62.
SỢ SAI LẠI BỊ SAI
Con rể của Tấn Minh đế, là phò mã đông Tấn Dân tên là Huyễn Ôn chuẩn bị đề cử Đoạn Hạo làm thượng
thư, nhưng trước đó thì viết cho Đoạn Hạo một bức thư.
Đoạn Hạo vui vẻ viết thư hồi âm, sau khi viết xong thì sợ
có chỗ sai, nên dán xong thì mở ra coi lại, coi rồi lại dán, làm như thế đến bốn
năm lần.
Cuối cùng thì gởi cái bao thư rỗng ruột đi.
Huyễn Ôn nhận được cái bao thư rỗng ruột thì nổi giận,
nên Đoạn Hạo cũng không được làm thượng thư.
(Cổ
kim tiếu sử)
Suy tư 62 :
Bối rối là một loại tâm bệnh, tâm bệnh này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống
bình thường của cá nhân hoặc ảnh hưởng đến đời sống của cộng đoàn...
Làm linh mục mà có bệnh bối rối
thì không thể ngồi tòa cho giáo dân, bởi vì bệnh bối rối không thể làm cho các
ngài phán đoán đúng như những gì Giáo Hội đã dạy; bệnh bối rối cũng làm cho
linh mục không thể hướng dẫn giáo dân trong đời sống thiêng liêng được, bởi vì
đối với các ngài tất cả đều còn trong “vòng hồ nghi” không biết phải xử lý như
thế nào cho phải...
Người có bệnh bối rối thì cuộc
sống không được bình thường: thái quá hoặc bất cập.
Người có bệnh bối rối mà sống
trong cộng đoàn thì sẽ trở nên gánh nặng cho cộng đoàn, bởi vì mọi phán đoán của
họ đều trở nên nặng nề hoặc quá đơn giản, nên không có sự hợp tác của những anh
em chị em trong cộng đoàn.
Người có bệnh bối rối muốn làm
linh mục hay làm tu sĩ thì trước hết phải chữa bệnh cho lành đã, bằng không thì
sẽ gây “sốc” lớn cho mọi người một khi họ trở thành kẻ lãnh đạo.
Vì bối rối nên Đoạn Hạo dù đã
coi lui coi tới nhiều lần nhưng cuối cùng thì gởi cái bao thư rỗng ruột cho phò
mã, và thế là mất cả chỉ lẫn chài (mất chức vụ và mất lòng tin của người khác);
cũng vậy, làm linh mục tu sĩ mà có bệnh bối rối thì cũng sẽ làm cho giáo dân
ngày càng sợ Thiên Chúa hơn, vì những phán đoán của họ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)