Thứ Tư, 21 tháng 12, 2022

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

 


83.   LAO TÂM LAO LỰC

        Hậu Ngụy Cao Tổ đặt tên cho các con là Tuần (), Du(), Duyệt () và Dịch().

Đại thần là Thôi Quang đặt tên cho con là Lệ(), Húc() và Miễn().

Cao Tổ nói với Thôi Quang:

-         “Tên của con trai ta sát bên đều có bộ tâm () , còn con của khanh sát bên đều có bộ lực ().”

Thôi Quang cười nói:

-         “Đó chính là “Quân tử lao tâm, tiểu nhân lao lực” ạ !”

                                                                (Thiệt Hoa lục)

 

Suy tư 84:

        Lao động có hai loại: lao động trí óc và lao động bằng chân tay, tức là lao tâm và lao lực.

        Quan niệm của người đời thì cho rằng lao tâm tức là những người làm việc bằng cây bút, bằng đầu óc suy nghĩ, làm văn phòng; còn những dân nghèo lao động bằng cái cuốc tức là lao động chân tay, bán lưng cho trời bán mặt cho đất, thế là phân biệt giai cấp rất rõ ràng: giàu và nghèo, có học và không có học, sung sướng và vất vả...

        Thực ra, con người ta ai cũng lao tâm và lao lực, lao tâm và lao lực ngay trong cuộc sống của mình dù nhà nghèo hay nhà giàu, dù làm tướng hay làm lính, dù làm quan hay làm dân, bởi vì lao tâm cũng như lao lực đều là cái hạnh phúc và cái khổ của con người.

        Đức Chúa Giê-su lao lực ba mươi năm trong làng Na-gia-rét với nghề thợ mộc, và ba năm rảo khắp các nẻo đường Ga-li-lê và thập thành để lao tâm dạy dỗ dân chúng về Tin Mừng của Nước Trời, cho nên Ngài đã cảm thông được nỗi khổ cực vất vả của tha nhân, và đã để lại cho nhân loại một bài học quý báu là dù lao tâm hay lao lực, thì cũng vì tha nhân mà phục vụ.

        Người Ki-tô hữu hiểu rất rõ giá trị của lao tâm và lao lực, vì đó chính là cơ hội để chúng ta làm việc đền tội và giúp ích cho mọi người qua thành quả lao động của chúng ta.

        Đã làm người thì khi làm việc gì cũng có lao tâm và lao lực, chỉ có người máy (rô bô) mới không biết lao tâm hay lao lực mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)