SAO CHÉP SỚ TÂU
Thời Đông Hán Hoàn hoàng đế,
có một người được thái thú nha môn thu dụng làm quan viên, nhưng hoàn toàn
không có tài năng gì cả.
Ngày thứ nhất nhận nhiệm vụ,
thái thú bèn nói anh ta viết một tờ sớ tâu, anh ta hấp tấp cuống quýt, đành phải
đi nhờ người viết hộ, người được nhờ viết hộ cũng không biết viết, liền nói với
anh ta:
-
“Trước đây có người
tên Cát Long là tay cao thủ viết sớ tâu, anh tìm sao chép lại một bản không phải
là báo cáo công tác đó sao ?”
Người ấy liền tìm ra một bản
viết sớ tâu của Cát Long, sao chép lại, không sai không sót chữ nào, cuối cùng
ngay cả tên Cát Long cũng chép lại bên trên. Thái thú coi qua dở khóc dở cười,
bèn bãi miễn anh ta.
(Tiếu lâm)
Suy tư:
Thời nay có khối người ăn cắp
sao chép bản quyền của người khác, nhưng họ khôn ngoan hơn người thời xưa, có
nghĩa là họ không sao chép nguyên văn tên tác giả, mà chỉ sao chép nội dung, cốt
truyện mà thôi, nhưng vẫn cứ bị nhà báo các nhà báo phát hiện làm rùm beng, bị
kiện cho...sói đầu, có khi bị bồi thường và bị đi tù.
Có một sự sao chép lại bản quyền
của người khác mà không sợ bị kiện ra tòa, không sợ bị người ta lên án, đó là
sao chép lại cuộc sống của Đức Chúa Giê-su và các thánh nam nữ. Đức Chúa Giê-su
là bản gốc của yêu thương, của khiêm tốn, Ngài mời gọi chúng ta hãy sao chép của
Ngài: “Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành
và khiêm nhường...” Các thánh nam nữ
đã chép lại bản sao ấy, và các ngài đã được hạnh phúc, được sự sống đời đời.
Sao chép sự hiền lành của Đức Chúa
Giê-su để chúng ta sống có tình nghĩa bà con lối xóm hơn; sao chép học hỏi sự
khiêm tốn của Đức Chúa Giê-su, để chúng ta dễ dàng thông cảm những khuyết điểm
của người khác hơn; và sao chép lại cuộc sống đầy yêu thương của Đức Chúa Giê-su
là để chúng ta không còn phân biệt ai là kẻ thù của tôi, và ai là người anh em
của tôi, vì tất cả đều là anh chị em với nhau trong Đức Chúa Giê-su.
Người Ki-tô hữu là người, trước
hết, được quyền sao chép bản gốc ấy, nhưng nếu tôi không sao chép để sống như Đức
Chúa Giê-su, thì dân thành Sô-đô-ma mới- thời đại ngày nay- sẽ lên án tôi trước
mặt Thiên Chúa vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư