23. KHÓC NHƯ THẬT
Tống Thế Tổ nói với thần tử là Lưu Đức Nguyên rằng:
-
“Nếu ông vì quý phi của ta đã chết mà khóc ai oán thì
ta sẽ thưởng cho rất nhiều của cải.”
Lưu Đức Nguyên lập tức đấm ngực dậm chân khóc khan cả cổ họng, nước mắt
mước mũi chảy xuống ào ào, hoàng đề rất đẹp lòng bèn phong cho làm thích sứ Dự
Châu.
Tống Thế Tổ lại kêu đại phu Dương Chí khóc quý phi, Dương Chí cũng khóc
rất là thống thiết. Không bao lâu sau, có người hỏi Dương Chí:
-
“Ngài làm thế nào mà khóc giống như thật vậy ?”
Dương Chí nói:
-
“Bởi vì lúc ấy bà vợ bé của tôi cũng vừa mới chết !”
(Sơn
Trung nhất tịch ngữ)
Suy tư 23:
Khóc là một
biến chuyển của tâm sinh lý trong đời sống vui buồn giận ghét của con người,
cho nên những người có cảm xúc cao thì thường dễ khóc khi gặp chuyện đau lòng
thê lương...
Nhưng có một loại cũng dễ khóc đó là loại người khóc mướn, họ khóc bên
ngoài nhưng trong lòng thì không khóc, họ có điệu bộ thê lương khi khóc vì tiền
thuê chứ không phải thê lương vì tử biệt sinh ly mà khóc, họ bán nước mắt để sống...
Có những
đứa con đi thuê “đám khóc mướn” đến nhà khóc khi cha mẹ qua đời, còn mình thì
ngồi bàn trong vừa uống rượu vừa đếm tiền phúng điếu, họ để người dưng nước lã
khóc cha mẹ thay cho mình để được tiếng là...có hiếu.
Khóc cũng
là một thái độ bày tỏ lòng thống hối vì những tội của mình đã phạm làm mất lòng
Chúa và anh chị em.
Nhưng có
những người Ki-tô hữu làm “nghề khóc mướn”, tức là họ không hề khóc tội của
mình, mà hể thấy ai đó phạm một khuyết điểm nhỏ, một sai phạm không đáng, thì họ
xuýt xoa bày tỏ sự đau buồn giùm cho người ấy giống như là...tận thế đến nơi,
nhưng trong lòng họ thì một chút đau buồn thông cảm cũng không có...
Hãy khóc
cho mình trước rồi an ủi và cảm thông với tha nhân sau, thánh nữ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na
khóc tội lỗi mình và trở nên người hữu ích cho việc tông đồ, thánh Phê-rô tông
đồ cũng đã khóc lóc tội mình, và ngài đã được cất nhắc lên làm thủ lĩnh giáo hội
của Đức Chúa Giê-su.
Ai biết
thành thật khóc cho tội lỗi của mình thì tâm hồn của họ sẽ trở nên như Đức Chúa
Giê-su, nghĩa là biết thông cảm, biết tha thứ và biết đau buồn khi người khác
phạm tội.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)