55.
KHẢO NGHIỆM TÍNH NHẪN NẠI
Có
một người đi nhậm chức quan, bạn bè đưa tiễn và dặn dò ông ta:
-
“Làm việc cho quốc gia, gặp bất cứ việc gì
thì nên có tính nhẫn nại”.
Ông ta liên tục nói:
-
“Vâng, vâng, vâng
!”
Tất cả bạn bè đều dặn dò ông ta hai lần như thế, ông
ta vẫn gật đầu nói vâng vâng.
Đến lần dặn dò thứ tư, ông ta nổi giận nói:
-
“Có phải các anh
coi tôi là thằng ngu đần không, chỉ có hai chữ ấy mà nói di nói lại bốn lần
không nghỉ !”
Bạn bè thở dài nói:
-
“Có thể thấy rằng,
người có tính nhẫn nại thật không dễ ! Ông coi, tôi mới nói ba bốn lần mà ông
cũng không chịu đựng nổi !”
(Tuyết Đào tiểu thuyêt)
Suy tư 55:
Trong cuộc sống của con người ta tính nhẫn nại rất là quan trọng, bởi vì
người có tính nhẫn nại thì thường làm được nhiều việc to lớn hơn người có tính
nóng nảy…
-
Có những người có
tài nhưng làm việc luôn thất bại, vì không có tính nhẫn nại.
-
Có người được nhiều
người cộng tác giúp việc nhưng vẫn thất bại, vì không có tính nhẫn nại.
-
Có người có đủ mọi
điều kiện khách quan để tiến đến danh vọng nhưng rồi thất vọng, vì không có
tính nhẫn nại.
-
Có người có quyền
có tiền nhưng làm việc gì cũng không thành công, vì họ không có tính nhẫn nại.v.v…
Nhẫn nại là một đức tính không phải tự nhiên mà có,
nhưng phải tập luyện hằng ngày, sự tập luyện này đòi hỏi phải có sự tu tâm dưỡng
tính và tình yêu của Đức Chúa Giêsu nơi con người họ, bởi vì việc tu tâm dưỡng
tính làm cho sự nhẫn nại có ý nghĩa hơn, đó là nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi
người anh em chị em và nơi công việc trước khi nổi giận nóng tính…
Càng có chức quyền lớn thì càng phải có
nhẫn nại, càng làm việc quan trọng thì càng phải có tính nhẫn nại, đó cũng là một
trong những bí quyết để thành công vậy.
Ai cũng hiểu điều này, các linh mục của
Giáo Hội càng hiểu rõ hơn mọi người.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)