8.
OÁN TRÁCH
THẦY TƯỚNG SỐ
Có một người gặp thầy thuốc thì hỏi ông ta làm ăn
như thế nào ?
Thầy thuốc nói:
-
“Đừng nói nữa, tất cả đều bị ông thầy tướng số nói tầm bậy, ông ta dặn
dò tôi: nhà có người bệnh ông đừng có đến.”
(Tiếu
lâm)
Suy tư 8:
Thời xưa cũng như thời nay
đều có những vị “lương y như mẹ ghẻ” chứ không “như mẹ hiền”, bởi vì có nhiều bệnh
nhân bị các “lương y như mẹ hiền” đối xử như dì ghẻ con chồng vì bệnh nhân
nghèo không có tiền; thời nay cũng có những vị lương y hành nghề không vì lương
tâm của một lương y, nhưng là vì họ coi đồng tiền lớn hơn mạng sống của bệnh
nhân, các thầy thuốc này phải trả lẽ công bằng cho bệnh nhân trước tòa phán xét
của Thiên Chúa.
Hình như các bệnh nhân thường
tin tưởng người thầy thuốc công giáo nhiều hơn, vì họ -bất kể là ai- đều tin rằng
người thầy thuốc công giáo có tâm hồn yêu thương bệnh nhân và tận tụy với công
việc nhiều hơn các vị thầy thuốc khác, đó chính là vì người thầy thuốc Ki-tô hữu
biết nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi người bệnh nhân đau khổ...
Thầy bói nói thầy thuốc đừng
tiếp xúc với người bệnh là vì ông thầy bói có một kinh nghiệm thực tế: có nhiều
thầy thuốc bất cần người bệnh và coi thường người bệnh, cho nên “phán” một câu
cho “bỏ ghét”. Nhưng người thầy thuốc Ki-tô hữu thì sẽ không bao giờ nghe lời
“phán” của thầy bói, mà là nghe lời dạy dỗ của Đức Chúa Giê-su khi họ thi hành
sứ mạng quan trọng “cứu người” của mình, đó là một vị “lương y như từ mẫu” vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)