LO SỢ HÃO HUYỀN
Quan của triều đình nhà Tấn là
Lạc Xưởng trấn nhiệm Hà Nam, có một người bạn xa cách đã lâu mà không đến chơi,
nên Lạc Xưởng bèn đi thăm bạn.
Người bạn ấy nói:"Lần trước đến làm khách nhà ngài, vừa đưa
ly chuẩn bị uống, nhìn thấy trong ly rượu có một con rắn, trong lòng rất bực
mình, sau khi uống rượu liền sinh bệnh”.
Hồi ấy, trên tường nơi chỗ ngồi
uống rượu chỉ treo một cái cung cong, sơn phết như hình con rắn, Lạc Xưởng đoán
con rắn trong ly rượu là cái bóng của cây cung ấy, thế là, lần sau vẫn cứ đến
nơi chỗ ngồi ấy bày tiệc rượu và lại mời bạn bè đến uống rượu.
Giữa tiệc Lạc Xưởng hỏi:“Lại thấy gì ở trong ly không ?”
Người bạn nói:“Cũng thấy như lần trước”.
Lạc Xưởng chỉ cây cung treo
trên tường, bạn bè chợt hiểu ra, xóa bỏ đi sự dè dặt, bực tức tích trử lâu ngày
lập tức được khỏi.
(Tấn
thư)
Suy tư:
Người ta thường nhạo cười người
Công Giáo khi thấy họ đi lễ nhà thờ, cầu nguyện đọc kinh trong gia đình rằng:“Sợ gì mà sợ, Chúa Mẹ có đâu mà sợ phạt với
không phạt, xí, lo sợ hão huyền !”
Vì sợ Chúa Mẹ phạt mà chúng ta
đi lễ nhà thờ, đọc kinh cầu nguyện, đây là tâm tình của người tin có Chúa và sợ
Chúa.
Không sợ Chúa Mẹ phạt, nhưng sợ
làm Chúa buồn vì những tội lỗi của mình, đây là tâm tình của người tin có Chúa
và hiểu được tình yêu của Chúa đối với họ.
Không sợ Chúa phạt, cũng không
muốn làm cho Chúa buồn, nhưng luôn nhìn thấy và kết hợp với Chúa trong mỗi giây
phút của cuộc sống, đây là tâm tình của những người yêu mến Thiên Chúa cách trọn
hảo.
Chúng ta sẽ lo sợ hão huyền
khi chính bản thân mình coi Thiên Chúa như là một quan cai ngục không biết
thông cảm; chúng ta cũng sẽ lo sợ hão huyền khi nói rằng, Thiên Chúa sẽ không
bao giờ tha lỗi cho tôi, Ngài sẽ trừng phạt tôi đời đời trong hỏa ngục, và
chúng ta cũng sẽ lo sợ hão huyền khi người ta nói với chúng ta rằng Thiên Chúa
đã bỏ loài người rồi.
Khi đức tin của tôi không bén
rễ sâu trong giáo huấn của Thiên Chúa và của Giáo Hội, thì tôi rất dễ dàng lo sợ
hão huyền trước những thách đố của xã hội, mà thách đố lớn nhất chính là con
người thời nay đã “tẩy chay” Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của họ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư