83.
HÀN TÍN CHẤM THI
Năm nhâm tuất thời Nam Tống có hội thi, con của tên gian thừa tướng Tần
Cối là Tần Hy, cháu là Tần Xương Thời và Tần Xương Linh đều thi đậu tiến sĩ,
tên ghi bảng đỏ.
Những người đọc sách rất căm hận, bừng bừng truy cứu năm ấy ai là người
chấm thi.
Một thư sinh nói:
-
“Đó là Hàn Tín.”
Mọi người đều trách anh ta nói tầm bậy, nhưng anh ta cười nói:
-
“Nếu người chấm thi không
phải là Hàn Tín thì sao lại lấy tam Tần hử ?”[1]
(Nhã Ngược)
Suy tư 83:
Thời nay, có những học trò đi thi mà không cần học bài, vì được
thầy chấm thi học bài trả bài giùm cho; thời nay có những thầy chấm thi thích đọc
truyện, lướt facebook trong khi học trò đang thi, để học trò tự do quay cóp làm
bài cho nhau, đây là một biểu hiện của sự thoái hóa, tụt dốc của giáo dục mà tất
cả mọi người đều quan tâm bức xúc...
Thầy không thẳng thì trò sẽ ngã, thầy không công thì trò sẽ dối,
đó là hậu quả tất yếu của sự giáo dục theo cơ chế “đạt chỉ tiêu” chứ không theo
lương tâm của một thầy giáo.
Đức Chúa Giê-su đã nói: “Cứ
xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai làm gì có nho mà hái ?
Trên cây gai làm gì có vả mà bẻ ? Nên hể cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì
sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh
quả tốt”.( Mt 7, 15-18)
Người ta thường tín nhiệm người Ki-tô hữu hơn những người
khác, không phải vì người Ki-tô hữu học giỏi có bằng cấp (bởi vì những thứ này
mọi người đều có thể có), nhưng bởi vì người Ki-tô hữu mang trên mình một quả
tim yêu thương và phục vụ của Đức Chúa Giê-su.
[1] Nghĩa
chơi chữ: ám chỉ câu chuyện lịch sử trong truyện Tam quốc chí, Hàn Tín là tướng
quân giỏi của Lưu Bang đánh chiếm lấy ba Tần cho Lưu Bang thống nhất thiên hạ.