Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Đề của viện học sĩ


ĐỀ CỦA VIỆN HỌC SĨ
Có người viết trên bức tường của viện học sĩ như sau:
-         “Lý Bá Dương lấy Lý Mộc làm họ, sinh nhi trí chi”..
Di Đại Niên nhìn thấy liền viết thêm vào bên cạnh:
-         “Mã Văn Uyên lấy da ngựa bọc thây, tử nhi hậu dĩ”.
                                  (Thuẩn Trai Nhàn Hiền)

Suy tư:
     Người thời xưa thường hay thử tài nhau bằng cách ra những câu đối lắc léo, làm cho các tử sĩ hay các văn nhân nhức đầu, như thế cũng đủ biết, trong thời đại nào, người ta cũng đều coi trọng người có học thức.
     Học không phải một sáng một chiều mà thàng đạt, nhưng học cả đời, học ở nhà trường và học ở ngoài xã hội, học nơi người khác và học nơi học trò của mình, bởi vì nhân vô thập toàn.
     Có nhiều người, sau khi cố công đạt cho được mục tiêu của mình rồi, thì không thèm học nữa, họ tự thoả mãn với những gì đã đạt được mà không cần nghiên cứu sau khi tốt nghiệp.
     Có nhiều linh mục trẻ không thích nói đến computer hoặc điện thư (email), vì không biết cách sử dụng nó; có nhiều linh mục không bao giờ cầm đến một tờ báo để đọc, vì cho là phí thời gian (!) nhưng lại đánh cờ tướng, đánh cờ domino sa đà đến nỗi quên cả giờ dâng lễ.
     Người thời nay không thử tài nhau bằng câu đối như người ngày xưa, nhưng người ta chỉ coi cung cách sống của anh là người ta cũng đủ biết anh là người như thế nào; cũng vậy, giáo dân ngày nay không như giáo dân ngày xưa chỉ thấy “chúa” nơi các linh mục, các ngài “phán” điều gì thì nghe điều ấy, giáo dân ngày nay cũng rất kính trọng các linh mục của mình, nhưng không phải vì thế mà họ không dám đối thoại với các linh mục, bởi vì họ có một bức xúc rất chính đáng: họ muốn các mục tử của họ cần phải trở nên gương mẫu hơn trong con đường trọn lành mà các ngài đã chọn.

     Có một nan đề cho các linh mục của Giáo Hội Công Giáo qua mọi thời đại, đó là: làm thế nào để trở nên một Đức Ki-tô thứ hai (Alter Christus) ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 
dịch và viết suy tư