3. "HÁN THƯ" KHÔNG RƯỢU
Thời nhà Tống có người làm thơ nổi tiếng tên là Tô
Tử Mỹ tính tình rất hào phóng và thích uống rượu, mỗi tối khi đọc sách ở nhà của
cậu là Đổ Diễn (đại thần bắc Tống) thì nhất định phải uống một đấu rượu.
Một hôm, Đỗ Diễn len lén quan sát Tô Tử Mỹ đọc
sách. Tô đọc “Hán thư, truyện Trương Lương”, lúc đọc đến đoạn
- “Tiếc quá,
không trúng !”
Thế là uống một ly lớn.
Lại đọc đến “Sử ký, Lưu Hầu thế gia”
-
“Quân thần tương ngộ, gian nan đến đây là hết !”
Thì lại uống thêm ly đầy nữa.
Đỗ Diễn cười lớn, đi vào phòng nói với Tô Tử Mỹ:
-
“Có rất nhiều rượu, thức ăn và hoa quả, uống một đấu thì cũng không lấy
gì làm nhiều cho lắm !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 3:
Mỗi người đều có một thú vui khi đọc sách: có người khi ngồi đọc sách
thì nhâm nhi ly cà phê đen thơm phức, có người khi đọc sách thì thích có cục kẹo
nhai nhai trong miệng để khỏi buồn cái miệng, đó là cái thích cá nhân của mỗi
người, không ai giống ai. Thời đại @ có nhiều người thích ra quán cà phê có
wifi vừa đọc sách trên mạng vừa uống cà phê ăn bánh ngọt.v...
Từ nhỏ,
người Ki-tô hữu được dạy rằng phải làm dấu Thánh Giá trước khi ăn và sau khi ăn
cơm, phải làm dấu Thánh Giá trước và sau khi làm việc, phải làm dấu Thánh Giá
khi gặp gian nan thử tách, đây là những lời dạy rất thấm nhuần giáo lý của
thánh Phao lô tông đồ là dù khi ăn dù khi uống, dù khi làm việc gì thì cũng phải
làm sáng danh Chúa.
Đến
khi lớn lên thì người Ki-tô hữu được dạy rằng: không những làm dấu Thánh Giá
trước và sau khi làm việc, nhưng còn là kết hợp với Đức Chúa Giê-su trong khi
làm việc hay học hành, để xin Ngài cùng làm cùng học với mình, để xin Ngài
thánh hóa những công việc mà mình đang làm...
Vừa đọc
sách vừa nhâm nhi ly cà phê đá lạnh thì thú vị thật, nhưng làm việc, đọc sách
mà có Đức Chúa Giê-su cùng làm cùng đọc với mình thì càng thú vị hơn nhiều, bởi
vì chính Ngài là sự khởi đầu và kết thúc mọi công việc của chúng ta vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)