VẢI PHIN GÓI CAM
Thời nhà Đường, huyện Ích Châu
mỗi năm đều có tiến cống cam cho triều đình, tất cả đều dùng giấy để gói.
Về sau, trưởng sứ cho rằng làm
như thế không được kính trọng cho lắm, bèn dùng vải phin để gói cam, sau việc
đó, lại thường lo lắng không biết dùng vải phin để gói có làm hư cam không.
Không lâu sau, có tên đánh xe
ngựa cho nhà vua tên là Cam Tử Bố đến Ích Châu, trưởng sứ cho rằng ông ta tới để
truy hỏi việc dùng vải phin để gói cam, nên rất kinh hoảng, nói: “Quả nhiên bị truy hỏi rồi !”
Đợi cho Cam Tử Bố đến trạm dịch
nghỉ, trưởng sứ ra nghinh đón bèn đem việc dùng vải phin gói cam là một thái độ
kính trọng nói một hơi lèo.
Cam Tử Bố không hiểu tại sao
ông lão này giải thích vấn đề ấy, nghe mãi mới tỉnh ngộ té ra là việc ông lão
nói có liên quan đến cái tên của mình, người chung quanh nghe được đều cười mãi
không thôi.
(Thái Bình Quảng ký)
Suy tư:
Người ta thường nói có tật giật
mình.
Nhưng có rất nhiều người không
giật mình vì những tội của họ đã phạm, họ coi việc lừa dối người khác chỉ là
trò đùa, coi việc nói xấu tha nhân là chuyện thường tình của xã hội, họ coi việc
vu oan gía họa cho người khác là hay.v.v... cho nên họ chưa hề giật mình trong
tội lỗi của họ.
Thiên Chúa thường hay giúp con
người phản tỉnh, người Ki-tô hữu đều hiểu điều ấy, nhưng họ làm lơ như không hiểu.
Gặp một tai nạn giao thông, họ
không giật mình nghĩ rằng nếu tai nạn ấy xảy ra cho mình thì sao nhỉ ? Thấy người
bạn hôm qua cùng mình ăn nhậu, trò chuyện, hôm nay đã trở thành cái xác không hồn,
họ không giật mình suy gẫm nếu hôm nay Chúa gọi tôi về thì sao nhỉ.v.v..
Người hay “giật mình” khi thấy
một biến cố xảy ra là người luôn thức tỉnh, nhưng thức tỉnh mà không chuẩn bị tốt
cho ngày Chúa đến, thì chẳng khác gì “vịt nghe sấm”, hoặc là như “điếc nghe
súng”... thật tai hại vô cùng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư