53.
CỐ TÔ LÃO TRÙNG
Ở
đất Sở[1]
người ta gọi con hổ là lão trùng.
Một
lần nọ, có người đất Sở đi đến Lâu Đông[2]
và qua đêm ở quán trọ, vừa mới thổi tắt đèn muốn đi ngủ thì nghe tiếng lá khô
xào xạt, người đất Sở mới hỏi tiếng gì vậy, người gác cổng nói:
-
“Đó là lão trùng”.
Người
đất Sở hoảng hồn chuẩn bị đường chạy, vội vàng hỏi:
-
“Ở trong thành sao lại có mãnh thú như thế
?”
Người
gác cổng nói:
-
“Không mãnh thú nào cả, đó là con chuột đấy”.
Người
đất Sở trong bụng chưa hết sợ, hỏi:
-
“Tại sao gọi con chuột là lão trùng ?”
Người
gác cổng trả lời:
-
“Đây là cách gọi quen thuộc của người Cô
Tô[3] đấy”.
(Tuyết Đào tiểu thuyết)
Suy tư
53:
Người
nước Sở gọi con hổ là lão trùng, người Cô Tô gọi con chuột cũng là lão trùng, cả
hai lão trùng đều không giống nhau về hình dáng, nhưng giống nhau một điểm là hại
người và hại mùa màng.
Có người coi cơn cám dỗ như là ác thú nên
tránh, có người coi cơn cám dỗ như là một dịp để tôi luyện tâm hồn thêm mạnh mẽ,
nhưng dù muốn dù không thì cám dỗ cũng vẫn cứ là công cụ của ma quỷ, và người
khôn ngoan thì không nên đùa với cơn cám dỗ khi “nội công tu đức” của mình chưa
thành tựu...
Con hổ thì ăn thịt người và thịt động vật khác, con
chuột thì phá hoại mùa màng và vật dụng trong nhà của con người, cả hai con vật
đều bị con người kiêng kỵ vì sự nguy hiểm của nó.
Cũng
vậy, cám dỗ nào cũng có nguy cơ làm cho linh hồn mất ơn nghĩa với Thiên Chúa,
cho nên đừng có đem cái bản lãnh của xác thịt ra để thử thách với cám dỗ, nhưng
phải luôn cậy nhờ ơn Thiên Chúa giúp để tránh nó, mà nếu không tránh được thì cần
phải anh hùng chiến đấu với lời cầu nguyện và làm các việc hy sinh hãm mình
cũng như đón nhận các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể...