THÍCH “GIA HUYNH”
Lỗ Bao viết văn chương, thường
gọi tiền là “gia huynh”, về sau, người ta cũng thường dùng “gia huynh” để chỉ
tiền.
Có một ông Châu thông phán, vì
tham ô nên bị giáng xuống làm quan huyện. Khi mới tới nhậm chức thì có tên tiểu
quan đến thử ông ta, bèn đúc hình một đứa nhỏ bằng bạc nặng một ký đặt trên bàn
trong thính đường, sau đó, đi tới nơi chỗ viên quan ở, nói:
-
“Gia huynh ở trong
thính đường, sau khi nhận thì nói cho một tiếng”.
Châu quan huyện nghe tiếng
nhưng không thấy người, mà chỉ thấy trên bàn đặt một đứa nhỏ bằng bạc, bèn vội
vàng đem vô trong phòng.
Về sau, tên tiểu quan nọ có tội
với quan huyện, quan huyện sẽ xử trị nó, nó hết lời cầu xin:
-
“Xin coi lại cái mặt
của gia huynh, đúc giống cái mặt của tôi”.
Quan huyện nói:
-
“Gia huynh của mày
cũng không mấy thông minh, biết ta thích nó, nhưng từ sau khi đúc nó, lại không
đến cùng ta hội kiến”.
(Sự
Lâm Quảng ký)
Suy tư:
Thời xưa người ta gọi tiền là
“gia huynh”, “gia huynh” có nghĩa là “người anh cả trong nhà” để có ý nói rằng
tiền bạc là chủ của gia đình, không có tiền bạc là không có gì cả; thời nay người
ta có rất nhiều cách nói để chỉ về tiền, nào là tiền đô, tờ xanh, tờ đỏ, tờ cứng,
tờ mềm...những tiếng “lóng” này không có ý nghĩa thâm thuý gì cả, nhưng dù vậy,
tiền vẫn là sức mạnh của con người, nó có thể làm cho cán cân công lý nghiêng lệch
theo góc độ giá cả của cuộc trao đổi giữa quan toà và tội ác.
Có người coi trọng tiền của vật
chất hơn tình nghĩa cha mẹ, nên nhẫn tâm giết mẹ để lấy tiền; có người ngày đêm
mơn trớn vuốt ve tiền hơn cả âu yếm vợ chồng con cái, nên gia đình tan hoang, vợ
chồng li dị và con cái trở thành người bất hạnh, thế là tổ ấm gia đình nay
không còn nữa, và xã hội thì như dòng sông vẫn trôi thờ ơ lững lờ trước những nỗi
khổ đau của những người bất hạnh.
Đức Chúa Giê-su đã lên tiếng cảnh
cáo chúng ta về việc sử dụng tiền của vật chất sao cho phù hợp với Tin Mừng,
Ngài nói: “Anh em không thể không thể vừa
làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được”.
Làm tôi tiền của cũng có nghĩa
là làm tôi ma quỷ và những thói hư tật xấu do tiền của mà ra.
“Lạy Đức Chúa Giê-su là Đấng thông suốt mọi sự, Chúa biết rất rõ
những gì chúng con muốn, mà cái chúng con muốn chính là được làm tôi Chúa,
nhưng trong cuộc sống chúng con vẫn cứ muốn làm tôi tiền của danh vọng, chúng
con tham lam của người khác, chúng con bỏ quên danh phận Ki-tô hữu của mình sau
lưng để bôn ba đôn đáo chạy theo tiền của vật chất.
Xin
Chúa ban cho chúng con có một nghị lực và quyết tâm, để khi sử dụng của cải đời
này, chúng con thật sự tìm được sự giàu có của thiên đàng mai sau. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư