32. NGUYỄN TỊCH CƯỜI HỌ LƯU
Hoàng
Nhung đến nhà Nguyễn Tịch, Lưu Công Vinh cũng đã ngồi tại đó.
Nguyễn
Tịch nói với Hoàng Nhung:
-
”Tôi có
hai đấu rượu ngon, cùng uống với quan, như vậy thì Lưu Công Vinh không có phần”.
Hai
người anh uống một ly tôi uống một ly vui vẻ đến quên cơn say của đời.
Lưu
Công Vinh một giọt cũng không được uống, nhưng ngôn ngữ dí dõm pha trò của ông
cũng như là cùng dự tiệc.
Có
người hỏi tại sao không mời Lưu Công Vinh uống ?
Nguyễn
Tịch trả lời:
-
“Đó là
Công Vinh tự mình cười mình mà thôi, vì ông ta thường nói: “So với tôi thì Công
Vinh cao quý hơn, không thể không mời ông ta uống rượu; không như tôi vì Công
Vinh cao quý, nên cũng không thể không mời ông ta uống rượu.” Như thế loại trừ
chuyện ấy ra, thì đương nhiên chỉ có thể là không mời Công Vinh uống rựơu mà
thôi”.
(Cổ
kim tiếu sử)
Suy tư 32 :
Lý
luận chỉ là lý luận nó không ăn nhằm gì với chuyện bạn bè lịch sự mời nhau ly
rượu, nhưng chỉ vì để “chơi khăm” bạn bè nên mới lý luận như thế mà thôi.
Người
chơi khăm thì lấy làm đắc chí khi luận về lý do không mời bạn bè uống rượu,
nhưng người có tâm hồn quảng đại thì dù không được mời uống rượu, thì cũng vẫn
nở nụ cười tươi biết pha trò để khỏi mất mặt bạn bè.
Trong
cuộc sống thường ngày người Ki-tô hữu cũng có lúc mời bạn bè ăn uống nhậu nhẹt,
và cũng có lúc được bạn bè mời ăn uống, đó chính là những tương quan giữa bạn
bè bà con thân hữu với nhau, nhưng điều quan trọng hơn chính là khi mời bạn bè
chúng ta đừng lý luận tại sao phải mời người này mà không mời người nọ, tại sao
chúng ta phải tiếp người này mà không tiếp người khác, bởi vì như thế thì không
còn là tinh thần Phúc Âm nữa, nhưng mời nhau chỉ là vì lợi ích của cá nhân mà
thôi.
Không
một ai khi có hai ba người bạn đến nhà mà chỉ mời một người uống rượu còn người
kia thì không, cũng vậy, không một người Ki-tô hữu chân chính nào “phân biệt đối
xử” với người anh em của mình khi họ đến thăm chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)