CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN
CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN
28. XỬ TRÂU XÉT NGỖNG
Có hai
nhà nông cùng nuôi trâu.
Một lần nọ,
hai con trâu húc nhau và một con bị chết, nên cả hai đến cáo nơi cửa quan, huyện
quan phán hỏi :
-
“Hai con trâu cùng húc nhau một chết một sống, con chết
thì chia nhau ăn thịt, con sống thì cùng nhau cày ruộng”.
Lại có
người nuôi một con ngỗng, ngỗng ăn lúa đang phơi của người hàng xóm nên bị đánh
chết, chủ con ngỗng đi cáo người hàng xóm, quan xét án nói:
-
“Mỏ của con ngỗng như cái thoi nên ăn rất ít lúa, chủ
ngỗng bồi thường lúa, chủ lúa đền ngỗng !”
(Quảng
Tiếu phủ)
Suy tư 28 :
Ông quan
xét xử đúng là công bằng không thiệt thòi cho ai cả, bởi vì hai con trâu húc
nhau mà chết một con thì không phải lỗi của ông chủ, ngỗng ăn lúa thì bồi thường
lúa, đánh chết ngỗng thì bồi thường ngỗng, đó là chuyện công bằng của người nhà
quê, huề cả làng...
Nhưng cái
còn cao hơn sự công bằng trong xét xử này chính là tình nghĩa hàng xóm với
nhau, ông quan không để bên nào thiệt thòi khi họ đến kiện tụng, một vị quan đầy
lòng yêu thương bá tánh.
Đức Chúa
Giê-su không hỏi ai bị đánh chết ngỗng ai bị mất lúa để xét tội nhân loại, nhưng
Ngài nại đến tình yêu thương vô bờ bến của Ngài đã dành cho nhân loại tội lỗi,
tình yêu đến hiến mạng sống vì nhân loại. Bởi vì Ngài vừa là người bị mất lúa
(từ bỏ vinh quang Thiên Chúa) vừa bị đánh chết ngỗng (đóng đinh chết trên thập
gía) cho nên xét xử của Ngài không những rất công bằng mà còn đầy lòng từ bi nhân
hậu.
Tôi thường
kiện cáo anh em chị em trong tòa giải tội với linh mục, mà không chịu nhận ra tội
lỗi của mình để xin Chúa thứ tha; tôi cũng thường đòi hỏi sự công bằng nơi cửa
quan quyền thế gian, mà không thấy được tình đồng loại nơi tha nhân; tôi thường
làm quan tòa xét xử người khác nhưng không tự đấm ngực mình mà nói: Chúa sẽ xét
xử tôi khi tôi xét xử người anh em mình....
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
27. LÀM CÁI VÒNG BẾP
Có người
rất khéo ăn nói đã làm mối cho hai người lưng gù lấy nhau, kết hôn đêm hôm nọ,
vì cả hai người cùng nhau oán hận người làm mai mối nên quay lưng lại với nhau
mà ngủ, không thèm nói chuyện với nhau.
Đến nửa đêm,
người đàn ông lưng gù nghĩ rằng đã thành hôn rồi thì sao cũng được, bèn thuận
miệng nói một câu:
-
“Bà cũng thôi buồn bực, tôi cũng không giấu oán hờn,
mau lật thân qua lại, làm cái quai vòng bếp hè !”
(Quảng
Tiếu phủ)
Suy tư 27 :
Lưng gù thì
thật là khó coi, nhưng lưng gù thì cũng có nhiều loại.
Có loại
lưng gù bẩm sinh mới sinh ra thì đã bị gù, có loại lưng gù vì tuổi tác đã cao,
vì lo làm ăn vất vả khi còn trẻ, có loại lưng gù vì bệnh tật, tất cả các loại
lưng gù trên đây đều đáng cho mọi người yêu mến và kính trọng...
Nhưng có
một loại lưng gù mà ai nhìn vào cũng cảm thấy ghét cay ghét đắng, đó là lưng của
những người bị gù vì nịnh nọt cấp trên; đó là lưng của những người vì luồn cúi
mà bị gù. Những lưng gù này là sản phẩm của sự kiêu ngạo và ghen ghét mà ra, lưng
họ gù không phải vì bẩm sinh nhưng là vì tâm hồn của họ đã bị gù trước sức nặng
của tiền bạc và tham vọng...
Lưng gù
thì đúng là xấu thật, nhưng cái xấu này không làm cho người ta xa cách Thiên
Chúa, và cũng không làm cho họ phải chết đời đời trong hoả ngục, chỉ có những
ai tâm hồn bị gù vì tội lỗi chồng chất mới xa cách Thiên Chúa và bị án phạt đời
đời mà thôi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
26. BÌNH RƯỢU THÊM NẮP
Nguỵ
Nguyên tranh chức thái bảo, là người nhanh nhẹn hiểu biết và thích uống rượu,
chỉ có điều là hình dáng nhỏ con lại sói đầu, Châu Văn đế rất thích ông ta.
Một hôm,
Châu Văn đế để trong phòng mười mấy bình rượu, trên bình đều đậy nắp, sau đó dẫn
Nguỵ Nguyên đi vào coi và muốn coi tướng mạo lúng túng của Nguỵ Nguyên.
Nguỵ
Nguyên đi vào phòng thấy bình rượu thì lập tức cười nói:
-
“Mấy anh em của ta sao vô lễ như thế này, lại tự tư đi
vào nhà ở của nhà vua ư, sao lại không mau mau quay trở về nhà !”
Nói xong bèn ôm rượu đi ra.
Châu Văn
đế nhìn thấy ông ta nhanh trí nhứ thế thì vỗ tay cười ha ha.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 26 :
Uống rượu
say nhưng nếu hết say thì tỉnh, khi tỉnh lại thì có người rút kinh nghiệm không
uống nữa, có người uống chút chút, có người hối hận và có người thì...vẫn cứ uống,
nhưng dù thế nào chăng nữa thì hết say lại tỉnh...
Trên cõi
đời này còn có nhiều thứ say kinh khủng hơn cả say rượu, đã say rồi thì không
thể tỉnh, đó là :
- Say tình:
có người say tình không tỉnh lại dù người yêu đã sang ngang, và thế là tự tử để
tránh cõi đời mà họ cho là ô trọc !
- Say danh
vọng: có người say mê danh vọng đến nổi bán cả lương tâm của mình, cơn say danh vọng làm cho con người ta không
phân biệt đâu là thật đâu là giả...
- Say quyền
lực: có người say đắm trong quyền lực đến nổi âm mưu hại đối thủ của mình để
tranh dành quyền lực, say quyền lực đến nổi nhẫn tâm hại cả anh em chị em của
mình...
- Say tiền:
người say tiền thì ngày ngày chỉ thấy có tiền, đêm ngủ cũng thấy tiền, họ say
tiền đến nổi mất ăn mất ngủ cũng vì tiền...
Tất cả những
cái say này người Ki-tô hữu đều biết, bởi vì chính họ ngày ngày được học hỏi
qua lời rao giảng của các linh mục trong thánh lễ, nơi các lớp học giáo lý, cho
nên họ luôn cầu nguyện để khỏi “uống phải cơn say” nguy hiểm ấy của thế gian và
ma qủy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
25. CHỮ NGƯỜI LÀM ĐUÔI
Có ba người
cùng ăn cơm, trong đó có một người đề nghị yêu cầu lấy chữ “tương” làm đầu, chữ
“người” làm đuôi, và đọc trước:
-
“Người quen biết khắp thiên hạ, hiểu được tâm có mấy
người ?”
Người thứ
hai nói:
-
“Gặp nhau không ăn bụng đói trở về, miệng động đào hoa
cũng cười người”.
Người thứ
ba nói:
-
“Tương Dương có Lý hồ tử (con)”.
Người ra
đề nghị chất vấn người thứ ba:
-
“Tôi yêu cầu lấy chữ “người” làm đuôi chứ không phải
chữ “con”, câu của anh không phù hợp rồi”.
Người ấy phản
bác nói:
-
“Lý hồ tử không phải là người sao ?
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 25 :
Con người
được Thiên Chúa cho làm chủ vũ trụ bởi vì con người có trí khôn, đó chính là
món quà quý báu mà Thiên Chúa đã ban cho loài người để họ có đũ khả năng cộng
tác với Thiên Chúa trong việc bảo vệ và phát triển vũ trụ này...
Thiên
Chúa đã làm cho con người trở nên vĩ đại giữa vạn vật khi Con Một của Ngài trở
thành kẻ hèn mạt nhất giữa loài người, đó là kế hoạch mầu nhiệm tình yêu của
Thiên Chúa.
Nhưng có
người khi được mời đứng sau người khác thì tức tối giận dữ bởi vì họ luôn muốn
đứng trước người khác, có người chửi toáng lên khi được sắp xếp vào đội của người
nhỏ tuổi hơn mình vì cho mình là người có tài cán và năng lực hơn...
Con người
ta vì vướng vào hậu quả của tội nguyên tổ nên lúc nào cũng cho mình là hơn người
khác và muốn đứng trước người khác ngay cả trong lúc đùa giỡn, thế thì tại sao
chúng ta không dùng hiệu quả ân sủng của Đức Chúa Ki-tô để sống khiêm tốn với
tha nhân chứ !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
24. VỊNH THƠ RĂN ĐE
Ông Xung
Hư lâu nay hay làm việc thiện, thường khuyên bảo người ta làm điều thiện mà
tránh điều ác.
Trong
thân tộc có một người thường hay chỉ trích người khác, thích lợi nhỏ. Ông Xung
Hư bèn tặng cho hắn ta một mặt kiếng và một cái thước, làm một bài thơ nhắc nhở
:
“Mặt nhà mình bẩn sao lại không thấy,
Chỉ tranh cải người khác xấu và đẹp;
Lượng dài lượng ngắn sao phân minh,
Đời người chung cuộc tự mình lượng”.
Qua mấy
ngày sau, ông ta lại cho người ham lợi nhỏ ấy một con cá, làm hai câu thơ cuối
cùng cảnh tỉnh hắn ta :
“Mồi thơm nuốt xuống không kế thoát,
Lúc no thì không giống với lúc đói”.
(Quảng
Tiếu phủ)
Suy tư 24 :
Cá chết
vì miếng mồi thơm cho nên nó có bị bỏ vào trong nồi thì cũng xứng, chứ người
hám lợi nhỏ mà bị chết trong hỏa ngục thì thật là điên rồ dại dột...
Người ham
lợi nhỏ là người thích nói móc họng người khác cho sướng cái miệng, người ham lợi
nhỏ là người thích đốp chát với người khác cho biết tài cao thấp, người ham lợi
nhỏ là người thích bới móc chuyện người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, người ham
lợi nhỏ là người thường ném đá giấu tay để cười thỏa mãn trên đau khổ của người
khác...
Người Ki-tô
hữu không vì một chút thỏa mãn cơn giận mà mắng chửi tha nhân, lại càng không
vì một chút hám lợi mà đánh mất tình cảm vốn có của mình với anh em, vì như thế
cũng có nghĩa là họ tự mình xa lìa tình yêu của Thiên Chúa.
Hám lợi
–lợi to hay lợi nhỏ- cũng đều do ma quỷ dối gạt mà ra, người hám lợi nhỏ thì
không thể nói yêu thương, vì quả tim của họ quá nhỏ không có chỗ cho đức ái...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
23. THẦN NÚI ĐỘI NỒI
Có một
ông thầy địa lý, tìm giùm cho nhà giàu nọ một chỗ đất để mai táng, ông ta nói dối
với nhà giàu:
-
“Ngày nọ tháng nọ đào huyệt, nếu hôm ấy thấy có người
đội cái nồi sắt đi đến chỗ đào huyệt, thì chính là tôi đã chọn miếng đất quý ấy
cho ông vậy”.
Sau chuyện
này, ông thầy địa lý ngấm ngầm giao kèo với một người khác và dặn rằng, vào
ngày nọ tháng nọ thì đội cái nồi sắt đi đến nơi chỗ đất ấy.
Ngày ấy
đã đến, nên người nọ đội trên đầu cái nồi sắt đi đến nơi huyệt mả, người đang
đào huyệt mả nói:
-
“Mấy ngày trước, thầy địa lý dặn dò chúng ta hôm nay
có người đội nồi sắt đi đến, nhưng không biết nồi sắt sẽ cất ở đâu đây ?”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 23 :
Đội nồi
trên đầu để lừa người khác là chuyện của ma quỷ, vì chỉ có ma quỷ mới làm như vậy.
Có một
vài người thời nay không đội nồi trên đầu để đánh lừa người khác, nhưng lại đem
cái mã địa vị hào nhoáng bên ngoài “đội” trên đầu để áp bức người vô tội; có
người đem cái hiểu biết của mình “đội” trên đầu để lòe bịp anh em và làm chuyện
bất chính; lại có người đem cả những hành vi bất hảo của mình “đội” trên đầu
như một thành tích, để hù dọa cười nhạo những việc tốt lành mà người khác đã
làm cho tha nhân...
Quân dữ
đã đội trên đầu Đức Chúa Giê-su một vòng gai nhọn đâm thâu vào đầu để bày tỏ sự
nhạo báng, nhưng vòng gai này đã trở nên mũ triều thiên cho những người vì tin
vào Ngài mà chịu sỉ nhục...
Mùa chay
là mùa mà tôi phải đem cái đẹp đẽ hào nhoáng của thế gian như kiêu ngạo, hống
hách, tham quyền cố vị, phóng đãng.v.v...mà tôi đang đội trên đầu xuống, để đội
lên triều thiên hi sinh, triều thiên bác ái, triều thiên phục vụ của Đức Chúa
Ki-tô...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)