Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2024

Chúa nhật 18 thường niên

 


CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN


Tin Mừng : Ga 6, 24-35.
“Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ”.

Anh chị em thân mến,
Qua mọi thời đại, đói khát là nỗi lo sợ của mọi loài, trong đó có loài người chúng ta. Mỗi năm trên thế giới có hàng triệu người bị đói và chết đói, đây chính là vấn nạn của liên hiệp quốc, của các quốc gia giàu có và của các nhà tôn giáo, của các hội đoàn từ thiện và của mỗi người trong chúng ta.
1. Nguyên nhân đói khát vật chất.
Đói khát vật chất là nguyên nhân của chiến tranh trên toàn thế giới, là nguyên nhân của mọi bất ổn trên địa cầu, đói khát cũng là nguyên nhân sinh ra tội ác trong xã hội, nó cũng làm cho người Ki-tô hữu chúng ta vì sợ đói khát vật chất mà quên đi phần rỗi linh hồn của mình. Có rất nhiều người vì sợ đói mà bán mất lương tâm, có rất nhiều người vì sợ đói mà làm nô lệ cho tội lỗi, có rất nhiều người sợ đói mà chối bỏ đức tin của mình...
Con người ta nếu không có lý trí để phân biệt tốt xấu, thì cái đói khát vật chất này sẽ làm cho họ trở nên giống loài vật chỉ biết vì miếng ăn mà xâu xé, chém giết, vu oan giá hoạ cho người đồng loại mà thôi.
2. Nguyên nhân sự đói khát tinh thần
Đói khát tinh thần là nguyên nhân của sự chối bỏ Đấng toàn năng ra khỏi cuộc sống của con người, khi con người không còn nhìn nhận Thiên Chúa là nguồn mạch của hạnh phúc, của yêu thương, thì đau khổ và hổn loạn sẽ tràn ngập thế giới, tội ác sẽ thống trị và con người thì trở thành nô lệ cho cuộc sống hưởng thụ trên những đau khổ bất hạnh của người anh em chị em mình.
Thiên Chúa là nguyên nhân hạnh phúc của con người, nếu con người cảm thấy không hạnh phúc là vì con người đã chọn hạnh phúc của thế gian do tiền tài danh vọng mang lại, mà hạnh phúc của thế gian thì không dài lâu, sáng có chiều mất, và cuối cùng thì con người vẫn thấy tâm hồn bất an.
Có Thiên Chúa là có tất cả, vì Ngài là tất cả, nhưng con người tự cho mình là chúa là tất cả, nên phủ nhận Thiên Chúa là Đấng toàn năng hiện diện trong cuộc sống, cho nên con người vẫn cứ trầm mình trong khổ đau.
Anh chị em thân mến,
Đói khát vật chất cũng như đói khát tinh thần đều đem lại khổ đau cho nhân loại. Đức Chúa Giê-su đã thấy điều ấy khi Ngài cảnh cáo dân chúng: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông”. Lương thực trường tồn này không phải là cao lương mỹ vị bò bê mập béo rượu nồng, nhưng chính là Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su Ki-tô,
Lời Chúa và Mình Máu Thánh của Chúa đều là lương thực hằng sống của chúng ta, lương thực cao quý này được dọn sẵn cho chúng ta ăn hoàn toàn miễn phí không phải trả đồng nào, tất cả đều là do sáng kiến của Thiên Chúa vì yêu thương nhân loại mà lập ra bí tích Thánh Thể. Đức Chúa Giê-su đã yêu thương chúng ta và hướng dẫn chúng ta đi tìm bánh trường sinh này trong lễ tế Mi-sa, cũng có nghĩa là Ngài muốn chúng ta khi tìm được thứ bánh hằng sống này rồi, thì cũng như Ngài, cũng mời anh chị em khác đến tham dự bàn tiệc thánh ấy, bằng chính những gương sáng được chiếu dọi bằng việc làm phù hợp với tinh thần Phúc Âm của mình.
Chung quanh chúng ta có rất nhiều anh chị em đói khát vật chất cũng như tinh thần, họ đang cần chúng ta giúp đỡ họ, bởi vì chính chúng ta đã lãnh nhận miễn phí hồng ân của Chúa ban cho, thì cũng nên rộng rãi cho đi cách thoải mái cái mà chúng ta đã lãnh nhận từ nơi Chúa, bởi vì ai biết cho đi là người khôn ngoan quản lý gia sản của Chúa nơi họ, bởi vì “cho đi là lãnh nhận gấp đôi”, bởi vì cho đi thì có phúc hơn là nhận.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2024

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

 


52.          MÊ TÍN PHONG THỦY

Có người rất mê tín thích coi phong thủy, làm việc gì, hoặc làm hay không làm, thì đều đến nhờ ông thầy phong thủy coi giùm.

Một hôm, ông ta ngồi dưới bức tường, đột niên có tiếng “ầm” một tiếng, bức tường trên đầu ngã xuống, ông ta bị kẹt trong đống đất cứng nên vội vàng cất tiếng cầu cứu.

Người trong nhà nói:

-         “Đừng vội, tạm thời kiên nhẫn chút xíu, đợi tôi đi hỏi ông phong thủy xem ngày hôm nay có thể động thổ được không đã ?”

(Tiếu lâm)

 

Suy tư 52:

        Coi phong thủy là một trong những việc mê tín của người không nhận biết Thiên Chúa, hay nói cách khác, của người tin vào ma qu bụt thần.

        Có những người Ki-tô hữu tin d đoan “bạo” hơn c những người không phải là người Ki-tô hữu, h làm đámới cho con cũng coi ngày tháng, làm nhà cho con cũng coi ngày gi phong thủy, h cũng tin rằng xây nhàớng nàyớng n mới ăn nên làm ra mặc dù họ hằng ngày vẫn đi dâng thánh lễ. Càng giàu có thì càng đua đòi, càng tin dị đoan, càng xa cách Thiên Chúa, đó là hiện tượng xảy ra trong xã hội này, bởi vì nơi họ, Thiên Chúa chỉ là ông thần để họ cầu khẩn khi túng thiếu sa cơ thất thế mà thôi.

        Người đi coi phong thủy là người dị đoan, dù họ là người nào chăng nữa thì cũng là người chối bỏ Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng đất trời, cho nên những người Ki-tô hữu đi coi phong thủy, coi bói đều là những người phủ nhận Thiên Chúa là Cha trên trời của họ và bái lạy ma quỷ, bái lạy ông thầy phong thủy làm cha của mình, tội này lớn hơn tất cả mọi thứ tội..

        Tội nghiệp thay cho người chối bỏ Thiên Chúa là Cha của mình, để đi tin vào những lời nói nhăng nói cuội của người phàm trần như mình.


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư) 

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2024

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

 


51.          KHĂN MẠNG TRẮNG

Có một anh học trò cũ[1] không đội mũ khi đi thi, quan khảo thí hỏi anh ta duyên cớ tại sao, anh ta nói:

-         “Bởi vì nhà nghèo nên không có khăn mạng trên đầu.

Quan khảo thí nói đùa:

-         “Nhìn miệng mày râu dài cũng có thể kết thành cái khăn đầu vậy !”

Anh học trò thi không đậu ấy trả lời:

-         “Cái mũ mới không hợp với khăn mạng trắng ạ.

(Tiếu lâm)

 

Suy tư 51:

        Ngày xưa các học trò đều đội mũ trên đầu rất nho nhã, ngày nay các học trò có những bộ đồng phục rất đẹp mắt; nhưng dù đội mũ và mặc đồng phục thì vẫn cứ thi rớt như thường, vì cái mũ hay bộ đồng phục không làm cho học trò giỏi giang hơn…

        Có những người tướng dáng rất đạo mạo như ông cụ non, nhưng tâm hồn thì chứa đầy những gian xảo mưu mô muốn hạ bệ anh em vì một miếng ăn ở ch tốt hơn; lại có những người áo mão cân đai đường hoàng bệ vệ, nhưng trong bụng thì chứa cả bồ dao găm…

        Nhà nghèo đương nhiên là không sắm được cái mũ để đội như người ta nên không đáng trách, nhưng làm linh mục mà tâm không thật, dạ không ngay thì đáng trách vạn phần, bởi vì linh mục có đủ áo mão cân đai lại giàu có hơn người khác về nghĩa đen cũng như nghĩa bóng.

        Cái áo không làm nên ông thầy tu cũng như cái mũ không làm nên cho anh học trò thì đậu, nhưng cái áo chùng thâm của linh mục và áo dòng của các tu sĩ nam nữ là biểu hiệu của một tâm hồn sẵn sàng chết cho đời với cuộc sống ngay thẳng và đơn sơ của mình.

        Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người không áo mũ cân đai, nhưng trần truồng trong hang đá ở Bê-lem; Ngài cũng không được mặc áo gấm thêu hoa để liệm khi chết, nhưng chết trần trụi trên thập giá, nhưng ơn cứu độ của Ngài thì che kín cả trên trời dưới đất...


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư) 

[1] Người học trò không thi đậu tú tài.

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2024

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

 


50.          KHÔNG NHƯ THỢ MAY

Một năm trời hạn hán, thái thú ra lệnh cho pháp tế trời cầu mưa.

Pháp sư tế đã mấy ngày mà vẫn không có mưa, thái thú rất tức giận nên trừng phạt pháp .

Pháp bẩm báo:

-         “Tiểu bần đạo bản lãnh thì vẫn như thường, nhưng không bằng tên thợ may nọ nói mới giỏi.

Thái thú hỏi:

-         Mày nói vậy là có ý gì ?”

Pháp quan trả lời:

-         “Nó muốn một mét thì là một mét.

(Tiếu lâm)

         

Suy tư 50:

        Chuyện của thầy pháp thầy cúng và ông thợ may thì không giống nhau, thầy pháp cúng tế cầu mưa thì là may rủi nhưng thợ may thì chắc ăn khi đo may áo quần cho người ta; pháp quan cầu mưa thì chỉ có một vài câu niệm chú cho nên không linh thiêng, nhưng thợ may thì càng may càng tinh vi và càng điêu luyện tay nghề...

        Có những người Ki-tô hữu khi cầu nguyện thì cứ cầu nguyện theo thói quen, hể mở miệng cầu nguyện là xin ơn này đến ơn khác và chỉ xin cho mình, nên không tìm thấy được cốt lõi của sự cầu nguyện, họ đã làm giảm giá trị của lời cầu nguyện mà không biết.

        Cầu nguyện theo thói quen thì giống như thầy pháp đọc chú niệm bùa lãi nhãi, nhưng nếu biết phóng xa lời cầu nguyện, nghĩa là biết nhớ đến tha nhân trong khi cầu nguyện, thì lời cầu nguyện của mình sẽ thêm phong phú và có ý nghĩa hơn và sẽ không sợ lời nguyện bay vào hư không, bởi vì Thiên Chúa là Đấng thương xót và thích nghe lời cầu nguyện của những người luôn nhớ đến tha nhân trong khi cầu nguyện, mà quên cầu nguyện cho chính bản thân mình...


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư) 

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2024

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

 


49.          BIẾT CÁI MÓNG LẠC ĐÀ[1]

Một người nhà quê lên tỉnh thấy có tiệm ăn nhỏ bán móng lạc đà , bèn bỏ đòn gánh xuống hiếu k nhìn coi.

Chủ quán thấy anh ta là người nhà quê bèn nói:

-         “Nếu anh biết những thứ này thì tôi sẽ tặng không cho anh mấy cái để ăn.

Người nhà quê cười gượng nói:

-         “Lẽ nào mấy thứ này mà cũng không biết sao, chỉ cần ba chữ mà thôi.

Chủ quán trong bụng nghĩ: “Đúng rồi”, nhưng miệng thì nói:

-         “Anh nói trước chữ thứ nhất.

Người nhà quê nói:

-         “Lạc.

Chủ quán lập tức chịu thua lấy mấy cái móng lạc đà đưa cho anh nhà quê. Ăn xong, chủ quán trong bụng không yên tâm, lại nói:

-         “Anh nói ra hết đi.

Người nhà quê nói:

-                 “Lạc[2] đậu phộng.”

(Tiếu lâm)

 

Suy tư 49:

        Có những người mất tiêu cả gia tài vì tính hấp tấp của mình, có những cô gái “giao trứng cho ác” vì tính nhẹ dạ của mình, có những chàng trai ôm hận cả đời vì tính bộp chộp của mình, có những người dâng mình làm tôi tớ Đức Chúa Trời phải hối hận suốt cả đời vì không làm chủ được giác quan của mình, bởi vì tự cho mình có đủ “công lực” đề kháng mọi chước cám dỗ mà không chịu cầu nguyện.

        Ma quỷ là loài quỷ quyệt, nó luôn làm cho người ta -dù bất cứ người nào- cũng thấy cơn cám dỗ là chuyện “tự nhiên” như ăn cơm ngày ba bữa nên không đề phòng, thế là con người ta mắc mưu ma quỷ và đắm mình trong tội mà không biết...

        Người hấp tấp bộp chộp thì tưởng lầm chữ “nhân đậu phộng” cũng giống như chữ “móng lạc đà” nên mất toi mấy cái móng lạc đà. Cũng vậy, chúng ta sẽ mất ơn nghĩa của Thiên Chúa nếu chúng ta bộp chộp cho rằng không ai có thể chống trả lại được cơn cám dỗ trong cuộc sống của mình.

        Người có tính bộp chộp thường thất bại nhiều hơn người điềm tĩnh.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư) 

[1]駱駝蹄” phát âm là “luo tuo ti” nghĩa là “móng lạc đà”; “落花生” phát âm là “luo hua seng” nghĩa là “nhân đậu phộng”. Hai chữ “luo” phát âm giống nhau nhưng khác nghĩa.

[2] “Lạc” cũng có nghĩa là nhân.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2024

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

 


48.          ĐI TÌM THỢ SƠN

Mùa hạ, trong thị trấn thịnh hành mốt mang bít tất (vớ) vừa nhỏ vừa dài giống như cái quản bút.

Có một người khách vào tiệm mua bít tất, lựa nhiều lần và mang thử cũng nhiều, nhưng cuối cùng cũng vẫn cảm thấy bít tất quá rộng.

Chủ quán nói:

-         “Anh muốn mua loại nhỏ như ý mình, tại sao không đi tìm thợ sơn ?”

Khách hỏi:

-         “Tại sao tìm thợ sơn ?”

Trả lời:

-         “Khỏi mang bít tất nữa, chỉ cần dùng sơn trắng sơn hết hai chân, như thế có khỏe hơn không ?”

(Tiếu lâm)

 

Suy tư 48:

        Có nhiều thanh niên nam nữ lập gia đình muộn vì tìm không ra người ưng ý với mình, đó là điều dễ hiểu, nhưng cái khó hiểu nhất chính là sự kén chọn.

        Kén chọn tức là tìm kiếm cái cho thật hoàn hảo như ý mình muốn, mà cái thật hoàn hảo thì chắc chắn là không có ở trên cõi đời này, chỉ có ở trên thiên đàng mà thôi.

        Có những cha sở muốn con chiên của mình thật hoàn hảo theo cách giữ đạo, nghĩa là phải đi lễ đọc kinh, dâng cúng cho nhà thờ, xin lễ cho nhiều, nhưng con chiên càng ngày càng xa đàn chiên và xa cách chủ chiên. Tại sao vậy, thưa bởi vì cái hoàn hảo theo cách giữ đạo ấy không làm cho con chiên trưởng thành trong đức tin, đức cậy và đức ái, nên có những sự phân bì giữa con chiên với nhau vì không hoàn hảo trong cách dâng cúng, giữa cha sở và con chiên với nhau vì không hoàn hảo trong các quy định bổng lễ do cha sở đưa ra...

        Ai cũng thích sự hoàn hảo, nhưng không phải ai cũng hoàn hảo bởi vì nhân vô thập toàn, bởi vì nếu chúng ta tìm kiếm sự hoàn hảo ở trên mặt đất này, thì chẳng khác chi lấy sơn trắng mà sơn phết lên thành cái đẹp giả tạo.

Nhưng ở đời này cái hoàn hảo trong đức tin, đức cậy và đức mến thì cần phải có !


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư) 

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2024

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

 


47.          TRÊU ĐÙA LẤY CÁI MŨ NHỎ

Có người thấy người nọ có cái mũ rách nát tơi tả, bèn hướng về ông ta lạy một cái, cung kính nói:

-         “Xin cho tôi cái mũ nhỏ ấy.

Người nọ nói:

-         “Cái mũ nhỏ ở đâu mà có chứ ?”

Trả lời:

-         “Lẽ nào cái mũ của anh chỉ có ra hoa mà không kết trái sao ?”

(Tiếu lâm)

 

Suy tư 47:

        Cái mũ rách te tua mà nói giống cánh hoa thì thật là người có đầu óc mỹ thuật và lạc quan hài hước.

        Người có óc hài hước thật là người có thể chuyển bại thành thắng, chuyển vui thành buồn và chuyển sự khó khăn thành sự dễ dàng, bởi vì trong tâm hồn họ luôn đầy ắp những điều lạc quan và tích cực.

        Người Ki-tô hữu là người lạc quan và có óc hài hước thân thiện, mỗi lời họ nói ra làm cho người âu sầu tìm được niềm an ủi, người đau khổ tìm được niềm vui, người thất vọng tìm được hy vọng, bởi vì tâm hồn họ không chất chứa những mưu mô hãm hại tha nhân...

        Có thể nhìn cánh hoa nơi cái mũ te tua thì cũng có thể thấy “trái cây” tưởng tượng nơi cánh hoa ấy; cũng vậy, người ta cũng có thể nhìn thấy một tâm hồn thánh thiện bình an và cũng có thể thấy tính hài hước thân thiện nơi chúng ta, khi chúng ta sống lạc quan và vui vẻ với mọi người trong mọi hoàn cảnh.


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)