38.
PHU NHÂN HỎI
HỌ
Vợ của quan là họ Ngũ 伍[1], ỷ vào chồng
mình là ông huyện nên rất là kiêu ngạo.
Một
hôm, một đám bà vợ các thuộc hạ của quan đi ngang qua đường trước mặt bà, bà ta
bèn chỉ một người trong đám, khinh miệt hỏi:
-
“Mày họ gì
?”
Người
phụ nữ ấy cung kính đáp:
-
“Họ Lục陸[2]”.
Vợ
quan rất không bằng lòng, trong lòng nghĩ:
-
“Chồng ta làm
quan lớn hơn chồng mày, ta họ Ngũ còn mày họ Lục lớn hơn ta à !”
Tiếp
theo bà ta lại hỏi thêm một phụ nữ khác:
-
“Mày họ gì
?”
Trả lời:
-
“Họ Thích戚[3]”.
Vợ
quan càng không vui, tức khí chạy đến chỗ làm việc của chồng kể tội:
-
“Tôi họ
Ngũ, chúng nó đều nói họ Sáu, họ Bảy; nếu còn hỏi tiếp thì chúng nhất định phải
có họ Tám, họ Chín và họ Mười ! Không phải chúng nó cố tình bò trên đầu tôi hay
sao ?”
(Cổ kim
tiếu sử)
Suy tư 38 :
Có
những vị phu nhân ỷ lại vào chức quyền của chồng để tác oai tác quái với người
hàng xóm cô thế cùng cực; có những người vợ chỉ biết cậy vào địa vị của chồng để
dọa nạt người khác…
Sách
Huấn Ca đã chỉ rất rõ cho chúng ta thấy thế nào là người đàn bà xấu như sau :
“Tôi thà ở chung với sư tử hay rắn rết,
còn hơn chung sống với người đàn bà xấu xa.
Lòng độc ác biến
đổi người đàn bà ;
Mặt y thị tối sầm
như mặt gấu.
Chồng thị ngồi ăn
với hàng xóm láng giềng
Cứ buộc lòng phải
thở than cay đắng.
Mọi gian ác chẳng
thấm vào đâu
So với gian ác của
người đàn bà;
Thị phải chịu số
phận của phường tội lỗi.
Đàn ông trầm lặng
sống với đàn bà lắm điều
Chẳng khác chi đôi chân cụ già phải
leo lên đồi cát.”[4]
Người đàn bà chỉ biết đỏng đảnh với
chồng thì luôn là người đàn bà hách dịch với hàng xóm, người
đàn bà hay khinh thường người khác là người đàn bà không biết kính trọng và dạy
dỗ con cái của mình.
Người phụ nữ Ki-tô hữu dù họ mang thân phận
nào đi chăng nữa, thì nơi họ cũng luôn tỏa nét sáng đức tin Ki-tô giáo
trong cuộc sống của họ: dịu dàng và từ tâm.
[1] 伍 đọc là “ù” nghĩa là Ngũ, 五 cũng đọc là “ù” nghĩa là năm,
đồng âm khác nghĩa.
[2] 陸 đọc là “lu” nghĩa là lục (địa), 六 cũng đọc là “liu” nghĩa là lục
(sáu).
[3] 戚 đọc là “qi” nghĩa là thích, 七 cũng đọc là “qi” nghĩa là thất
(bảy), đồng âm khác nghĩa.
[4] Hc 25,
16-20.