TỰ MÂU THUẪN
Có người bán hai loại binh
khí, cây xà mâu (giáo dài) và cái thuẫn (cái mộc) và khoe khoang nói: “Cây xà mâu của tôi rất bén nhọn, bất kỳ cái
gì của anh dù là cứng chắc đến đâu cũng đều bị đâm thủng.”
Qua một lúc sau, lại phô
trương: “Cái thuẫn của tôi rất bền chắc,
bất cứ đồ gì của anh cũng không thể đâm thủng.”
Có người cười nói: “Cầm cây xà mâu của anh mà đâm cái thuẫn của
anh rồi xem như thế nào?”
Người ấy hết cách nói !
(Hàn Phi tử)
Suy tư:
Tự mâu thuẫn, theo nghĩa đen
thì do câu chuyện trên mà ra: tự (自) có nghĩa là mình; mâu (矛) có nghĩa là cái
giáo dài; thuẫn (盾)
có nghĩa là khiêng mộc, tự mâu thuẫn theo nghĩa bóng là tự mình chống lại với
mình, ngôn hành bất nhất.
Người tự mâu thuẫn với mình là
người nói một đàng làm một nẻo, là người ra lệnh mà không tuân theo lệnh, là
người coi trọng mục đích cá nhân hơn mục đích của cộng đoàn. Ở đâu có loại người
“tự mâu thuẫn” thì người ở đó cảm thấy bất an, vì họ luôn bị quấy rầy làm ngược
với kế hoạch chung đã định, sinh hoạt của họ bị gây xáo trộn, và phá tan bầu
khí thân thiện của mọi người.
Người luôn tự mâu thuẫn với
mình thì không thể là người lãnh đạo, vì người lãnh đạo trước khi lên kế hoạch
thì tự đưa ra những vấn nạn cho vấn đề, đúng hay sai, nếu sai thì phải làm sao,
khắc phục thế nào, phương án khắc phục 1, khắc phục 2… đến khi rốt ráo thì đem ra
ban cố vấn bàn cãi, ưu khuyết điểm và quyết định, như thế thì không còn tự mâu
thuẫn nữa mà là chỉ có quyết tâm.
Nước Trời cũng phải có quyết
tâm mới dành được (Mt 11, 12), người tự mâu thuẫn thì sẽ không dành được Nước Trời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư