53. VŨ KHÚC BÁO ĐỨC
Tô Đông
Pha có nói:
-
“Xã Hoàng Thường
lúc nhỏ đã tích âm tích đức, gặp cái xương khô thì đem chôn, sau đó hồn về báo
đức, có lúc tặng bảo kiếm, có lúc tặng tiền”.
Có anh học
trò muốn bắt chước ông ta nên trên đường đi gặp xương khô thì cởi áo dài bọc lại
mà đem chôn, bản thân chịu lạnh, đến canh hai, đột nhiên nghe tiếng hồn dưới
hiên nhà nói:
-
“Tú tài có biết ca
Lương Châu, Y Châu không ? Nô bộc là đệ tử của khai nguyên trung niên lê viên
muốn cùng tú tài quay một vũ khúc để tạm thời báo đức !”
(Quảng
Tiếu phủ)
Suy tư 53:
Bắt chước
cái đức của người khác để cho mình ngày càng tốt hơn đó là chuyện nên làm,
nhưng chỉ bắt chước vẻ bên ngoài mà không có cái tâm thành thật bên trong thì
chỉ là hình nộm mặc áo mà thôi.
Có người
xin lễ đọc kinh cho các linh hồn trong luyện ngục để mong được các linh hồn báo
đáp, chứ không thành tâm kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận; lại
có người muốn xin lễ cầu cho ông bà cha mẹ vì sợ người ta nói là đứa con bất hiếu
cho nên xin lễ mà lại không muốn đi dâng lễ...
Đừng bắt
chước vì vụ lợi, nhưng hãy bắt chước để được đổi mới cuộc sống của mình.
54. CỐ TÌNH GÂY SỰ
Có một
nho sinh họ Phan đi lên kinh thành để ứng thí.
Trên đường
đi thì vào quán rượu uống rượu, cô chủ quán họ Lục, vóc dáng đẹp đẽ, thấy khách
vào cổng thì thái độ dịu dàng và làm một bài thơ mười bảy chữ để tặng :
“Tú tài họ là Phan,
đi Trường An ứng tuyển,
nhất cử lên cao đẳng,
làm quan”.
Nho sinh
đáp lời :
“Giai nhân họ là Lục,
vẻ đẹp không tì vết,
nhớ tôi bên song lạnh,
cùng ngủ”.
Cô chủ tiệm
thấy mình có ý tốt tiếp đãi nhưng lại bị ác ý nhục mạ bèn đi quan phủ tố cáo
nho sinh, trên đường đi gặp ông lão nọ hỏi cô chủ tiệm có chuyện gì mà đi gấp
gáp vậy, cô chủ tiệm nói với ông lão, ông lão bèn làm bài thơ mười bảy chữ
khuyên cô chủ đừng có đi cáo quan nữa, thì khỏi phiền não, bài thơ như sau :
“Anh Phan với chị Lục,
cố tình tìm phiền não,
nếu còn đến quan phủ,
không tốt”.
(Quảng
Tiếu phủ)
Suy tư 54:
Tất cả mọi
việc trên đời đều có thể giải quyết trong hoà bình nếu hai bên đều có thiện
chí, cũng vậy, tất cả mọi khuyết điểm đều có thể sửa đổi nếu chúng ta biết quyết
tâm và thành tâm sửa chữa, đó là một hồng ân...
Tranh cãi
là chuyện thường xảy ra trong đời sống của con người, nhưng tranh cãi đến độ
cha con đem nhau ra phường xóm kiện nhau thì không thể chấp nhận, tranh cãi đến
độ anh chị em kiện nhau nơi pháp đình thì không nên, bởi vì các cuộc tranh cãi ấy
đều đến từ lòng tham lam ích kỉ ghen ghét...
Đức Chúa
Giê-su không kiện chúng ta trước toà công thẳng của Thiên Chúa Cha, nhưng vì
yêu nhân loại nên Ngài đã khiêm hạ đến mức huỷ mình ra không, chịu thiệt thòi để
chúng ta –những đứa em của Ngài- được thông phần vinh quang trong Nước Trời với
Ngài.
Tranh cãi
thì nên lấy yêu thương và lòng khiêm tốn làm nền tảng, nếu không thì chỉ là hận
thù và ghét ghen.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)