55. CÂM ĐIẾC KIÊNG KỴ
Có hai
người câm và điếc, đi đâu cũng kiêng kỵ cái nhược điểm của mình.
Một hôm,
anh điếc thành khẩn mời anh câm hát, anh câm biết anh ta bị điếc không nghe được,
bèn nhóp nhép cái miệng giống như hát lại còn dùng tay đánh nhịp phách.
Anh điếc
làm bộ tịch giống như rất chú ý nghe hát, nghiêng tai nghe rất lâu, thấy miệng
anh câm ngưng, bèn phê bình, nói:
-
“Lâu rồi mới nghe
được âm giai như thế, hôm nay rất có tiến bộ !”
(Quảng
Tiếu phủ)
Suy tư 55:
Câm và điếc
có thể nói là hai nổi khổ của con người, và do đó mà người câm điếc thường bị mặc
cảm...
Con người
ta ai cũng động lòng trắc ẩn trước người tàn tật dù họ giàu hay nghèo, nhưng
trong thực tế vẫn có những người tàn tật không làm cho người khác động lòng, bởi
vì có người câm nhưng rất kiêu ngạo, có người điếc nhưng lại muốn mình nghe rõ
hơn mọi người...
Câm và điếc
thì không thể trò chuyện “khơi thông” với người khác được, bởi vì người nói được
thì không nghe được và người nghe được thì không nói được.
Cũng vậy,
người nóng nảy và người kiêu ngạo thì giống như câm và điếc, họ không bao giờ hợp
tác được với ai bởi vì họ không “nghe” được lòng thành của đối phương, họ cũng
không “nói” được thiện chí của mình bởi vì tính nóng nảy làm cho trí óc họ bị
“câm” mất rồi vậy.
Chỉ có
người biết khiêm tốn và chậm nóng giận thì mới chữa được bệnh câm điếc của tâm
hồn mình mà thôi, như thế thì không những họ nhận được lòng thương xót của Chúa
mà còn được mọi người mến thương hơn.
Thật phúc
thay vì họ không còn cô đơn nữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)