Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Trung hiếu của Trực Cung

TRUNG HIẾU CỦA TRỰC CUNG
 
 

Nước Tề có một người tên là Trực Cung đi đến quan phủ đem chuyện phụ thân ăn trộm để báo cho quan phủ biết, quan phủ lập tức bắt phụ thân của nó và kêu án tử hình.

Trực Cung xin được lấy lấy tính mạng của mình để thay thế.

Trước khi Trực Cung thọ hình thì nói với cai ngục:

-         “Phụ thân ăn trộm dê tôi báo cho quan biết, không phải là rất trung thực sao? Phụ thân tôi bị hình phạt chặt đầu tôi thay thế, không phải là rất hiếu thuận sao? Người trung thực hiếu thuận mà phải bị chém đầu, thì quốc gia còn có người nào là không bị chém đầu chứ?”

Sở vương nghe tin, lập tức hạ lệnh xá tội cho nó.
(Lữ thị xuân thu)

Suy tư:

Cha bị tù, con xin thế cha ngồi tù, cha bị hình phạt chém đầu, con xin tội thay, đó là người con có hiếu.

Quân, sư, phụ của Khổng tử đã làm đảo lộn trật tự tự nhiên và củng cố sự chuyên quyền của các nhà vua chúa phong kiến. Xã hội hôm nay không ai chấp nhận điều đó, vì như thế quyền tự do cơ bản của con người không còn nữa.

Điều tự nhiên nhất chính là con cái yêu mến cha mẹ và cha mẹ yêu mến con cái, phải để trên hàng đầu, đi ngược với tự nhiên và làm trái ý định Thiên Chúa, là đảo lộn trật tự đã có sẵn trong vũ trụ. Người không thảo hiếu với cha mẹ mình, không yêu thương anh chị em mình, thì không thể là một người trung với nước nhà và cũng không thể kính trọng thầy cô giáo.

Thiên Chúa đã không vô ý điều đặt điều răn thứ tư là “thảo Kính cha mẹ” đứng đầu trong bảy điều răn còn lại đối với tha nhân. Bởi vì Thiên Chúa biết rằng, con Một của Ngài sẽ mặc lấy bản tính nhận loại cùng chia sẻ thân phận con người như chúng ta để cứu chuộc chúng ta.

Đức Chúa Giê-su đã thật sự sinh ra bởi một người phụ nữ, và phục tùng quyền cha nuôi và mẹ ruột (thánh cả Giu-se và mẹ Ma-ri-a) dưới đất cũng như Cha trên trời, đó chính là mẫu gương hiếu thuận với cha mẹ mà chúng ta cần phải noi theo.

Tôi sẽ không trở thành linh mục, một nữ tu thánh thiện, nếu tôi không yêu mến và thảo kính cha mẹ của tôi.
 
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư