7. CÂN NHẮC THÊM NƯỚC
Một anh học trò giàu và một anh học trò nghèo cả hai là người hàng xóm của
nhau.
Một hôm, cả hai người ngồi trước cửa trò chuyện tiêu khiển, vợ của anh học
trò giàu sai đứa con đến nói:
-
“Đồ nấu trong nồi đã nấu chín rồi, bây giờ phải làm
sao nữa ?”
Anh học trò giàu nói:
-
“Con coi tình huống thế nào mà thêm nước vào”.
Té ra là họ đang chuẩn bị làm thịt cừu non, tiện cho việc dùng rượu.
Một lúc sau, vợ anh học trò nhà nghèo cũng sai đứa con đến báo cáo:
-
“Thức ăn trong nồi nấu chín rồi, bây giờ phải làm như
thế nào ?”
Anh học trò nghèo cũng nói:
- “Coi tình huống mà
thêm nước vào”.
Con trai vỗ vỗ hai tay cười nói:
-
“Như vậy thì nó biến thành thức ăn của ngựa sao ?”
(Hài
ngữ)
Suy tư 7:
Trong xã
hội Việt Nam ngày nay, người ta thường có lời nói sau đây để giải quyết vấn đề
nan giải: “Coi tình trạng như thế nào mà
xử lý, coi đến đâu xử lý đến đó ?”
Coi tức
là nhìn thấy, nhìn thấy mới cân nhắc xử lý, không nhìn thấy thì không thể nào xử
lý được.
Có người
xử lý theo cửa quyền, tức là chỉ nghe báo cáo mà xử lý, cho nên có một vài
“công trình thế kỷ” xuống cấp sau một tháng sử dụng; có người xử lý theo kiểu
tình cảm đặc quyền, cho nên có những dự án mới khởi công chưa đến ba tháng thì
vật tư thiếu phải đợi và công nhân thất nghiệp ngồi chơi xơi nước mà sống; có
người xử lý vì ăn tham ô nên cứ đặt bút ký đại để công ty này khai thác đất,
công ty nọ khai thác đá làm ô nhiễm đến đời sống nhân dân...
“Coi tình huống” và “nghe tình huống” thì không giống nhau, cho nên có
thể nói: “coi tình huống” thì sống mà “nghe tình huống” thì chết vậy.
Đời sống
của người Ki-tô hữu thì luôn luôn “coi tình huống”: khi gặp sự việc xảy ra
ngoài ý muốn thì họ coi tình huống này có phù hợp với tinh thần Phúc Âm không;
khi gặp sự vui thì họ coi tình huống này là ý Chúa muốn cái gì nơi họ; khi gặp
chống đối và bách hại thì họ coi tình huống này thật có Thiên Chúa đồng hành với
họ nên họ an vui đi theo tình huống mà không sợ hãi hay thất vọng.
Coi tình
huống cũng là một cách nhìn nhận Thiên Chúa đang hoạt động trong vũ trụ, nơi
con người anh em chị em, nơi mọi sự việc của con người, cho nên có thể nói là
biết coi tình huống là làm cho đức tin của mình ngày càng lớn lên vậy.
Nhưng
cũng có những lúc “coi tình huống” mà không có tinh thần xây dựng và bác ái,
thì tình huống sẽ trở thành “thức ăn của ngựa”, tức là rối ren càng rối ren vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)