37. NGÂM THƠ CHÁO LỎNG
Có người thích
ngâm “thơ cháo lỏng” như sau :
“Nửa nồi nước trong tiết ra một chén gạo,
đưa chưa đến miệng đã khiến người buồn.
Đũa quét đông rồi lại quét tây,
muỗng khều bên trái rồi bên phải.
Bưng ra khỏi bếp gió nổi sóng,
đặt trong sân dưới (bóng) nguyệt trầm câu.
Giai nhân không cần dùng gương soi,,
mày mắt rõ ràng ở bên trong...”
(Quảng
Tiếu phủ)
Suy tư 37 :
Ai đã từng
đói mới thấy nồi cháo lỏng thật là quý, ai đã từng ăn rau thế cơm mới thấy nồi
cháo lỏng là quý hơn bạc vàng, ai đã từng đói lã nơi nương rẫy mới thấy nồi
cháo thật là thang thuốc bổ...
Khi no,
cháo lỏng là thứ dành cho bệnh nhân.
Khi đói,
chén cháo thật no lòng hạnh phúc.
Người Ki-tô hữu thời nay (nhất là các bạn trẻ và những người quá chú trọng
đến việc “nghiên cứu” thánh kinh) thường có “khuynh hướng” coi thường chén
“cháo lỏng” là việc đọc kinh hằng ngày, họ quên mất rằng các thánh tử đạo của
chúng ta cũng biết rất ít thánh kinh, nhưng các ngài luôn đọc kinh hôm kinh mai
và nhờ đọc kinh sáng tối mà đã giữ vững đức tin của mình cho đến chết.
Gần gủi nhất
là ông bà cha mẹ trong gia đình cũng biết rất ít thánh kinh, nhưng các cụ ấy
siêng năng lần hạt mân côi, đọc kinh sáng tối và dạy con cháu đọc kinh, vậy mà
các cụ cũng đã sống cuộc đời thánh thiện cho con cái noi theo.
Có nhiều
người đi học lớp thánh kinh này lớp thánh kinh nọ rồi phê bình việc đọc kinh
sáng kinh tối, họ nói rằng đọc kinh lảm nhảm cả ngày không ích lợi gì cả, đọc
vài kinh là đủ rồi, họ quên mất rằng hạt giống đức tin công giáo được sống mạnh
cho đến hôm nay cũng là nhờ việc đọc kinh sáng tối trong gia đình của các ông
bà cha mẹ, mà các gia đình đã gìn giữ đức tin của các con cháu mình...
Nghiên cứu
học hỏi thánh kinh là việc của lý trí, nhưng đọc kinh sáng tối là việc của con
tim, mà ông bà cha mẹ thì không cần “lý luận” về Chúa, họ chỉ cần yêu Chúa qua
các kinh nguyện hằng ngày là đẹp lắm rồi.
Hình ảnh
đẹp nhất của bức tranh gia đình công giáo là : ông bà cha mẹ con cái cháu chắt
cùng nhau đọc kinh sớm tối trong gia đình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)