42. ÁC Ý CỦA THÁNH NHÂN
Một
thái giám có rất nhiều quyền thế thấy học sĩ đang giảng bài[1],
đợi học sĩ giảng bài xong ra khỏi cung đình, bèn hỏi:
-
“Hôm nay giảng về sách gì ?”
Học
sĩ trả lời:
-
“Hôm nay giảng về Khổng tử cười mũm mĩm,
nói: “cắt tiết gà không cần dùng đến dao mổ trâu ?”
Sắc
mặt thái giám hiện nét bối rối nói:
-
“Đó là Khổng thánh nhân ác ý cười người đó”[2].
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư
42
:
Sợ hãi và hồ nghi là hai trạng thái thường
có của người có tâm hồn không bình an, do đó mà họ thường sống trong lo âu sợ
người khác biết chuyện xấu của mình, và từ đó họ sinh ra hồ nghi ngay cả lòng tốt
của người khác đối với mình, và vì sợ và hồ nghi nên trở thành người hay cau có
nóng giận đến kiêu ngạo.
Một tâm hồn sợ hãi và bất an vì họ không
sống theo lương tâm chân thật của mình, càng có danh vọng chức quyền thì lương
tâm càng khắc khe với cuộc sống của cá nhân hơn những người khác, cho nên càng
làm lớn mà làm sai thì càng sợ hãi và bất an hơn người thường...
Người Ki-tô hữu hiểu rất rõ: chỉ có Đức Chúa
Giê-su mới làm cho tâm hồn của họ được bằng an và kiên định, và chỉ có sự bình
an của Ngài mới tồn tại lâu trong cuộc sống của họ, cho nên họ dù cuộc sống thiếu
thốn vật chất thì vẫn cứ luôn giữ mối liên hệ mật thiết với Đức Chúa Giê-su
trong cuộc sống của mình để tâm hồn luôn bình an.
Thái giám hiểu sai lời của học sĩ nên
nói thánh nhân có ác ý là vì ông ta có tật giật mình, người Ki-tô hữu nếu hiểu
sai Lời Chúa hoặc không sống Lời Chúa, thì dù có rất đầy đủ vật chất danh vọng,
thì tâm hồn vẫn cứ bất an và sống trong sợ hãi hồ nghi...