Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Mạc khải hay mặc khải ?

 
MẠC KHẢI HAY MẶC KHẢI ?
 
 

Anh Long Thao thân mến,

Mình không phải là nhà ngôn ngữ học, nhưng mình biết gì thì chia sẻ với anh.

1.      
Hai chữ “Mạc khải 幕啟” hay “mặc khải默啟” anh giải thích rất đúng về ý nghĩa.

Mình xin chia sẻ với anh từ Khải thị 啟示mà Giáo Hội công giáo Trung quốc, Taiwan, Hongkong… thường dùng trong bài giảng hoặc trong thánh lễ, hoặc trong cách viết của họ.

Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc khi nói đến việc Thiên Chúa muốn tỏ ra ý định của Ngài qua các tiên tri, hoặc một ai đó mà Ngài chọn, thì họ không dùng chữ mạc khải () hay mặc khải (默啟), nhưng họ dùng chữ khải thị啟示 nghĩa là soi sáng, vạch rõ, tỏ rõ.

có nghĩa là khải. nghĩa là thị. Khải thị.

Ví dụ họ nói: Thiên Chúa tỏ (mặc khải) cho dân Ngài..天主啟示給祂的子民....

Nếu đem hai chữ mạc khải hoặc默啟mặc khải mà giảng hoặc nói, thì người công giáo Tàu sẽ không hiểu cha giảng gì cả, hoặc có hiểu chăng thì rất gượng ép.

Cho nên, có nên chăng thay hai chữ mặc khải thành khải thị cho sát với ý nghĩa của nó.

2.
Chữ mạc () khải hay mặc 默﹞khải.
Mạc () là màn, hoặc lều vải.
Mạc khải là mở cái màn ra để thấy bên trong, mà người công giáo Việt Nam chúng ta thường giải thích gượng ép là: vén tấm màn lên để (con người) biết ý định của Thiên Chúa. Vén màn hay mở màn là dùng để cho sân khấu, mở màn ra để trình diễn, chứ không thể gượng ép giải thích rằng để thấy, để biết, để hiểu ý định của Thiên Chúa. Hơn nữa, Thiên Chúa muốn tỏ (mặc khải) cho chúng ta biết ý định của Ngài, (chứ không phải chúng ta tự vén màn để biết ý định của Thiên Chúa) thì không thể nói là mình mở màn ra để biết Chúa...

Mặc () là im, thầm.
Mặc khải là mở ra sự im lặng.
Sự im lặng này là của Thiên Chúa giấu kín từ thưở đời đời mà con người không hề biết được, nghĩa là Thiên Chúa giấu kín ý định của Ngài, và cho đến một thời kỳ nào đó thì Ngài không còn im lặng nữa, mà tỏ ý định của Ngài ra cho dân ngài tuyển chọn qua ông Môi-se hoặc các tiên tri.v.v...

Giải thích như thế cũng chưa ổn, vì mặc khải là mở ra sự im lặng, con người không thể mở ra sự im lặng của Thiên Chúa, mà chỉ có Thiên Chúa tỏ ra cho loài người biết ý định của Ngài mà thôi.

Cho nên Giáo Hội công giáo Trung Quốc dùng hai chữ mặc thị默示 để nói lên việc Thiên Chúa muốn bày tỏ cho loài người ý định của Ngài. Chẳng hạn như sách Khải Huyền, thì Giáo Hội Trung quốc viết là 默示錄mặc thị lục, rất chính xác để nói rằng: quyển sách này ghi chép những lời của Thiên Chúa tỏ ra cho loài người.

3.
Trong hai chữ mạc khải và mặc khải mà Giáo Hội Việt Nam thường dùng, thì (theo ý mình) nên thống nhất dùng chữ Mặc Khải, vì dù sao đi nữa, chữ mặc khải cũng sát ý nghĩa hơn là mạc khải.

Mấy hàng để chia sẻ với anh về từ ngữ Mạc Khải và Mặc Khải, bởi vì có một vài cha, thầy đã hỏi mình giữa hai từ đó thì nên dùng chữ nào thì đúng hơn, nhưng mình chưa có dịp để trả lời cho các vị ấy. Hôm nay xin chia sẻ với anh vậy.

Xin Chúa và Đức Mẹ Ma-ri-a luôn chúc lành cho anh.
Bác Tài
Taiwan, ngày 16.12.2008