10. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
Thái giám phòng bị ở Nam kinh tên là
-
“Tốt, tốt
lắm, chỗ này có thể vẽ thêm bức “Tam chiến Lữ Bố”.
(Cổ
kim tiếu sử)
Suy tư 10 :
Có những
bức hoạ người ta chỉ vẽ có một dấu phẩy mà bức hoạ rất có giá trị, có những bức
hoạ người ta vẽ cả trăm con ngựa phi nước đại mà vẫn còn chỗ trống, hoặc có bức
tranh vẽ cả trăm con chim đang bay mà vẫn còn không gian để điểm vài áng mây rất
đẹp; có bức tranh vẽ kín không chừa một chỗ trống, có bức tranh vẽ chừa nhiều
chỗ trống nhưng vẫn có nét hài hoà, đó là do bàn tay và trí sáng tạo của hoạ
sĩ.
Có chỗ trống chết người và chỗ trống làm
cho con người thoải mái hạnh phúc.
Con người là một bức hoạ tuyệt vời của
Thiên Chúa, đời sống của con người được Thiên Chúa vẽ đầy những yêu thương với
yêu thương nên không còn chỗ trống cho sự ghét ghen, nhưng ma quỷ đã lợi dụng
những chỗ trống do con người tạo ra để phá hoại bức tranh ấy của Thiên Chúa, chỗ
trống chết người nơi con người là sự rảnh rỗi không muốn làm việc, là để cho thời
gian qua đi mà không làm một việc gì có ích cho tha nhân, cũng như cho đời sống
tâm linh của mình:
-
Các linh mục để trống thời giờ thì sẽ là mối lợi lớn cho ma quỷ tung hoành, bởi
vì linh mục là người ban phát ân sủng của Thiên Chúa mà lại ăn không ngồi rỗi,
không làm việc thì ma quỷ chẳng từ một việc xấu xa nào mà không làm nơi các ngài,
cũng như nơi công việc truyền giáo của các ngài.
-
Các tu sĩ nam nữ để trống thời giờ thì ma quỷ sẽ “vẽ” vào chỗ trống ấy những nét
xấu xa thô lỗ tục tằn, làm mất đi vẽ đẹp bức tranh quý hiếm của Thiên Chúa là
chính bản thân của mình.
-
Giáo dân để trống thời giờ không chịu làm việc, không lợi dụng giờ rảnh rỗi để
làm sáng danh Thiên Chúa, thì ma quỷ sẽ ngày ngày “đi uống cà phê” thưởng thức
thành quả mà nó đã làm nơi giáo dân, đó là rảnh rỗi để ghét ghen, rảnh rỗi để
tìm khuyết điểm của anh chị em mà nói xấu, rảnh rỗi để hưởng thụ, rảnh rỗi để hại
người...
“Điền vào chỗ trống” bằng những hành vi
bác ái yêu thương là việc làm khôn ngoan đầy ân sủng Thánh Thần của người Ki-tô
hữu trong mọi thời đại...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)