ĐÀO GIẾNG ĐƯỢC NGƯỜI
Nước Tống có một gia đình họ
Đinh, vì trong nhà không có giếng nước, nên thường phải sai một người đi gánh
nước về dùng.
Về sau nhà họ Đinh đào một cái
giếng, phấn khởi nói với người khác:
- “Nhà tôi đào giếng được một người”.
Có người sau khi nghe được liền
đồn ra “họ Đinh đào giếng được một người”. Người nước Tống coi đây là một chuyện
kỳ lạ, bèn đồn thổi ầm cả lên.
Nhà vua nghe được thì rất đỗi
kinh ngạc, bèn sai người đến nhà họ Đinh hỏỉ sự tình ra sao, họ Đinh tra lời:
-
“Có một cái giếng
thì cũng như có một người lao động giỏi, chứ không phải là được một người trong
giếng”
( Lữ thị xuân thu )
Suy tư:
Nước là một chất thể lỏng rất
cần thiết cho con người, người ta có thể nhịn ăn chứ không thể nhịn khát, không
những con người cần nước, mà ngay cả các loài động vật, thực vật cũng cần phải
có nước.
Nước rất hiền hoà mà cũng rất
hung dữ, nó có thể khiến cho các thi nhân tuôn ra những vần thơ tuyệt vời,
nhưng nó cũng nuốt không biết bao con người trong lòng nó.
Nước dùng để nuôi sống con người,
làm cho con người thêm mát mẻ, vui tươi sau những giờ lao động mệt nhọc, nước
cũng giúp con người tẩy sạch những vết dơ bẩn và làm cho vạn vật xinh tươi.
“Nhưng
một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sường Người, tức thì máu cùng nước chảy
ra.” (Gn 19, 34). Máu của Đức Chúa Giê-su chảy ra để nuôi linh hồn
chúng ta, nước để tẩy sạch linh hồn chúng ta, máu và nước chảy ra cùng lúc để
cho chúng ta thấy rằng: tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại thật vô cùng
lớn lao, Ngài không muốn một ai phải hư mất đời đời, cho nên vừa được tẩy sạch
là được bồi dưỡng ngay bằng chính máu thịt trường sinh của Con Ngài là Đức Chúa
Giê-su.
“Máu cùng nước” từ cạnh sườn
chảy ra, hay nói chính xác hơn, từ trái tim của Đức Chúa Giê-su chảy ra để rửa
chúng ta –người Ki-tô hữu- được sạch tội và được sự sống đời đời.
Tôi đã ý thức được điều đó chưa,
khi tham dự bí tích Rửa Tội và khi lãnh nhận bí tích Thánh Thể ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư