38. QUỶ ĐÓI HÁT TUỒNG
Liễu thị lang[1]
(quan thứ nhì trong sáu bộ) ở Trù Châu lúc còn trẻ là học sinh của trường Trù
Châu, nói và viết văn hài hước rất hay.
Năm nọ tế Khổng tử vừa kết thúc, ông ta nhìn thấy rất nhiều học sinh
tranh nhau nhặt đồ cúng để ăn, bèn hứng thú viết một bài thơ :
“Trời sẽ tối, tế sẽ xong.
Chỉ nghe ồn ào hai bên hành lang
tranh nhau thịt tôi mỏng, thịt anh béo,
tranh nhau bánh bao của anh to, của tôi nhỏ,
Nhan Uyên người đức hạnh, thấy liền cười mĩm.
Tử Lộ người dũng cảm, thấy thì nóng lòng sốt ruột.”
Phu tử thì thở dài nói: “Ta cũng tuyệt lương ở nước Trần, nhưng không thấy
nhiều người chết đói như thế này”.
(Hài
Tùng)
Suy tư 38:
Thấy người
ăn cơm, gắp thức ăn và cơm lia lịa thì người ta cho là ăn như thể chết đói lâu
ngày; thấy mấy cô ca sĩ nhảy nhót trên khán đài áo quần củn cởn hở trước hở
sau, thì mấy cụ già (trong đó có tôi) nói nhảy như khỉ mắc phong; thấy người có
đạo siêng năng đi lễ nhưng hay chửi người mắng vật, thì người ta nói là đạo đức
giả...
“Miếng ăn
là miếng tồi tàn”, ông bà chúng ta nói như thế để chứng tỏ rằng, ngày xưa ông
bà chúng ta ăn uống rất có văn hoá và lịch sự.
Học trò
mà tham ăn thì sẽ bị coi là học trò dốt; học trò mà tóc tai bờm xờm thì người
ta nói học trò lười biếng; học trò mà ham mê cờ bạc thì là học trò hư...
Học trò
là trí tuệ tương lai của đất nước, nhưng nếu học trò làm biếng học hành, ham
hút xách hơn ham chữ nghĩa thì sẽ trở thành đại hoạ cho tương lai của đất nước
hơn cả bệnh dịch truyền nhiễm; học trò là rường cột tương lai của tổ quốc,
nhưng học trò ham ăn ham hút ham chơi bời hơn đến trường, thì rường cột tương
lai của đất nước sẽ trở thành củi mục, mối mọt đục phá, tiền đồ tổ quốc sẽ rung
rinh như nhà lá trước cơn gió mạnh...
Chỉ có những
ai đã là học trò của Đức Chúa Giê-su mới có thể trở thành học trò tốt của xã hội,
và là rường cột chắc chắn của tổ quốc trong tương lai, bởi vì cuộc sống của họ
được Lời Chúa hướng dẫn mỗi ngày từng giây phút.