cho Đấng Cứu thế đến, nhỏ
lại là tinh thần của một người luôn biết mình là ai với Đấng từ trên cao mà đến thì ở trên mọi người; kẻ từ đất mà ra thì thuộc
về đất…”[46].
Do đó, ngài đã chọn thánh Gioan Tẩy giả làm bổn mạng của hội dòng Tiểu Đệ thánh
Gioan Tẩy Giả, và mong ước các tu sĩ của hội dòng cũng sống với tinh thần khiêm
tốn “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại”.
1.
Tinh thần “phải lớn lên” của tu sĩ會士應該興盛的精神.
Con người ta ai cũng phải lớn lên, nhân tố làm cho
thân thể lớn lên chính là dinh dưỡng, dinh dưỡng không kiếm ở đâu xa mà ngay
trong những bữa ăn hằng ngày mà chúng ta dùng, nhưng rất ít khi chúng ta nghĩ đến
các chất dinh dưỡng làm cho thân thể chúng ta khỏe mạnh lớn lên.
Cũng vậy, “phải lớn lên” như thánh Gioan Tẩy Giả
nói chính là sự lớn lên trong Đức Chúa Thánh Thần của Đức Chúa Giê-su, bởi vì
như ngài đã thấy và làm chứng:
- “Có người đến sau tôi,
nhưng
trổi hơn tôi,
vì
có trước tôi”[47].
Thánh Gioan Tẩy Giả đã chứng mình là ngài có trước
Đức Chúa Giê-su, nghĩa là ngài sinh ra trước và đi rao giảng trước Đức Chúa
Giê-su, nhưng đức khiêm tốn đã chỉ cho ngài biết Đấng đến sau (sinh ra sau)
ngài cao trọng hơn vì Đấng ấy chính là Mê-si-a mà muôn dân trông đợi, do đó mà
thánh Gioan Tẩy Giả đã kinh ngạc và làm chứng:
-
“Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người.
Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã
bảo tôi: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì chính là Đấng là phép rửa
trong Thánh Thần”, tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên
Chúa tuyển chọn”[48].
Thánh Gioan Tẩy Giả đã nhận ra dấu chỉ của Đấng
Mê-si-a là Thánh Thần ngự xuống trên đầu của Đức Chúa Giê-su và trong đám mấy
có tiếng xác nhận của Đức Chúa Cha: “Đây
là Con yêu dấu của Ta, ta hài lòng về Người”[49].
Vì những dấu chỉ đó mà thánh Gioan Tẩy Giả đã nhận
ra Đấng đến sông Gio-đan chịu phép rửa do chính tay của mình là Mê-si-a, vì vậy
khi người Do Thái muốn tôn ngài trở thành thủ lãnh của họ, hoặc như một nhà giải
phóng hoặc hơn thế nữa là đấng cứu thế, nhưng thánh Gioan Tẩy Giả đã khiêm tốn
nói: “Tôi không phải là Đấng Ki-tô”[50], bởi vì ngài chỉ
là tiếng kêu trong hoang địa kêu mời mọi người dọn tâm hồn để chờ Chúa đến.
Qua những lời chứng của thánh
Gioan Tẩy Giả trên, người tu sĩ cần phải “lớn lên” như thế nào để trở thành chứng
nhân cho Đức Chúa Giê-su, có ba sự lớn lên trong đời sống tu sĩ:
a/ Lớn lên trong đức ái.
b/ Lớn lên trong khiêm nhường và hiền lành.
c/ Lớn lên trong trong hội dòng.
a/ Lớn lên trong đức ái在愛內興盛.
- Thánh Thể và cầu nguyện聖體及祈禱。
Đức Chúa Giê-su động lòng thương trước sự đau khổ
của người đàn bà góa, bởi vì con trai duy nhất của bà đã chết; Đức Chúa Giê-su
thương dân chúng đi theo Ngài để nghe giảng mà không có gì ăn; Đức Chúa Giê-su
động lòng trắc ẩn trước lời cầu xin của hai người mù.v.v...và trong Phúc Âm rất
nhiều lần Đức Chúa Giê-su động lòng trắc ẩn với những người bất hạnh, sự trắc ẩn
đó xuất phát tự đáy lòng của một con người biết chia sẻ và cảm thông trước những
bất hạnh của tha nhân, chúng ta gọi là đức ái.
Người tu sĩ nếu không có lòng
trắc ẩn, hay nói cách khác, nếu lương tâm không thổn thức trước những bất công,
bất hạnh và đau khổ của người khác, thì quả thật họ không xứng đáng trở thành một
người môn đệ của Đức Chúa Giê-su. Đức ái đòi hỏi người tu sĩ phải lớn lên từng
ngày, không phải chỉ là một chút thương hại khi nhìn thấy người nghèo khó hay
người bất hạnh, hoặc chỉ là động một chút từ tâm mà thôi, nhưng đức ái đòi hỏi
người tu sĩ phải liên lĩ lớn lên bằng sự bồi dưỡng Thánh Thể và cầu nguyện.
Đức Chúa Giê-su đã làm gương cho chúng ta khi mỗi
lần nghỉ ngơi là Ngài luôn kết hợp với Cha trên trời, nhờ sự kết hợp đó mà Ngài
luôn nhận ra thánh ý của Cha và làm đẹp lòng Cha.
Đức ái làm cho người tu sĩ biết rung động sâu sắc
trước những đau khổ của con người, bởi vì khi người tu sĩ luôn kết hợp với Đức
Chúa Giê-su Thánh Thể và cầu nguyện thì đức ái của họ được bồi dưỡng và thêm mạnh
mẻ và lớn lên trong Đức Chúa Thánh Thần, không kết hợp với Đức Chúa Giê-su
Thánh Thể và không cầu nguyện thì đức ái nơi người tu sĩ sẽ ngày càng teo lại,
và cuối cùng sẽ trở nên chai đá trước những đau khổ của tha nhân. Lúc nào người
tu sĩ nhìn thấy người đau khổ mà nhớ đến Đức Chúa Giê-su bị đau khổ, thì khi thực
thi đức ái là họ thực thi bác ái với Đức Chúa Giê-su qua người anh em chị em
đau khổ bất hạnh ấy.
Thánh Thể và cầu nguyện chính là nguồn dinh dưỡng
tuyệt vời để cho đức ái của người tu sĩ ngày càng lớn lên vậy.
- Lao động và chia sẻ勞動及分享。
Năm nhà tập của bất kỳ hội
dòng nam nữ nào cũng đều có một hoặc hai giờ lao động trong ngày, giờ lao động
này có khi làm làm vườn hoa, có khi là cắt cỏ, có khi là đào mương, có khi là
trồng rau.v.v…nhưng những việc lao động ấy không phải làm ra sản phẩm đem đi
bán, mà là để dạy cho các tập sinh biết giá trị của lao động chân tay và thành
quả của lao động ấy, quan trọng hơn là để cho các tập sinh biết trân trọng những
người lao động trên những cánh đồng, nhà máy, công xưởng.v.v…vất vả mệt nhọc
như thế nào, để từ đó dạy cho các tập sinh biết yêu quý và giữ gìn những thành
quả của lao động, nhất là gìn giữ của công nơi công cộng cũng như trong hội
dòng hoặc tu hội cộng đoàn của mình.
Lao động để có của cải nuôi sống
bản thân và gia đình, là để chia sẻ với những người thiếu thốn bất hạnh hơn
mình, đó là điều mà người tu sĩ phải hiểu và luôn nhớ lời của thánh Phao-lô
tông đồ đã chỉ thị cho các tính hữu của giáo đoàn Thê-xa-lô-ni-ca: “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn”[51], một chỉ thị
nghiêm khắc khác thường, vì ngài đã từng lao động để tự nuôi mình và giúp đỡ
tha nhân.
Người tu sĩ một khi đã hiểu
giá trị của lao động, thì sẽ biết cảm thông cho những người lao động chân lấm
tay bùn, và biết chia sẻ với họ những gì có thể được, bởi vì không một tu sĩ
nào có thể dửng dưng trước những đau khổ của tha nhân mà không biết chia sẻ với
họ, nhưng nếu họ làm ngơ trước những đau khổ ấy thì trong ngày phán xét chính Đức
Chúa Giê-su sẽ nặng nề lên án họ: “Quân bị
nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên
Ác Quỷ và sứ thần của nó…”[52]. Do đó, đức ái của
người tu sĩ cần phải lớn lên trong từng môi trường hoạt động của mình, bởi vì
người nghèo và người bất hạnh thì lúc nào cũng có chung quanh mình, đó là một hồng
ân mà Chúa ban cho họ, không có những người nghèo thì chúng ta không có những ngân
hàng tích lủy những bác ái của chúng ta.
Lao động và chia sẻ là hai
hành vi nội ngoại trong tinh thần tu đức của cha Vincent Lebbe, đó là “Toàn hy
sinh”.
Lao động 勞動 là hành
vi bên ngoài để chúng ta thông cảm với những nhọc nhằn phần xác của tha nhân; chia
sẻ 分享là hành vi bên trong của tâm hồn được thôi thúc bởi lòng yêu mến Đức
Chúa Giê-su nơi tha nhân mà thực hành đức ái.
b/ Lớn lên trong khiêm nhường
và hiền lành在良善心謙內興盛.
Cuộc sống của thánh Gioan Tẩy
Giả làm chứng cho chúng ta biết rằng ngài là con người rất khiêm tốn, thánh sử
Mát-thêu đã nói về ngài như sau: “Ông
Gioan mặc áo lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm
thức ăn”[53],
ngài như một vị ẩn sĩ xuất hiện giữa công chúng đang mong đợi Đấng cứu thế
đến, nói rõ ràng hơn là trông đợi Đấng Mê-si-a đến giải thoát họ khỏi sự đo hộ
của người Rô-ma.
Nhưng với lòng khiêm tốn biết
mình là ai và làm gì, thánh Gioan Tẩy Giả đã phủ nhận mình không phải là đấng
mà họ trông đợi, ngài chỉ là người dọn đường cho Chúa mà thôi.
Người tu sĩ là người đã từ bỏ
tất cả để theo làm môn đệ Chúa, sự khiêm tốn đích thực chính là ở đó, biết nhận
ra mọi sự là của Chúa để rồi dâng lại cho Chúa với tất cả sự khiêm tốn của kẻ
biết nhận mình là số không trước mặt Chúa, và khi họ làm như thế thì chính họ
đã mở rộng tâm hồn mình để cho Chúa đến rồi lớn lên và chiếm trọn tâm hồn của họ,
và biến họ thành những con người đi phục vụ người khác cách chân thành trọn vẹn.
Nếu không để cho Chúa lớn lên và chiếm trọn tâm hồn thì người tu sĩ chỉ là “cái
xác biết đi行尸走肉” mà không cảm nghiệm được Đức Chúa Giê-su đang hiện diện nơi tha nhân.
Sự khiêm tốn của người tu sĩ sẽ
làm cho nhiều người nhận ra khuôn mặt hiền lành của Đức Chúa Giê-su nơi họ, bởi
vì một khi họ tự hạ mình xuống thì Đức Chúa Giê-su sẽ lớn lên trong suy nghĩ và
trong cuộc sống của họ.
Trong đời sống cộng đoàn sự
khiêm tốn rất cần thiết, và hình như nó trở thành một tác nhân của sự đoàn kết và yêu thương giữa các thành viên với
nhau. Thật vậy, trong một cộng đoàn mà một ai đó khi được đề bạt lên làm chức vụ
này nọ trong cộng đoàn, mà không có sự khiêm tốn nhìn nhận mình chỉ là người bất
toàn vô dụng, thì sẽ trở thành một người xa lạ với các thành viên trong cộng
đoàn, tệ hơn nữa là có những thái độ chê bai và phê bình người khác trong cộng
đoàn. Đức Chúa Giê-su sẽ không lớn lên được trong những người có tâm hồn đầy cả
những cái tôi của mình, và đương nhiên là không có chỗ cho Chúa, thì làm sao để
Ngài lớn lên được.
Khiêm tốn thường đi đôi với hiền
lành, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã nói: “Anh
em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và
khiêm nhường”[54],
hãy học với Chúa sự khiêm nhường và hiền hậu thì tâm hồn sẽ được nghỉ ngơi
bồi dưỡng[55], đây là lời hứa và cũng
là lời mời gọi của Đức Chúa Giê-su đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những
tu sĩ nam nữ là những người dâng mình làm tôi tớ Chúa.
Khi một tu sĩ cứ sống theo cái
tôi kiêu ngạo của mình, thì tu sĩ ấy không phản ảnh lại cuộc sống của Thầy chí
thánh của mình, lại càng không phản ảnh khuôn mặt hiền lành và khiêm nhường của
Chúa, và sa-tan có cớ để xâm chiếm tâm hồn của họ, bóp nghẹt ân sủng của Chúa
trong tâm hồn họ và làm cho họ trở thành những người vô cảm trước những đau khổ
của tha nhân...
Khiêm nhường là nền tảng của
các nhân đức và sự hiền lành là hoa quả của sự khiêm nhường; khiêm nhường là
keo gắn chặt tình huynh đệ cộng đoàn và sự hiền lành làm cho tình huynh đệ triển
nở dài lâu. Đức Chúa Giê-su sẽ lớn lên trong tâm hồn của người tu sĩ và cuộc sống
của họ sẽ phản ảnh lại khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su.
Sống trong cộng đoàn hay làm
việc giữa đời ai cũng mong muốn nhìn thấy một tu sĩ làm tấm gương sáng cho họ,
bởi vì dù là sống trong cộng đoàn tu viện chăng nữa thì gương sáng của mình
cũng sẽ ảnh hưởng đến các thành viên khác huống hồ là sống giữa đời, mà tấm
gương sáng nhất chính là mẫu gương khiêm nhường và cuộc sống hiền lành của các
tu sĩ vậy.
c.
Lớn lên trong hội dòng 在修會內興盛。
Trở thành một tu sĩ trong một hội dòng là tính từ
khi họ vào nhà tập trở thành tập sinh với nghi thức mặc áo dòng, rồi từ đó
trong hội dòng họ sẽ lớn lên với một vóc dáng mạnh khỏe cả tâm hồn lẫn thân
xác, để trở thành chứng nhân cho Tin Mừng giữa trần gian.
Từ thời gian làm tập sinh học hởi những điều căn bản
cho đời sóng tu đức và tìm hiểu luật dòng, cho đến khi khấn trọn trở thành một
thành viên chính thức trong hội dòng, họ đã được sự chăm lo của hội dòng để như
một cây con nho nhỏ bây giờ đã lớn lên mạnh khỏe, đến nỗi chim trời có thể đến
làm tổ trên nó, tức là họ có thể gành vác những trách nhiệm mà hội dòng sẽ giao
cho họ làm để sáng danh Chúa và mưu ích cho tha nhân.
Người tu sĩ không phải tự nhiên mà lớn lên thành
tu sĩ được, nhưng là nhờ sự dạy dỗ của Chúa qua hội dòng, họ sẽ không nhận một
thứ gì từ Chúa nếu không tuân giữ luật dòng và nhận sự dạy dỗ chỉ bào của hội
dòng, bời vì đặc sủng nơi mỗi hội dòng đều đến từ Thiên Chúa là Đấng yêu thương
luôn mời gọi con người sống hiến thân và kết hợp với Ngài trong cuộc sống. Nhưng
điều gì làm cho tu sĩ được lớn lên trong hội dòng, đó chính là hai điểm chính
sau đây: Tha thứ và bao dung.
- Tha thứ 寬恕:
Không ai có thể ở chung với nhau được nếu không có
ơn Chúa và sự thích thú với đời sống cộng
đoàn, đó chính là ân sủng, bởi khi gia nhập một hội dòng thì
người tu sĩ mang luôn cả cá tính và những ưu khuyết điểm của mình vào trong hội
dòng hoặc trong một cộng đoàn tu hội, cho nên chuyện giữa các tu sĩ với nhau có
những xích mích, có những va chạm và có những bất đồng là điều không thể chối
bò được. Nhưng nếu xét cho cùng thì tại sao các hội dòng hoặc các tu hội cộng
đoàn vẫn cứ phát triển và tồn tại, câu trả lời là: vì các tu sĩ biết tha thứ cho nhau.
Quả thật, một cộng đoàn với rất nhiều cá tính và tính
cách không giống nhau của mỗi thành viên, thì chắc chắc sẽ không tránh khỏi những
lời qua tiếng lại, hoặc là những phê bình tranh chấp, nhưng trái lại các tu sĩ
vẫn cứ sống vui vẻ với nhau, cộng tác với nhau để xây dựng hội dòng hoặc cộng
đoàn tu hội của mình và để làm sáng danh Chúa.
Bí quyết để các tu sĩ tuy mỗi người một cá tính nhưng
lại đoàn kết hiệp nhất với nhau chính là tha thứ, người biết tha thứ là bày tỏ
một tâm hồn hiền lành và rộng lượng, là người biết nhận ra những khuyết điểm của
anh em (chị em) thì cũng chính là khuyết điểm của mình, do đó mà dễ dàng tha thứ
cho nhau. Đức Chúa Giê-su là Đấng hay thương xót và tha thứ, bởi vì Ngài đã mặc
lấy thân phận của con người chúng ta là để cứu chuộc chúng ta, cho nên Ngài rất
dễ dàng cảm thông với những bất hạnh của con người, và sẵn sàng tha thứ cho con
người khi họ biết tỏ lòng thống hối ăn năn.
Tha thứ là thái độ lớn lên trong cộng đoàn của người
tu sĩ, càng lớn lên trong đức mến thì càng gần gủi thiên đàng hơn, hay nói cách
khác là gần gủi với Đức Chúa Giê-su hơn, bởi vì Đức Chúa Giê-su khi bị đóng
đinh trên thập giá đã thấy tận tâm sự thống hối của người trộm lành mà nói với
anh ta rằng: “Tôi bảo thật anh, hôm nay,
anh sẽ ở với tôi trên thiên đàng”[56],
và quả thật người trộm lành đã được ở bên Chúa hưởng trọn vẹn hạnh phúc
trong Nước Trời.
Càng tha thứ cho nhau thì càng làm cho mình giống Thầy
chí thánh hơn, càng tha thứ cho nhau thì càng thấy mình cần được tha thứ hơn, sự
tha thứ này chỉ được nuôi dưỡng trong hội dòng hay một cộng đoàn tu hội nào đó,
nhờ đặc sủng của Chúa ban cho mà các tu sĩ chung sống với nhau như anh em một
nhà để dễ dàng tha thứ cho anh em khi họ đắc tội với mình.
Không một tu sĩ nào ở trong một dòng tu hay một cộng
đoàn tu hội mà không biết tha thứ cho nhau, bởi nhờ tình yêu vào Đức Chúa
Giê-su mà các tu sĩ –khi tha thứ- đã thấy mình được tha thứ[57] và thấy mình ngày càng trưởng thành hơn trong
tình yêu của Đức Chúa Giê-su.
- Bao dung包容.
Bao包là gói, đùm, bọc; dung容 là chứa đựng và cũng là tha thứ khoan
dung.
Bao dung là hành động của người có tấm
lòng độ lượng quảng đại, là người biết đem sự yêu thương và tha thứ của mình
bao trùm gói trọn cái khuyết điểm của tha nhân, làm cho tha nhân cảm thấy được
cuộc sống của họ rất có ý nghĩa, vì giữa một xã hội lừa dối bon
chen đầy những tội ác, mà lại có những người có tấm lòng độ lượng bao dung. Quả
thật như thế, sự bao dung có thể cảm hóa những người xấu và cũng có thể làm cho
người thất vọng thấy cuộc sống có nhiều hy vọng hơn.
Trong một hội dòng hoặc cộng đoàn tu hội điều mà người ta nhìn thấy rõ
ràng nhất nơi các tu sĩ chính là sự bao dung, ở nhà xứ người ta nhìn thấy sự
bao dung của cha sở khi có những giáo dân làm ngài buồn phiền, hoặc có những phần
tử chống đối ngài vì quyền lợi cá nhân của họ ở nhà xứ, nhưng sự bao dung của
cha sở đã làm cho họ nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi con người của vị mục tử của
mình.
Bao dung là thước đo lòng sự yêu
thương và kiên nhẫn của một tu sĩ hoặc một linh mục, là sự trưởng thành trong đức
ái mà tất cả mọi hội dòng, mọi đoàn thể của Giáo Hội đều đặt lên hang đầu trong
hiến chương của mình, bởi vì các hội dòng, tu hội, cộng đoàn hoặc những tổ chức
của Giáo Hội được lập ra là để phục vụ tha nhân, nhất là những người bất hạnh,
cho nên đức ái chính là động cơ của việc thành lập các hội dòng, tu hội, cộng
đoàn.v.v…
Người tu sĩ thấm nhuần Lời Chúa và luôn suy tư đến mầu nhiệm làm người của
Đức Chúa Giê-su thì họ sẽ gần gủi với người nghèo và bất hạnh; Người tu sĩ luôn
suy niệm về cuộc đời truyền giáo của Đức Chúa Giê-su thì họ sẽ đem tấm lòng yêu
thương của mình để bao trùm lại những khuyết điểm của những thành viên trong hội
dòng hay cộng đoàn tu hội của mình, bởi vì họ biết rằng con người ta không ai
mà không có khuyết điểm, họ sẵn sàng dung yêu thương của mình để cảm hóa người
an hem chị em của mình bằng cách gói trọn các khuyết điểm của họ vào trong trái
tim yêu thương của mình, để rồi lấy hành động yêu thương, tha thứ, độ lượng để
khuyên bảo khuyến khích những thành viên ấy trong hội dòng hoặc cộng đoàn tu hội
của mình.
Bao dung là rộng lớn chứ không phải nhỏ như lòng ích kỷ của người ích kỷ,
cho nên sự bao dung của người tu sĩ sẽ liên lĩ từng ngày để làm cho đời sống cộng
đoàn ngày càng phong phú hơn trong sự hiệp nhất với Đức Chúa Giê-su.
Khi một tu sĩ biết bao dung cho các an hem (chị em) của mình là họ đã lớn
lên trong tình yêu của Chúa, và qua hội dòng hay cộng đoàn tu hội của họ, họ được
nuôi dưỡng bằng Thánh Thể và Lời Chúa cùng sự nguyện ngắm để được lớn lên từng
ngày trong ân sủng của Chúa.
---------------------------
Ngày thứ sáu第六天:
CHẤP NHẬN
接受
Con người ta dễ dàng chấp nhận
những gì có lợi cho bản thân mình và khó chấp nhận những gì không thuộc về
mình, không có lợi cho mình, nhưng trong thực tế có những điều mình không thích
thì nó đến, điều mình thích thì không tìm đâu ra, và thế là buộc phải chấp nhận
trong miễn cưỡng với tâm trạng không có gì là vui vẻ. Với người đời thì họ sẵn
sàng đánh đổi tất cả để được cái mà mình thích, và họ cũng sẽ làm tất cả những
gì có thể được để từ chối hoặc tránh đi những điều mà mình không thích.
Nhưng người tu sĩ thì không
như vậy, đã dám từ bỏ tất cả tiền tài danh vọng để đi tu thì cũng có thể chấp
nhận điều xấu hay tốt đến cho mình, đó chính là tinh thần tu đức bậc cao mà tất
cả những người yêu mến Chúa, tin tưởng vào Chúa và phó thác cho Ngài thì mới có
thể làm được.
Chấp nhận là đón nhận những gì
mình thích và những gì mà mình không thích, đó là thực hành ý của Chúa.
Hai mẫu gương biết chấp nhận thánh ý Chúa đã trở
thành mẫu mực cho người tu sĩ:
1/ Cựu ước: thánh Gióp聖約伯.
Được sự cho phép cùa Thiên
Chúa ma quỷ đã cám dỗ và hành hạ thân xác của ông Gióp để coi ông còn tin tưởng
vào Thiên Chúa nữa không, và nhất là để coi ông có nguyền rủa Thiên Chúa không,
bởi vì ông Gióp là một con người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và
lành xa điều ác[58]. Và ma quỷ đã ra tay hành
động không thương tiếc để cho ông Gióp nguyền rủa Thiên Chúa và không còn nhận
biết Thiên Chúa nữa.
Khi nghe tin mười người con bị
chết và tất cả tài sản bị cướp sạch, ông Gióp trỗi dậy, xé áo mình ra, cạo đầu,
sấp mình xuống đất, sụp lạy và nói:
“Thân trần truồng
sinh từ lòng mẹ,
tôi
sẽ trở về đó cũng trần truồng.
Đức
Chúa đã ban cho,
Đức
Chúa lại lấy đi;
xin
chúc tụng danh Đức Chúa !”[59]
Ông Gióp đã chấp nhận những thử thách mà Chúa gởi
đến cho mình, dù sự thử thách ấy quá sức tưởng tượng của ông, ông chấp nhận thử
thách như của lễ toàn thiêu dâng lên Thiên Chúa.
Nếu không có sự tin tưởng mãnh liệt vào Thiên Chúa
thì ông Gióp sẽ buông lời oán trách Ngài; nếu không có sự phó thác vào Thiên
Chúa thì ông Gióp sẽ nguyền rủa Ngài như những người không biết Thiên Chúa.
Nhưng ông Gióp đã thốt lên lời ca ngợi Chúa trong cảnh khốn cùng của mình, vì
ông ta biết mình sinh ra từ lòng mẹ chỉ là trần truồng, và trong cuộc sống Chúa
ban cho ông rất nhiều và giờ đây Chúa lấy lại, ông đã xin vâng.
Người tu sĩ cần phải có tinh thần chấp nhận như
ông Gióp: chấp nhận sự sai phái của bề trên, chấp nhận những góp ý của người
khác, dù những góp ý đó không có lợi cho mình. Khi chấp nhận là người tu sĩ sẵn
sàng đón nhận những nhát dao bén nhọn đâm vào tim mình, vì điều mình không muốn
nhưng vì yêu Chúa mà mình phải chấp nhận. Ông Gióp đã nhờ đức tin soi sáng mà
nhận ra sự thử thách của Thiên Chúa và ông càng tin tưởng vào Chúa hơn khi nói:
“Phúc
thay người được Thiên Chúa sửa trị !
Chớ
coi thường giáo huấn của Đấng Toàn năng.
Người
gây thương tích, cũng chính Người băng bó,
đánh
bầm dập xong, lại ra tay chữa lành”[60].
Chính sự tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa mà ông
Gióp mới cảm nghiệm được quyền năng của Ngài trên bản thân của mình.
Chấp nhận là sự việc đã và
đang xảy ra khi con người chưa nghĩ tới hoặc không nghĩ tới, cho nên khó mà chấp
nhận được những điều xảy tới mà không có chút gì là lợi cho bản thân mình. Người
tu sĩ khi chấp nhận ý muốn của bề trên là chấp nhận ý muốn của cộng đoàn, và
như thế là chấp nhận thánh ý của Thiên Chúa.
2/ Tân ước: thánh Phao-lô
tông đồ聖保祿宗徒.
Thánh Phao-lô tông đồ, từ một
người hăng say bắt bớ những người tin vào Đức Ki-tô bị treo trên thập giá, họ
là những người Ki-tô hữu đầu tiên của một tôn giáo mới khác với tôn giáo của
người Do Thái, ngài bị ngã ngựa bởi quyền năng của Đức Chúa Giê-su đang khi đi
bắt bớ các tín hữu của Ngài[61]. Nhưng sau
khi được rửa tội thì ngài thuyệt đối tin tưởng vào Chúa như thánh Gióp trong thời
cựu ước, ngài đã chia sẻ cảm nghiệm của ngài về sự thương xót và nâng đỡ của
Thiên Chúa, vì ngài đã xác tín rằng Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi lân ái,
và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an[62]. Sự cảm
nghiệm này đã khiến cho thánh Phao-lô càng thêm kiên quyết chấp nhận những gian
nan thử thách xảy đến cho ngài trong các cuộc truyền giáo xa xôi, và vì yêu mến
Phúc Âm, vì danh Chúa cả sáng mà ngài chấp nhận tất cả, để rồi sau đó ngài đã
vui mửng chia sẻ quyền năng và vinh quang của Thiên Chúa, ngài nói: “Thiên Chúa luôn nâng đỡ ủi an chúng ta
trong mọi gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính
chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó”[63]. Sau đó thánh
Phao-lô đã thuật lại những khốn khó gian nan mà ngài phải vượt qua, suýt bị chết
vì Tin Mừng mà mình rao giảng.
Sự chấp nhận thánh ý Thiên
Chúa của thánh Phao-lô tông đồ khác với sự chấp nhận thánh ý của thánh Gióp
trong cựu ước, bởi vì khi bị ngã xuống đất thánh Phao-lô đã được đối thoại với
Đức Chúa Giê-su, mặc dù chỉ vài ba câu ngắn ngủi[64] nhưng
đã làm cho cuộc đời của thánh Phao-lô biến đổi và tin vào Đấng mà mình đã đi
lùng bắt những kẻ tin vào Ngài, cho nên ngài sẵn sẵn sàng chấp nhận đau khổ thử
thách; trái lại thánh Gióp chưa hề nhìn thấy Thiên Chúa, mà chỉ cảm nhận được
Thiên Chúa hiện hữu và quyền năng trong tâm hồn của mình và trong cuộc sống
sung túc của gia đình, nếu không có Thiên Chúa thì ông và gia đình sẽ không được
như thế, Chúa cho đi và Chúa lấy lại thì
cũng xin chúc tụng danh Chúa.
Hai con người, hai thời đại và hai sự chấp nhận
trong hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả cùng quy về mục đích là làm sáng danh
Thiên Chúa.
Chấp nhận tất cả những gì
ngoài ý muốn của mình là người tu sĩ đã trở thành chứng nhân cho Chúa, đó là biết
đón nhận khuyết điểm của anh em chị em để cầu xin Chúa thánh hóa chúng, và rồi
lại dâng cho Chúa như của lễ hiến tế đời mình. Bởi vì của lễ hiến tế với tâm hồn
không vui vẻ thì chưa vẹn toàn, chưa đạt đến sự thanh thản của tâm hồn. Đức
Chúa Giê-su đã chấp nhận tất cả những tội lỗi của thế gian với tâm tình khiêm tốn
và yêu thương, để rồi nhân loại được trở nên cao quý trước mặt Thiên Chúa vì sự
hy sinh của Đức Chúa Giê-su.
Thánh Gióp và thánh Phao-lô
tông đồ là hai mẫu gương chấp nhận thánh ý của Chúa nơi mỗi một người tu sĩ.
3/ Sự chấp nhận của người
tu sĩ會士的接受.
Như đã nói ở trên, các tu sĩ
là những người đã từ bỏ thế gian để chấp nhận cuộc sống phiêu lưu hào hứng với
lời mời gọi của Thiên Chúa, cuộc phiêu lưu này có định hướng rõ ràng là theo
Chúa, là có chương trình của hội dòng hoặc của cộng đoàn tu hội hẳn hoi, và cứ
thế mà đi. Nhưng sự chấp nhận từ bỏ này đôi lúc chỉ là sự chấp nhận tiêu cực
làm cho người tu sĩ dễ dàng bị hấp dẫn bởi những ưu đãi mà giáo hội cũng như
giáo dân dành cho họ, để rồi sự chấp nhận này nảy sinh ra hai khuynh hướng mà họ
-có lúc nào đó- bày tỏ ra nơi thái độ bất phục tùng của mình.
a.
Chấp nhận làm theo ý của mình按照自己的作法.
Khi còn là tập sinh (nếu là tu dòng) hoặc năm tu đức
ở trong đại chủng viện (nếu là tu triều) thì những tập sinh hoặc chủng sinh này
có một khuynh hướng rất rõ rệt là muốn trở thành một linh mục tốt lành trong
tương lai, cho nên trong thời gian thụ huấn (học hành) hoặc thời gian tập sinh,
khấn tạm, thì các thầy luôn bày tỏ một thái độ vâng phục, chấp nhận những mệnh
lệnh, những nội quy rất hoàn hảo; nhưng cũng có một vài chủng sinh hay các thầy
dòng vì mục đích của mình chưa đạt tới, nên họ chịu “lép vế” để nhẫn nhịn, chấp
nhận “chịu thua” hoặc “chịu đấm ăn xôi” để được các bề trên không khiển trách
mà lại còn được khen ngợi là khiêm tốn...
Nhưng như cha Vincent Lebbe đã nói, cái tôi của
mình chỉ có đánh chết thì nó mới không ngóc đầu dậy, bằng không thì dù cho đánh
nó bị trọng thương thì vẫn có ngày nó sẽ bật lên rất mạnh và khó mà chế ngự nó
được. Cũng vậy, chấp nhận để đạt mục đích thì khi mục đích đã nắm trong tay rồi,
thì sự chấp nhận này không những là một tai họa cho bản thân người tu sĩ, mà
còn là gương xấu cho giáo dân và thiệt hại cho Giáo Hội là chuyện đương nhiên
không chối cãi được.
Sự chấp nhận đó gọi là chấp nhận làm theo ý riêng
của mình. Quả thật như thế, có những giáo xứ mà cha sở chẳng khác gì giám mục,
bởi vì ngài thích thay đổi phụng vụ cho hợp ý của mình và thị hiếu của giáo dân,
mà không tuân theo lời chỉ dẫn của Giáo Hội; ngài thích bày ra nhiều tiết mục
trong thánh lễ rất không phù hợp với phụng vụ thánh, ngài không thích nghe ai
góp ý, ngài không chấp nhận sự góp ý đúng đắn của giáo dân và chỉ chấp nhận làm
theo ý của mình, đó là sự chấp nhận làm nghèo nàn tu đức của bản thân và ngày
càng làm cho mình và giáo dân xa cách Thiên Chúa là Đấng luôn hướng dẫn các
ngài qua sự soi sáng của Thánh Linh, khi chấp nhận làm theo ý của mình, thì chẳng
khác chi các ngài đã tiếp tay cho sa-tan đánh phá Giáo Hội qua những suy nghĩ
phá hoại của ma quỷ.
Đức Chúa Giê-su trong vườn Cây Dầu cũng đã muốn
làm theo ý của mình, vì Ngài thấy khó mà chấp nhận chén đắng (tội lỗi nhân loại
và sự chết) mà Ngài phải uống, nhưng rồi Ngài đã can đảm chấp nhận chén đắng và
uống cho đến giọt cuối cùng là phó thác linh hồn trong tay Chúa Cha[65]. Đức
Chúa Giê-su đã không muốn làm theo ý mình, vì Ngài không muốn phá vỡ tương quan
giữa sự vâng phục và hy sinh, đó là sự hổ tương làm cho đời sống tu đức của người
tu sĩ càng thêm phong phú hơn.
- Khi một tu sĩ chỉ biết chấp nhận mình mà không chấp nhận người khác, thì
là một tu sĩ kiêu ngạo.
- Khi một tu sĩ chỉ biết chấp nhận ý kiến của mình mà bác bỏ ý kiến của
người khác, thì là một tu sĩ chưa trưởng thành trong đức ái.
- Khi một tu sĩ chỉ biết chấp nhận những gì thuộc về mình mà không chấp nhận
những gì thuộc về người khác, thì là một tu sĩ ích kỷ.
b.
Chấp nhận làm theo ý Chúa按照天主的旨意.
Đức Chúa Giê-su đến thế gian không phải để làm
theo ý mình, nhưng là để làm theo ý của Chúa Cha[66], cũng vậy,
tu sĩ là người luôn chú ý để nhận ra thánh ý của Chúa trong cuộc sống của mình,
đó là đôi tai phải tập nghe cho xa cho rõ để nghe lời than vãn của giáo dân với
cha sở; đôi mắt phải nhìn chính xác để phân biện đâu là thánh ý của Chúa và đâu
là ý của thế gian; đôi tay phải cứng để nắm bắt lấy Lời Chúa; đôi chân phải mạnh
để đứng vững giữa phong ba của cuộc đời, và một tâm hồn nhạy bén trước mọi biến
cố để nhận ra thánh ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.
Một tu sĩ mà không nhạy bén trước những thách đố của
thế gian, thì khó mà nghe được tiếng Chúa để mà chấp nhận, khi tâm hồn đã đầy đủ
thỏa mãn những điều mà thế gian ưa thích thì khó mà bén nhạy với ý muốn của
Thiên Chúa.
Qua ba giai đoạn này mà người tu sĩ cần phải chú ý
để lắng nghe và biết ý muốn của Thiên Chúa :
- Khi còn là tập sinh thì nên suy tư nhiêu về đời sống tu trì của mình, rồi
sẽ thấy được ý muốn của Chúa qua đời sống cộng đoàn để chấp nhận hoặc không chấp
nhận.
- Khi đã khấn thi người tu sĩ như được chấp cánh để bay lên cao trong bầu
khí tu đức và sự quảng bác của kiến thức, không như chim đại bàng tuy bay cao
nhưng vẫn cứ chăm chú đảo mắt tìm mồi ở mặt đất, nhưng người tu sĩ càng được
nhiều ơn sủng của Chúa thì càng nhìn lên trời cao và không tìm kiếm những gì
thuộc về thế gian.
- Khi đã trở thành một phần tử chính thức trong hội dòng, thì người tu sĩ
sẽ trở thành một người thợ gặt trên cánh đồng truyên giáo, ở đây họ sẽ một mình
đối diện với những chước cám dỗ, những xa hoa của thế gian, và cũng tại giao đoạn
này (làm cha sở, học hành bên ngoài, làm mục vụ ở ngoài xã hội.v.v...) các tu
sĩ càng bị cám dỗ nhiều hơn nữa, và có khi họ cảm thấy mình khó mà chấp nhận được
thánh ý của Chúa vì những điều ấy không có lợi cho bản thân mình, không thỏa
mãn được những đòi hỏi riêng tư của mình.
Có một vài tu sĩ linh mục vì nhu cầu mục vụ mà đi
làm cha sở, với rất nhiều tiện nghi và ưu đãi khi ở giáo xứ, cá nhân sinh hoạt
như một linh mục triều và lâu dài thì quên mất mình là một linh mục dòng với luật
dòng phải tuân giữ. Cho nên khi được phái đi làm công tác mục vụ khác thì oán
trời phê bình anh em và có khi phê bình cả bề trên, họ không nhận ra được ý
Chúa để chấp nhận, mà chỉ biết ý mình là không muốn điều không hợp với mình xảy
ra, thế là chấp nhận ý muốn của mình mà không chọn lựa và chấp nhận ý muốn của
Thiên Chúa.
Không chấp nhận thánh ý Chúa thì trước sau gì cũng
thất bại trong công việc của mình, bởi vì Chúa thà để công việc bị thiệt thòi
hơn là để cho sự kiêu ngạo làm chủ tâm hồn người được Ngài tuyển chọn, Chúa sẵn
sàng nhìn thấy một tu sĩ thất bại hơn là thành công mà không biết chấp nhận
thánh ý của Ngài.
Nhìn qua đời sống của các thánh nam nữ chúng ta thấy
rất rõ điều này: không một thánh nhân nào mà không phục tùng và chấp nhận ý
Chúa, dù cho hoàn cảnh đổi thay, dù cho đau khổ trùng điệp, dù cho khó khăn ngập
đầu. Tóm lại hể là thánh nhân thì sẵn sàng chấp nhận thánh ý Chúa vượt qua ý
riêng mình.
Chính Đức Chúa Giê-su Đấng đã
kêu mời các tu sĩ nam nữ bước đi theo Ngài đã làm gương sáng cho chúng ta khi
Ngài thưa với Đức Chúa Cha: “Này con xin
đến để thực thi ý Cha”[67], “Lạy Cha, nếu chén
này không thể rời khỏi con,nhất định con phải uống, thì xin cho ý Cha được thể
hiện”[68].
Tu sĩ là người đem cuộc sống thánh hiến của mình đặt
vào trong tay quan phòng của Thiên Chúa, và đi cao hơn bậc nữa là tín thác đời
tu của mình cho Chúa, cho nên điều Chúa muốn thì cũng là điều người tu sĩ muốn,
bởi vì chấp nhận theo Chúa là phải chấp nhận từ bỏ ý riêng của mình để được
Chúa, như lời của cố hồng y Phan-xi- cô Nguyễn Văn Thuận đã nói: “Bỏ tất cả mà chưa bỏ mình, thì con chưa bỏ
gì cả, vì chính mình con sẽ dần dần quơ góp lại những gì con đã bỏ trước”[69], bỏ tất cả chính
là chấp nhận từ bỏ những gì cho phù hợp với thân phận của một người Ki-tô hữu
hay một tu sĩ hoặc một linh mục, đó chỉ là từ bỏ bên ngoài như từ bỏ những thứ
mình thích cách nhất thời mà thôi.
Từ bỏ chính mình là chấp nhận theo thánh ý của
Chúa, tức là đánh chết cái tôi của mình, khi cái tôi đã bị đánh chết thì người
tu sĩ sẽ không còn nghĩ đến những gì mà mình đã từ bỏ, nhưng nếu cái tôi chưa bị
đánh chết thì người tu sĩ sẽ quơ lại tất cả những gì mình đã từ bỏ trước đó.
------------------------------
Ngày thứ bảy第七天:
PHÓ TẾ
執事
Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, vì công việc mục vụ
cho người nghèo, người góa bụa bị bỏ quên, vì để quản lý tài sản.v.v…mà các
thánh tông đồ đã thành lập nhóm “Bảy người”[70], tức là
những người phụ tá cho các tông đồ, nổi bật nhất trong nhóm bảy người là thánh
Stê-pha-nô, người đầy lòng tin và khôn ngoan của Đức Chúa Thánh Thần, là vị tử
đạo tiên khởi của Giáo Hội. Họ là những người được chọn trrong số những người
tin vào Chúa với tiêu chuẩn mà các thánh tông đồ đặt ra, như thánh Phê-rô tông
đồ đã nói: “Vậy, thưa anh em, anh em hãy
tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi
chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu
nguyện và phục vụ Lời Chúa”[71].
Do đó mà Giáo Hội trong hiến chế về Giáo Hội đã
nói như sau về chức vụ Phó Tế: “Ở bậc thấp
hơn của hàng giáo phẩm có các phó tế, những người đã được đặt tay “không phải để
lãnh nhận chức vụ linh mục, nhưng là để phục vụ”[72].
Ơn gọi làm linh mục trước hết là mời gọi người
thanh niên phải được chuẩn bị đầy đủ và xác định ơn gọi của mình là phục vụ
Chúa qua Giáo Hội, và nhất là qua những con người mà Giáo Hội thay mặt Chúa
trao phó cho họ coi sóc trong chức vụ linh mục. Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh
mà các phó tế cũng được giám mục giáo phận giao cho trọng trách trông coi một cộng
đoàn Dân Chúa, như thế các phó tế sẽ dễ dàng dùng đặc sủng ngôn sứ được lãnh nhận
qua sự đặt tay để phục vụ Lời Chúa và các linh hồn. Thánh công đồng Va-ti-căn
II nhấn mạnh: “Thực vậy, được ân sủng bí
tích bồi bổ, các Phó Tế trong sự hiệp thông với giám mục và linh mục đoàn, phục
vụ dân Thiên Chúa bằng việc phụng vụ, giảng dạy và bác ái”[73].
- Phục vụ服務.
Công việc chính yếu của ơn gọi của Phó tế là giảng
dạy và làm việc bác ái, tức là phục vụ
Sống ơn gọi ngôn sứ của mình chính là nhận thức được
mình đang dấn thân trên con đường phục vụ Chúa như các ngôn sứ xưa trong cựu ước
và các tông đồ trong tân ước.
Phó tế là phục vụ, tuy rằng phó tế chuyển tiếp chỉ
làm đúng bổn phận của mình từ sáu tháng hoặc một năm theo giáo luật, nhưng những
tháng ngày ấy đã dạy cho các phó tế những bài học thích đáng cụ thể, để sau này
khi trở thành linh mục thì họ trở nên những mục tử nhân hậu nhiệt thành và can
đảm hơn.
Thánh công đồng Va-ti-căn II cũng khẳng định rằng
các phó tế được thánh hiến để lo việc bác ái và việc quản trị, phó tế phải nhớ
lời nhắn nhủ của thánh Polycarpo: “Hãy tỏ
lòng nhân hậu, nhiệt thành và hãy bước theo chân lý của Chúa, Đấng đã làm tôi tớ
mọi người”[74].
Lịch sử giáo hội ngay từ thuở ban đầu đã có những phó tế xuất sắc vì tha nhân
mà chịu chết như thánh phó tế Lô-ren-sô đã quản lý tài sản của Giáo Hội, trong
thời Giáo Hội bị bách hại ngài đã đem tài sản của Giáo Hội phân phát cho người
nghèo, và trước mặt quan tổng đốc tham lam và tàn ác, ngài đưa tay chỉ những
người nghèo và : “Đây là tất cả tài sản của
Giáo Hội”. Chỉ có những người yêu mến Thiên Chúa mới hết lòng phục vụ Ngài
qua Giáo Hội, nhất là qua người nghèo, phó tế là như thế, biết nhận ra ơn gọi
phục vụ của mình và làm đúng trách nhiệm của mình mà Giáo Hội đã trao phó. Một
phó tế không phục vụ là một phó tế quan liêu và không làm danh Chúa tỏa sáng
qua việc phục vụ tha nhân. Theo dòng thời gian, các phó tế của Giáo Hội được phục
vụ bàn thánh nhiều hơn so với việc phục vụ bên ngoài xã hội.
- Phục vụ bàn thánh:
+ Giúp linh mục chủ tế trên bàn thờ khi cử thánh lễ.
+ Là thừa tác viên trao Mình Thánh Chúa.
+ Cử hành các á bí tích.
+ Trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân.
+ Chủ sự nghi thức hôn phối và an táng (khi không có linh mục hiện diện).
+ Giảng và dạy giáo lý.v.v...
.......................
Hành trình của các ngôn sứ của thời Tân Ước là đi loan báo tin mừng Đấng Ki-tô đã chết và đã
sống lại, lên trời và ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và làm cho người khác vững
mạnh trong đức tin[75], họ được
Thần Khí của Chúa soi sáng và sai đi phục vụ với tư cách là người của Giáo Hội,
một đặc sủng để trở thành phát ngôn chính thức Lời Chúa giữa mọi người, cho nên
trong nghi thức truyền chức phó tế, đức giám mục sẽ trao cho họ sách Phúc Âm và
nói:
“Con hãy nhận lấy sách Phúc Âm Đức Ki-tô mà
con đã trở thành người rao giảng, và con hãy biết là phải tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy.”
Không như là những các linh mục được truyền chức để
tế lễ Thiên Chúa nhân danh Giáo Hội, phó tế là những người phụ giúp ở bàn tiệc
thánh bên cạnh linh mục và phân phát lương thực hằng sống cho cộng đoàn dân
Chúa. Và như thế là quá rõ, phó tế là người vừa phục vụ bàn thánh vừa rao giảng
Lời Chúa cho mọi người.
- Học tập學習.
Ở một vài đại chủng viện, sau khi chịu chức phó tế
thì được sai phái đi các giáo xứ thực tập mục vụ và cứ mỗi tháng một lần phải
trở về đại chủng viện để được tiếp tục trau dồi tu đức và những học tập khác của
chức vụ phó tế.
Học tập rất là quan trọng, đừng bao giờ nghĩ rằng
mình đã được chịu chức thánh rồi thì khỏi lo gì nữa cả: khỏi lo thi, khỏi lo ôn
luyện và khỏi lo sợ bề trên đuổi về.v.v...nhưng tích cực hơn đó là học tập và
không ngừng rèn luyên tri thức và thân thể. Được ra các giáo xứ hay ngoài các
cơ sở của giáo hội hay dòng tu để thực tập là một điều may mắn và quý hóa, cho
nên thầy phó tế phải luôn tìm cơ hội và tạo cơ hội để mình luôn được tiến bộ
trên đường tu đức và nhân bản cũng như trí thức.
Có hai việc mà các thầy phó tế phải học tập không
ngừng, đó là:
- Nhân bản.
- Giáo lý, kinh thánh.
1.
Nhân bản.
Sau năm 1975, các đại chủng viện ở miền nam Việt
Nam bị chính quyền đóng cửa, đuổi các cha giáo và các thầy đại chủng sinh về
quê quấn, về lại gia đình của mình, tán loạn, buồn bả, thất vọng và các thầy thấy
tương lai của mình mờ mịt như đi trong đường hầm đen tối không ánh sáng...
Từ khi các đại chủng viện được cho mở lại, đây là
niềm vui cho Giáo Hội Việt Nam, nhưng trong cái vui đó cũng có những buồn và ưu
tư của các nhà đào tạo linh mục, nhất là các cha giáo trực tiếp huấn luyện chủng
sinh. Vui là từ nay việc đào tạo linh mục không bị ngăn trở nữa, ưu tư là vì
các đại chủng sinh vào chủng viện không phải tất cả đều đơn thuần là hiến dâng
cuộc sống mình cho Chúa, bởi vì có những đại chủng sinh vì áp lực gia đình mà
đi tu, có một số đại chủng sinh vì quen thân chính quyền.v.v...
Hình như môn học nhân bản bị quên lãng trong chủng
viện vào thời đó, có lẽ vì phải phấn đấu để các thầy học các môn chính thức như
thánh kinh, thần học, triết học (có cả triết học Marx-Lenin) mà không chú ý đến
việc dạy nhân bản cho các thầy, do đó mà khi ra ở giáo xứ, có một số linh mục
này đối xử rất không đúng với thân phận của một linh mục với các giáo dân của
mình, các ngài làm cho giáo dân hụt hẩng vì thái độ vô lễ và trịch thượng với
những giáo dân lớn tuổi, cuộc sống thì ăn to nói lớn như người chưa được đào tạo
bài bản trong đại chủng viện...
Vài năm trở lại đây, việc huấn luyện nhân bản
trong các đại chủng viện đã được chú ý, bởi vì dù cho thông thạo các môn học
nhưng việc đối xử giữa người với nhau mà không có nhân bản, thì việc truyền
giáo sẽ bị chậm lại và có khi bị dậm chân tại chỗ. Bởi vì khi nhìn thấy một
linh mục không kính trọng người già cả, không lễ phép với người đáng tuổi cha
ông, hoặc không lịch sự với phụ nữ thì ai có thể nhìn thấy một mục tử nhân hậu
nơi các ngài được chứ, khi đã không nhìn thấy cha sở là mục tử tốt lành thì chắc
chắn họ cũng sẽ không nhìn thấy Chúa nơi cha sở của mình.
Khi đang còn là phó tế đi thực tập mục vụ, các thầy
có nhiều cơ hội tiếp xúc với giáo dân, và qua đó các thầy sẽ thấy được giáo dân
rất là tinh mắt và nhạy bén với những cử chỉ và lời nói của cha sở hoặc cha
phó, nói cách khác là của những người đi tu. Học tập nhân bản là học làm con
người của mọi người, tức là cần phải có kiến thức về nhân bản, bởi vì trước khi
là linh mục thì các tu sĩ là những giáo dân sống giữa đời và sống với cộng
đoàn, mất đi tính nhân bản trong đời sống của tu sĩ thì là một lỗ hổng trong đời
sống tu đức của họ, bởi vì không một mục tử hay tu sĩ nào thánh thiện mà không
có tính nhân bản trong cách sống của họ, cũng không có một giáo dân nào thích
tiếp chuyện với mục tử hay tu sĩ thiếu tính nhân bản trong cách sống của họ.
2.
Thánh kinh, giáo lý.
Phó tế là những đại chủng sinh đã tốt nghiệp thần
và triết học, là người đủ khả năng để giảng dạy và lãnh đạo, nói chung là đã
trưởng thành trong cung cách sống và gương mẫu trong tu đức.
Học hỏi thì không bao giờ cho đủ, học nữa, học mãi
và học mọi nơi mọi lúc, nghĩa là tranh thủ học học trong cuộc sống, học nơi mọi
người, nơi giáo dân, học trong sách, học trong giới tự nhiên.v.v...
Nhưng chuyên môn của các tu sĩ và những người dâng
mình làm tôi tớ Chúa chính là Kinh Thánh và giáo lý, bởi vì từ trước đến nay
không một tu sĩ linh mục nào mà không hiểu giáo lý hoặc Kinh Thánh, nói như thế
không có nghĩa là các thầy phó tế hoặc các linh mục hay các tu sĩ đều đã thông
thạo Kinh Thánh, mà thực ra, sự học thì vô hạn, dù đã tốt nghiệp rồi nhưng vẫn
phải cứ học liên tục, và học cách nào thì mỗi người nên có phương pháp riêng của
mình để nắm bắt được thời đại và có ích cho công việc mục vụ của mình.
Theo kinh nghiệm cá nhân tôi xin đề nghị như sau:
a.
Mở lớp kinh thánh và giáo lý trong giáo xứ.
Hiện nay Giáo Hội khuyến khích giáo dân đọc kinh
thánh và sống Lời Chúa, các phó tế nên giúp cha sở mở các lớp giáo lý và kinh
thánh, như thế thì rất có lợi cho các thầy. Những gì các thầy phó tế học trong
đại chủng viện thì chỉ là căn bản mà thôi, nhưng nếu khi ra giúp xứ, làm cha sở
hay làm một công viêc mục vụ nào đó thì chắc chắn rằng ít khi các thầy phó tế
hoặc cha sở nghiêm túc đọc kinh thánh và suy tư, ngoại trừ khi chuẩn bị bài giảng.
Cho nên, mở các lớp kinh thánh và giáo lý cho người
lớn là phương pháp hay nhất để cho các thầy phó tế hoặc cha sở (cha phó) ôn lại
đào sâu về khả năng kính thánh và giáo lý của mình. Thật vậy, ngoài việc dạy dỗ
cho giáo dân biết kinh thánh và giáo lý, thì các thầy phó tế hoặc cha sở (cha
phó) lại có dịp tự mình tìm hiểu sâu xa hơn về kinh thánh và giáo lý khi soạn
giáo án. Đừng bao giờ dạy theo thói quen, nghĩa là bổn cũ soạn lại, nghĩa là đừng
dạy máy móc theo kiểu thuộc bài, nhưng cần phải nghiêm cứu từng câu từng chương
kinh thánh, biết tự mình dự liêu các câu hỏi mà học viên sẽ hỏi và niết trả lời
cho những câu hỏi đó với chứng cứ rõ ràng trong kinh thánh...
Trong giáo xứ dù cho đã có đủ hướng dẫn viên giáo
lý, hoặc có các thầy hay các dì phước đứng lớp, thì thầy phó tế và cha sở nên
chịu trách nhiệm đứng một lớp, đừng khoán tất cả cho các anh chị giáo lý viên
hay các thầy các dì phước. Cần phải đứng một lớp kinh thánh hoặc giáo lý cho
người lớn, để với trình độ tri thức của các học viên lớn này mà thầy phó tế hoặc
cha sở đứng lớp sẽ tìm hiểu sâu rộng hơn về bài học mà mình soạn thảo.
Khi trả lời một số câu hỏi của các học viên là
chúng ta đã có một mớ kiến thức rồi vậy.
b.
Thành lập các nhóm chia sẻ Lời Chúa.
Ngoài việc dạy kinh thánh và giáo lý cho người lớn,
thì việc thành lập các nhón chia sẻ Lời Chúa tại giáo xứ là việc rất cần thiết,
bởi vì khi tập họp được một vài giáo dân lại để cùng nhau chia sẻ Lời Chúa thì
đó là một thành công của các thầy phó tế hoặc của cha sở, bởi vì khách quan mà
nói, không có gì khô khan cho bằng việc học kinh thánh và chia sẻ Lời Chúa
trong kinh thánh, nếu không có một sự hấp dẫn từ Lời Chúa qua việc nhanh nhẹn nắm
bắt những tâm tình của người chia sẻ, thì chắc chắn sẽ rất ít người tham dự các
nhóm chia sẻ Lời Chúa.
Cũng như đứng lớp dạy kinh thánh hoặc giáo lý cho
giáo dân, các phó tế và linh mục cũng cần phải chuẩn bị cho buồi chia sẻ, và điều
làm cho giáo dân tích cực tham gia nhóm chia sẻ Lời Chúa chính là cách chia sẻ
thực tế mà mình đã cảm nghiệm được trong Phúc Âm. Một nhóm chia sẻ Lời Chúa do
thầy phó tế hoặc cha sở đảm trách thì giáo dân sẽ thấy “an tâm” nhiều, và nhất
là họ cảm thấy rất gần gủi với Lời Chúa qua vị cha sở của mình.
Lập nhóm chia sẻ Lời Chúa cũng là một cách để các
thầy phó tế hoặc cha sở ôn lại kinh thánh, và những gì mà mình đã học hồi còn ở
trong đại chủng viện vậy.
Taiwan, ngày 27.1.2017
Giao thừa năm Đinh Dậu
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
[1] 1 Cr 12, 4-7.
[2] 1 Cr 12, 27-30.
[8] Cđ
Vat II: sắc lệnh về chức vụ và đời sống các linh mục, chương 3.
[11] Dt 9, 12.
[13] Cđ Vat II: Sắc lệnh “Canh tân thích nghi đời sống
dòng tu”, số 2.
[14] Cđ Vat II: Sắc lệnh “Canh tân thích nghi đời sống dòng tu”, số 5.
[15] Mt 19, 12.
[17]
Cđ Vat II: Sắc lệnh “Canh tân thích nghi đời sống dòng tu”, số 12.
[18] Mt 8, 20.
[19]
Cđ Vat II: Sắc lệnh “Canh tân thích nghi đời sống dòng tu”, số 13.
[20] 2Cr 8, 9.
[21] Mt 6, 21.
[24] Pl 2, 6-8.
[26] Tiệc ly.
[33] Hạnh thánh An-tôn.
[34] Mt 5, 1.
[35] Mt 5, 8.
[36] 1 Pr 5, 8.
[37] “Lý
tưởng toàn hiến” của linh mục Gioan Phạm Kim Xuyến.
[38] Ga 5, 19.
[39] Ga 6, 38.
[40] Ga 10, 38b.
[41]
Chú thích của người dịch: quân sư của Lưu Bị thời tam quốc.
[42] “Cương lĩnh tinh thần tu đức” của
cha Vincent Lebbe. Tác giả linh mục Alexandre Tsao, csjb. Bản dịch Việt ngữ Lm.
Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
[43]
Cđ Vat II: Sắc lệnh canh tân thích nghi đời sống dòng tu, chương 15.
[44] Rm 13, 10.
[45] Ga 3, 30.
[46] Ga 3, 31.
[51] 2 Tx 3, 10.
[52] Mt 25, 41.
[53] Mt 3, 4.
[54] Mt 12, 29.
[55] Mt 12, 29b.
[60] G 5, 17-18.
[61] Cv 9, 3-19.
[62] 2 Cr 1, 3.
[63] 2 Cr 1, 4-5.
[64] Cv 9, 3-7.
[65] Mt 26, 39-42.
[66] Tv 39, 8-9.
[70] Cv 6, 1-8. Tiền thân của chức Phó Tế hôm
nay.
[72] Cđ Vat II: Hiến chế Giáo Hội, chương 29.
[73] Cđ
Vat II: Hiến chế Giáo Hội, chương 29.
[74]
Cđ Vat II: Hiến chế Giáo Hội, chương 29.
[75] Cv 15, 32-33.