12.
Lúc Lý Hựu
làm quan ở Hà Sóc, giám tư[1]
giận lây Lý Hựu nên khi đối đáp thì thanh âm điệu bộ không được đàng hoàng,
cách ngày hôm sau Lý Hựu bèn cất cao tiếng ứng đối với giám tư, giám tư càng giận,
Lý Hựu cũng không bằng lòng nên nói:
-
“Cao không
được thấp cũng không được, thế thì mời ngài tự mình làm một kiểu đáp ứng để tôi
coi thử coi”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 12 :
Ở đời cái
gì thái quá cũng đều không được, nói giọng cao giọng thấp thì có gì phải giận,
chẳng qua là trong bụng mình có thói kiêu căng mà thôi, con người ta khi đã cho
mình là “cái rốn” của vũ trụ thì trên thế gian này xảy ra không biết bao nhiêu là
điều bất hạnh…
Nếu một linh mục cứ bắt bẻ “giọng cao giọng thấp” với giáo
dân thì nhà thờ sẽ ít dần người đến với Chúa; nếu các tu sĩ cứ cho mình là “người
Thiên Chúa chọn” nên cứ ta đây là bậc cao sang thì Lời Chúa sẽ chẳng đến với một
ai cả; nếu người Ki-tô hữu cứ nghĩ rằng mình là dân được tuyển chọn nên cứ vênh
vênh cái mặt cho mình là thánh rồi mà không tự hạ, thì cuộc sống của họ cứ như
là cái phèng la…
Nói giọng cao hay nói giọng thấp thì có gì là xấu, chỉ có những
ai có tâm hồn cao thấp không bình an mới là người đáng bị phạt mà thôi…