Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Mù con mắt


MÙ MỘT CON MẮT
Lương Nguyên đế bị mù một con mắt, nên rất ngại người ta nói đến chuyện mù mắt, dù cho người khác trong lúc ăn nói mà tình cờ nói có liên quan đến chuyện mù mắt thì cũng rất hận họ.
Lúc ông ta làm Tương Đông vương, đứng trên cung điện nhìn ra xa, quan hầu nhìn thấy phong cảnh trữ tình bèn nói:
-              “Phong cảnh hiện giờ thật có thể nói là con của đế giáng lâm giữa miền bắc.
Lương Nguyên đế trong lòng lập tức nghi ông ta nói giễu mình, bèn truy hỏi:
-      “Ông mới nói mắt ta bị mù à ?”  .
                                                                (Thiện Huyết tập)

Suy tư :
        Cái mà làm cho hạnh phúc gia đình tan vở, tình nghĩa vợ chồng càng ngày càng lạnh nhạt chính là sự nghi kỵ lẫn nhau; cái mà làm cho tình bạn hữu trở thành thù địch chính là sự nghi kị lẫn nhau; cái mà làm cho tình cảm giữa con người với nhau bị sức mẻ cũng chính là sự nghi kị lẫn nhau.
        Vua Hê-rốt nghi kỵ vị vua nhỏ -Đức Chúa Giê-su- mới sinh ra sẽ chiếm đoạt ngai vàng của mình, nên đã giết tất cả trẻ em từ hai tuổi trở xuống; quan tổng trấn Phi-la-tô vì nghi ngờ sự thật nơi Đức Chúa Giê-su nên đã hỏi Ngài: “Sụ thật là gì ?”
        Nghi kỵ lẫn nhau là cửa ngõ đi vào bóng đêm của tội lỗi, cho nên ở đâu có nghi kỵ là ở đó có sự dữ phát sinh và chắc chắn là không có tình thương chân thật.

        Người Ki-tô hữu là người sống không nghi kỵ với anh em chị em mình, bởi vì họ đã thực hành lời của Đức Chúa Giê-su dạy: “Có thì nói có, không thì nói không”, hơn nữa, mỗi ngày khi đón nhận bí tích Thánh Thể là họ thêm xác tín rằng trong Đức Chúa Ki -tô, họ đã trở nên một, do đó mà khi họ nghi kỵ anh em chị em là họ nghi kỵ chính bản thân của mình, và xúc phạm đến tình yêu của Thiên Chúa nơi bí tích Thánh Thể là bí tích yêu thương, bởi vì chính Ngài đã trở nên lương thực nuôi sống thân thể và các chi thể của Ngài là Giáo Hội và mỗi người trong chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 
dịch và viet suy tư