65.
NGỰA BÉO LỢN BỆNH
Có năm nọ vào thời nhà Minh, cứ ba năm thì có một năm tổ
chức thi cử, các ứng sinh của các châu phủ huyện tấp nập đổ về tỉnh thành, quan
chấm thi thì do triều đình phái đến, người thi đỗ thì được làm cử nhân.
Có một hoạn quan đầy quyền thế nói với các thí sinh:
- “Hôm nay thi thì khỏi
viết luận văn, chỉ cần viết một câu đối, đáp đúng thì nhất định được chọn.”
Nói xong thì xuất một câu đối:
- “Tử Lộ ngồi ngựa béo”[1].
Các thí sinh nghe xong thì cười thầm, có một thí sinh cố
ý đùa giỡn nên đối lại:
- “Nghiêu Thuấn cưỡi lợn
bệnh.”[2]
Hoạn quan không biết xuất xứ của nó, càng không biết là bị
cười nhạo, nên liên tục tán thành câu đối có nắn nót tuyệt diệu ấy !
(Cổ
kim tiếu sử)
Suy tư 65 :
Hoạn quan là người chỉ có phục vụ vua và hoàng hậu, chứ không thể ra đề thi
và chấm bài thi cho các tử sĩ, vì như thế là không hợp cách dù cho hoạn quan có
thông minh. Khi hoạn quan làm quan khảo hạch thì có nghĩa là triều đình không
có người tài giỏi hoặc là lạm quyền nhà vua để hống hách với các thí sinh...
Câu đối của hoạn quan và câu đối
lại của thí sinh thật ăn khớp, nhưng lại không có trong sách thánh hiền vì hoạn
quan đã ra đề tầm bậy nên có câu đáp tầm bậy của thí sinh.
Lời của Thiên Chúa thì trước
sau như một và rất phù hợp cho mọi hoàn cảnh, nó không như những bài luận văn,
những câu đối, những bài viết có tính cách thời sự. Lời của Thiên Chúa không phải
là lời của con người nên không thể đem cái kiêu ngạo của con người ra mà suy luận,
nhưng đem cái khiêm tốn của mình ra để nhận thấy ý của Thiên Chúa trong cuộc sống
của mình qua Lời Chúa trong thánh kinh.
Có những “hoạn quan” là tiên
tri giả xuất hiện, họ nói lời của Thiên Chúa nhưng lại thực hành theo lời của
ma quỷ, họ dạy người khác lời của Đấng Hằng Sống nhưng mình lại làm theo điều dạy
của sa tan, những hoạn quan tiên tri giả này thời nào cũng có, nhất là vào thời
điểm con người coi sự hưởng thụ là mục đích của họ...
[1] Câu này trong sách “luận
ngữ”: Khổng tử muốn các học trò nói về chí hướng, Tử Lộ nói: “Nguyện xe mã, y khinh cầu, dữ bằng hữu cộng,
tệ chi nhi vô hám”, nhưng câu này bị tên hoạn quan bỏ mất.
[2] Câu này đồng âm với câu:
“Nghiêu Thuấn kỳ bệnh lợn” trong sách
“luận ngữ”.