BẮT CHƯỚC NÔN RƯỢU
Nước Lỗ có một người tên là Tư
Hy thường rất tôn trọng các vị trưởng bối, và hay bắt chước những lời nói và việc
làm của họ.
Có một lần, Tư Hy nhìn thấy một
vị trưởng bối của anh ta bưng rượu lên uống, anh ta cũng bưng lên một ly rượu;
vị trưởng bối do không thể uống thêm rượu nên nôn hết rượu ra, anh ta cũng bắt
chước nôn hết rượu ra.
( Hàn Phi Tử )
Suy tư:
Trẻ em thường hay bắt chước những
việc làm của người lớn, cho nên có những gia đình cha mẹ rất cẩn thận không làm
những chuyện phản giáo dục để hại đến tâm lý của con cái; nhưng cũng có những người
làm cha mẹ vì công ăn chuyện làm mà không để ý đến việc giáo dục con cái.
Thanh thiếu niên thường hay học
đòi gương của những bậc anh hùng, năng động và rất thích bắt chước. Các nhà
giáo dục đã biết lợi dụng vào tâm lý ấy của thanh thiếu niên để hướng các bạn
trẻ đi đúng hướng của bản thân mình.
Các linh mục là thầy dạy của
tâm hồn, thì lại cần ra sức làm gương tốt cho các bạn trẻ. Tôi còn nhớ khi giúp
xứ ở một giáo sứ nhỏ tại quận 1- Sài Gòn, cha xứ là một nhà giáo dục (ngài
chính là linh mục nghĩa phụ của tôi), đã dặn dò tôi như thế này: “Các thầy cô giáo ở trường học chỉ chuyên dạy
về kiến thức cho học trò, hết buổi dạy thì họ hết trách nhiệm, còn thầy (tức
người dịch và viết sách này) không những dạy cho các em về kiến thức giáo lý,
sinh hoạt, mà còn dạy các em về đời sống đạo đức, cho nên trách nhiệm của thầy
rất nặng, cần phải làm gương cho chúng nó, không những ở nhà thờ mà ngay cả
trong đời sống thường ngày”.
Cho đến bây giờ, mỗi lần lên
tòa giảng hoặc dạy giáo lý, tôi đều không quên câu nói này của cha bố.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư