NẤU CHIẾU TRÚC ĂN
Đất Hán có một người đi đến đất
Ngô, người đất Ngô nấu măng tiếp đãi ông ta.
Người đất Hán sau khi ăn xong
cảm thấy mùi vị rất ngon, bèn hỏi:
-“Đây
là thứ gì hở ?”
Người đất Ngô nói đùa:
-“Đó là trúc”.
Người đất Hán sau khi về nhà,
liền lấy chiếu trúc trãi trên giường đem đi nấu, nhưng nấu rất lâu mà cũng chưa
được ăn !
(Tiếu lâm)
Suy tư:
Các linh mục đều biết, khi
mình lên tòa giảng để giảng, là mình đóng vai trò của bà nội trợ: nấu cơm, làm
thức ăn cho cộng đoàn thưởng thức. Cơm và thức ăn chính là bài giảng mà linh mục
giảng hôm ấy.
Người tham dự thánh lễ thì đủ
mọi thành phần, già trẻ lớn bé đều có, học thức không học thức đều có, vì thế
bài giảng của linh mục sao cho hợp với khẩu vị của mỗi người. Khó lắm đấy.
Có linh mục khi lên tòa giảng
thì cúi đầu đọc một lèo bài giảng đã soạn, bất kể tâm tình giáo dân như thế nào;
có linh mục khi giảng thì trau chuốt câu văn cho ra vẻ ta đây có trí thức, để rồi
bài giảng trở thành khách sáo trống rỗng; có linh mục luôn dùng những câu giễu
cợt để chọc giáo dân cười khi giảng, mà không đưa tâm trí họ vào nội dung của
bài giảng... Và có rất nhiều cách “nấu ăn” của các linh mục, mà giáo dân khi
nghe giảng xong cũng không biết linh mục “nấu” món gì cho mình ăn !?
Thật là khó khi giảng cho một
cộng đoàn mà tuổi tác chênh lệch nhau, trình độ tri thức không giống nhau, sở
thích và cá tính không giống nhau. Do đó mà linh mục phải luôn soạn bài giảng,
luôn cầu nguyện xin ơn Thánh Linh soi sáng, xin Ngài “nấu ăn” giùm cho, đó là một
phương pháp hay và “xịn” nhất vậy.
Một bài giảng hay, là một bài giảng
đơn sơ nhưng đạo lí thì sâu sắc mà ai nghe cũng hiểu và dễ thực hành.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư