Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
NỮ TU
VỚI
ĐỨC CHÚA GIÊ-SU THÁNH THỂ
Lời ngỏ :
Thánh
Thể là nguồn sức sống của Giáo Hội, là trung tâm điểm đời sống thiêng liêng của
người Ki-tô hữu, và là sự sống còn của các hội dòng, các cộng đoàn trong Giáo Hội
Công Giáo.
Thánh
Thể là sự hiện diện của Đức Chúa Giê-su giữa loài người trong hình Bánh và Rượu,
là tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Nguồn yêu thương vô hạn
này ngày đêm mời gọi nhân loại “hãy đến
và học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Thánh Thể là
nơi mà tội nhân tìm được sự hối cải, người thiện chí tìm được niềm khao khát phục
vụ tha nhân, và người đau khổ tìm thấy sự an ủi trong cuộc sống của mình.
Là
những người được tuyển chọn để yêu mến Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, các nữ tu
cũng đã nhiều lần cảm nghiệm được tình yêu cao cả ấy của Đức Chúa Giê-su nơi bí
tích Thánh Thể, nhưng quan trọng hơn, chính là sự cảm nghiệm mình quá bất xứng
khi đối diện với Thánh Thể trong lúc nguyện ngắm.
Xin
được gởi đến các nữ tu những cảm nghiệm trong tập sách nhỏ : “Nữ
Tu với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể”, gọi là một chút chia sẻ với các chị
trong Năm Thánh Thể này.
Lm. Giuse Maria
Nhân Tài, csjb.
ĐỨC ĐỨC CHÚA
GIÊ-SU
ĐẤNG MỜI GỌI
CÁC NỮ TU SỐNG ĐỜI TẬN HIẾN
“Người đang đi dọc
theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy hai anh em kia, là Si-môn, cũng gọi là Phê-rô,
và người anh là ông An-rê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh
cá. Người bảo các ông: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những
kẻ lưới người như lưới cá” (Mt 4, 18-19).
Các
nữ tu thân mến,
Được
chọn làm nữ tỳ của Thiên Chúa, tức là được trở nên môn đệ của Đức Chúa Giê-su,
và nói theo tinh thần tu đức là trở nên Bạn Trăm Năm của Ngài, tức là các nữ tu
đã chọn Đức Chúa Giê-su làm Đấng Lang Quân của mình trong đời sống tận hiến. Một
hồng ân cao cả mà chỉ có Thiên Chúa là Đấng đã làm nên những kỳ công tuyệt diệu
trong vũ trụ mới làm được, đã thôi thúc những tâm hồn nhiệt thành đi theo lý tưởng
mời gọi của Tình Yêu, đó là sống với tình yêu của Thiên Chúa ngay giữa trần
gian này.
Đức
Chúa Giê-su, Đấng đã đích thân gọi các nữ tu dâng hiến cuộc đời của mình để phụng
sự cho một lý tưởng: lý tưởng toàn thiêu, tức là lý tưởng thuộc trọn vẹn về Đức
Chúa Giê-su bởi lòng yêu mến Ngài, đó chính là nguyên nhân và là mục đích của đời
tận hiến nơi một nữ tu.
Đức
Chúa Giê-su, Đấng đã không màng đến thân phận cao cả của mình, nên đã tự hạ
mình đi tìm kiếm những con người đầy sân si và tội lỗi để kết bạn trăm năm,
chính Ngài đã đi tìm, đã mệt nhọc và đã yêu thương hết lòng người bạn tình mà
Ngài đã chọn vì yêu thương, đó chính là các nữ tu đã và đang phục vụ đó đây
trên khắp mặt đất này.
Đức
Chúa Giê-su, Đấng đã chết trên thập giá vì yêu, đã không ngừng ban ơn xuống cho
các nữ tu của Ngài, để trong cuộc sống họ -các nữ tu- được luôn thánh hóa và
trung thành với ơn gọi. Được mời gọi để sống đời tận hiến là một vinh dự cho
các nữ tu, và càng vinh dự hạnh phúc hơn khi các nữ tu ý thức được đời sống tận
hiến của mình là làm sáng danh Bạn Trăm Năm của mình qua cuộc sống hy sinh và
yêu thương với tất cả mọi con người.
1.
Được gọi
để yêu thương.
“Thầy đến rồi, Thầy
gọi em đấy !” (Ga 11, 28b) lời nhắn nhủ vui mừng trong lúc tang gia
bối rối của cô Mác-ta được chuyển đến cho cô em là Ma-ri-a, cũng là lời loan
báo vui mừng đến cho các nữ tu là những người đã được Đức Chúa Giê-su gọi đi
theo làm nữ tỳ của Ngài. “Thầy gọi em đấy”
là tiếng nhắn nhủ đơn sơ nhưng đậm tình cảm thắm thiết của những người được Đức
Chúa Giê-su chọn. “Thầy gọi em đấy”
và chỉ gọi em thôi, đó là một lời nhắn nhủ cách đặc biệt mà Đức Chúa Giê-su qua
trung gian của bề trên đã chọn các nữ tu của hội dòng mình. “Thầy gọi em đấy” em mau đáp trả lại lời gọi của Ngài đi, Ngài
đang gọi em đấy.
Ngài
gọi để các nữ tu tiếp tục sứ mạng tình yêu của Ngài ở trần gian, được gọi để
yêu thương là mục đích của đời sống tận hiến của các nữ tu.
Tình
yêu sẽ được đáp trả bằng tình yêu, đó là điều mà các nữ tu phải luôn tâm niệm,
tình yêu của các nữ tu chắc chắn là không hoàn hảo khi dâng hiến cho Thiên
Chúa, nhưng nhờ ơn sủng của Ngài mà các nữ tu mỗi ngày một hoàn thiện mình hơn
khi tiếp xúc với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, bởi vì ngoài Thánh Thể là nguồn mạch
của tình yêu ra, thì còn có gì để các nữ tu đạt đến mức độ yêu thương như Thiên
Chúa đòi hỏi chứ ?
Khi
chọn cho mình một hướng đi với nhiều thử thách cam go trong cuộc sống, các nữ
tu phải nhận ra rằng mình là những con người đầy những khuyết điểm, cần đến ân
sủng và tình yêu của Đức Chúa Giê-su mới có thể xứng đáng với tình yêu của
Ngài, do đó mà nếu không đến với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, thì không thể đạt tới
sự trưởng thành của đời sống tu trì trong xã hội hôm nay.
Đức
Chúa Giê-su, Đấng đã yêu thương đến chết, đã dạy chúng ta rằng: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình
thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15, 13), lời
dạy này hàm chứa tất cả tình yêu của Ngài đối với nhân loại, và qua lời nói này
mà Ngài vẫn cứ tiếp tục thực hiện tình yêu của Ngài cách cụ thể giữa Hội Thánh
và con cái loài người, đó chính là bí tích Thánh Thể. Không có Thánh Thể thì
Giáo Hội không có sức mạnh thần thiêng để nuôi dưỡng và dẫn dắt các linh hồn về
với Thiên Chúa.
Khi
được gọi để trở thành một nữ tỳ của Thiên Chúa trong một hội dòng, thì các nữ
tu luôn được dạy dỗ rằng: Thánh Thể chính là nguồn mạch của tình yêu cho đời tận
hiến, các nữ tu là những người hạnh phúc vì được Đấng Phu Quân trao ban thân
mình để làm lương thực đời đời, để mỗi một nữ tỳ của Ngài trở nên những chứng
nhân trung thành trong cuộc sống.
Không
yêu mến Thánh Thể thì không thể được gọi là một nữ tu sốt sắng nhiệt thành
trong đời sống tu trì, bởi vì họ không có nguồn lương thực để có sức vựợt qua
những thử thách trong cuộc sống, cũng như họ không có sức để tiến lên trên đường
trọn lành.
2.
Nữ Tu, người
an ủi Đức Chúa Giê-su Thánh Thể.
Trong
vừơn Cây Dầu, những người được chọn trong số những người được chọn là thánh Phê-rô,
thánh Gia-cô-bê và thánh Gio-an, đã không đủ sức để canh thức với Đức Chúa Giê-su
trong giây phút đau khổ nhất của Ngài, chính ba vị tông đồ yêu quý này dù tinh
thần vẫn còn tỉnh táo nhưng xác thịt thì quá yếu đuối, Đức Chúa Giê-su không miễn
cưỡng bắt họ phải thức để chia sẻ nổi đau khổ với mình, Ngài chỉ nhẹ nhàng nói:
“Thế ra anh em không thể canh thức nổi với
Thầy một giờ sao ?” (Mt 26, 40b).
Ba
môn đệ yêu dấu của Đức Chúa Giê-su đã không thể cùng thức với Ngài một tiếng đồng
hồ, đó là một dấu hiệu cho thấy con người ta bản tính yếu đuối, dù cho ở gần
bên Đức Chúa Giê-su thì cũng vẫn có thể phạm tội, cũng vẫn có thể bị chước cám
dỗ vì thân xác thì yếu đuối, nếu không có một quyết tâm xứng với sự hăng say của
tinh thần. Tinh thần thì hăng hái, nhưng
thể xác lại yếu đuối, đó là ngăn trở lớn nhất để người Ki-tô hữu đi đến với
Thiên Chúa.
Được
ở trong nhà dòng tức là được hạnh phúc ở trong nhà Thiên Chúa, hạnh phúc không
phải vì khỏi lam lũ làm việc, hạnh phúc không phải vì không sinh con cái, hạnh
phúc không phải vì phải lo lắng hôm nay ăn gì mặc gì, nhưng hạnh phúc chính là
ngày đêm được kề cận bên Đức Chúa Giê-su Thánh Thể. Người nữ tu là người hạnh
phúc bởi vì được ở trong nhà Thiên Chúa trong một cộng đoàn, ngày ngày được kết
hợp với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể do luật dòng quy định và do lòng mến Thánh Thể
nơi tâm hồn của các nữ tu.
a. Lòng
mến Thánh Thể do luật dòng quy định.
Hình
như tất cả các hội dòng đều có quy định tham dự thánh lễ và viếng Thánh Thể mỗi
ngày, đó là một quy định có thể nói là sự sống còn của hội dòng, bởi vì không
có Thánh Thể thì không thể nào có sức sống thần thiêng, không có Thánh Thể thì
không thể trở thành một nữ tu biết kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân
như chính mình. Một cộng đoàn thiếu vắng Thánh Thể là một cộng đoàn vắng bóng lửa
yêu mến và trở nên lạnh lẽo tình người với nhau, và như thế không thể đem lửa
yêu mến của Thiên Chúa truyền đạt cho mọi người.
Sự
bắt buộc này không phải làm “khó dễ” các thành viên trong hội dòng, nhưng là một
bảo đảm an toàn và là sức mạnh của đời sống tu trì của các thành viên.
Mỗi
ngày viếng Thánh Thể một lần chung với chị em trong cộng đoàn, hoặc tự mình viếng
Thánh Thể là phương thế khôn ngoan để giúp cho mỗi nữ tu hun đúc lại cuộc sống
thánh hiến của mình, và để thấy lại mình cho rõ ràng hơn dưới sự soi sáng của Đức
Chúa Giê-su Thánh Thể. Không thể gọi là tuân giữ luật dòng, nếu chúng ta bỏ mất
đi động cơ thúc đẩy chúng ta tuân giữ luật dòng và trở thành một tu sĩ thánh
thiện đạo đức đó là giờ chầu Thánh Thể, bởi vì có thể nói: toàn bộ luật dòng là
thân thể của dòng, nhưng luật quy định tham dự thánh lễ và giờ chầu Thánh Thể
chính là quả tim làm cho thân thể sống động, và kết nối những phần tử trong
thân thể với nhau nhờ ân sủng từ Thánh Thể thông ban, do đó nếu mỗi phần tử
trong cộng đoàn không yêu mến Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, thì không thể tiếp nhận
những đặc sủng từ Thánh Thể để chu toàn tốt bổn phận của một nữ tu, cũng như bổn
phận của người con của Thiên Chúa.
Giờ
chầu Thánh Thể bắt buộc này chính là giống như người nông dân bắt ép con trâu
cày đi đúng vào hàng lối, để thửa ruộng được cày đều đặn và hứa hẹn một mùa gặt
bội thu vì đất đai màu mỡ. Người nữ tu nhàm chán giờ chầu Thánh Thể bắt buộc
này, thì chẳng khác chi mở cửa ngõ để cho thói quen trần tục và những cám dỗ của
nó chạy thẳng vào trong tâm hồn và lan ra trong cuộc sống hằng ngày của mình, rồi
thì hậu quả xảy ra trước nhất chính là họ không có được một sự bình an trong
tâm hồn và trong cuộc sống tu trì của mình.
b. Lòng
mến Thánh Thể tự nguyện.
Ngoài
giờ chầu Thánh Thể bắt buộc do luật dòng quy định, thì các nữ tu cũng có thói
quen tốt lành là kiếm giờ riêng để trò chuyện với Đấng Phu Quân của mình trong
ngày.
Yêu
mà không muốn gặp mặt, yêu mà không thích trò chuyện với người mình yêu thì
không thể gọi là yêu tha thiết yêu hết tình, nhưng chỉ là yêu theo thời mà thôi.
Cũng vậy các nữ tu là những người đã đi theo tiếng gọi tình yêu của Thiên Chúa,
mà mục đích chính của tiếng gọi tình yêu ấy chính là an ủi Đức Chúa Giê-su
Thánh Thể đang từng giờ từng phút, bị nhân loại phỉ báng và đóng đinh như ngày
xưa ở trong vườn Cây Dầu và trên núi Can-vê, chính lòng tự nguyện viếng Thánh
Thể này, đã làm cho các nữ tu càng ngày càng trở nên giống Đức Chúa Giê-su hơn,
tức là các nữ tu biết phục vụ Ngài hơn, hiểu ý Ngài hơn, và hăng hái làm tròn sứ
mạng của mình hơn trong môi trường mình hoạt động.
Với
biết bao công việc hằng ngày, nào là dạy học, nào là đến trường học, nào là phục
vụ nơi các viện dưỡng lão.v.v... các nữ tu hầu như không còn giờ để dành cho Đức
Chúa Giê-su Thánh Thể, nhất là các cộng đoàn đang làm công tác truyền giáo
riêng lẻ, thì tâm tình yêu mến Đức Chúa Giê-su Thánh Thể thôi thúc các nữ tu ấy
tìm kiếm giờ thích hợp để tự mình viếng Thánh Thể. Sẽ rất hạnh phúc khi một
mình ngồi (quỳ) trước Thánh Thể trong nhà thờ (nhà nguyện) tứ bề yên lặng, chỉ
có mình đối diện với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, chỉ có mình với Đấng mình yêu mến,
mặc sức mà trò chuyện, mặc sức mà thố lộ tâm tình với Đấng thấu suốt tâm can của
con người, và trong giây phút yên lặng này người nữ tu mới thấy thật rõ những
thiếu sót, và những khuyết điểm bất toàn của mình để xin ơn trợ giúp...
Yêu
mến là công việc của con tim, nhưng yêu mến Thiên Chúa thì không những là việc
của con tim mà còn là việc của lý trí, do đó mà người nữ tu sẽ không mù quáng đặt
việc chầu viếng Thánh Thể riêng tư chiếm mất tất cả thời gian làm công việc của
mình, có nghĩa là các nữ tu –trước hết- chu toàn bổn phận của mình, bởi vì viếng Thánh Thể là lãnh nhận sức mạnh thần
thiêng của Thiên Chúa để chu toàn bổn phận hằng ngày của mình. Cho nên có
thể nói như thế này: cùng với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể chúng ta chu toàn bổn
phận hằng ngày, bởi vì khi chu toàn bổn phận là chúng ta đặt Đức Ái lên trên mọi
sự, nhưng sẽ không làm được như thế nếu chúng ta không yêu mến Thánh Thể là nguồn
mạch tất cả sự khôn ngoan của người nữ tu, đang hoạt động giữa dòng đời với nhiều
thử thách và cám dỗ.
Không
một giáo sư nào dạy các nữ tu những kiến thức về sự khôn ngoan cho bằng Đức Chúa
Giê-su Thánh Thể, không một cố vấn nào có thể làm cho các nữ tu vững vàng trên
đường trọn lành cho bằng Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, và chính Thánh Thể là nguồn
an ủi cho các nữ tu trong những lúc vui cũng như khi buồn, hiểu được như thế
thì các nữ tu sẽ tìm thời giờ để viếng Thánh Thể khi có thể được.
Viếng
Thánh Thể không chỉ là cầu nguyện với Đức Chúa Giê-su, nhưng còn là an ủi Ngài như
trước khi Ngài bị bắt, canh thức với Ngài khi Ngài lo buồn đến nỗi mồ hôi máu
chảy ra, và cùng đi với Ngài lên núi Sọ để chịu đóng đinh với Ngài. An ủi Đức Chúa
Giê-su Thánh Thể là chia sẻ những đau khổ với Ngài, mà đau khổ này trước hết là
do chính những phản bội của chúng ta trong đời sống tận hiến.
3.
Nữ Tu,
người cảm nhận những đau khổ của Đức Chúa Giê-su.
Đức
Chúa Giê-su trước khi chịu chết đã thiết lập bí tích tình yêu, mà, nói theo
ngôn ngữ loài người thì đó chính là một giao ước mới, giao ước vĩnh cữu giữa
Thiên Chúa và nhân loại, qua giao ước này Thiên Chúa đã trở nên gần gủi và thân
cận với con người hơn. Đức Chúa Giê-su với tâm hồn quảng đại và yêu thương đã
không ngần ngại nói với các Tông Đồ: Các
con hãy cầm lấy mà ăn, cầm lấy mà uống, vì này là mình Thầy sẽ bị nộp vì các
con (Mt 26, 26-29. Mc 14, 22-24. Lc 22, 19-20)
Đức
Chúa Giê-su đã tình nguyện ở lại với nhân loại ngay cả khi nhân loại từ chối
đón nhận Ngài, đây là một tình yêu tự nguyện, và đồng thời cũng là một sự hy
sinh khiêm tốn tột cùng của Ngài đối với nhân loại tội lỗi. Qua việc bẻ bánh và
nâng chén này, Đức Chúa Giê-su đã mạc khải cho chúng ta biết một sự thật rất
đau xót, đó là tình yêu dâng hiến toàn vẹn của Ngài cho nhân loại đang bị phản
bội.
Có
người nói rằng họ cảm nhận được những đau khổ và niềm vui của người mà họ yêu
thương, đó là sự thật.
Khi
yêu nhau thì con người ta luôn cảm nhận được những vui buồn đau khổ của nhau, bởi
vì họ cùng một nhịp đập của con tim là yêu thương.
Đức
Chúa Giê-su Thánh Thể là Đấng mà các nữ tu hằng luôn yêu mến, đã kêu gọi các chị
từ bỏ cuộc sống đời thường để đi làm nữ tỳ của Ngài, đã quyết định chọn các nữ
tu là bạn trăm năm của mình, do đó mà không ai cảm nghiệm được tình yêu cao cả
này của Thiên Chúa cho bằng các nữ tu. Và như thế, từ trong cuộc sống đời thường
với những vui buồn và khổ đau của mình, và qua đó, các nữ tu đều cảm nhận được
nỗi đau khổ của Đức Chúa Giê-su phải chịu vì tội lỗi của nhân loại.
Cuộc
sống là một mầu nhiệm mà chỉ có những ai thành tâm yêu mến Thiên Chúa mới khám
ra được tình yêu của Ngài, mầu nhiệm này được bộc lộ qua những vui buồn và đau
khổ của mỗi người mà thôi.
Nỗi
đau khổ trước tiên mà các nữ tu cảm nhận đó chính là đời sống cộng đoàn, cộng
đoàn ở nhà mẹ cũng như cộng đoàn nơi các cứ điểm truyền giáo của các chị. Nỗi
đau khổ “cộng đoàn” này chính Đức Chúa Giê-su cũng đã trãi qua trong cuộc sống
làm người của Ngài, cộng đoàn của Ngài là những người Do Thái, trong đó bao gồm
những thầy thông luật, những người biệt phái, và cộng đoàn mà Ngài yêu thương
cách đặc biệt đó là Nhóm Mười Hai, mà một trong nhóm mười hai người ấy đã phản
bội Ngài, đó là một khổ đau tột cùng của tình yêu bị phản bội.
Cuộc
sống ở trần gian của Đức Chúa Giê-su không khác gì cuộc sống của một con người,
cho nên các nữ tu đừng hình dung ra thế nào là phản bội tình yêu, các nữ tu hãy
lấy tình yêu tầm thường của mình ra so sánh: không một nỗi khổ đau nào nặng nề hơn
cho bằng nỗi khổ đau của người bị phản bội. Đức Chúa Giê-su cũng thế, Ngài cũng
từng giây từng phút đau khổ vì sự phản bội của nhân loại, hãy an ủi Ngài và đặt
mình vào trong trường hợp của Ngài thì các nữ tu sẽ thấy Ngài đau khổ biết chừng
nào.
Một
giờ hoặc ba mươi phút quỳ trước Thánh Thể, các nữ tu sẽ thấy được tất cả những
gì mà Đức Chúa Giê-su muốn các chị em an ủi Ngài: các nữ tu sẽ thấy Ngài muốn
các chị em sống trung thành với ơn gọi để cầu nguyện cho ơn gọi và những người
được thánh hiến, các nữ tu sẽ thấy Ngài yêu cầu các chị em sống khiêm nhường để
đền bù cho những người đã phủ nhận Thiên Chúa trong cuộc sống của họ, các nữ tu
sẽ cảm nghiệm được đức ái là cao quý đến chừng nào để sống đức ái trong bổn phận
của mình, và rất nhiều cảm nghiệm mà các chị em có thể thấy được qua việc viếng
Thánh Thể của mình.
4.
Nữ Tu,
người chia sẻ với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể.
“Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em
hãy ở lại đây mà canh thức với Thầy”. (Mt 26, 38b)
Không
thể nói yêu thương nếu không chia sẻ với người yêu những vui buồn trong cuộc sống,
chia sẻ là một thái độ của yêu thương như Đức Chúa Giê-su đã chia sẻ thân phận
con người với chúng ta để cứu chuộc chúng ta, đó là tình yêu của Thiên Chúa đối
với nhân loại.
Trong
những lần hiện ra với thánh nữ Ma-ri-a Ma-ga-ri-ta, Đức Chúa Giê-su đã tâm sự rằng
với chị rằng: Ngài muốn có người an ủi Ngài vì thế gian đã phản bội tình yêu của
Ngài. Và Ngài đã chọn vị nữ tu khiêm tốn ấy làm bạn để loan truyền sứ điệp tình
yêu của Thiên Chúa cho mọi người trên thế gian này. Mỗi một nữ tu hôm nay là một
hình ảnh Ma-ri-a Ma-ga-ri-ta xưa kia đã được Đức Chúa Giê-su chọn để an ủi
Ngài, an ủi những đau khổ mà Ngài phải chịu vì nhân loại tội lỗi, những đau khổ
ấy có khi chính là của các nữ tu với những kiêu ngạo, giận hờn, ghét ghen, đã
như những đinh nhọn đóng vào tay và chân của Đức Chúa Giê-su trên thập giá.
Quỳ
trước Đức Chúa Giê-su Thánh Thể với cảnh vật thinh lặng khác thường ở một góc
nào đó trong nhà thờ, các nữ tu sẽ cảm nghiệm được những gì mà Đức Chúa Giê-su
phải chịu trong vườn Giết-sê-ma-ni năm xưa, các nữ tu sẽ thấy mình đóng lại vai
trò của ba môn đệ là ông Phê-rô, ông Gia-cô-bê và ông Gio-an với những mệt mỏi
của những giây phút làm việc ập tới, với những băn khoăn lo lắng vì trách nhiệm
đang ở trên đôi vai, với những niềm vui và buồn phiền của cộng đoàn, tất cả những
điều ấy như một gánh nặng đè lên con người và tâm hồn của các nữ tu, và thay vì
đến để xin Đức Chúa Giê-su Thánh Thể cất bớt những mệt nhọc ấy đi, thì các nữ
tu với tâm tình yêu mến, đã thấy những điều ấy trở thành những giọt mồ hôi máu
chảy ra trên khuôn mặt thánh thiện khả ái của Ngài, bây giờ các nữ tu không còn
nghĩ đến những nỗi đắng cay của mình nữa, nhưng là trở thành những người bạn
thân thiết an ủi Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, đó là một hạnh phúc, hạnh phúc của
những người đang yêu và cùng nhịp tim với người mình yêu...
Ai
cũng có nhu cầu yêu và được yêu, đó là chuyện thường tình của thế gian, nhưng
nhu cầu chia sẻ với người yêu những đau khổ của họ thì hình như chưa được coi
trọng, bởi tính khí của con người là ích kỷ và nhỏ nhen. Các nữ tu là những người
có tâm hồn quãng đại với Thiên Chúa, khi Ngài kêu gọi họ trở nên người làm chứng
cho tình yêu của Ngài ở trần gian này, do đó mà khi một mình quỳ trước Đức Chúa
Giê-su Thánh Thể các nữ tu sẽ thấy Ngài có một nhu cầu rất trần thế, đó là cần
có người an ủi Ngài vì những xúc phạm của nhân loại qúa to lớn đối với Ngài là
Thiên Chúa khoan hậu và thứ tha.
Đây
là lời tâm sự rất chân tình của Đức Chúa Giê-su: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được”, Ngài buồn vì những nổi buồn to lớn
sau đây :
-
Trước tiên là Giu-đa Is-ca-ri-ốt đã phản bội
mình.
-
Thứ hai là Phê-rô chối Ngài.
-
Thứ ba là các môn đệ chạy tán loạn.
-
Thứ tư là nhân loại ngày càng xúc phạm đến
tình yêu của Ngài dành cho họ.
Những
nỗi buồn này rất nhân loại, rất con người và rất thực tế trong cuộc sống làm
người, do đó khi mà các nữ tu đắm mình trong cầu nguyện trước Đức Chúa Giê-su
Thánh Thể, thì chính các nữ tu sẽ cảm nhận được nỗi buồn này của Đức Chúa Giê-su,
cũng chính là nỗi buồn của mỗi một con người chúng ta rất cần đến sự an ủi và động
viên của người khác.
Người
ta có thể chịu đựng được đau khổ, người ta có thể chịu đựng được nhục nhã và
các đau khổ khác, nhưng người ta sẽ không chịu đựng được một tình yêu phản bội,
bởi vì con người ta thường đi tìm cái hoàn thiện trong cái bất toàn, tìm sự
chung thủy trong cái phản bội, có nghĩa là con người ta quá đặt tất cả vào tình
yêu của người khác. Đức Chúa Giê-su với bản tính con người, Ngài cũng bị dằn vặt
bởi những phản bội của con người, và với bản tính Thiên Chúa, Ngài càng đau buồn
hơn khi nhân loại xúc phạm đến Ngài bằng những tội lỗi của họ, nhất là tội xúc
phạm đến bí tích Thánh Thể là bí tích Yêu Thương của Ngài.
THÁNH THỂ
TÂM ĐIỂM ĐỜI
SỐNG CỦA CÁC NỮ TU
Con
người sống bởi cơm bánh, và vì cơm ăn áo mặc mà con người ngày đêm phải lao đao
vất vả khó nhọc, để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, cũng vậy Thánh Thể
là tâm điểm của người Ki-tô hữu nói chung và của các nữ tu nói riêng, bởi vì một
nữ tu thiếu bóng dáng Thánh Thể là một nữ tu đầy ắp tinh thần thế tục trong tâm
hồn, và người ta sẽ thấy nơi những nữ tu thiếu bóng Thánh Thể này một sự kiêu
căng hơn là khiêm nhượng, đỏm dáng hơn là đơn sơ, oán trách hơn là thông cảm,
thích hưởng thụ hơn là phục vụ...
Tâm
điểm đời sống của các nữ tu là Thánh Thể, như các tông đồ vây quanh Đức Chúa
Giê-su trên núi khi nghe Ngài giảng về “hiến chương Nước Trời” và những điều mà
các môn đệ của Ngài phải có. Không lấy Đức Chúa Giê-su làm tâm điểm thì các
tông đồ cũng sẽ như Giuđa Iscariốt phản bội Ngài mà thôi, không lấy Đức Chúa
Giê-su làm tâm điểm thì tất cả mọi việc làm của Giáo Hội chỉ là vô ích.
1.Thánh Thể là sự
tích cực
của người nữ tu với công việc thường ngày, bởi vì trong tất cả mọi công việc đều
sẽ trở nên nhàm chán, vì sự lập đi lập lại như chiếc kim đồng hồ tíc tắc tíc tắc
không một chút cảm tình.
Người
ta làm công việc vì cơm ăn áo mặc, người nữ tu làm công việc vì yêu mến Thiên
Chúa, hai hoàn cảnh hai mục đích không giống nhau, nhưng sẽ gặp nhau ở một điểm,
đó chính là sự nhàm chán trong công việc. Đức Chúa Giê-su Thánh Thể là nguồn
sinh lực dồi dào nâng đỡ các nữ tu mỗi khi công việc nhàm chán, chính Ngài sẽ
cùng làm việc với các nữ tu nếu họ chân thành mời Ngài đi vào thâm sâu cuộc sống
của đời tu trì trong xã hội này. Chính sự nhàm chán trong công việc đã dẫn đến
tình trạng trở nên chễnh mãng trong đời sống tu đức của các nữ tu cũng như của
các tu sĩ khác, nơi công việc, dù hăng hái như “thuở ban đầu” chăng nữa, thì
cũng có ngày phải nhàm chán và nhàm chán đến tận cổ, do đó mà Thánh Thể chính
là nhân tố tích cực để cho người nữ tu phấn đấu hăng hái và vui vẻ tiếp tục
công việc của mình.
Không
có Đức Chúa Giê-su Thánh Thể thì các nữ vẫn cứ là cô nuôi dạy trẻ như những bảo
mẫu khác không hơn không kém, vì công việc mệt nhọc và đơn điệu sẽ làm cho các
nữ tu nóng nảy và đôi lúc gắt gỏng như những cô nuôi dạy trẻ khác, do đó, Thánh
Thể chính là thần dược nâng đỡ ủi an và là một phương thế bảo đảm nhất làm cho
các nữ tu khác với những người khác, khi mà ai cũng cảm thấy nhàm chán công việc
đang làm, vì nhiều áp lực tinh thần cũng như mệt mõi thân xác, thì các nữ tu vẫn
cứ là những bông hoa đẹp đem lại sự vui tươi cho mọi người...
2. Thánh Thể là sự
can đảm
của các nữ tu trong đời sống tu trì, ơn cam đảm này các nữ tu được lãnh nhận
cách đầy đủ hơn khi kết hiệp mật thiết với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể trong
thánh lễ hằng ngày của mình.
Người
ta cảm phục các nữ tu không những vì sự hy sinh tuyệt vời của họ, mà còn là vì
chính những can đảm khi các nữ tu khước từ trước những cám dỗ của thế gian: tiền
tài, sắc đẹp và những bon chen khác của một thiếu nữ. Sự can đảm này nói lên một
tính cách thánh thiêng mà chỉ có những ai hoàn toàn yêu mến Thiên Chúa mới cảm
nhận được. Nơi quán trọ trên đường Em-mau, hai môn đệ đã nhận ra Thầy của mình
trong hành vi quen thuộc và rất thân thiện, đó là việc Bẻ Bánh của Đức Chúa Giê-su,
lòng các ông đã dấy lên một sức mạnh khôn tả để rồi giữa đêm khuya (Lc 24, 33)
vụt quay trở lại Giê-ru-sa-lem để báo tin cho nhóm Mười Một và các bạn hữu biết
Thầy đã sống lại rồi...
Đức
Chúa Giê-su Thánh Thể là nguồn sức mạnh cho hai môn đệ trên đường Em-mau như thế
nào, thì hôm nay, chính Ngài cũng sẽ là nguồn ơn sủng và làm cho các nữ tu mạnh
dạn can đảm như thế trên đường Em-mau-cuộc-đời của các nữ tu.
Tất cả
mọi nẻo đường mà bước chân của các nữ tu đi qua đều trở thành con đường Em-mau
xưa kia, vì ngay chính trên những con đường ấy, các nữ tu thật sự là hai môn đệ
cùng đồng hành với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể với tinh thần hăng say rao giảng
và làm chứng nhân cho Tin Mừng Phục Sinh mà không chút ngại ngùng, vì trời
khuya đêm tối của sự dữ, của xa hoa và cám dỗ, bởi vì chính các nữ tu đã được Đức
Chúa Giê-su đồng hành và mạc khải cho biết: Ngài chính là Đấng đã bị đóng đinh
trên thập giá và đã sống lại.
Đồng hành với Thánh Thể trên quảng đường
trần thế của các nữ tu không chỉ là lo làm việc truyền giáo nơi các trường học,
bệnh viện, nhà xứ.v.v... nhưng còn là đồng hành với Ngài trong những lúc đau buồn
hân hoan của cuộc sống dâng hiến, bởi vì sự can đảm không chỉ là chịu đựng những
thử thách đau khổ cách can đảm mà thôi, nhưng sự can đảm này còn ở trong những “phát
minh” mới làm cho các nữ tu tiến nhanh trên đường trọn lành, đó chính là những
khám phá đầy sáng tạo trong ơn sủng của Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, và nhờ Thánh
Thể mà các nữ tu luôn thấy mình ngày càng trở nên mới hơn trong cuộc sống hàng
ngày, nhất là mới hơn trong cung cách khi phục vụ tha nhân, bởi vì Chúa Thánh
Thần Thiên Chúa luôn đổi mới những tâm hồn biết yêu mến và học hỏi sự hiền lành
nơi Thánh Thể.
3. Thánh Thể là sự khiêm tốn của
các nữ tu, mặc dù được làm môn đệ của vị thầy vĩ đại –Đức Chúa Giê-su - thì nên
hãnh diện và có chút kiêu ngạo như người ta thường làm, nhưng các nữ tu thì
không phải như thế, càng thấy mình được chọn làm tân nương của Đấng Phu Quân
toàn năng, thì càng khiêm tốn vâng phục và bày tỏ lòng khiêm nhường hơn trước mặt
Thiên Chúa và nhân loại. Đức Chúa Giê-su đã thức suốt đêm để cầu nguyện bàn hỏi
với Chúa Cha trước khi chọn các môn đệ cho mình, đây là một đức khiêm tốn vô
cùng thẳm sâu mà các nữ tu phải học cho bằng được, bởi vì chính ngay trong cuộc
sống hiến dâng, ý riêng của mình đã nổi dậy và càng nổi dậy mạnh bạo hơn khi
mình có chức quyền và địa vị, chính khi suy tư đến mầu nhiệm khiêm nhường này,
chúng ta mới thấy được Thánh Thể chính là nguồn mạch yêu thương cách khiêm nhường
cho chúng ta noi theo.
Có nhiều
nữ tu đã coi nhẹ việc viếng Thánh Thể vì nhiều lý do, mà lý do quan trọng nhất
khiến cho họ không mấy mặn mà với việc chầu Thánh Thể, dù là chầu chung với cộng
đoàn, đó chính là sự kiêu ngạo ngấm ngầm thấm trong tâm tuỷ của họ, bởi vì họ
không mấy thích cầu nguyện, bởi vì họ suy nghĩ đến đời sống thế tục tham sân si
hơn là đời sống thánh hiến hy sinh và cầu nguyện đang khi phục vụ tha nhân, cho
nên mỗi lần viếng Thánh Thể (chung, riêng) thì họ cảm thấy như là chuyện bất đắc
dĩ, và quỷ kiêu ngạo sẽ sẵn sàng làm quân sư xúi giục họ tăng thêm sự hồ nghi Đức
Chúa Giê-su Thánh Thể, hoặc ít nữa là làm cho họ không coi trọng việc chầu
Thánh Thể.
“Chẳng
có ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban” (Ga 3, 27), đây là lời làm
chứng và là lời xác tín mạnh mẽ vào quyền năng của Thiên Chúa, bày tỏ lòng
khiêm tốn của thánh Gioan Tẩy Giả trước sự xuất hiện của Đức Chúa Giê-su, ngài
đã khiêm tốn cách anh hùng khi tuyên xưng trước mặt mọi người rằng, không ai có
thể nhận được gì nếu Thiên Chúa không ban cho, ngay cả việc ngài làm là phép rửa
nếu không được từ Trời ban cho, thì ngài cũng không thể làm được.
Cũng vậy, người nữ tu cũng sẽ không làm
được gì nếu không được từ Trời ban cho. Trời ban cho là Bánh Hằng Sống và Nước
Trường Sinh tức là Mình và Máu thánh của Đức Chúa Ki-tô, cũng là Thánh Thể mà hằng
ngày các nữ tu rước lấy, chiêm ngắm và suy tư trong lòng những việc mà Đức Chúa
Giê-su đã ban cho họ từ nơi nguồn Thánh Thể, và qua đó mà họ càng nhận ra rằng,
mình chỉ là những “đầy tớ vô dụng”
không xứng đáng được đón nhận ơn từ Trời ban cho trong cuộc sống đời thường.
Quỳ trước Đức Chúa Giê-su Thánh Thể,
thinh lặng chiêm ngắm Ngài rất khiêm tốn ẩn mình trong nhà chầu với tất cả lòng
mến, người nữ tu sẽ thấy rất rõ rằng, Ngài đang thổn thức như trong vườn Cây Dầu
năm xưa vì những xúc phạm của nhân loại và của mỗi một người trong chúng ta. Bởi
vì, một nữ tu sống thật với ơn gọi chính là một nữ tu biết sống đời ẩn dật ngay
giữa xã hội này như Đức Chúa Giê-su đang ẩn dật trong nhà chầu, Ngài ẩn dật với
tất cả sự khiêm cung không lên tiếng, không phàn nàn khi người ta ngạo mạn và
vô phép với Ngài nơi bí tích Thánh Thể trong nhà thờ.
Cũng vậy, người nữ tu sống ẩn dật giữa đời
biết thinh lặng trong nơi ồn ào, biết chiêm ngắm Thiên Chúa khó nghèo trong cảnh
xa hoa, biết cầu nguyện trong chỗ thờ ơ và biết thánh hoá mình giữa những cám dỗ
vật chất, đó chính là một nữ tu biết kết hợp mật thiết với Đức Chúa Giê-su
Thánh Thể, và, có thể nhận lãnh tất cả mọi thứ từ Trời ban cho, bởi vì Thiên
Chúa không thích người kiêu căng nhưng luôn yêu mến kẻ khiêm nhường.
ĐỨC
CHÚA GIÊ-SU THÁNH THỂ
TÂM ĐIỂM CỦA VIỆC HỌC HỎI
Có rất nhiều nam nữ tu sĩ, nhất là những
người thích tìm sự phong phú cho kiến thức của mình nơi các tác phẩm nổi tiếng ở
đời, họ thích nói những điều cao siêu trên trời trong các tác phẩm văn chương,
họ thích đàm luận về học thuyết này hay học thuyết nọ, họ thích lý luận những
điều đã đọc được trong các tác phẩm tu đức mà họ cho là rất nổi tiếng, và khi họ
càng bám vào các tác phẩm luận lý cao siêu của người đời, thì họ càng xa lìa Đức
Chúa Giê-su Thánh Thể là trường dạy họ trong cách sống làm người tu sĩ.
1. Thánh Thể là tâm điểm của các sách tu đức.
Cứ mở các sách tu đức nổi tiếng trên thế
giới ra, chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Giê-su chính là nguồn cảm hứng và là tâm điểm
của cuốn sách ấy, nó giúp chúng ta tìm kiếm và học hỏi phương pháp tiếp cận với
Đức Chúa Giê-su Thánh Thể.
Mọi nguồn cảm hứng
và những áng văn bất tuyệt về Thánh Thể đều được cảm hứng từ việc chiêm ngắm Đức
Chúa Giê-su Thánh Thể của các thánh nam nữ, cũng như của các nhà đạo đức khôn
ngoan thánh thiện. Một quyển sách suy niệm mà không có cảm hứng từ Thánh Thể
thì nó chỉ là một cuốc sách thiên về văn chương hơn là sách tu đức, làm cho người
ta tìm thấy văn chương hơn là gặp được Đức Chúa Giê-su Thánh Thể trong quyển
sách ấy.
- Thánh
Thể là tâm điểm của việc tông đồ.
Thời
nay, có nhiều hội dòng nam cũng như nữ có khuynh hướng “mở cửa” để nhìn ra thế
giới với một ước mơ là truyền giáo, bởi vì “lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì
ít”, mơ ước này được thúc đẩy bởi lòng yêu mến Thiên Chúa và hy vọng rằng mọi
người sẽ được ơn cứu độ, do đó mà đi đến đâu, việc trước tiên là xây dựng một
nhà nguyện nho nhỏ để hằng ngày tế lễ, cầu nguyện và kết hợp với Đức Chúa Giê-su
Thánh Thể.
Đời
sống tu đức của các nữ tu không chỉ lệ thuộc vào luật dòng và tôn chỉ mục đích
của hội dòng mà thôi, nhưng còn phải đặt Đức Chúa Giê-su Thánh Thể vào cuộc sống
tu trì của mình, bởi vì nếu không đặt Ngài là tâm điểm của đời tận hiến thì dù
cho các nữ tu răm rắp tuân giữ luật dòng thì cũng chỉ là như cái xác không hồn
mà thôi, chỉ là cái mả tô vôi bên ngoài, nhưng bên trong thì đầy những thói thường
tình của một nữ nhi như bao nhiêu các cô gái khác là đỏng đảnh, kiêu căng, giận
hờn, ghen ghét mà thôi.
Tâm
niệm rằng, Đức Chúa Giê-su Thánh Thể là tâm điểm của đời sống phục vụ của tôi,
thì các nữ tu mới có được sự hăng say phục vụ cho lý tưởng của hội dòng mà mình
đã chọn, bằng không thì khó mà có được thái độ phục vụ tha nhân cách tích cực.
Truyền
giáo tức là làm việc tông đồ, cũng như các tông đồ xưa kia đã được Đức Chúa Giê-su
sai đi loan báo Tin Mừng, rồi khi ngày chấm dứt thì các ngài lại về quây quần
bên Ngài (Lc 9, 10) để báo cáo cho Ngài nghe những việc mà các ông đã làm, cũng
như để nghe những lời giáo huấn của Ngài, trong bối cảnh này cho chúng ta thấy
Đức Chúa Giê-su chính là tâm điểm truyền giáo của các tông đồ.
Cũng
vậy, có một kinh nghiệm lớn lao của Giáo Hội để lại cho chúng ta là: ở đâu có Thánh
Thể thì ở đó cộng đoàn giáo dân có sức sống cách đặc biệt.
Làm
việc tông đồ là giới thiệu khuôn mặt nhân từ đầy yêu thương của Đức Chúa Giê-su
cho mọi người biết qua đời sống của các nữ tu, người ta thấy khuôn mặt của Đức Chúa
Giê-su như thế nào, thì đều tùy thuộc vào đời sống phục vụ của các nữ tu đối với
họ, bởi vì chính các nữ tu là những tông đồ được sai đi để làm công việc cao
quý ấy, cho nên, nếu các nữ tu không đặt Thánh Thể làm tâm điểm truyền giáo của
mình, thì chắc chắn rằng, người ta sẽ không nhìn thấy khuôn mặt của Đấng cứu thế
khi các nữ tu rao giảng cho họ nghe.
Thánh
Phê-rô tông đồ đã quả quyết với Đức Chúa Giê-su: “Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy”. Tất cả các môn đệ
cũng đều nói như vậy”(Mt 26, 35) - nhưng rồi các tông đồ tán loạn mỗi người
một nơi, vì chính các ngài không đặt Đức Chúa Giê-su vào trong tâm điểm cuộc sống
của các ngài, các ngài chỉ nhìn thấy hào quang phép lạ của Đức Chúa Giê-su, mà
không nhìn thấy mục đích cứu chuộc nhân loại của Ngài, cho nên các ngài đã vấp
ngã.
Có
rất nhiều nữ tu đã nhàm chán công việc tông đồ cách đơn điệu mà không lý giải
được tại sao mình chán; cũng có rất nhiều nữ tu đã hối hận, và đã sống đời tận
hiến cách tiêu cực không nhiệt thành công tác phục vụ, bởi vì các nữ tu này đặt
nặng vấn đề công việc làm trọng tâm của việc tông đồ, mà không biết rằng chính Đức
Chúa Giê-su Thánh Thể mới chính là tâm điểm, và là niềm phấn khởi để họ tiếp tục
làm công việc truyền giáo trong đời sống tu trì của mình.
Thất
bại hay thành công đối với một người có đức tin thì đó là việc của Thiên Chúa,
nhưng đối với người không có đức tin thì là một nỗi đau khổ của họ, vì họ không
tìm được nơi nương tựa để chia sẻ, họ không tìm được người bạn chân thật để tâm
sự. Nhưng đối với những người yêu mến Đức Chúa Giê-su Thánh Thể như các nữ tu,
thì thất bại hay thành công trong việc truyền giáo lại là một bài học quý giá
cho họ, bởi vì họ có người bạn tin cậy nhất để an ủi, và hơn thế nữa, họ có Đấng
Lang Quân của mình để chia sẻ và ủi an, đó chính là Thánh Thể vậy ! Một nữ tu
truyền giáo mà không đến với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, hay nói cách khác,
không đặt Thánh Thể là trọng tâm của mình trong việc truyền giáo, thì sẽ trở
thành một công nhân tích cực hơn là một nữ tu vì lý tưởng truyền giáo của
mình...
Việc
tông đồ là sứ mạng của tất cả những người đã lãnh bí tích Rửa Tội, là việc mà Đức
Chúa Giê-su đã lệnh cho các tông đồ phải thực hành để nhân loại được ơn cứu độ:
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở
thành môn đệ...” (Mt 28, 19a), việc trở thành môn đệ hay không đó là công
việc của Thiên Chúa, công việc của các nữ tu là làm cho mọi người nhận biết
Thiên Chúa là Đấng đầy lòng thương xót và yêu thương họ.
THÁNH THỂ LÀ
Ăn
và uống là hai việc quan trọng đối với thân thể của con người, cũng vậy, Thánh
Thể là lương thực hằng sống của những kẻ tin, nhất là của những người dâng mình
làm tôi tớ Thiên Chúa, các linh mục và các tu sĩ nam nữ.
Thánh
Phao-lô tông đồ trong thư thứ nhất gửi giáo đoàn Cô-rin-tô ngài đã viết: “Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn
Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết” (1 Gr 11, 26).
Loan truyền việc Đức Chúa Giê-su đã chịu chết tức đồng thời cũng loan truyền việc
Ngài đã sống lại, và nhờ sự sống lại này mà Thánh Thể trở nên lương thực đời đời
cho Giáo Hội của Ngài và cho những kẻ tin.
Loan
truyền việc Đức Chúa Giê-su đã chịu chết khi rước lấy Mình và Máu của Ngài, tức
là thánh Phao-lô tông đồ muốn mỗi người Ki-tô hữu phải sống như những kẻ đã chết
cho tội lỗi và đã sống lại với Đức Chúa Giê-su, và trong một mức độ mà Chúa
Thánh Thần ban cho, mỗi người tin vào Đức Đức Chúa Giê-su đều phải sống theo bậc
của mình khi tham dự tiệc Thánh Thể.
Nữ
tu là những kẻ được Chúa Chúa Thánh Thần thúc giục sống đồi tận hiến, thì chính
Chúa Thánh Thần ấy cũng mời gọi các nữ tu sống Thánh Thể trong suốt đời tận hiến
của mình, đó là thường xuyên tham dự và kết hợp với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể
trong đời sống hoạt động tông đồ.
1. Từ hạt
lúa miến đến tấm bánh.
Thánh
Thể chính là Đức Chúa Giê-su, và cuộc đời của Ngài giống như quá trình trở
thành tấm bánh thơm ngon của hạt lúa: làm người, rao giảng, hy sinh, chết và sống
lại. Quá trình ấy đã làm cho Đức Chúa Giê-su trở nên Bánh Thánh và Rượu Thánh
cho nhân loại hưởng dùng để được sống đời đời.
Khi
tham dự bàn tiệc Thánh Thể thì các nữ tu cũng phải biết mình nên làm gì và làm
như thế nào, để trở nên tấm bánh cho cộng đoàn và cho tha nhân, đó chính là thực
hiện hy sinh, đức ái, và hoan lạc trong Chúa Chúa Thánh Thần.
Hạt
lúa không bị nghiền nát thì không thể trở thành tấm bánh, cũng vậy, người nữ tu
nếu không liên tục hy sinh trong cuộc sống, thì cũng không thể trở nên tấm bánh
cho tha nhân hưởng dùng.
Bị nghiền nát là
hy sinh.
Người
ta không đánh giá một nữ tu tốt lành thánh thiện theo tiêu chuẩn tuân giữ luật
dòng, bởi vì chú ý đến luật dòng mà làm hại đến đức ái thì không thể gọi là
thánh thiện được, nói như thế không có nghĩa là không tuân giữ luật dòng hay giữ
cách sơ sài, và nếu giữ luật dòng cách tiêu cực thì sẽ không nhìn thấy được cốt
lõi của luật, bởi vì tất cả luật Giáo Hội hay luật của hội dòng thì đều nhắm đến
cốt lõi là yêu thương, tức là Đức Ái, do đó người ta sẽ đánh giá một nữ tu
thánh thiện ở điểm nữ tu đó có biết hy sinh cho tha nhân hay không mà thôi, vì
hy sinh cũng có nghĩa là âm thầm tử đạo liên lĩ trong cuộc sống của mình.
Một
nữ tu biết âm thầm hy sinh vì cộng đoàn, thì trở nên giống Đức Chúa Giê-su hơn
là một nữ tu chỉ biết tuân giữ luật dòng, nhưng lại trở nên gánh nặng cho cộng
đoàn trong lời nói cũng như trong việc làm. Đức Chúa Giê-su đến không phải để
phá bỏ lề luật, nhưng để kiện toàn lề luật (Mt 5, 17b), chính Ngài đã làm cho lề
luật của Môi-sen có “hồn” hơn và có một sức sống hơn khi Ngài giảng: “Anh em nghe luật dạy rằng: chớ ngoại tình,
còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong
lòng đã ngoại tình với người ấy rồi...” (Mt 5, 27-32), nghĩa là Đức Chúa
Giê-su dạy chúng ta giữ luật cách tích cực và trọn hảo hơn.
Khi
chấp nhận hy sinh chính mình để cho tha nhân được hạnh phúc, thì người nữ tu đã
trở thành hạt lúa bị nghiền nát vụn đi, để người thợ là Đức Chúa Giê-su dùng
bàn tay của mình nắn thành tấm bánh cho mọi người hưởng dùng, đó là ý nghĩa đẹp
nhất của sự hy sinh.
Đức
Chúa Giê-su đã bị nghiền nát như hạt lúa bị xay nát đến mịn màng để trở nên tấm
bánh: Ngài đã bị sỉ nhục, bị nhạo báng, bị đánh đòn, bị đóng đinh trên thập giá
và đã chết để cứu chuộc nhân loại. Khi bị lưỡi đòng đâm thâu, giọt máu cuối
cùng và nước đã chảy ra và trở nên giòng nước hằng sống nuôi dưỡng Giáo Hội của
Ngài.
Hy sinh là tấm
bánh.
Không
hy sinh, không đi trọn đường khổ giá là không thể trở nên đồng hình đồng dạng với
Đức Chúa Giê-su, Thánh Thể là lương thực cho những linh hồn muốn trở nên đồng
hình đồng dạng với Đức Chúa Giê-su. Các nữ tu không phải ngẫu nhiên mà làm nữ
tu, nhưng chính lòng yêu mến Đức Chúa Giê-su Thánh Thể đã làm cho các nữ tu ước
muốn trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài, và như thế, các nữ tu đã trở nên tấm
bánh cho tha nhân thưởng thức bởi tính khiêm tốn, hy sinh và phục vụ trong yêu
thương nơi tha nhân của các nữ tu.
Lương
thực không chỉ là cơm bánh mà thôi, nhưng còn chính là Lời Hằng Sống của Thiên
Chúa (Mt 4, 4) được các nữ tu “chế biến” qua thái độ hiền lành và khiêm tốn của
mình, Lời Chúa không chỉ nghe nhưng còn là thấy, thấy những người ưu tuyển của
Thiên Chúa thực thi Lời của Ngài trong cuộc sống phục vụ của mình, đó chính là
các nữ tu.
Trong
những công việc hằng ngày, với rất nhiều mồ hôi đổ xuống trên cánh đồng truyền
giáo, để trở nên người của mọi người như Đức Chúa Giê-su, các nữ tu không ngừng
nổ lực tự hiến đời mình vì lý tưởng phục vụ và loan báo tin vui Nước Trời cho mọi
người, bằng những hy sinh của mình để chính bản thân mình trở nên tấm bánh thơm
ngon tinh tuyền dâng lên Thiên Chúa và trao cho tha nhân hưởng dùng.
Thánh
giám mục I-nha-xi-ô thành An-ti-ô-ki-a đã nói : “Tôi là miếng mồi ngon cho Đức Ki-tô. Ước gì nhờ răng của thú dữ, tôi
trở thành tấm bánh được tuyển chọn” (Phụng vụ
chư thánh, ngày 17.10 kính thánh Inhatiô Antiokia GM tử đạo), chính ngài khi bị sư tử xé nát thây đã
trở thành lễ vật dâng lên Thiên Chúa, và trở thành tấm bánh thơm ngon được tuyển
chon cho giáo đoàn An-ti-ô-ki-a hưởng dùng, ngài đã trở nên đồng hình đồng dạng
với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể.
Cũng
vậy, nếu không trở nên tấm bánh cho tha nhân hưởng dùng, các nữ tu sẽ không được
gọi là người môn đệ và là nữ tỳ của Đức Chúa Giê-su.
2. Từ cuộc
sống đến Thánh Thể.
Đời
sống con người cũng có thể nói là một mầu nhiệm, và không một ai có thể giải
thích được sự khổ đau nếu không cảm nhận được sự khổ đau của Đức Chúa Giê-su
trên thánh giá, chính mầu nhiệm Thánh Giá này đã làm cho cuộc sống của những
người tin vào Ngài có ý nghĩa hơn khi họ cúi xuống rửa chân cho tha nhân và
chia sẻ đau khổ với họ.
Nữ
tu là người sống mầu nhiệm Thánh Giá -hay nói cách khác- mầu nhiệm khổ đau nhiều
hơn những người khác, vì chính khi phục vụ tha nhân thì các nữ tu cũng đã hòa
mình vào sự đau khổ của Đức Chúa Giê-su, và nhìn thấy Ngài trong những người mà
mình phục vụ.
Sống mầu nhiệm đau
khổ.
Có
một sự kiện mà chúng ta điều biết và thâm tín, đó là Đức Trinh Nữ Mẹ Ma-ri-a đã
sống mầu nhiệm khổ đau cách trọn vẹn, Mẹ sống mầu nhiệm này không phải chỉ bằng
cách thông phần khổ nạn với Đức Chúa Giê-su trong tâm hồn mà thôi, nhưng bằng
chính việc đi theo Đức Chúa Giê-su –Con Mẹ- trên đường khổ giá để chia sẻ những
khổ đau mà Đức Chúa Giê-su phải chịu vì tội của nhân loại.
Đi
với Đức Chúa Giê-su trên con đường khổ giá của đời tận hiến, các nữ tu đã trở
nên giống Đức Mẹ Ma-ri-a là sống mầu nhiệm đau khổ ngay trong chính bản thân của
mình khi kết hợp với những đau khổ của Đức Chúa Giê-su.
Có
những lúc chúng ta nghĩ rẳng, cứ kết hiệp đau khổ với Đức Chúa Giê-su trong tâm
hồn là được rồi, mà không muốn chia sẻ với Ngài những cực hình nơi thân thể
mình, thì vẫn là chưa trọn vẹn; nói sống mầu nhiệm đau khổ với Đức Chúa Giê-su
Thánh Thể mà vẫn cứ than thở buồn phiền vì người này người nọ, vẫn cứ để cái
tôi của mình lên trên thánh ý của Thiên Chúa qua bề trên và cộng đoàn thì chưa
sống mầu nhiệm Thánh Thể được. Đức Chúa Giê-su đã vâng theo ý của Cha trên trời,
nên Ngài đã trở nên Bánh cho nhân loại được sống, trở nên Nước Hằng Sống để cho
nhân loại được nước trường sinh, và chúng ta chỉ trở nên tấm bánh cho anh em
khi chúng ta làm theo lời của thánh Phao-lô tông đồ, ngài nói: “Những ai thuộc về Đức Kitô thì đã đóng đinh
tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê” (Gl 5, 4), đó
không phải là sống mầu nhiệm đau khổ với Đức Chúa Giê-su Ki-tô sao ?
THÁNH THỂ
LÀ SỰ HIỆP NHẤT
“Lạy Cha chí
thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một
như chúng ta”. (Ga 17, 11b)
Không ở
đâu bày tỏ rõ ràng sự hiệp nhất cho bằng trong Giáo Hội của Đức Đức Chúa Giê-su
Ki-tô, và chính nhờ sự hiệp nhất ấy mà Giáo Hội của Ngài –nói theo khách quan-
tồn tại cho đến hôm nay, và đó là một bằng chứng hùng hồn cho nhân loại thấy rằng,
sự hiệp nhất này có được chính là vì Đức Chúa Giê-su vẫn ở lại với Giáo Hội mỗi
ngày trong bí tích Thánh Thể cho đến ngày tận thế.
Đức
Chúa Giê-su đã cầu nguyện với Chúa Cha xin cho các môn đệ được nên một, tức là
được hiệp nhất với nhau, bởi vì Ngài biết rằng, Giáo Hội mà Ngài xây dựng trên
nền tảng các tông đồ sẽ không tồn tại nếu không có sự hiệp nhất, do đó mà trước
khi lìa bỏ thế gian, Ngài đã trao ban chính bản thân mình để bảo đảm cho sự hiệp
nhất ấy trong Giáo Hội, đó chính là bí tích Thánh Thể, để những ai tham dự tiệc
bánh thánh này sẽ được hiệp nhất với nhau trong đức ái.
1. Hiệp nhất
là tha thứ.
Một
cộng đoàn hiệp nhất là một cộng đoàn có đầy đủ ơn đoàn sủng của Thiên Chúa ban
cho, dù đây là cộng đoàn nhỏ truyền giáo hay cộng đoàn nhỏ đang phục vụ trong
các bệnh viện, trường học.
Sự
tha thứ làm nổi bật tinh thần yêu thương của Đức Chúa Giê-su trong cộng đoàn, trong
thư gởi giáo đoàn Rô-ma, thánh Phao-lô tông đồ đã khuyên bảo chúng ta: “Vậy, anh em hãy đón nhận nhau, như Đức Ki-tô
đã đón nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa” (Rm 25, 7), bởi vì chính
thánh Phao-lô đã cảm nghiệm được như thế nào là làm sáng danh Thiên Chúa, đó là
chấp nhận nhau như Đức Chúa Giê-su chấp nhận chúng ta, chấp nhận nhau chính là
tha thứ cho nhau vậy.
Các
nữ tu là những người được Đức Chúa Giê-su tuyển chọn, được Ngài chấp nhận vào
hàng ngũ của những con người ưu tú, không phải để làm rạng danh các nữ tu,
nhưng là để sáng danh Thiên Chúa Cha.
Bởi
vậy, khi đã đón nhận nhau trong tinh thần yêu thương của Đức Chúa Giê-su, thì
các nữ tu cũng biết tha thứ cho nhau khi chị em có những thiếu sót khuyết điểm
với mình cũng như với cộng đoàn, có như thế cộng đoàn của các nữ tu mới thật sự
là nơi lý tưởng, một nhà Bê-ta-ni mà Đức Chúa Giê-su ưa thích đến nghĩ ngơi sau
một ngày mệt nhọc vì rao giảng Nước Trời. Trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ
của mình, mong ước duy nhất của Đức Chúa Giê-su là muốn các môn đệ hiệp nhất với
nhau trong yêu thương, như Ngài và Chúa Cha cùng với Chúa Chúa Thánh Thần hiệp
nhất vậy, tinh thần hiệp nhất này cần phải có sự tha thứ cho nhau, bởi vì tha
thứ là cốt lõi để được tha thứ, là nền tảng của sự hiệp nhất, bởi vì nói yêu
thương mà không tha thứ thì chúng ta chẳng khác chi những cái mã tô vôi, bên
ngoài để tấm di ảnh thật đẹp với những chức vụ của người chết, nhưng bên trong
thì chỉ là nắm xương khô...
Đức
Chúa Giê-su đã tha thứ cho thánh Phê-rô để thánh Phêrô yêu Ngài nhiều hơn và nhận
ra tình yêu của Ngài dành cho ông, để thánh Phê-rô trở nên tảng đá sống động
xây dựng Hội Thánh hiệp nhất của Đức Chúa Giê-su.
Không
tha thứ được cho các chị em trong cộng đoàn thì cộng đoàn không có chất xúc tác
để hiệp nhất, và như thế, dù các nữ tu có thâu đêm suốt sáng chầu Thánh Thể thì
chỉ làm cho Đức Chúa Giê-su thêm buồn mà thôi, bởi vì Thánh Thể chính là yêu
thương, tha thứ và hiệp nhất.
2. Hiệp nhất
là hiệu quả của Chúa Thánh Thần.
Hoa
quả của Chúa Thánh Thần thì có nhiều, rất phong phú, nhưng tất cả các ân sủng ấy
quy hướng chúng ta đến sự hiệp nhất, mà thánh Phao-lô tông đồ trước khi đề cập
đến tiệc Thánh Thể, ngài đã nghiêm khắc cảnh cáo về những trật tự trong cộng
đoàn phải tuân giữ (1 Cr 11, 2-33), tuy
nhiên, cái quan trọng cho sự hiệp nhất trong cộng đoàn chính là: “Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất
mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau.” (Ep 4, 3). Ăn
ở thuận hòa và gắn bó với nhau là hoa quả của Chúa Thánh Thần trong cộng đoàn,
thật vậy, nếu không có sự thuận hòa thì sẽ có chống đối, ghen ghét; nếu không
có sự gắn bó với nhau thì chỉ có chia rẽ mà thôi, mà chia rẽ là vũ khí nguy hiểm
nhất của ma quỷ dùng để chống phá Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su, nhất là trong
các cộng đoàn lớn nhỏ của Giáo Hội.
Có
nhiều ý kiến, và ai cũng cho ý kiến của mình là đúng nên không đề phòng mánh lới
của ma quỷ, và sẵn sàng chỉ trích phê bình những người không cùng quan điểm lập
trường của mình.
Yêu
mến Đức Chúa Giê-su Thánh Thể không phải là việc tranh luận chị đúng hay tôi
đúng, nhưng Thánh Thể là sự khiêm tốn tột cùng của Đức Chúa Giê-su hằng ngày chịu
đựng những xúc phạm của chúng ta, là sự nhịn nhục trong yêu thương của người
yêu mến Ngài, đó chính là hiệu quả của Chúa Thánh Thần trong cùng một cộng đoàn.
Ai chưa biết làm cho có thuận hòa trong cộng đoàn là người không thể nói lời
yêu mến Thánh Thể, ai chưa làm cho cộng đoàn có sự gắn bó mật thiết với nhau,
thì người ấy đang sống ngoài phạm vi ân sủng của Chúa Thánh Thần, dù rằng họ
đang hằng ngày cùng với chị em chung sống học hành và làm việc với nhau.
MỖI MỘT NỮ
TU LÀ MỘT ĐỨC MẸ MA-RI-A
YÊU MẾN ĐỨC
CHÚA GIÊ-SU THÁNH THỂ
Đức
Mẹ Ma-ri-a, người Mẹ tuyệt hảo đã ban tặng cách độ lượng người con duy nhất và
yêu quý của Ngài cho nhân loại, đó chính là Đức Chúa Giê-su.
Nói
yêu mến Đức Mẹ Ma-ri-a mà không yêu mến hoặc thờ ơ với Thánh Thể thì không thể
gọi là yêu mến Mẹ được, bởi vì không thể tách rời Đức Chúa Giê-su ra khỏi Đức Mẹ
là Đấng đã cưu mang và đồng công cứu chuộc loài người với con của mình, Mẹ đã
chiêm ngắm Đức Chúa Giê-su mới sinh trong hang lừa máng cỏ với tất cả tình yêu
vừa vui mừng vừa đau khổ; Mẹ cũng đã đi theo Đức Chúa Giê-su để nhìn thấy con
mình bị các biệt phái và những kinh sư ngạo mạn rình rập ám hại vì ganh tức; Mẹ
cũng đã đi theo con của mình lên trên đồi Can-vê để nhìn thấy người ta đóng
đinh con mình vào thập giá; và đau khổ hơn, chính Mẹ đã ẳm xác con trong lòng
mình để chiêm ngắm hình hài -vì yêu thương- đã biến dạng vì bị đánh đòn dữ tợn
của quân lính.
Cuộc
đời của Đức Mẹ Ma-ri-a là sự kết hợp liên lĩ với Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống
của Ngài, tình mẫu tử này được thể hiện rõ ràng nhất khi Mẹ đứng dưới chân thập
giá, không ngã quỵ, không than trách, không oán hờn, nhưng can đảm dâng con cho
Cha trên trời như của lễ toàn thiêu để chuộc tội cho nhân loại.
Người
nữ tu ngày xưa cũng như ngày hôm nay, không một ai là không chọn Đức Mẹ Ma-ri-a
làm mẹ của mình trong cuộc sống tu trì, và muốn mình nên hoàn hảo hơn nhờ sự dạy
dỗ và bảo trợ của Đức Mẹ, nhưng trên hết bài học mà Đức Mẹ dạy chính là các nữ
tu phải yêu mến Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, không yêu mến Thánh Thể thì không thể
nói yêu mến Đức Mẹ Ma-ri-a.
Có
nhiều nữ tu bày tỏ tình cảm của mình đối với Đức Mẹ Ma-ri-a bằng cách sốt sắng
lần hạt mân côi, bằng cách đọc kinh và làm việc lành kính Đức Mẹ.v.v... tất cả
đều là việc làm tốt, nhưng cái mà Mẹ thích nhất và muốn các nữ tì của Mẹ thực
hành trong cuộc sống, đó là yêu mến Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, chiêm ngắm Thánh
Thể và suy ngắm đến những đau khổ mà Đức Chúa Giê-su đã chịu vì yêu thương nhân
loại.
-
Hãy trở nên giống Đức Mẹ Ma-ri-a để dễ
dàng yêu mến Đức Chúa Giê-su Thánh Thể hơn.
-
Hãy sống như Đức Mẹ Ma-ri-a đã sống, để
nhìn thấy Đức Chúa Giê-su Thánh Thể đang hiện diện trong cuộc đời tu trì của
mình.
-
Hãy làm cho cuộc sống của mình giống như
cuộc sống của Đức Mẹ Ma-ri-a ở Na-gia-rét: khiêm nhu, vui tươi, phục vụ và hi
sinh.
LỜI NGUYỆN
KẾT THÚC
Lạy
Đức Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng
con cám tạ ơn Chúa vì đã ban cho chúng con được hồng hồng phúc –Chiêm ngắm
Thánh Thể- để chúng con biết nhận ra được tình thương của Chúa đối với nhân loại
qua sự thương khó, sự chết và sống lại của Chúa.
Hằng
ngày chúng con đi tham dự thánh lễ trong tư cách của một nữ tu, nhưng chúng con
vẫn chưa sống trọn vẹn tâm tình và bổn phận của người hiến dâng đời mình cho
Chúa, để phụng sự Chúa trong tha nhân, chúng con vẫn chưa thấy được tình yêu mầu
nhiệm mà Chúa đã dành cho chúng con từ thuở đời đời, và nhất là khi chúng con
được Chúa gọi vào sống trong một cộng đoàn tu hội.
Lạy
Đức Chúa Giê-su Thánh Thể,
Xin
tha thứ cho chúng con vì những lần chúng con rước Chúa cách bất xứng, xin chữa
lành vết thương do tội lỗi đã làm cho chúng con không được trọn vẹn thuộc về
Chúa trong đời sống tu trì của mình. Với những thói hư tật xấu mà chúng con hằng
ngày vẫn coi thường không cố gắng giữ mình, đã làm cho khuôn mặt của Chúa bị
méo mó dị dạng khi chúng con nhân danh Chúa và Giáo Hội để làm việc tông đồ.
Xin
ban cho chúng con ơn biết tha thứ cho những ai đã xúc phạm đến chúng con, như
Chúa đã từng tha thứ khi chúng con đã ngàn vạn lần làm cho trái tim yêu thương
của Chúa bị rướm máu vì những phản bội lời khấn hứa của chúng con.
Xin
làm cho chúng con trở nên những nữ tu phản chiếu tình yêu của Chúa giữa nơi mà
chúng con phục vụ, để tất cả mọi người đều nhận ra Chúa trong cuộc sống và lý
tưởng của chúng con, bởi vì nếu không có Chúa thì chúng con sẽ không làm được
gì cho xứng đáng.
Và
sau hết, xin Chúa ban cho chúng con được ơn bền đổ đến cùng trong ơn gọi của
mình, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Ma-ri-a –Mẹ của Chúa- và các thánh trên trời,
để giữa xã hội lắm mưu mô chước độc của sa-tan, chúng con vẫn một lòng trung
kiên với Chúa. Amen.
Tác giả
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.