3.
LẤY ROI ĐÁNH THÁNH NHÂN
Các
quận ở ven biển Quảng Đông đều không lập miếu thờ Khổng Tử.
Có
một quan thích sứ mới đến không biết đây là phong tục tập tính của địa phương
này, nên chuẩn bị mâm cơm rượu để tế điện Khổng Tử, bèn chuẩn bị chọn hai thư sử
đóng vai Khổng Tử và Mạnh Tử để họ đứng ngoài cổng cúi lạy, hai ông thư sử này
lại lạy không đúng theo nghi thức, thích sứ nổi giận và lập tức phán:
-
“Đem Văn
Tuyên vương (Khổng tử) A Thánh (Mạnh tử) ra đánh mỗi đứa mười mấy phách”.
(Cổ
kim tiếu sử)
Suy tư 3 :
Sẽ là phạm thượng khi xúc phạm đến các vị
thánh huống chi là lấy roi đánh các ngài !
Diễn kịch đóng vai các thánh thì phải
nghiên cứu và đọc qua hạnh các thánh mới có thể diễn xuất như các ngài, bằng
không thì sẽ bị khán giả tẩy chay và cho đó là xúc phạm đến các thánh.
Mỗi người Ki-tô hữu đều có một vị thánh để
bắt chước, đó là thánh bổn mạng của mình; mỗi người Ki-tô hữu đều có thể trở
nên những vị thánh thời danh nếu họ bắt chước diễn tả lại cuộc sống thánh thiện
của thánh bổn mạng trong cuộc sống của mình. Giả làm thánh nhân nhưng giả không
đúng thì không những tự mình xúc phạm đến các ngài, mà còn làm cho người khác
nhạo báng các ngài qua cuộc sống của chúng ta.
“Phong tục tập tính” của người Ki-tô hữu
là mừng kinh ngày lễ thánh bổn mạng của mình, đó là tập tính tốt đẹp nên làm.
Có người Ki-tô hữu âm thầm mừng lễ bổn mạng
của mình thật sốt sắng, có người thì mừng lễ thật trọng thể và đem tiền giúp đỡ
tha nhân thay vì mời bạn bè ăn uống, có người trong ngày lễ bổn mạng của mình
thì ăn chay và làm nhiều việc hy sinh... tất cả đều là gương lành gương sáng.
Nhưng bên cạnh đó cũng có những tiêu cực
phát sinh trong ngày lễ bổn mạng: nhậu nhẹt quên trời quên đất làm cho ngày lễ bổn
mạng của mình mất hết ý nghĩa, và đó không phải là “tập tính” tốt của chúng ta
–người Ki-tô hữu., bởi vì khi làm như thế thì chẳng khác gì chúng ta đang đánh
thánh nhân vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)