24. CHỮ GỪNG GIỐNG CÁI THÁP
Thái uý Đảng
muốn viết chữ “gừng” ( 薑 ) , bèn hỏi quan chép sử là phải viết như thế nào ?
Quan thái
sử nói cho ông ta viết ra nét (chữ Hán), thái uý Đảng viết lui viết tới chữ “nhất”
( 壹 ) thành ba chữ chồng lên nhau, sau khi tỉ mỉ ngắm “tác phẩm” của mình
thì cảm thấy không giống chữ gừng, bèn chửi quan chép sử:
-
“Tại sao mày lại dối tao, đây mà chữ “gừng” sao, nhất
định đây là một cái tháp.”
(Giản
Uẩn thiên)
Suy tư 24:
Thời xưa
cũng như thời nay có những cấp trên...không biết chữ, không biết chữ mà làm
quan thì có hai lý do sau đây: một là dùng tiền lo lót gọi là hối lộ, hai là có
công với nhà nước hoặc với tổ chức nên được cất nhắc lên làm quan, những vị
quan này không trước thì sau cũng sẽ làm hại đất nước, hách dịch với thuộc hạ
khúm núm nịnh nọt cấp trên, những vị quan này dứt khoát là làm ăn thua lỗ, đánh
đâu thua đó, và dứt khoát bị sa thải vì không làm việc được và vì không biết...viết
chữ.
Ở đời mà
đã như thế thì huống chi trong đạo, linh mục nào cũng tốt nghiệp thần học và
triết học, nhưng hơn nhau ở chỗ biết lợi dụng hoàn cảnh để học hỏi thêm và trau
dồi đức tính thêm.
Linh mục nào cũng có thể làm cha sở, nhưng cha sở này thì tiếng lành đồn
xa, còn cha sở kia thì tiếng xấu đồn...cũng xa, tại sao vậy ? Thưa là vì một
người thì biết học, và người kia thì chỉ biết khảo hạch người khác mà không học,
mà đã không học thì làm sao mà khảo hạch người khác được, thế là quỷ kiêu ngạo
xâm nhập vào tâm hồn họ.
Linh mục
nào thích khảo hạch người khác là luôn bắt giáo dân làm theo ý mình, luôn chê
bai giáo dân là không biết gì, là luôn độc tôn ỷ lại chức thánh của mình, cho
nên trăm sự dữ phát sinh và thế là tiếng vào tiếng ra làm cho giáo xứ mất đoàn
kết.
Linh mục
nào biết học là người khiêm tốn hỏi giáo dân những điều mình chưa biết chưa
quen, chưa biết, là vui vẻ nhờ giáo dân chỉ giáo cho mình những quan lệ của địa
phương, do đó mà tiếng lành đồn xa: cha sở của chúng tôi rất khiêm tốn, mà khiêm
tốn cũng đồng nghĩa với dễ thương vậy.
Tạ ơn
Chúa và hạnh phúc thay khi giáo xứ có một cha sở như vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)