Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Hà Thỏa hỏi vặn

HÀ THỎA HỎI VẶN
 
 

Hà Thỏa người nước Tùy, lúc 8 tuổi đi đến chơi nơi cao nhất của học phủ.

Viên quan tên là Cố Lương nói đùa với nó:

-“Mày họ Hà, có phải là “sen” của “lá sen”, hay là “sông” của “nước sông” hở ?[1]

Hà Thỏa ứng tiếng, nói:

-“Ngài họ Cố, là “cố” của “quan tâm”, hay là “cố” của “mới cũ” hở ?[2]
(Tùy thư)

Suy tư:

     Thánh sử Lu-ca đã kể về Đức Chúa Giê-su khi Ngài ở lại trong đền thờ Giê-ru-sa-lem cùng với các thầy dạy hỏi đáp về thánh kinh như sau:...Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu.” 

     Nếu Đức Chúa Giê-su sống vào thời đại ngày nay thì sẽ được phong làm “thần đồng giáo lý”, và sẽ được cha sở và các anh chị giáo lý viên biểu dương trong nhà thờ, cha mẹ của Ngài sẽ rất hãnh diện vì có thằng con học giỏi, và ai cũng đoán rằng, trẻ Giê-su sau này sẽ trở thành linh mục của Chúa.

     Cho trẻ em đến nhà thờ học hỏi giáo lý là việc quan trọng hàng đầu của cha mẹ, bởi vì không cần phải thống kê thì người ta cũng biết t lệ thanh thiếu niên có học giáo lý phạm pháp, thì ít hơn các bạn đồng lứa không học giáo lý.

Không ít các bậc cha mẹ công giáo thời nay chỉ lo chú trọng đến vấn đề học vấn của con em mình: con học mẫu giáo thì chạy cửa trước lòn cửa sau để cho con được vào học trường “chuẩn” cao cấp của thành phố; con học tiểu học, trung học thì rán kiếm trường dạy hai ngoại ngữ cho con học, dù tốn kém bao nhiêu cũng được; con chuẩn bị thi đại học thì “đôn đốc” con đi học thêm bất kể ngày chúa nhật hay ngày đại lễ.v.v...nhưng có mấy cha mẹ nhắc nh, khuyến khích và ghi danh cho con cái đi học giáo lý ở nhà thờ ?

Cha mẹ nào cũng muốn con cái noi gương Đức Chúa Giê-su, nhưng rất ít cha mẹ muốn con hăng say học hỏi Lời Chúa, tham dự thánh lễ, và rất ít cha mẹ dạy con tập cầu nguyện với Đức Chúa Giê-su !
 
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư


[1] là sen; là sông, cả hai chữ đều đọc là “hé”, Hán Việt là Hà. Đồng âm khác nghĩa.
[2] là chú ý, quan tâm; là xưa, cũ, cả hai chữ đều đọc là gù“, Hán Việt là Cố. Đồng âm khác nghĩa.