Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

 


43.   THỢ MAY LÀM QUAN

Giữa năm Gia Kiệt có một thợ may vì đút lót hối lộ nên cũng được đội mũ lên quan.

Cố Hà Sơn có làm một bài thơ cười nhạo như sau :

“Gần đây đường làm quan quá hồ đồ

cưỡng bức thợ may làm đại phu;

Cánh mềm gió sớm thổi đong đưa,

phân minh hai vòng của cái kéo.”

                                                                        (Hài Tùng)

 

Suy tư 43:

Một nhà báo của Vietnam.net đã viết:

Và hãy thử tưởng tượng thực tế này. Nếu “Luật chạy chức, chạy quyền” thành hiện thực, tất sẽ kéo theo rất nhiều hiện tượng cung- cầu khác. Vì quy luật phát triển bao giờ cũng đòi hỏi tính đồng bộ, tương đồng, tương thích của một XH. Việc mua bằng- bán điểm sẽ phải được hợp pháp, thay cho sinh viên, học trò phải khổ công học hành.Việc mua chỗ làm cũng sẽ phải được công nhận, thay cho tuyển dụng nhiêu khê.Việc mua bằng giả các ngành học từ phổ thông đến Ts cũng sẽ được công nhận hợp pháp vv.và… v.v..Bởi tất cả những hiện tượng đó đều có thể là quy luật cung – cầu, theo lý luận của ông.Chả trách trong một bài viết trên VietNamNet, ngày 26/01, tác giả Đinh Duy Hòa  đã dự báo: Bộ máy nhà nước chắc sẽ bao gồm những người nhiều tiền kinh khủng, từ các bộ toàn những người tiền trên thiên hạ mới đấu thầu trúng được, rồi chủ tịch các tỉnh, huyện. Hệ thống hành chính chắc phải đổi lại là hệ thống hành chính tiền tệ cho chính xác.”

Chạy chức chạy quyền thì cũng giống như người thợ may đút lót đđược làm quan vậy, họ làm quan nhưng không biết công việc của quan làm, họ coi quan chức như nghề thợ may cầm kéo cắt ngang cắt dọc trên vải, cho nên họ càng ngày càng làm nghèo đất nước, và làm khổ dân chúng vì cách trị dân của họ như cầm kéo cắt áo quần: thiển cận và độc đoán.

        Mua quan bán chức là vi phạm luật pháp và đạo đức, người sống không có pháp luật và đạo đức thì không thể trở nên một quan viên tận tuỵ với nghề nghiệp chức vụ của mình.

        “Ki-tô hữu” không phải là một chức vụ nhưng là một danh hiệu cao quý, không phải là một chức quyền nhưng là một tên gọi thánh thiện mà chỉ những ai đã được lãnh nhận bí tích Rửa Tội mới có, cho nên nó trở nên niềm vinh dự cho mọi người...

        Người Ki-tô hữu không mua quan bán chức, nhưng trong cuộc sống của mình, cũng có những người lợi dụng lòng yêu mến của người khác để bán danh hiệu Ki-tô hữu của mình bằng cách lừa đảo, nói dối để thủ lợi cho mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)