28.
KHÔNG MỜI
MÀ TỰ ĐẾN
Thời
nam triều Lưu Tống, thượng thư Đặng Tiên Chi không câu nệ tiểu tiết, Võ đế rất
yêu chiều ông ta.
Có
một lần, Võ đế đang yến tiệc trong nội cung, cố ý không mời Đặng Tiên Chi, sau
khi đợi cho khách khứa đến thì Võ đế nói:
-
“Đặng
Tiên Chi nhất định sẽ không mời mà tự đến”.
Quần
thần có chút hoài nghi, đúng vào lúc ấy người giữ cửa có thông báo nhỏ:
-
“Thượng
thư Đặng Tiên Chi đã đến trước quầy xin chỉ thị”. Võ đế cười lớn và
lập tức mời vào.
(Cổ
kim tiếu sử)
Suy tư 28 :
Không mời
mà tự đến thì có hai hạng người: một là người quá thân, hai là người tham ăn.
Người quá thân thì coi như ruột thịt, có
cái gì cũng đem ra chia sẻ với nhau, người quá thân thì không còn khoảng cách
trong đối xử, không chấp xét những câu nệ của nhau, nhưng vẫn cứ phải luôn tôn
trọng nhau, đó là hạng thứ nhất; hạng thứ hai là vì tham ăn mà đến dù người ta
không mời, hạng người này thì ai cũng e dè vì họ ít khi coi trọng danh dự của
mình...
Vì thân thiết mà đến cũng là tâm tình của
chúng ta đối với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, Đức Chúa Giê-su là thầy và là cứu
chúa của chúng ta, là Đấng chịu nhiều đau khổ và rất yêu thương chúng ta, cho
nên mỗi ngày chúng ta đi tham dự thánh lễ là để tỏ lòng yêu mến Ngài, và hễ rảnh
lúc nào là đến nhà thờ lúc đó dù không ai mời, dù không phải là giờ kinh giờ lễ,
nhưng là giờ của chúng ta với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể.
Dù là thân thiết nhưng Đức Chúa Giê-su vẫn
cứ mời gọi chúng ta đến với Ngài, vì Ngài biết rằng chúng ta thường có bệnh
“hay quên”, bệnh “làm biếng”, dù chúng ta rất nhiệt tình với Ngài và yêu mến
Ngài.
Không ai mời mà đến dự tiệc thì dù thân
mấy chăng nữa thì cũng bị người ta nói to nói nhỏ là...tham ăn mà đến, nhưng
không mời mà chúng ta vẫn cứ đến nhà thờ dâng lễ đọc kinh cầu nguyện, thì là một
gương sáng gương lành trong thời đại ngày nay vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)