GHEN CỦA TRIỆU
THỊ
Vợ của Dương Lang
Trung là Triệu Thị, vốn có tính ghen rất đặc biệt, làm cho các bà vợ bé không
dám đến gần Dương Lang Trung.
Một hôm,
Dương Lang Trung đọc bài thơ “Mao” và thơ “Châu Nam” như sau:
-
“Mộc”, hậu phi ôn hòa, nói năng an hoà mà lòng không
ghen ghét”, “không ghen ghét thì con cháu đông đúc, không ghen ghét thì nam nữ
sẽ đứng đắn”.
Triệu Thị hỏi:
-
“Đó là sách gì
?”
Dương Lang Trung nói:
-
“Đây là tập thơ “Mao”.
Triệu Thị lại hỏi:
-
“Sách ấy ai viết ?”
Lang Trung trả lời:
-
“Ấy là do Châu công viết ?”
Triệu Thị nói:
-
“Nếu là vợ của Châu công viết thì nhất định sẽ không
nói như thế !”
(Tuý
Ông đàm lục)
Suy tư:
Đối với người
chồng thì không ai đẹp và dịu dàng cho bằng vợ của mình, đối với người vợ thì
không ai xấu xí dị hợm cho bằng người tình của chồng mình.
Hình như
đang trong thời kỳ yêu nhau và trước khi cưới nhau, thì cái ghen của đàn bà con
gái có “văn minh” một tí, có nghĩa là không ầm ỷ hét la; nhưng có lẽ sau khi cưới
hỏi, nghĩa là đã trở nên vợ chồng rồi, thì cái ghen của họ lại “man rợ” hơn, có
nghĩa là họ không còn giữ kẻ nữa, mà hét la, chửi bới, mắng nhiếc bất kể...mình
là ai, là thân phận gì, là người công giáo hay là ngoại đạo, là người biết Chúa
hay là người chưa biết Chúa...
Hoa hồng
không biết ghen tương khi người ta ngắm và khen ngợi hoa hướng dương đứng kề
bên nó, trái lại nó vẫn tươi cười khoe sắc toả hương làm cho người khó tính cũng
phải trầm trồ tán dương và thưởng thức nó. Cũng vậy, người phụ nữ được Thiên
Chúa tạo dựng không như tạo dựng người đàn ông –được tạo dựng từ xương sườn của
người chồng- đây là một bằng chứng rõ ràng nhất để cho chúng ta thấy ra được ý
định của Thiên Chúa: dù muốn dù không ông chồng vẫn luôn luôn yêu thương vợ
mình hơn bất cứ người nào, dù ông chồng có bị cám dỗ, hay bị dụ khị, thì cuối
cùng ông ta vẫn thấy không ai bằng vợ con mình. Có điều, người vợ có nhận ra điều
đó để thông cảm, yêu thương và giúp đỡ chồng “cải quá tự tân” không mà thôi.
Yêu thương
làm cho người khác biết nhìn lại bản thân mình để đổi mới, mà ghen tương thì không
thể cải hoá lòng người, nhưng càng làm cho người ta thêm bực mình và càng thêm
xa lánh mình hơn...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư