4. ĐI THẲNG ĐI NGANG
Có một
tên tội phạm được sai đến nơi chỗ phục dịch, quan cai tù muốn làm tiền hắn ta,
bèn cố ý để hắn ta đi phía trước, tên quan mắng nó:
-
“Đi như thế thì tao là tuỳ tùng của mày à ?”
Sau đó
thì kêu tên tội phạm đi sau để bảo vệ ông ta, tên tội phạm tuân lệnh đi phía
sau, tên quan cai tù lại mắng:
-
“Đi như thế thì tao mở đường cho mày à ?”
Tên tội
phạm không biết làm thế nào cho phải bèn quỳ xuống khẩn cầu:
-
“Con phải đi như thế nào mới đúng ?”
Tên quan
cai tù nó:
-
“Nếu mỗi tháng mày đưa cho tao một vài nén bạc, thì tuỳ
mày đi thẳng hay đi ngang gì cũng được !”
(Quảng
Tiếu phủ)
Suy tư 4 :
Đi thẳng
hay đi ngang, đi trước hay đi sau đều không quan trọng khi hai người đi đường
cùng tâm đầu ý hợp, và càng không quan trọng hơn khi hai người cùng biết tôn trọng
nhau.
Có người
đi thẳng một mạch suôn sẻ làm linh mục, có người phải đi ngang khó khăn với nhiều
chua cay mới làm linh mục ; có người đi thẳng một lèo đậu cái cử nhân và có người
phải đi ngang mới được cái bằng đại học, hai loại đi ngang và đi thẳng này đều
là do công sức trau dồi ý chí mà ra, đáng khen.
Người
quen biết thì đi thẳng một lèo đến để gặp cấp trên để xin xỏ, để hối lộ cho cấp
trên ; người không quen biết thì phải đi tắt đi ngang qua nhiều “cửa” rồi mới gặp
được thượng cấp, cho nên cũng tốn quá nhiều công sức tiền bạc, hai loại đi thẳng
và đi ngang này đều không chính đáng...
Người
Kitô hữu có sự hướng dẫn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần, cho nên họ biết phải
lúc nào “đi thẳng” và lúc nào “đi ngang” : họ “đi thẳng” khi làm chứng nhân cho
Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài, nghĩa là họ công khai tuân giữ Lời Chúa và tham
dự thánh lễ cùng các bí tích ; họ “đi ngang” khi họ phục vụ tha nhân, nghĩa là họ
âm thầm phục vụ mọi người mà không khoe khoang hay khua chiêng đánh trống rầm rộ...
Đi thẳng
hay đi ngang cũng đều vào được thiên đàng, có điều là cái “đi thẳng” và “đi
ngang” của chúng ta có chính đáng hay không mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)